Mo^ Hi`nh Tu Toa`n Die^.n- Tha^`y Ha(`ng Tru+o+`ng

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Mo^ Hi`nh Tu Toa`n Die^.n- Tha^`y Ha(`ng Tru+o+`ng

Postby nmchau » 23 May 2006 23:14

Bài Giảng của thấy Hằng Trường trích từ Website của thầy và làm lớn cho dễ đọc :

http://www.hoanghiemphapvong.org/home.php



Cám ơn các bác hôm nay tới đây để cùng với Thầy nghiên cứu về đề tài "Tu Hành Toàn Diện". Đề tài này thì có lẽ sẽ cần rất nhiều thời giờ nhưng mình cố trong vòng ba giờ thì sẽ nói hết bài nầy.

TU HÀNH LÀ TỰ CẢI THIỆN.
Khi mà nói chuyện tu hành thì thường người ta nghĩ tu hành tức là phải xuất gia.
Cái quan niệm rằng tu hành là mình phải gần như là thoát tục, phải ra khỏi cái việc làm hay cái thế giới mình đang sống.
Thường thường quan niệm tu hành là như vậy : là mình phải đi ra khỏi, mình phải rời khỏi cuộc đời hay hoàn cảnh mình đang sống. Khi chữ tu hành được nói ra thì thực sự nó có cái mùi vị như vậy. Thí dụ mình hay nói tu hành là sửa đổi, tu hành là làm cho tốt hơn. Thường thường là mình có quan niệm đó. Trải qua nhiều thời đại thì chữ tu hành càng ngày càng mất cái ý nghĩa ban đầu đi. Bây giờ các bác ra tiệm sách thì các bác thấy một dọc sách self-help, self-improvement (tự giúp mình, tự cải thiện mình) thì những sách đó là một chuyện rất đặc biệt của thời đại bây giờ. Tức là mình không đi tìm các vị khác để họ dạy mình mà mình tìm quyển sách để dạy mình. Nếu các bác trở ngược lại khoảng 1000 năm về trước thì các bác thấy là không có chuyện đó. Không có ai nói là self-help cả. Cũng không có người nào nói về self-improvement cả. Không có những loại như vậy mà mình phải đi học một thầy nào đó, một người đạo sư nào đó. Khi mà họ dạy mình thì họ dạy cái gì? Họ cũng dạy mình
làm sao cải thiện cuộc đời của mình thôi. Nhưng thời đó người ta nghĩ tới cái tương lai về sau, sau khi chết nữa. Đó là bắt nguồn từ thời đại lấy sự thần bí, lấy quyền lực ở bên ngoài mình làm chủ. Ý nghĩ sống về cuộc đời mai sao thì chắc các bác cũng hay nghe về chuyện trong kim tự tháp người ta ướp xác (momie). Chuyện mình nói ngày hôm nay là cái quan niệm tu hành thường được diễn dịch sai lầm không hoàn toàn đúng như mình muốn nói. Nên nhiều khi mình nghĩ tu hành là với những ông thầy, với những sư cô, hay là với những người nào ra ngoài cuộc đời này rồi chứ mình không nghĩ là tu hành té ra là tự cải thiện.

TU HÀNH LÀ TIẾN HÓA.
Trong triết lý đại thừa quan trọng nhất của Phật giáo thì tu hành còn có một ý nghĩa rất là thâm thúy : tu hành là làm sao cho tiến hóa. Quan niệm tiến hóa này là quan niệm ẩn tàng trong kinh sách của Phật Giáo mà chỉ đến thời ông Long Thọ (700 năm sau Thiên Chúa) thì quan niệm đó mới thật sự được nói tới. Còn trước đó thì mình chỉ nghĩ là mình làm sao mình thành Phật thôi. Nói cho đúng ra lúc mà đức Phật tu hành thì ngài cũng từng có nói về quan điểm nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền - quan niệm đi lên từng tầng như vậy đã có rồi. Nhưng tới ngài Long Thọ thì ngài bắt đầu sắp xếp lại rất nhiều về triết lý Trung Quán. Bộ kinh Hoa Nghiêm, là bộ kinh thường được biết là do ngài Long Thọ nói, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, nói đến việc không phải là có từng tầng thiền định mà té ra là có từng lối sống cũng được xếp theo từng tầng từ dưới lên cao : Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa. Tức là bây giờ người ta khám phá ra rằng không phải là chỉ có thiền định là từng tầng mà có những lối sống. Lối sống là gì? Là những xã hội mà phôi thai nhất trong kinh nói là có cõi quỷ, cõi người, cõi trời. Ba cõi như vậy. Nhưng đến khi kinh Hoa Nghiêm nói, thì không những là nói từng cõi như vậy mà còn có từng xã hội bồ tát từng tầng từng tầng khác nhau, cái này chồng lên cái kia.
Điều quan trọng nhất mà thường mình không nghe nói tới trong Phật Giáo là quan niệm tiến hóa. Chữ tiến hóa chỉ được dùng trong thời đại khoảng 100 năm nay, sau thời ông Darwin. Nhưng quan niệm tiến hóa đã có rất lâu trong Phật Giáo. Đó là quan niệm căn bản nhất tại sao mình tu. Tu là để tiến hóa, để tiếp tục đi lên tầng cao hơn nữa. Nếu mà cải thiện chiều ngang, chuyện này một chút chuyện kia một chút, chuyện nọ một chút thì nhiều khi mình có cải thiện đó nhưng mình sẽ không cảm thấy rằng là chuyện cải thiện đó quan trọng. Khi mà mình lên một tầng mới thì mình sẽ có một lối sông mới. Lối sống mới đó gọi là cải thiện chiều dọc. Cho nên việc cải thiện chiều ngang và cải thiện chiều dọc dường như là không được nói ra cho rõ ràng. Thành ra đa số nếu mình có vấn đề gì thì mình muốn làm sao mình fix, sửa đổi, cải thiện nó. Nhưng không rõ là phải cải thiện chiều ngang hay chiều dọc vì mình còn chưa nghe nói về chuyện chiều ngang hay chiều dọc nữa.
Điều này đưa tới câu hỏi quan trọng trong việc tu hành của mình trong thế kỷ 21 : chuyện tâm linh mà mình làm ở đây có đưa tới một sự cải thiện về chiều dọc hay không? Là sự cải thiện về tâm linh hay không. Nếu nó không đưa tới thì chuyện xảy ra là mình sẽ cảm giác như mình đi vô học lớp ba rồi 10 năm sau trở lại mình vẩn còn học lớp ba. Nên đương nhiên mình không có cách gì mà cảm thấy vui hay sung sướng được. Cho nên nếu mình cải thiện mà không đáp ứng một sự tiến hóa theo chiều dọc thì thường là sự cải thiện của mình sau một thời gian rồi mình sẽ cảm thấy chán, mình cảm thấy dường như là còn thiếu một chuyện gì đó mà mình nghĩ không ra. Chuyện đó thường thường xảy ra : là ở trong lòng mình, mình bắt đầu cảm thấy một nỗi ray rứt, khó chịu, nỗi buồn mà nhiều khi những cái chuyện dụng cụ, những kinh nghiệm, chuyện sống chung quanh mình học rồi, nhiều khi không làm cho mình vơi đi cái sự ray rứt đó. Mà khi cái ray rứt đó quá sâu thì tức là nó đòi hỏi mình phải tiến cho mau lên theo chiều dọc. Bởi vậy việc tu hành không những là chuyện self-help, self-improvement, tự cải thiện nữa mà tu hành là mình phải nhìn bằng một khía cạnh mới là làm sao mình tiến hóa, làm sau mình có thể 3 năm, 5 năm, 10 năm sau, mình có thể nhìn lại và có thể hiểu rõ ràng là vì sao những chuyện này xảy ra trong cuộc đời mình như vậy mà nó không xảy
ra kiểu khác. Vì sao mình có những nhân duyên như vậy mà không có nhân duyên khác. Không những như vậy mà mình còn thấy có sự mở rộng ra của tương lai của mình. Điểm quan trọng nhất là mình bắt đầu thấy cuộc đời của mình càng ngày từ tri thức, tình cảm, tâm lý đến xã hội dường như đều đi tới một giềng mối, đều gom lại một chỗ. Khi bắt đầu như vậy thì mình bắt đầu một con đường gọi là tiến hóa.
Bởi vậy nên cái thử thách lớn nhất của Phật Giáo trong thế kỷ 21 là làm sao cho những ngườI Phật tử như các bác thấu hiểu rằng vai trò của chư Tăng hay vai trò của chùa chiền không đáp ứng được con đường tiến hóa của mỗi người. Tức là Phật Giáo trong thế kỷ 21 đòi hỏi có sự cải tổ hay sự cách mạng rất lớn để làm sao đáp ứng được con đường tiến hóa của mổi Phật tử, của mổi người. Vì nếu Phật Giáo Việt Nam mình chỉ có làm lễ, cúng kiến, giảng những bài kinh, hoặc là có những hoạt động nho nhỏ văn hóa này, văn hóa nọ nhưng không đáp ứng được sự tiến hóa của bác thì chắc chắn là cái Phật Giáo đó sẽ không sống lâu được. Là vì tất cả mọi chuyện đều phải tiến hóa. Trong Phật Giáo sẽ bắt đầu có những động năng, những người, những chuyện xảy ra để mà thay đổi vì Phật Giáo phải tiến hóa. Nếu không tiến hóa thì Phật Giáo sẽ bị thoái hóa.
Muốn như vậy thì sẽ có những chuyện xảy ra mà lúc đầu các bác nghe, các bác sẽ khó chịu hay là mình nghe thấy không thuận lỗ tai của mình. Sở dĩ vì sao : Nếu có người giới thiệu cho bác Phật Giáo ở cái tầng khác thì đương nhiên mình chưa quen, mình sẽ không thích, mình không thấy bằng lòng. Khi không thấy bằng lòng thì thường thường mình sẽ phê bình, mình nói là cái này chắc không phải là Phật Giáo rồi, tại vì mình nghĩ là Phât Giáo thì phải niệm Phật nè, tụng kinh nè, ngồi thiền nè,như vầy, như vầy. Nhưng mà có lẽ những cái đó chưa đủ mà sẽ có những thử thách rất lớn để Phật Giáo tiến triển : Trình độ con nít bây giờ càng ngày càng phức tạp. Không những nó giỏi hơn mà nó phức tạp hơn. Thí dụ như óc của mình, khi mình làm việc mình làm một chuyện thôi. Mình là serial brain. Nếu bác muốn học một chuyện gì thì bác chỉ ngồi học thôi, bác không có coi sách coi vở gì khác cả. Con nít bây giờ không phải như vậy các bác, nó học mà trong lỗ tai của nó có thể nghe nhạc.
Mà nếu như vậy không cũng không khủng khiếp. Thẩy thấy rõ ràng một đứa con nít đang làm toán mà nó mở cuốn sách sociology (xã hội học) để một bên đọc rồi lỗ tai nó nghe chuyện khác. Nó làm hai ba chuyện - Multi-tasking. Óc nó là óc digital.
Trong lúc óc của mình là serialize (linear), óc bọn con nít bây giờ là chaotic band – không phải tán loạn ... óc có thể làm việc không phải theo đường thẳng (cái này xong tới cái kia) mà nó có thể làm nhiều chuyện cùng một lần. Đó là thế hệ bây giờ. Do đó Phật Giáo của thời đại bây giờ phải tiến hóa, phải có cái mới. Vì óc của mình sẽ nghĩ chuyện không giống đứa con nít sau này nên bọn trẻ sau này sẽ có loại Phật Giáo khác. Nói cách khác sự tu hành sẽ được thay đổi. Do đó mình tự hỏi : nếu như vậy thì có cái gì có thể gọi là guidelines, kim chỉ nam để mình có thể dạy con cái và nói chuyện với người khác trong tất cả sự thay đổi đó. Mình biết là dù có thay đổi gì thì hướng của tu hành vẩn là hướng tiến hóa. Bây giờ câu mình hỏi là hướng đi lên theo kiểu nào, phát triển theo kiểu nào. Vì lý do đó, bài hôm nay nói về sự phức tạp hóa của chuyện tu hành.

MÔ THỨC TIẾN HÓA.
Vấn đề mình đặt ra là cái mô thức như thế nào để mình tiến hoá. Bây giờ mình nghiên cứu một chuyện rất là bình thường : Mình sử dụng thời gian như thế nào trong một ngày của mình. Đây là research ở University of Chicago do ông Chikson Mehali (???) làm ra. Ông chuyên nghiên cứu về cái mức độ vui sướng của mọi người. Ông nghiên cứu và biết rằng là người giàu nhất bây giờ là ông Bill Gates (giàu số 2 hiện giờ trên thế giới) không vui hơn các bác nhiều lắm đâu. Dù là so với người nghèo nhất đi nữa thì cũng chỉ hơn chút xíu thôi. Không phải là mình phải mua nhiều đồ đạc, mình phải giàu thật giàu mới sướng. Mức độ sướng không khác nhau bao nhiêu giữa người giàu và người nghèo. Chút xíu hà. Điều đó rất là đặc biệt. Nhưng ông còn tìm ra một chuyện nữa là một người cực kỳ fulfilled (cảm thấy thỏa mản nhất) là người ở trong trạng thái flow. Flow là trạng thái mà trong tâm mình có chuyện gì làm. Thí dụ bác làm việc hàng ngày và bác có một cái
problem, một vấn đề gì đó phải giải quyết. Bác bỏ hết tâm lực vô để giải quyết nó. Khi bác giải quyết xong thì bác cảm thấy :
hhha, khỏe quá, sướng quá! Cái mức độ bác cảm giác sướng khi bác vô trong cái flow đó thì khác nhau tùy theo mỗi người, không người nào giống người nào cả. Có người cả đời có rất ít flow. Trong Phật giáo gọi là mức độ Định hay là Định lực.
Nhưng có những người cực kỳ định. Họ có thể bỏ ra 3,4,5,6 ngày luôn để nghĩ một chuyện gì đó mà quên hết tất cả mọi thứ.
Họ chỉ có một niềm vui duy nhất là chuyên chú vào chuyện đó. Tâm con người mình rất lạ : mức độ chuyên chú đó là mức độ đem tới một sự an lạc. Khổng Tử nói Định thì mới sinh ra An (là an lạc). Phật Giáo thì nói Định sinh Huệ. Cho nên khi bác ngồi thiền mà ngồi im đừng có động đậy gì trong hai giờ đồng hồ, đừng có động đậy chân, tay trong hai giờ thì Thầy xin bảo đảm với bác là bác sẽ có cảm giác vô cùng nhẹ nhàng, sung sướng. Bác không tin bác về bác thử đi. Nhưng mà trước đó thì Thầy xin bảo đảm với bác là chân bác sẽ đau vô cùng. Đau chân, đau lưng, đủ thứ cả. Nhưng nếu bác tập thư giãn ra rồi và bác có thể ngồi 2 giờ đồng hồ - 1 giờ không đủ đâu - phải 2 giờ. Bác ngồi 2 giờ, máu huyết bắt đầu lắng lại thì bác sẽ cảm thấy rất là định, yên lặng. Thì tự nhiên thân thể sẽ có cảm giác sướng, khỏe dễ sợ. Thầy nói là 2 giờ mà không động đậy kìa, không nháy mắt hay nhướng mắt lên coi, phải là bất động hoàn toàn trong 2 giờ. Chuyện đầu tiên là bác không muốn ăn, đồ ngon bác sẽ
cảm thấy không hấp dẫn nữa. Không phải bác loose appetite nhưng cái niềm vui của bác nó mạnh hơn là cái appetite. Bác sẽ cảm thấy nhiều chuyện bác thường làm lúc trước là con nít quá ( childish quá ). Tự nhiên mình trưởng thành và ra khỏi những chuyện mình thường hay đam mê.
Trong một ngày 24 giờ mình trừ ra 8 giờ thì còn khoảng 16 giờ mình còn thức (vì 8 giờ kia mình ngủ) thì có 3 công việc mình làm :
1 : Sản xuất (productivity ) : việc làm kiếm tiền (24 - 60 %)
2 : Bảo trì (maintenance) : rửa chén bát, nấu ăn, grocery shopping ( 8 - 22 % )
grooming 6% lái xe 10%
3 : Nghỉ ngơi (13% )
Các bác nên nhớ là những số này không hoàn toàn chính xác, sẽ có những xê xít nhỏ nhỏ.
Hồi 300 năm trước thì mình không có truyền hình. Hồi xưa thời ông Socrates hay Platon thì đối với họ nghỉ ngơi có nghĩa là đi ngắm hình, vẽ tranh, viết văn chứ họ không như mình bây giờ. Mình bây giờ thì mình coi TV hay là đọc sách. Trung bình thì trong 24 giờ mình bỏ ra 2.4 giờ để coi TV, rồi đi chơi, coi movie, di restaurant , nói chuyện với bạn bè, ngồi không relax không làm gì cả.
Mục đích những con số này đưa ra để làm gì : để cho mình biết là tất cả mọi người mình chỉ có ba loại hoạt động này trong ngày. Có chuyện gì bác nghĩ là ra ngoài 3 loại này không? Hay là có chuyện gì bác làm mà hơi quái gở một chút không thuộc các loại này không?
Thí dụ ngồi thiền thuộc về vùng nào bác? À, ngồi thiền đối với bác là leisure (hoạt động nhàn rỗi) tức là loại số 3. Ngồi thiền đối với Thầy là productivity, Thầy bỏ nhiều thời gian trong đây. Có hoạt động nào bác không tìm ra trong đây không bác?
Đại chúng trả lời : thời gian đi restroom
Thầy : Cái đó chắc thuộc về bảo trì.
Đại chúng trả lời : thời gian gây lộn.
Thầy : Cái đó chắc thuộc về phần nghỉ ngơi. Xin lỗi, nếu bác là luật sư thì không thuộc Nghỉ ngơi.
Thống kê này đưa ra với mục đích nói rằng mình không có cách chi thoát ra khỏi 3 cái phạm vi hoạt động này. Đó là hoàn cảnh sống của mình. Câu hỏi mình đặt ra là ở trong cái hoàn cảnh sống như vậy thì cái gì là cái organizing principle (cái gì là giềng mối nằm trong tâm bác thúc đẩy bác chọn 5% thời gian làm chuyện này, 10% thời gian làm chuyện kia, vân vân). Cái gì trong tâm bác làm cho bác prioritize, cái này quan trọng nhất làm trước, cái kia làm sau. Để cho dễ hiểu hơn thì câu hỏi đặt ra là chủ đề của cuộc đời mình là gì. Mình thấy có chữ Intentionality : chủ đề hay ý hướng của cuộc sống của mình. Nó giống như là mũi tên chỉ ra hướng đi nói chung của cuộc đời mình. Mình làm chuyện gì thì làm nhưng mình biết là cuộc đời mình hướng về đó. Mỗi người mình dường như là có một chủ đề nhưng chưa chắc là mình biết chủ đề đó là gì và biết làm sao dùng cái chủ đề đó để mình tiến hóa. Một khi mình nhận ra được ý hướng (chủ đề) của đời mình thì mình sẽ nói với chính mình là bây giờ tôi quyết định dồn tâm lực tôi về hướng đó (cái mission của mình chỉ được hình thành sau khi mình nhận ra chủ đề của đời mình mà thôi). Các bác sống và có nhiều kinh nghiệm hơn Thầy nhiều lắm. Nếu các bác ngồi xuống và coi lại cuộc đời của mình có cái gì xuyên suốt dẫn đời bác đi từ nhỏ đến giờ. Cái gì nó đẩy bác đi. Mà bác có vui sướng với con đường bác đi hay không?
Có hai chuyện mình cần chú ý vào :
1) Nếu chủ đề đó hướng thượng thì mình sẽ cảm thấy cuộc đời mình năm nầy qua năm khác đời mình càng ngày càng đi đến chỗ sung sướng hơn.
2) Nếu chủ đề đó không đi lên nhưng đi ngang như lúc nãy mình nói phát triển chiều ngang thì mình sẽ bắt đầu có kinh nghiệm mới, có cái nhìn mới về cái chủ đề đó. Nhiều khi qua một thời gian rồi mình thấy là chủ đề đó không còn hấp dẫn mình nữa.
Thí dụ có anh chàng rất là thành công, rất là giàu. Chỉ mới có ba mươi mấy tuổi thôi mà đã trở thành triệu phú rồi. Lúc anh này trẻ thì anh chỉ muốn một chuyện duy nhứt thôi : làm giàu. Tại vì cha mẹ không phải là người giàu lắm nên lúc mà anh đi học thì anh đi bộ trong khi các bạn của anh đã có xe cả rồi. Khi anh tốt nghiệp trung học thì cũng chưa có xe nữa dù anh có đi làm nhưng vì tiền kiếm được phải lo giúp cho gia đình. Anh đi chung xe với người chị. Anh học hai năm đại học rồi ra làm việc.
Rồi anh trở nên giàu có với vụ ".com". Anh có vợ, có con, rất là sung sướng. Một bữa anh nói với vợ : sau khi mình có tất cả rồi, bây giờ tôi ngồi tôi nghĩ lại thì chỉ khác hơn lúc tôi học trung học có một chuyện thôi là bây giờ tôi được tự do tự tại hơn.
Nhưng nó có một cái giống nhau từ xưa đến giờ là tôi vẩn cảm thấy là tôi cứ đi vòng vòng, tôi cảm thấy ray rứt và cảm thấy rằng kiếm tiền nhiều rồi tôi vẫn thấy là mình không có cái gì là mình hơn hồi xưa cả. Dù là tôi có tự tại hơn một chút, muốn gì mua cái đó nhưng mà tôi vẫn cảm thấy là tất cả vẫn không giải đáp được một câu hỏi thâm sâu trong tôi. Mà câu hỏi là gì, tôi cũng không biết nữa.
Cô vợ nói : nếu vậy thì anh nên đi ngồi thiền và hỏi mấy ông Thầy xem sao.
Anh đi ngồi thiền và có một ông Thầy giỏi lắm nói với anh : "Thôi bây giờ anh ngồi thiền bên bờ hồ bên cạnh chùa. Mỗi ngày anh ngồi thay vì nhắm mắt thì anh nhìn mặt hồ, anh nhìn cái đời anh, ngắm cá koi".
Anh này ngày nào cũng đến ngồi, mỗi ngày ngồi 3 tiếng. Tuần đầu không thấy gì hết. Ông Thầy nói : anh ngồi anh muốn thấy cái gì thì làm sao mà anh thấy được. Anh đừng tìm gì cả, anh chỉ ra ngồi nhìn mấy con cá và nhìn hình mình dưới kia thôi, không làm gì khác.
Tuần thứ hai, anh đỡ hơn, không tìm gì cả, không ray rứt gì cả, chỉ ngồi đó thôi.
Tuần thứ ba, ông Thầy nói : anh vẩn còn tìm kiếm, nhìn mặt anh vẩn thấy bứt rứt. Tại sao anh không ngắm mấy con cá và anh enjoy một chút xíu.
Anh chàng này bắt đầu enjoy bằng cách mua thức ăn cho cá và lén thẩy đồ ăn cho cá. Dần dần anh mua cả bịch 22lb thức ăn đến cho cá ăn.
Rất may tuần thứ tư, ông Thầy mắc đi công chuyện không hỏi tới, nên anh tiếp tục cho cá ăn. Hai tuần đầu cá chỉ bơi lội ngang qua anh thôi. Khi anh bắt đầu cho cá ăn, ngày hôm sau anh đến là cá bu tới, thò miệng lên. Anh bắt đầu cảm thấy anh đọc được cái nụ cười con cá. Mấy bác thử tưởng tượng con cá koi mà cười được là hơi tiếu lâm. Không biết anh có tưởng tượng hay không nhưng anh bắt đầu làm quen với các con cá và đặt tên cho các con cá.
Cuối tuần thứ năm, ông Thầy về. Ông ra bờ hồ thì không thấy anh chàng này. Ông điện thoại hỏi. Anh chàng nói với ông là :
"thưa Thầy, con ngộ rồi." Ông Thầy ngạc nhiên hỏi "anh có ngồi yên được không, có thấy bóng mình dưới kia chưa? Anh ngộ kiểu nào anh nói nghe thử coi".
Anh chàng nói : "Thưa Thầy, bây giờ con mới khám phá ra rằng không phải con đi tìm cái ngộ, không phải con đi tìm cái triết lý sâu sắc cao xa gì cả. Trong mấy năm nay con không tìm được vì con cứ ngồi trước máy computer hoặc chỉ ra lệnh cho nhân viên mà thôi. Té ra cái mà con tìm là cái nụ cười nơi những người khác. Mà cái nụ cười đó, con thấy trên mấy con cá !
Có lẽ nếu ông thiền sư mà có tóc thì chắc ông cũng bứt tóc. Rất tiếc ông thiền sư trọc đầu không có tóc nên ông gãi hai ba cái và nói : Hôm nay chú trở thành Thầy của tôi. Tại vì ông thiền sư ông cũng không hiểu ra được chuyện này.
Last edited by nmchau on 26 May 2006 21:16, edited 5 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 23 May 2006 23:15

Té ra trong khoảng năm bảy năm anh chàng này làm việc anh chỉ tìm sự an toàn qua social stability, financial stability vì lúc trước nghèo bây giờ muốn có tiền, muốn giàu để mình cảm thấy yên ổn. Nhưng khi qua giai đoạn đó rồi, thì anh cần nối liền với một người khác, một chúng sanh khác, có thể là vợ, có thể là con, v.v... Nhưng khi hỏi ra, anh cũng có vợ có con, nhưng mức độ thương vợ của anh không bao nhiêu cả. Tức là lấy vợ để mà lấy chứ không phải lấy để mà ... phụng sự người vợ...xin các vị đàn ông tha lỗi cho Thầy. Hai vợ chồng không hiểu nhau hoàn toàn và vì không hiểu nhau hoàn toàn nên họ làm nhiệm vụ của vợ chồng nhưng không có dedication, không có sự hy sinh cho nhau. Nhưng cô vợ rất thông minh, rất dễ thương. Khi anh chàng này biết như vậy rồi thì cái mission (sứ mạng) của anh là đem an lạc đến cho người khác. Cái quan điểm về chuyện làm việc của anh chàng này thay đổi hoàn toàn. Tức là anh không muốn thỏa mản chiều ngang nữa mà anh bắt đầu thỏa mản chiều dọc.
Nếu vẽ vòng tròn thì vòng tròn thứ hai lớn hơn vòng tròn trước. Mỗi vòng tròn có chiều ngang của nó. Tức là mỗi người mình phải phát triển cái chiều ngang xong rồi mình lên chiều dọc.
Nói một cách khác, khi bác đi hết cái phòng nầy rồi, biết hết chuyện trong cái phòng nầy rồi, bác sẽ nói "hình nào ở đây mình cũng coi hết trơn rồi, mình chán quá" thì bác sẽ muốn làm chi?
Bác sẽ muốn lên cái phòng trên lầu kia để bác coi trên kia có cái gì. Nếu phòng này mình chưa có 'thám hiểm', coi hết được nhứng chuyện trong phòng nầy thì mình sẽ ở trong phòng nầy. Thì anh chàng này đã làm xong công chuyện trong phòng đó rồi và bây giờ anh chàng nầy đi lên phòng kế tiếp - phòng thứ hai. Phòng thứ hai nầy đòi hỏi mình phải làm cho người khác vui vẻ. Thành ra cái sứ mạng hay chủ đề nầy nhiều khi nó rất là sâu sắc, xa lắm. Nhiều khi mình cần biết ngay lập tức cái nấc thang thứ hai hay là cái chủ đề thứ hai của đời mình là cái gì trước khi mình biết về những việc quá xa thí dụ chuyện trên phòng thứ ba thứ tư mà mình không dùng được. Mình cần biết chuyện của lầu số hai ngay bây giờ.

CHỦ ĐỀ CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH.

Thưa bác, mỗi người mình sẽ có những chủ đề khác nhau vì cái mức độ tiến hóa của mỗi người mình (về tâm linh) đều khác nhau. Nếu bác cảm thấy rất thỏa mãn về cuộc đời của mình, mình không cần tìm thêm chuyện gì khác cả, thì có nghĩa là bác chưa hoàn toàn thám hiểm xong cái tầng lầu mà bác đang ở. Khi mà bác bắt đầu có những anxiety, cảm thấy thiếu thốn trong đời bác thì có nghĩa là bác đã lên tới cái trần nhà của tầng lầu hiện bác đang ở và bác cần một cái tầng lầu mới để bác đi lên nữa. Nếu bác ở trong cái tầng lầu nầy một lúc lâu rồi, bác thấy happy, sung sướng đủ cả rồi lâu lâu bác nhìn lại và tự hỏi rồi năm năm sau mình ra sao, mời năm sau mình sẽ ra sao, v.v... Khi bác bắt đầu đặt những câu hỏi đó thì đó có nghĩa rằng cái lầu phía trên mở cánh cửa ra và bắt đầu thổi những cái làn gió xuống để cho bác cảm nhận rằng mình không nên ở trong phòng nầy quá lâu. Bây giờ chuyện mà mình cần nói tới là con người mình ai cũng có khả năng để đi lên tầng mới cả nhưng có điều là mình phải biết mình làm đủ những chuyện gì.

CẤU TRÚC CĂN BẢN.

Mấy bác thấy là sau khi phân tích ra thì mình có ba hoạt động : kiếm tiền, bảo trì và nhàn rỗi. Đồng thời mình cũng biết là mình cần có một chủ đề cho cuộc sống của mình thì cái sẽ không thay đổi với tất cả mọi người mình là cái được gọi là basic structure (cấu trúc căn bản nhất mà hễ làm người thì mình không thể không có được). cái basic structure này có hình dạng như sau :


[center]Image[/center]

Con người nào cũng có 4 phần căn bản : tâm linh, tâm lý, trí năng và xử thể hay xã hội.
Phần tâm linh là thuần túy mình đối với mình không có một người nào khác dính dáng vào cả. Là những lúc mà mình ở một mình, mình nói chuyện với chính mình chứ không có người nào nói cả. Đó là lý do tại sao lúc bác ngồi thiền thì gọi là bác đi con đường tâm linh vì ngồi thiền bác không nói chuyện với ai cả.
Cái mà ngược lại với đó là trạng thái mà mình engaged, mình liên hệ, nói chuyện với người khác trong xã hội, những người chung quanh mình.
Ở phần tâm linh thì cái miệng đóng lại còn trong phần xử thế/xã hội thì cái miệng mở ra. Đây là hai thái cực. Nếu mình đi ngược lại là trật.
Khi bác tới một cái mosque, một cái nhà thờ, một cái chùa nào đó thì rõ ràng là bác muốn đi con đường tâm linh. Mà nếu bác tới những chỗ đó mà bác không tìm ra được một cái công thức hay là một cái phương thức nào để bác trở nên im lặng với chính mình thì bác phải ráng tìm cho ra. Tức là cái chỗ đó nó không cho bác điều kiện để bác tiến hóa tâm linh. Phần tâm linh rất quan trọng là bác phải ở với bác một mình mình. Thì ra đây là cái phần mà nó sacred, nó quan trọng nhất của con người mình mà cái phần đó ai cũng có cả, người nào cũng có cả.
Thường thường chỗ mà mình ở một mình mình là lúc nào các bác? Khi nào mình ở một mình mình các bác? Câu hỏi của thầy là lúc nào trong ngày mà mình thật sự ở một mình.

Đại chúng trả lời : ngủ
Mục đích của thiền là làm sao cô hoàn toàn tỉnh táo trong lúc cô ngủ.

Cái đó là cái mục đích của Thiền : làm sao cho mình hoàn toàn tỉnh táo trong lúc mình thức ( vì có nhiều người mình thức nhưng mình không tỉnh táo, mình drift từ chuyện nầy qua chuyện khác mình không có sắc bén) cũng như lúc ngủ ( có lúc mình ngủ mà mình mê loạn, nhiều khi mớ nữa rồi có người thì bị mộng du nữa, rồi có lúc mình ở trong trạng thái deep sleep).
Cái thước đo mức độ thiền định của bác là cái mức độ tỉnh táo của bác khi bác ngủ, lúc bác có mộng chứ không phải là cái gì khác. Bởi vậy cô trả lời là lúc ngủ là hoàn toàn đúng.

Rồi có lúc nào, chỗ nào mình ở một mình nữa các bác?

Đại chúng trả lời : khi mình thiền.

Thầy : Mình thiền, đúng rồi. Lúc nào nữa bác?

Đại chúng : lúc tắm.
Thầy : Đúng rồi lúc tắm, mình tắm một mình mình mà.

Đại chúng : Niệm Phật.
Thầy : Đúng vậy. Còn lúc nào nữa?
...
Thầy : Đúng rồi lúc lái xe. Lúc làm vườn. Lúc đọc sách.
...
Sau này bác ghi nhận coi lúc nào bác ở một mình trong ngày.


TIẾN HÓA LÀ GÌ?

Bây giờ mình nói đến cái quality, cái bản chất của chuyện 'một mình' là gì.
Khi bác đi xe mà bác vặn nhạc lên thì bác không phải làm chuyện tâm linh. Lúc bác niệm Phật mà có chữ niệm Phật ồn ào quá thì cũng không phải tâm linh.
Mà bác vừa tắm vừa huýt sáo thì cũng không phải nữa. Không phải là tâm linh. Lúc nãy bác nói ngồi thiền là đúng. Nhưng ngồi thiền mà tính nhẩm trong đầu là ngày mai làm cái gì, ngày mốt shopping ở đâu, chỗ nào bán garage sale thì cũng không phải là chuyện tâm linh nữa.
Cho nên cái khổ của mình là nhiều khi mình nói mình ở một mình đúng rồi nè nhưng mức độ yên lặng mới đo mức độ tâm linh.
Cho nên người mà tâm linh tiến hóa thì thường là tâm họ yên lặng chứ không phải miệng của họ im lặng. Con người càng tiến hóa bao nhiêu thì chẳng những là tâm họ yên lặng mà thôi mà cái productivity, cái sức lực mà họ dâng cho xã hội nhiều khi gấp năm gấp mười lần lúc họ chưa tu hành. Đây là một điều khủng khiếp. Con người càng yên lặng bao nhiêu thì càng sáng tạo bấy nhiêu. Sự yên lặng đó như là mặt đất để tất cả ý tưởng sáng tạo khởi dậy. Nhiều khi mình cứ nghĩ rằng tu hành là mình phải làm cái việc ngồi xuống, ngồi thiền, niệm Phật, có cái bàn thờ, mặt áo tràng cho đẹp đẽ nhưng thật sự ra đó là cái hình tướng bên ngoài.
Nhưng nếu mình nói chuyện tu hành tiến hóa thì bên trong với chính mình, mình phải đạt tới sự yên lặng, bên ngoài trên mặt xử thế thì mình có một năng lực mà mình cho ra bằng trí óc, sức lực, lời nói, hành động ... đủ cả, và cho ra không ngừng.
Nếu nói theo danh từ nhà thiền : Chân Không và Diệu Hữu. Chân Không là sự yên lặng, Diệu Hữu là mức độ mình cho người ta cái gì tụ nơi người mình đây. Cho nên mức độ tiến hóa, mức độ tu hành nó không thể được đánh giá chỉ bằng một mặt là anh chàng này anh thiền định bao nhiêu mà phải coi cả hai mặt là mức độ cống hiến/phục vụ của anh chàng này hay của cô nương này. Nhưng nếu nói hai mặt không cũng chưa đủ. Khi mà mình đi cống hiến, khi mình đem năng lực của mình phục vụ người khác qua cái công việc, cái hành động, qua chương trình, qua việc làm, qua những sáng tạo của mình thì tự nhiên nó đòi hỏi mình phải ngồi lại mà nhìn hai cái mặt mà giúp cho công việc của mình.
Hai mặt đó là mức độ con tim của mình và mức độ trí óc của mình. Hai cái đó nó hòa hợp hay không, nó đưa ra năng lực bao nhiêu. Đó là hai hướng tâm lý và trí năng. Đối với một người tiến hóa thì tâm linh rất là mở rộng. Mở rộng ở đây là openess.
Đây là mức độ tâm mình mở rộng làm mình dễ đón nhận sự phê bình, mình dễ dàng đón nhận cảm xúc người khác, mình có thể đem người khác vô trong lòng của mình một cách dễ dàng. Mình có thể mở lòng mình ra để trình bày cho người khác coi.
Tức là cái lòng của mình không còn là một cái gì bí hiểm bí mật không ai nhìn, không ai biết được mà lòng mình cũng không phải là cái gì mà mình không hiểu được. Nó trở thành là một cái gì mà mình có thể đưa ra cho mọi người coi. Cái lòng có thể đưa cho người ta coi là cái lòng mà người ta có thể tín nhiệm mình, tin tưởng mình. Vì người ta tín nhiệm, tin tưởng mình mà người ta có thể thương mình và mình có thể thương người ta một cách dễ dàng.
Cho nên một con người tiến hóa không thể chỉ đánh giá bằng mức độ thiền định, mà cũng không thể đánh giá đơn thuần bằng mức độ họ đi cống hiến trong xã hội, mà phải đánh giá thêm là mức độ con tim của họ mở ra bao nhiêu.
Bây giờ Thầy nghĩ rằng là bà Thérésa có mức độ im lặng của bà (bà ngồi ba giờ đến 4 giờ im lặng cầu nguyện mỗi ngày) và mức độ hy sinh phục vụ của bà khủng khiếp khó ai bằng (lo cho người nghèo và người bệnh không kể giờ giấc, đến chừng nào xong hết mà thôi).
Chúng ta thấy hai điều trên đi đôi với nhau :
Sở dĩ bà có thể cống hiến như vậy vì bà có mức độ thiền định cực kỳ cao thâm và hơn vậy nữa mức độ con tim mở rộng của bà là động năng làm cho hai chiều thiền định và phục vụ gắn liền với nhau. Nói như vậy cho các bác thấy là con người của mother Thérésa là một con người tiến hóa. Tiến hóa là không chỉ phát triển một mặt mà thôi. Nếu mình chỉ nhìn sơ qua thì cho là bà chỉ là người chỉ biết làm việc thiện mà thôi. Nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thấy là bà có triết lý sống của bà, có sáng tạo và có mức độ thiền định cao. Cuộc đời của bà có chiều sâu mà tất cả bốn phương diện tâm linh, phục vụ, tâm lý và lý trí dường như là gom lại một chỗ, tụ hội lại một điểm và điểm đó là chủ đề của cuộc sống của bà. Khi đọc sách viết về bà và về cuộc đời của bà thì Thầy thấy chủ đề của cuộc đời bà từ lúc bà vào tu là đi giúp người, đi cứu người, làm việc thay Chúa. Bà rất rõ ràng đó là chuyện bà muốn làm, bà biết chủ đề của đời bà và bà biến chủ đề nầy thành sứ mạng của bà.

Các bác thấy là trong ngày mình có 3 chuyện mình phải làm nhưng nhiều khi chuyện mình làm hàng ngày nầy không làm mình phát triển 4 phương diện mình đã có sẵn trong tâm. Nhiều khi mình không phát triển để mở rộng tâm lý, nhiều khi mình không mở rộng trí năng để đạt đến một mức độ sáng tạo cao. Thông thường mình chỉ sống và làm những chuyện kiếm tiền, bảo trì, nhàn rỗi mà mình không có chủ đề và mình cảm thấy cuộc đời của mình rất rời rạc. Nếu nói về tiến hóa : bây giờ mình nhìn một đứa con nít. Thường thường mình nói con nít nhỏ ngây thơ mà ngây thơ là gì? Nó không biết được hoàn cảnh xung quanh, nó không hiểu được thế giới của tư tưởng của mình, nó chưa có thám hiểm được cái thế giới tình cảm nên mình nói nó ngây thơ. Khi đứa bé tới 15, 16 tuổi thì mình nói nó là hiểu đời một chút xíu, nó biết nhiều hơn một chút. Khi nó càng lớn hơn thì mình càng thấy nó khôn hơn, càng ngày càng biết rõ chuyện. Té ra đó là cái mức độ mà mình hiểu những phương diện sống hơn. Nói như vậy có nghĩa là khi mình càng phát triển hay tiến hóa thì mình càng hiểu các phương diện sống hơn (dimensions of life). Càng hiểu rõ hơn thì mình càng sống tốt hơn. Thí dụ đứa bé hai tuổi đến bờ vực thì không biết là nếu bước qua cục đá đó thì sẽ rớt xuống hố. Khi nó hiểu hơn thì nó sẽ không vượt qua cục đá đó. Vậy thì khi mình càng sống tốt hơn thì có nghĩa là mình càng tiến hóa hơn.
Bây giờ mình có bản đồ sơ khởi làm sao mình cải thiện cuộc sống để mình tiến hóa.
Thế nào là một sự tu hành toàn diện (dịch chữ holistic). Rất tiếc là cả tiếng Tàu lẫn tiếng Việt đều không có chữ tương đương để dịch chữ holistic nầy. Nhưng người Trung Hoa đã có holistic view (cái nhìn toàn diện) từ xưa rồi bằng chứng là các bác thấy khoa đông y và châm cứu của Trung Hoa vận dụng cái nhìn toàn diện các bộ phận và tính chất trong người mình chứ không chỉ chú trọng vào một bộ phận bị bệnh mà thôi.
Về việc tu thì thấy xin giới thiệu với các bác phương thức tu hành của thế kỷ 21 là phương thức tu hành toàn diện. Mình phải tu hết bốn phương diện của cuộc sống của mình. Các phương diện đó là tâm linh, tâm lý, trí năng và xử thế.
Đây là mô hình mà mình có thể gọi nôm na là mô hình chữ thập.
Nếu theo mô hình nầy thì bước đầu tiên cả là làm gì?
Và cái cứu cánh là gì (hay là chỗ chung cuộc mình tới là đâu?).
Thầy chỉ hy vọng là tối nay các bác ra về thì có ý nghĩ khác biệt một chút xíu về chuyện tu hành - đừng có associate chuyện tu hành với chùa chiền nữa mà nghỉ tu hành là một sự phát triển toàn diện con người của mình. Tức là mình phải ra khỏi mô hình thế kỷ 13-20 mà đi vô mô hình thế kỷ thứ 21.
Tu hành là phát triển nhiều mặt con người của mình mà đôi khi mình tới chùa hay tới nhà thờ là mình chỉ làm một phần thôi ( 1 chiều trong 4 chiều ).

CỨU CÁNH, CHỖ CUỐI CÙNG MÀ MÌNH SẼ TỚI.

[center]Image[/center]

Đối với hướng tâm linh thì cứu cánh là Bất Nhị hay là cảnh giới mà mình gọi nôm na là Phật Tánh.
Đối với mặt xã hội thì cứu cánh là 'mình nối liền với tất cả mọi người' hay interconnectedness. Đây là một trạng thái của tâm thức : tâm của mình nối liền với tâm của tất cả mọi người và tất cả mọi người nối liền với nhau. Có nghĩa là mình ở trong một mạng lưới nối liền tất cả mọi người với nhau. Khi mình thấy được mình nối liền với tất cả mọi người rồi thì mình sẽ nối liền với
tất cả mọi chúng sanh, chẳng những về mặt tâm thức mà cả luôn về mặt thân thể. Mình nhìn thấy hai người ngồi xa nhau thì làm sao thân thể nối liền với nhau được? Nhưng mình sẽ tới một giai đoạn mà mình sẽ không thấy sự cách biệt. Bằng chứng là có những người họ đạt tới cái mức độ thấy được mối liên hệ của mình với tất cả mọi người, họ trở thành mối quan hệ đó.
Các bác nhớ là hai mũi tên cái đi lên và cái đi xuống luôn đi đôi với nhau. Trong lịch sử có vài người nổi tiếng có thiền định cực kỳ cao và họ cũng cực kỳ liên hệ với tất cả các chúng sanh.
Họ đạt tới cái tâm thức là họ nối liền với tất cả các chúng sanh.
Phật là một trong những người đó. Tâm của Phật thông đạt tâm của mình. Mình nghĩ gì Ngài cũng biết cả, mình buồn mình giận mình vui gì Ngài cũng biết cả.
Nếu chỉ biết theo chiều ngang là chỉ biết một đời này thôi thì còn dể, Ngài còn biết theo chiều dọc : biết nhiều đời nhiều kiếp nữa về trước và về sau.
Cái mà cả Chúa và cả Phật đều có là khi các Ngài dơ tay ra rờ bác thì bệnh của bác lành liền. Mình gọi là phép lạ nhưng thật sự ra đó là kết quả của một tâm thức nối liền với tất cả mọi tâm thức khác, một cái thân đã nối liền với mọi thân khác, không còn bị giới hạn bởi da thịt nữa.
Cho nên khi mình nghĩ rằng con người mình là một cá thể không có gắn liền với người khác thì đó chỉ là một illusion, một ảo ảnh tự mình tạo ra mà thôi.

Sau đây là một chuyện thật xẩy ra bên Ý 300 năm trước : Các 'soeurs' đã đạt tới một tâm thức có thể nối liền thân mình với mọi người nên các Ngài đã cứu một nhóm người ... bằng cách nào? Họ đã làm một cái hạnh mà Thầy làm cũng không nổi, mà một người vỗ ngực là giác ngộ rồi sợ làm cũng không nổi nữa. Có người bệnh đến và tay bị mụt sưng bự lên mủ trào ra, các soeurs liếm cái mụt này và bệnh lành liền lập tức. Là bởi vì tâm thức của các vị đó đã đạt được không những là trạng thái bất nhị mà các Ngài không còn bị giới hạn bởi cái ảo ảnh là thân mình và thân người là cách biệt nữa.
Cái interconnectedness đó thật sự hiện ra, xảy ra. Khi các bác nhìn vào tâm của các soeurs này khi họ làm chuyện đó thì họ không hề phân biệt xấu và dơ. Tâm của các Ngài ở trong cái tâm thức 'Chúa' - Ngài tức là Chúa, Chúa tức là Ngài, không có sự phân biệt.
Nói cách khác mức độ nối liền với tất cả chúng sanh chính là mức độ Diệu Hữu và nó cần một mức độ Chân Không đủ để hiểu hay 'ngộ' được cái Bất Nhị.
Bây giờ trở lại với mình, mỗi lúc mình ăn thịt con gà, con vịt, con heo, v.v... thì thật sự ra đó chỉ là động năng quan trọng nhất của ảo ảnh vì trong tiềm thức mình thấy mình và tất cả chúng sanh là một nhưng mình sẽ làm tất cả mọi chuyện ngược lại để ngăn chặn mình trở thành một với chúng sanh.
Mình ăn chúng sanh vào bụng để nó hòa nhập làm một với mình nhưng hành động nầy thì hoàn toàn trật vì hành động mà mình ăn một chúng sanh là một hành động phủ nhận sự nhất thể của mình và chúng sanh.
Theo triết lý phát triển toàn diện thì trên con đường tiến hóa của các bác, các bác sẽ đi đến một lúc mà các bác sẽ không thể nào ăn mặn được, không thể ăn thịt của chúng sanh được. Lòng bác sẽ cảm thấy là bác connect với các chúng sanh đó. Nếu bác còn ăn mặn thì tức là cái tâm thức sâu sắc của bác còn chưa trỗi dậy. Khi tâm thức nầy trỗi dậy thì bác không có cách nào tiếp tục ăn mặn được nữa.
Cho nên chuyện đổi từ ăn mặn ra ăn chay có nhiều lý do :
lý do sức khỏe, môi trường, kinh tế (như trong Diet for New America hoặc cuốn Food Revolution nêu ra),
lý do đạo đức Phật Giáo và lý do tâm thức interconnectedness.
Bây giờ thay vì dùng văn hóa sợ để dọa các bác ( ăn mặn bị đọa, ăn gà làm gà,
v.v... ) thì Thầy đề nghị các bác về các bác nghiên cứu cái đẹp, cái bổ ích, cái healthy của sự ăn mặn.
Bác tìm các lý do tại sao ăn chay xấu quá.
Khi bác tìm ra rồi thì các bác cứ việc ăn mặn.

Có một câu hỏi được một bác đặt ra là làm sao mình biết direction đi lên là đúng.
Thật sự ra không có hướng trúng và sai. Mà cái hướng nào mình cảm thấy rằng là cái chiều hướng mà con người mình phát triển.
Nếu nói cho rõ ra làm sao biết được đúng hay sai, thì chỉ có một cách là mình phải nhìn lại lịch sử (nhân chủng học) mà nếu bây giờ Thầy nói thì lạc đề liền lập tức - Thầy nói mất ba bốn giờ để nói chuyện đó cho các bác nghe.
Thầy xin giới thiệu cho các bác vài ba cái tên để các bác về mua sách mà đọc thêm cho biết tại sao chiều hướng đi lên là chiều hướng quan trọng :
- Ông Jean Gebser khám phá ra rằng con người có từng tầng văn hóa mà nếu mình nhìn cho rõ ràng thì con người mình lúc nào cũng có cái động năng tiến lên cả, gọi là hướng thượng. Xã hội cũng thay đổi theo chiều hướng càng ngày càng tiến lên làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Làm sao mình biết là chiều hướng đi lên là chiều hướng đúng : khi mình tu mình sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn - rất là giản dị. Chữ hạnh phúc có nghĩa là sướng hơn. Mình càng tu mình càng thấy sướng hơn, vui hơn. Nếu càng tu mà mặt mình càng bí xị hơn thì nguy hiểm.
- Ông Clare Graves.
- Ông Don Beck.
- Ông Ken Wilber.
- Ông Robert Kegan.
- Đức Phật (nên đọc kinh Hoa Nghiêm, tương đối là bộ kinh ngắn nhất trong các bộ kinh dài).
Các bác mà càng đi lên thì vòng tròn của bác càng lúc càng mở rộng ra tức là lối sống của bác, tâm thức sống của bác càng ngày càng mở ra, mức độ mà bác giao thiệp bạn bè cũng mở rộng ra, trí thức, tâm lượng của bác mở ra, tất cả mọi chuyện đều càng lúc càng mở ra.
Làm sao bác biết con đường đi lên là đúng : có những vấn đề của vòng tròn thứ nhất không thể giải quyết được mà phải có những giải pháp của vòng tròn ở trên mới giải quyết được. Mà đó là lý do cho biết con đường đi lên là con đường đúng đắn.
Có một chuyện mới xảy ra thôi.
Cho Thầy xin lạc đề nửa phút để chứng minh là con đường đi lên là đúng.
Có một anh này, anh có người vợ ở chung với nhau nhiều năm chứ không có lấy nhau. Rồi anh đi làm việc xa, không có ở với vợ. Anh chàng thương cô này nhưng cô này thì không chắc thương anh chàng này. Cô vợ kêu anh về nhưng anh không về được, cô vợ tức và muốn trả thù anh này. Cô điện thoại anh, nói cho anh biết là cô chán và tối mai sẽ có thằng bồ đến ở với cô. Hôm sau, anh này điện thoại và quả thiệt cô ta đem người đàn ông đến ở với cô. Anh này tức giận không thể tưởng tượng được nhưng không biết làm sao đối phó với chuyện này. Anh đi hỏi ông Thầy phải làm thế nào. Sau khi biết là anh này
chỉ là người bình thường chưa từng có tu hành tâm linh gì cả và anh có quan điểm rằng người vợ là của mình, rằng vợ mình thuộc về mình.
Ông Thầy nói là anh cần thay đổi quan điểm và ông dạy anh này như sau :
Ông dạy anh này ngồi thiền. Ông kêu anh này tưởng tượng ra vợ anh và người kia làm gì, nghe lời của vợ anh nói. Anh này làm theo và thấy khó chịu, giận dữ, đau đớn vì bị mất mát, bị bội bạc. Ông Thầy kêu anh đừng có nhìn vào chuyện đó nữa mà nhìn vào cảm xúc của anh. Anh nầy nhận ra được cảm xúc của mình, sống cái cảm xúc của mình. Rồi ông Thầy bảo anh này đem cái cảm xúc ra mà nhìn vào thôi như nhìn vào một vật để trên khay trước mặt anh. Anh nầy nhìn cảm xúc của anh. Anh làm như vậy một ngày một đêm.
Chuyện gì xảy ra các bác? Anh nầy không còn là cái cảm xúc nữa. Khi anh (là) cảm xúc thì cảm xúc với anh là một, bây giờ anh có cái cảm xúc thì anh nhìn nó, mà khi anh nhìn nó thì anh rời cái cảm xúc (cái kinh nghiệm đó), anh không là cái cảm xúc nữa. Anh bắt đầu cảm thấy rằng cái quan điểm quan trọng nhất là cô nầy là một phần của mình, mình chiếm hữu cô.
Có nhiều chi tiết hơn nhưng bây giờ mình không nói ra đây. Kết quả là anh nầy anh đổi quan điểm : Người vợ không phải là của mình, người vợ không lệ thuộc vào mình, cô có cái tự do muốn làm gì thì làm mà nếu cô nầy làm chuyện gì mà cô thấy happy thì chuyện đó phải là đúng đắn.
Cho nên nếu bây giờ mình thương vợ thì nếu cô vợ muốn làm gì thì mình sẽ support cô.
Trường hợp nầy hơi quái đản một chút (lại có ông Thầy xúi nữa). Anh nghĩ rằng nếu cô vợ cảm thấy happy với chuyện nầy, thì tôi xin cúng dường bà vợ, cúng dường cả người tình của cô vợ luôn vì cái đó là cái sẽ làm cho cô vợ happy nhất.
Quan điểm nầy không thể phát sinh trong anh trong tâm thức phía dưới nhưng nó chỉ có trong tâm thức trên cao hơn mà thôi. Anh nầy mất hết ba ngày, ngồi cả ngày để cảm xúc dâng lên và đến tối ngày thứ ba thì anh phát giác ra như vậy thì anh nầy hoàn toàn relax, không còn giận dữ, không còn ghét, không còn buồn, không còn hận gì nữa mà cảm thấy té ra mình đã sai lầm trong thời gian trước, mình sống với người vợ và vì mình và cô thành một rồi nên mình nghĩ cô nầy lệ thuộc vào mình và do vậy mình bị cột vào trong đó. Bây giờ anh thấy sướng, khỏe và không giận nữa.
Bác thấy anh nầy là người căn cơ cực cao vì trong ba ngày làm được chuyện đó, Thầy nghĩ là không phải người nào cũng làm được. Nhiều người mình phải mất ba tháng, ba năm đó nghe tại vì việc rất là khó : hai vợ chồng ở với nhau mà sinh ra cái bội bạc cũng như là bác lấy cái cưa, bác cưa cái thân của mình ra. Nó rướm máu, nó đau cực kỳ đau, nhưng anh chàng nầy chắc mình đồng da sắt.
Bởi vậy tại sao nói là cái direction đi lên cao là đúng : tại vì nó có thể giải quyết những chuyện ở dưới nầy mà tâm thức phía dưới không thể giải quyết được. Khi anh nầy đổi quan điểm, đổi cái nhìn thì tức là anh đổi qua một tâm thức mới.
Do đó mình phải sửa đổi cái nhìn thì mới nói tới chuyện tiến hóa được.

Cái mục đích của buổi nói chuyện hôm nay là làm sao cho các bác thấy được cái tu hành toàn diện để bác thấy rằng bác là người của thế kỷ thứ 21, bác không nên dùng cái lối tu của thế kỷ 18,19,20. Tức là cái bản đồ Little Saigon năm năm trước các bác không thể dùng được. Trong năm năm thôi Little Saigon thay đổi rất nhiều, thêm đường thêm xá, thêm nhà thêm cửa đủ thứ cả. Mà nếu ở năm 2004 mà bác dùng cái bản đồ năm 1990 thì bác đi lạc. Bây giờ bác phải dùng bản đồ mới mà bản đồ đó là tu toàn diện.
Chỉ có cái tu toàn diện nầy mới giải quyết được vấn đề mà bác đang có.
Tức là nếu bác không có vấn đề gì thì tốt, nhưng nếu bác có vấn đề gì thì bác cần một cái bản đồ mới, bác cần một tâm thức rộng hơn.
Mình càng tu thì tâm thức mình càng mở rộng hơn và đồng thời mức độ thiền định của mình càng lúc sẽ càng thâm sâu hơn.
Thiền định thí dụ như mũi tên, càng lúc nó càng gom lại hội tụ vào một điểm (single-minded) nhưng cái tâm thức thì càng lúc càng mở rộng ra. Đây là hai hướng đi đồng thời, hướng đi lên thì càng lúc càng nhọn, phía dưới thì càng lúc vòng tròn càng mở rộng ra.
Bây giờ mình nhìn qua hai hướng hai bên.

Một bên thì mình thấy là hướng tâm lý. Khi tu, mức độ tâm lý càng ngày càng mở rộng và cái chung cuộc của nó là lòng Đại Bi hay là tình thương vô hạn. Có nghĩa là cái tâm mình có thể chứa đựng được tất cả tâm thức của tất cả các người khác. Bây giờ người ta chửi mình một câu mình giận là mình chưa có lòng đại bi được, người ta chửi mình một câu mà mình cảm thấy như uống nước cam lồ thì đó là mình có lòng đại bi rồi. Câu đó là đức Phật nói chứ không phải Thầy nói đâu các bác.

Song song với việc phát triển tâm lý thì có sự phát triển về trí năng hay trí thức (cái óc bên trái của mình). Sự phát triển tối cao về trí năng sẽ đưa đến một tâm thức vô ngại (hay tâm vô ngại). Không gì có thể chướng ngại được tại vì tâm thức nầy cực kỳ sáng tạo. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ chuyện gì, tâm thức nầy không có bị ngăn chận. Chuyện gì xảy ra, vấn đề gì hiện tới thì nó đều có cách để nó khắc phục, nó vượt qua.
Khi có chuyện gì khó khăn quá xảy ra thì các bác làm gì các bác?
Đại chúng trả lời : ngồi thiền.
Thầy : Ồ, cô nầy giỏi quá. Chuyện không giải quyết được thì ngồi thiền!
Mình đang lái xe, cái xe hết xăng rồi mình ngồi thiền! Cô quá giỏi. Không, cái này hay thiệt, xe hết xăng ngoài đường, mình ngồi thiền một hồi mà xe chạy được nghe.
Đại chúng : tìm phương thức.
Thầy : Ah! Tìm phương thức là mình bắt đầu quá trình sáng tạo. Bước đầu của quá trình để mình giải quyết vấn đề. Mà mình càng có nhiều options, nhiều cách giải quyết thì mình càng giỏi. Nói một cách khác, quá trình sáng tạo là quá trình vượt qua khỏi vấn đề mình gặp. Trong các corporation ( các công ty ) thì họ khuyên là mình nên coi problem (vấn đề) là một cơ hội để mình tiến lên. Thời đức Phật thì đức Phật nói câu gì?
Đại chúng : chướng duyên.
Thầy : Nếu là chướng duyên thì mình ngừng lại rồi.
Đại chúng : nghiệp.
Thầy : Nếu là nghiệp thì thôi mình đầu hàng rồi.
Đại chúng : Nhẫn nại.
Thầy : Nhẫn nại tức là hết xăng rồi thì ngồi thiền chứ gì? Chắc cô cũng thuộc vào hạng thiền định dữ dội đây nè.
Đại chúng : Quán
Thầy : Cái đó chắc cũng dùng được. Thường thường mình gặp khó khăn gì mình ra ngoài quán, gặp bạn bè uống nước nói chuyện với nhau cũng giải quyết vấn đề được.
Đại chúng : Phiền não tức bồ đề.
Thầy : Cô này quá giỏi. Xin các bác cho một tràng pháo tay. Cô này hoàn toàn đúng. Đó là triết lý quan trọng nhất có điều rất tiếc là mình không áp dụng nó. Mình thấy phiền não là phiền não còn đức Phật thì thấy phiền não là cơ hội để Ngài thấy cái tâm của Ngài. Tức Phàm Tâm Nhi Kiến Phật Tâm. Có nghĩa là ngay trong tâm phàm nầy mà thấy tâm Phật : đây là triết lý của kinh Hoa Nghiêm. Mình không hề bị chướng ngại nữa. Phiền nảo chỗ nào thì đó là giải thoát. Nói theo kiểu thiền sư (nếu các bác đọc sách Thiền) là cái sóng mình không thấy là sóng nữa mà chỉ thấy nước thôi. Có nghĩa là mình không còn thấy mấy điểm vụn vặt nữa mà mình nhìn thấy cái tổng thể. Mình không thấy một chuyện nhỏ nữa mà mình thấy nó dính liền tất cả nhiều chuyện hơn. Mình không dùng cái óc linear nữa mà mình dùng cái óc non-linear có thể thấy nhiều phương diện, nhiều khía cạnh cùng một lúc. Cho nên lý do mà mình tu là để đạt được trong con người của mình một sự thay đổi mà từ đó mình có thể mở lòng từ bi vô hạn và mở cái tâm sáng tạo vô ngại. Tánh Bất Nhị, Lòng Đại Bi, trạng thái Vô Ngại và đặc tính Tương Dung Nhiếp Nhập (hay trạng thái interconnectedness: đây là trạng thái "cái này tức là cái kia" không có phân biệt - đó là trạng thái của giác ngộ, một biểu hiện của sự giác ngộ tối hậu) là những điểm cuối cùng mình sẽ đạt tới.
Last edited by nmchau on 26 May 2006 20:02, edited 6 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 23 May 2006 23:16

TIẾN TRÌNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN.
Sự phát triển gồm có ba bước. Đây là bản đồ tổng thể để ngày hôm nay mình có thể thấy được liền là muốn phát triển những chuyện gì, rồi sau đó các bác về nhà muốn tu thì từ từ mình tu từng phần một. Mình đi kiếm sách, kiếm vở, kiếm thầy, kiếm bạn, kiếm chuyện để mà tu.


[center]Image[/center]

TÂM LINH.
Con đường để tiến tới Bất Nhị thì bắt đầu bằng một trạng thái im lặng (serenity).
Trạng thái nầy là nội tâm rất yên lặng, yên tĩnh.
Nhiều khi bác có thể ngồi nhiều giờ để thưởng thức cái sự yên lặng của nội tâm như là bác thưởng thức một bài nhạc hay ngắm một bức tranh vậy đó.
Tức là sự im lặng đó có một mùi vị làm cho mình cảm thấy đầy vô cùng chứ không phải trống lỏng.
Càng im lặng bao nhiêu thì mình càng cảm thấy rất là khoái lạc. Cái sướng nầy từ trong lỗ chưn lông, từ trong thịt của mình, từ trong con người mình.

Bước kế tiếp là càng lúc mình càng trở nên hiểu biết về chính mình, mình biết những tầng sâu của tâm thức của mình chứ không phải mình biết bên ngoài hay là mình biết cảm xúc hay tư tưởng.
Có những cái rất là sâu mà lúc đó tự nhiên mình biết, mình biết động cơ tại sao mình làm chuyện nầy.
Nhiều khi mình ngồi lại mình nhìn cả ngày mình, tại sao mình nói câu nầy tại sao mình làm chuyện kia, tại sao cả ngày tâm mình nó hướng đi về bên tay trái chứ nó không hướng về tay phải, tại sao khi vô làm việc mình chỉ muốn làm chuyện nầy mình muốn tránh chuyện kia, mình tìm người nầy nói mà mình không tìm người kia nói chuyện. Mình bắt đầu hiểu được những động cơ, mà mình gọi nôm na là những luồng nước ngầm ở dưới tâm thức mà nó sẽ liên quan tới mức độ tự ái (cái chemas: đây là những cái tạo ra bản chất ngã tướng của mình).
Từ từ mình biết được những thói quen, những tập khí sâu lắm không phải chỉ mới năm mười năm mà là từ nhỏ tạo ra. Rồi mình sẽ thấy nhiều hành động bây giờ (50 tuổi) mình làm mà thật sự ra có cội nguồn từ lúc mình 4 tuổi 5 tuổi mà lúc trước mình không hề biết, giống như là mình ngồi chiếc tàu và luồng nước ngầm đẩy mình đi bên nầy đẩy mình đi bên kia mà mình không hề làm chủ.
Mình tưởng mình làm chủ đời mình mà té ra không phải. Té ra là các động cơ, những chuyện đó đã thành hình từ đâu xa xôi lắm.
Mình tìm ra được và giải thoát không bị lệ thuộc nữa. Mình trở thành con người làm chủ cái vận mạng của mình lúc bây giờ.
Mình có thể không làm chủ được tương lai nhưng mình làm chủ được ngay bây giờ. Tương lai trở thành rất rõ rệt trong mỗi bước đi, mỗi ngày của mình không còn xa xôi nữa.
Cuốc cùng cả, khi mình biết rõ hết tất cả chuyện của mình rồi, tới một lúc mình sẽ không vói tới được : một cái tâm thức/ cảnh giới ra ngoài lý trí, giống như Tề thiên đi tới bờ Hoàng hà rồi ông cỡi mây đi cả mấy ngày mà không thấy được bờ bên kia rốt cuộc phải về lại. Lúc đó mình bắt đầu đối diện với "bản lai diện mục". Bên kia của bờ sông Hoàng Hà là Phật Tánh và tâm thức mình không vói tới được.

<<Thầy và các anh chị em trong ban Phụng Sự đang cố gắng hết sức lập ra những bước tu hành thiệt là rõ rệt để cho bất kỳ bác nào tới tu thì mình cũng có một bản đồ để mà tu.

Về mặt tâm linh thì tụi thầy đã chỉ ra được các nấc thang làm sao đi tới sự im lặng. Nhóm của thầy sẽ tiếp tục cố gắng lập một bản đồ toàn diện rất chi tiết cùng với cách đo sự tiến hóa của mỗi cá nhân.
Nếu các bác có trí thức, có tâm huyết, có thì giờ và có ý hướng để tham gia chuyện nầy thì xin liên lạc với thầy hay với các anh em trong ban Phụng Sự để làm việc với thầy.
Bản đồ của các thế kỷ trước có những chi tiết quan trọng mà mình phải dùng. Nhưng bản đồ của thế kỷ 21 không có sẵn nên mình phải tạo ra.
Vạn sự khởi đầu nan. Mình phải lấy những cái tốt nhất của cái cũ (cả đông cả tây) và mình phải tạo ra cái mới. Mình sẽ làm một chuyện mà từ xưa đến nay chưa từng làm, mình sẽ sáng tạo ra một cái chuyện mới cho thời đại bây giờ. Bác chắc sẽ hỏi : dạ thưa thầy, như vậy lỡ mình đi trật đường rầy thì sao? Cũng có thể trật đường rầy lắm bác. Sẽ có cái risk là mình đi trật đường rầy chứ không phải không. Do đó mình phải lấy kinh nghiệm của các vị cổ nhân, của đức Phật, của tất cả những người đã đi qua con đường đó rồi và lấy kinh nghiệm của những người đã thành công trong nhiều phương diện khác từ xưa đến giờ. Rồi mình tìm ra cái momentum để mình tiếp tục đi tới.
Công việc nầy đòi hỏi nhiều đầu óc và thầy hy vọng sẽ có rất nhiều các bác, anh chị em có năng lực đó để cùng góp sức với thầy.
Chỉ có con đường tu tập thiền định là con đường mà mình biết chắc là đúng 100% bởi vì con đường nầy chư Tổ đã đi qua rồi và được truyền thừa qua nhiều đời rồi. Những con đường khác mình phải cẩn thận vì không ai có thể nói là tôi biết hoàn toàn con đường để đi tới nơi tới chốn. Nhưng không có người nào có thể làm sai hoàn toàn cả. Do đó nếu có nhiều các bác có trí huệ ngồi lại với nhau thì chắc chắn cái trí huệ tập thể sẽ giúp cho bản đồ nầy được hoàn thiện hơn. Thầy xin mời các bác cùng với thầy và các bạn trong ban phụng sự tham gia vào công việc nầy vì nó to lớn hơn là mình làm một cái chùa hay một trung tâm. Mình sẽ làm một cái bản đồ tu cho thế kỷ 21 để cho con cháu các bác khi vô tu sẽ thấy rất rõ ràng làm sao tu.
Cũng như thầy có hứa vớI các bác sẽ làm một cái assessment test. Bác vô bác nói với thầy, thưa thầy con muốn tu, thầy sẽ cho bác làm cái test để biết mức độ tâm lý của bác ở cái vùng nào, thiếu cái gì.
Đó là một EQ test cho biết mức độ bác làm việc với ngườI ta như thế nào, mức độ tâm linh bác như thế nào, mức độ đạo đức như thế nào.
Biết được đại khái như vậy rồI, ít ra bác biết là mình nên cần làm cái gì.
Cái gì mà không thể đo lường được thì hơi nguy hiểm. Ngay cả mức độ thiền định của bác cũng có thể kiểm chứng được. Nếu bác nói bác ngồi thiền đã đạt được mức độ thâm định rồi mà nếu bác không thể làm cho tất cả các âm ba trong đầu bác ngừng lại thì chưa chắc bác nhập định đâu.
Có những người có mức độ nhập định khủng khiếp như thế nầy : trong vòng 4 giây đồng hồ họ có thể từ alpha wave (tức là lúc thức tỉnh như vầy) mà họ có thể vào Theta và Delta wave xong rồi họ nhập định luôn. Cái óc họ không chết nhưng không có brain wave, họ nhập định hoàn toàn.
Có người nói họ trì câu chú thì họ không biết là cái brain wave của họ như thế nào, nhưng khi mình đo thì mình có thể thấy họ vào theta và theta vùng nào nữa. Nói một cách khác trong tương lai chuyện tu thiền định của mình không thể lừa ai được cả.

Nếu các bác nghĩ đây là thời mạt pháp thì xin các bác suy nghĩ lại, có lẽ đây là thời chánh pháp. Mình sẽ dùng technology để giúp cho các triết lý quá mông lung để cho nó trở nên chặt chẽ chứ mình không đả phá những triết lý hay quan niệm hồi xưa.
Bởi vì nếu quan niệm hồi xưa nhỏ như vậy mà thời đại bây giờ tiến bộ thì triết lý bây giờ phải bao trùm quan niệm hồi xưa.
Nếu bất kỳ quan niệm nào mình đẻ ra bây giờ mà nó không thể dung nạp một quan niệm hồi xưa Phật nói thì quan niệm bây giờ là sai lầm.
Làm sao biết đúng hay sai được? Bất kỳ cái gì mình sáng tạo ra mà có thể dung nạp được triết lý hồi xưa.

Có nhiều người đặt ra đủ thứ giới luật cả mà nếu giới đó không dung nạp được ngũ giới là sát đạo dâm vọng tửu – thí dụ nói giới mới hợp vớI thời đại bây giờ là ai uống rượu cũng được cả thì cái giới mới nầy không dung nạp được giới cũ và cái tâm thức nầy không phải là tâm thức tiến hóa cao hơn.
Đây là cái chìa khóa để cho bác biết là trong quá trình mình làm việc với nhau để tạo ra Phật Giáo của thế kỷ 21 thì Phật Giáo nầy không thể lập dị, không thể tầm bậy tầm bạ được. Phật giáo nầy phải bao trùm hơn, có thể dung nạp được Phật giáo của Tàu, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam và có thể dung nạp được triết lý của đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và các đạo khác. Cho nên bác đừng nghĩ rằng mình tạo nên sự tu hành của thế kỷ 21 là chuyện mông lung hay có thể bị sai lầm vì mình có những cái bản đồ mấu chốt. >>

TÂM LÝ. Về mặt phát triển tâm lý thì mình phải bắt đầu bằng tình thương. Tình thương là mở cái chakra số 4. Đó là cái đầu tiên của chuyện tu hành vì nếu không có mở tình thương ra thì mình sẽ không thể nối liền với bà con được.
Nếu không có tình thương, nhiều khi mình có hận thù đưa tới chuyện mình muốn tu mà tu không được.
Như chuyện nầy thầy thấy tội dễ sợ : có hai vợ chồng ở Mã Lai qua tu.
Bà vợ nói : cho ông chồng tu. Ông chồng đi tu thiệt. Nhưng theo như thầy được biết qua sư phụ của thầy thì hai vợ chồng có thù hằn từ kiếp trước.
Người mình thù nhất thường thường mình … lấy họ… bởi vì nếu mình không lấy họ thì mình không thể đánh lộn với họ được. Cho nên cách để mình có thể trả thù dễ dàng nhất là mình làm vợ làm chồng với người đó. Thầy nói vậy thôi chứ thầy không có nói các bác, các bác là hoàn toàn siêu thoát rồi. Nhưng mà các bác ngồi suy nghỉ coi, nếu mình có thù với người nào đó thì đâu có lý do gì mà người đó ở xa trăm ngàn triệu dặm được.
Trở lại câu chuyện : thì ra anh chàng nầy có nợ với bà vợ đó. Nợ thì trả xong rồi nhưng thù thì chưa xong hết. Bà vợ cho anh chàng nầy đi tu để có bao nhiêu tài sản đưa cho vợ hết.
Anh nầy vô tu được mấy tháng thì bà qua, bà đứng nhìn ông liếc cười - tiếng Việt Nam mình gọi là tống mắt đưa tình – làm ông nầy động lòng phàm tục và ông xin hoàn tục.
Ông trở về lại bác nghĩ là bà vợ sẽ ngọt với ông phải không ? Không, chỉ chưa đầy 48 giờ đồng hồ sau là cãi lộn nhau dữ dội. Rồi bà nói : bây giờ anh đi đi, em không muốn anh ở đây nữa. Khi đó ông mới nhớ ra là tiền bạc tài sản đã cho vợ hết rồi, không còn gì cả. Về chùa thì mất mặt vì mới hoàn tục 48 giờ thôi. Chỉ ra đứng ngoài đường khóc mà thôi. Nhưng khi đó anh nầy đã trả xong nợ rồi. Cho nên hận thù dễ sợ lắm các bác. Mình nghĩ nó không có dính dáng chuyện tu hành gì cả nhưng cái hận thù đó nó lại giữ cho mình đừng tu, nó làm cho mình không tu được.
Nhưng tình thương thì làm cho người thù hận mình có thể tha thứ cho mình.
Mà tha thứ cho mình thì họa may mình ngồi yên mà ngồi thiền được. Cho nên chuyện trong đời chuyện nầy dính với chuyện khác. Cho nên nhiều khi mình muốn tu mà tâm lý của mình nó không cho phép mình tu, nó rối reng trong lòng, mình tu không được. Tội dễ sợ vậy đó.
Cho nên tình thương quan trọng lắm. Tình thương mới đưa tới sự tha thứ được. Bây giờ thầy chỉ đề nghị là tập thương thôi. Tập thương cũng khó lắm. Thầy nghe nhiều chuyện lắm, thầy giữ confidentiality và không có nói tên ai cả. Những bài học nhân quả quan trọng thì thầy nói cho các bác nghe. Nhiều khi mình không thương không được.
Tình thương nầy là cốt tủy để giải thoát mà cũng là chìa khóa để mở ra tất cả các cửa khác. Thầy nói thương chứ không nói yêu. Yêu là mệt lắm. Thương thì rất là khỏe. Thương làm cõi lòng của mình mở rộng ghê lắm.
Bây giờ thầy xin nói riêng với các bác đàn ông, các cô xin đừng nghe.
Anh em mình nói nhau nghe thôi : nhiều khi mình chưa bao giờ nghĩ tới appreciate vợ mình, là vì nhiều khi mình đã cãi lộn nhau nhiều quá rồi mình không cách gì appreciate được, mình lạnh lùng đi. Cái đó là mình đã dằn co nhiều quá rồi. Trường hợp bác chưa có dằn co thì bác nên appreciate dù bà nầy bà khó chịu cỡ nào đi nữa mình cũng nên tìm cái chuyện tốt mình appreciate cái bà đó, cô đó hay cô nàng đó. Vì sao vậy? Vì cái appreciation của bác là bước đầu tiên bác mở các nút thắt giữa bác và cô ta.
Mình không có biết nhân duyên kiếp trước mình với người ta như thế nào. Nếu là định nghiệp vì mình với người ta đã cãi lộn nhau lâu ngày lâu năm quá rồi thì chỉ có cách cắt đứt thôi. Nhưng cắt đứt chỉ là nói về mặt pháp lý (legal) thôi chứ kiếp sau cũng gặp lại thành ra dễ sợ lắm bác ơi, nó quay đi quay lại nhiều lắm thành ra chỉ có tình thương là mình mở ra được. Khi mà cô nàng đó mà cô bắt đầu biết tha thứ rồi, biết chấp nhận rồi thì mình ok.

Rồi bây giờ xin các anh em ngồi yên, nhắm mắt nửa phút, thầy nói chuyện với các bà, các cô. Các cô cũng biết là nhiều khi mình phải appreciate cái chuyện đẹp của chồng của mình. Appreciate là chi? Là mình biết cái đẹp của họ, nói được cái đẹp của họ. Chuyện xảy ra là mình không thấy cái đẹp, không biết cái đẹp của họ. Mình không appreciate thì chuyện xảy ra là mình chỉ tìm lỗi xấu của người ta thôi. Mục đích của mình sống là làm sao mình mở cái nút hơn là thắt cái nút. Mà muốn như vậy thì cũng từ cái lòng thương mà ra. Ít phê bình đi chút xíu, ít nói xấu một chút xíu. Ít nhõng nhẽo chút xíu. Bây giờ thầy nói như vậy các bác nói : chà, ông thầy không có vợ con gì hết bày đặt dạy đời. Thành ra thầy sẽ không nói nữa.

Cái tình thương nầy sẽ phát triển tới cái chỗ làm lòng mình cởi mở dễ sợ lắm. Chữ cởi mở là một chữ cực kỳ hay. Bởi vì cởi có nghĩa là phải có cái gì xiềng bác lại nên bác cởi cái xiềng ra. Mở có nghĩa là có cái gì đóng lại, phải có chìa khóa thò vô để mở ra. Thành ra chữ cởi mở đưa tới một kết luận đặc biệt : bác muốn cởi mở thì bác phải làm một effort (cố gắng) và quyết định đi tìm cái chìa khóa, thò tay mở cái xích ra.
Thường thường mình không có làm đâu các bác, mình làm việc mệt rồi về nhà mình ngồi đó coi TV thôi. Mình không nhìn cái điểm tốt, nói cái việc hay của người ta. Mình phải nhìn cái điểm tốt của người ta mình mới appreciate được. Mình không có tìm cách khen ngợi.
Nhiều khi người vợ làm cái bánh ngon như vậy, mà ăn xong rồi mình nói : sao hôm nay làm dở quá vậy? Làm bà nghe bà tức.
Nhiều khi mình cứ cho là bổn phận của bà vợ là lo làm đồ ăn cho mình thôi (take for granted).
Thầy thấy nhiều khi mình nói "hôm nay làm món ngon quá" mà mình không khen được cái lòng của bà bỏ vô trong cái món ăn đó.

Bây giờ các bác trả lời thầy thử xem : trong hai câu trả lời sau đây, xác suất bác nói câu số 1 nhiều hay là câu số 2 nhiều?
Khi người nào làm món ăn ngon cho mình, thì mình nói :
1) Ồ hôm nay làm đồ ăn ngon quá há.
2) Cái tình thương của em (của chị hay của cô hay của bác) bỏ vô trong món ăn nầy làm cho món ăn nầy ngon ghê. Chắc lúc em (chị/cô/bác) làm món ăn em đã có rất nhiều tình thương HAY chắc lúc chị làm chị đã nghĩ tới em hay những người ở đây.
Em rất là appreciate cái sự hy sinh của chị, cái tình của chị.

Các bác nói câu số 1 nhiều hơn phải không?
Thường mình chỉ appreciate cái món đồ chứ không có appreciate cái lòng của người đó. Rốt cuộc rồi mình không bày tỏ được cái tình thương. Mà mình không bày tỏ tình thương tức là mình không có cố gắng để cởi mở ra. Chuyện nầy là chuyện đau đớn nhất, nó làm cho mình kẹt, mình không tiến hóa được. Mình phải vượt ra ngoài những chuyện tầm thường nhất thì mình mới đạt đến chuyện siêu phàm được. Nhưng chuyện tầm thường thì mình không thèm nhìn tới thành ra mình kẹt.
Nên từ chữ tình thương thì mình có thể đi đến chữ cởi mở, tâm mình sẵn sàng mở rộng đón nhận. Cuối cùng thì mới tới được Đại Bi.

TRÍ NĂNG.
Về phía Lý Trí hay Trí Năng thì mình bắt đầu bằng sự sáng suốt, linh mẩn. Nó cũng là cái "flow" - con người mình thường thường có cái chỗ tâm mình chú ý vô thì mình mới sáng được.
Nếu các bác để ý thì sẽ thấy là tâm mình hàng ngày nó loạn xà ngầu, không có tập trung vào một chỗ. Do vậy mình khó mà có được một sự sáng suốt (clarity). Óc mình không có sáng, mình làm chuyện nầy một chút, rồi làm cái kia một chút, mình cứ ứng phó theo nhân duyên đưa tới. Mình không cảm thấy mình làm chủ được, mình không biết đời mình mình muốn làm gì, mình tới đâu. Đôi khi mình cho rằng sự ứng phó thụ động đó là 'tùy duyên' nhưng không phải vậy : tùy duyên là mức độ người ta đã hoàn toàn làm chủ, họ rất là rõ ràng về đời họ và rồi họ nhẹ nhàng tùy theo nhân duyên của mỗi chuyện xảy ra mà họ lướt qua. Tùy Duyên là một thái độ rất là cao, là một khả năng rất là cao của một người có trí huệ rất là linh mẫn.

Mức kế tiếp về mặt Lý Trí là mức độ Embracing (hay mức độ bao trùm, trùm bọc) của tâm thức.
Con người ở mức độ lý trí nầy sẽ đi tìm hiễu chẳng những về Phật Giáo mà còn tìm học về các đạo khác, về khoa học, về thần học, vân vân. Cái gì mà tới tay họ là họ học biết hết. Họ có rất nhiều interest về tất cả mọi chuyện.
Hồi nãy có một cô hỏi : thưa thầy, nếu như vậy không phải là mình trở thành bị loạn sao? Mình tu thì đúng ra càng ngày mình phải tới nhất tâm bất loạn. Cái dạng người mà tới được mức độ Embracing thì óc của họ phát triển vô cùng. Cái óc phát triển đến mức đó làm cho họ có thể hàm dung được rất nhiều chuyện một cách dễ dàng. Con người bắt đầu tới mức độ 'Linh Mẫn" thì một cuốn sách đọc mất có 3 giờ thôi, mình đọc mất hết 7 ngày. Một ngày mình đọc hai trang, ba trang, nhiều khi mình không biết mình đọc cái gì nữa, mình không có tập trung được. Mức độ mà các anh chàng ở số 2 ( Linh Mẫn ) processed information thì rất là lẹ, đọc vô cuốn sách là biết được chủ đề, biết được trọng tâm liền. Đây là một chuyện mình không bắt buộc ai được cả, đây là sự phát triển của tâm thức.

Thầy xin nói cho các bác biết là hễ bác càng yên lặng bao nhiêu thì bác càng sáng tạo bấy nhiêu. Hai cái đó đi đôi với nhau.
Bác càng làm việc xã hội bao nhiêu thì bác càng mở tâm bao nhiêu. Và ngược lại. Đây là một integrated model, nó gắn liền với nhau mà không thể tách rời ra được.
Mình có 4 chữ để giải thích cái bản đồ nầy.
Cụm chữ bốn chữ đó là : Xuất-Tục-Nhập-Thế.
Quan niệm nầy là mình tu Xuất-Tục là đi ra khỏi phàm tục, chứng ngộ Chơn Như hay Phật Tánh thì dính liền với chuyện mình đi xuống dưới nầy để phát triển cái công tác xã hội.
Bốn chữ nầy có copyright của thầy nghe các bác.
Đây là quan điểm cực kỳ quan trọng của thế kỷ 21. Mình không thể xuất thế cũng không thể nhập thế mà phải xuất-tục-nhập-thế. Đó là một quan niệm Phật Pháp hoàn toàn mới, không có xảy ra trong thời đại thế kỷ 13, 14, 15. Nếu có thì người ta không có nói như vậy : hoặc là xuất tục, hoặc là nhập thế, hoặc là xuất thế.

XỬ THẾ.
Cuối cùng cả, muốn phát triển để tới được chỗ "Tương Dung Nhiếp Nhập" thì mình bắt đầu bằng sự phụng sự hay là phục vụ. Phục vụ này là cái chi? Đó là chuyện mình trở nên có cái vị tha, chứ mình không vì mình nữa, mình vì người khác. Chính "vì người khác" cho nên cái tình thương ( phát triển phía tâm lý ) là tình thương chứ không phải tình yêu. Mà chuyện nầy cũng làm cho mình có cái sáng suốt là vì mình biết rằng đời mình có một sứ mạng, chuyện mình làm có một chủ đề. Thì đầu tiên cả là phụng sự, phục vụ. Mình bỏ ra nhiệt huyết, năng lực để mình phục vụ. Rồi nó sẽ đi tới một giai đoạn gọi là selfless dedication : không phải là vô ngã. Giai đoạn nầy là mình làm mà mình không hề có sự lo âu lo lắng về mình, về tiền bạc của mình, về cái mạng sống của mình, về sự nghiệp của mình. Tới mức độ nầy thì tất cả chuyện mình làm đều thấy cái niềm vui trong chuyện mình làm, mình thấy rõ ràng chân lý trong chuyện mình làm. Đây là lý do mà đức Khổng Tử nói là : bữa sáng tôi nghe Đạo, buổi tối tôi có thể chết được rồi. Vì ngài ở trong giai đoạn nầy, ngài có thể đem người mình hoà nhập vào chân lý. Thì lúc đó ngài không có nghĩ tới ngài nữa. Cho nên đây không phải là vô ngã mà đây là trạng thái hoàn toàn cống hiến cái thân mạng, cái nhiệt huyết của mình, cái tâm tình của mình cho hoàn cảnh xung quanh.
Các bước nầy gắn liền với nhau chứ không có rời rạc. Nhiệm vụ và mục đích của ban phục vụ cũng như của thầy là làm một cái bản đồ rõ ràng để cho các bác đi các bước đầu tiên cả. Bước đó sẽ mở ra các bước kế tiếp.
Sự phát triển của 7 cái chakra cũng đi đôi với các đề mục nầy. Tức là nếu bác học 7 cái chakra rồi, thì bác sẽ biết là mỗi đường hướng đi sẽ giúp phát triển một hoặc một nhóm luân xa. Trong lúc mình tu thì mình sẽ dùng phương pháp thiền định cũng như làm việc nầy nọ để mở các chakra nầy.
Cũng nằm trong nhiệm vụ của nhóm là phát triển một phương pháp để mở các luân xa

HOÀN CẢNH SỐNG VÀ VIỆC TU HÀNH.

[center]Image[/center]

Bốn phương diện Tâm Lý, Xử Thế, Trí Năng và Tâm Linh phải được tu trong những điều kiện sống của mình. Không phải ai tu cũng giống nhau cả. Mỗi người sẽ có hoàn cảnh hay điều kiện sống khác nhau.
Hoàn cảnh sống đầu tiên là cái thân xác của mình.
Thứ nhì là văn hóa. Văn hoá là nhóm người mình sống với nhau. Thí dụ như bác mà làm việc với những người kỹ sư thì văn hóa của các kỹ sư làm họ nói chuyện về kỹ thuật chứ họ không nói chuyện về y khoa, về chuyện bệnh hoạn. Những người làm việc chung với nhau, ở chung với nhau, nói chuyện với nhau tạo thành một cái văn hóa.
Thứ ba là môi trường thiên nhiên. Tức là cái nhà của bác, cái phòng của bác, cái vườn của bác, cái park mà bác đi bộ hàng ngày. Thí dụ như cái nhà hay cái phòng của bác mà nó rộng rãi, thoải mái thì mình thấy thoáng, khỏe. Nếu phòng nhỏ hẹp hay đồ đạc vứt tùm lum tà la thì mình thấy nghẹt thở. Khi mình ở cái nhà nghẹt thở như vậy thì khi mình ra ngoài nói chuyện với người ta thì mình có khuynh hướng làm cho người ta ngẹt thở. Chuyện đó bác không tin? Được rồi. Nếu bác không tin thì bác cố gắng đi tìm cái nhà nào hẹp hẹp ở ba năm coi. Hẹp có nghĩa là nó chật chội. Rồi bác ở một cái nhà rộng rãi coi thử coi bác thấy người như thế nào. Té ra cái hoàn cảnh sống đó nó cũng quan trọng lắm.
Cuối cùng cả là cái hệ thống hay là cái cấu trúc của hoàn cảnh bác đang sống. Thí dụ : Bác là người mẹ. Khi bác về nhà bác nói chuyện với con cái, thì bác có cái điệu bộ, cái giọng nói, cái hành động của người mẹ. Sáng ra bác đi đến sở làm thì tự nhiên bác có khuôn mặt khác, bác có cách nói chuyện khác liền lập tức. Nếu bác là quản lý của một nhóm người nhỏ thì bác có hành động lời nói khác, mà khi bác gặp boss của bác thì cách đối xử của bác không giống như khi đối với các nhân viên của bác. Đó là những cái khung hay cấu trúc vô hình vô tướng mà mình ở trong đó thì mình sẽ suy nghĩ theo kiểu đó. Nói vậy thì hơi xa quá. Nếu bác mà mặc áo veste mang cravatte thì bác sẽ suy nghĩ, hành động như thế nào, có giống như khi bác mặc quần xà lỏn áo maillot hay không? Hoàn toàn khác. Khi mình vào trong cái cấu trúc vô hình vô tướng đó thì mình sẽ bị cái hoàn cảnh đó, hay bộ áo đó nó ảnh hưởng lên sự suy nghĩ của mình.

Thầy nói cho các bác nghe cái bí mật của thầy :
Thầy xuất gia năm 1981, 1982 thọ giới, năm 1992 bị lột mất giới không được kêu là tỳ kheo ngay cả tên cúng cơm cũng không được kêu nữa. Chỉ được kêu là 'thằng Việt Nam' tại vì thầy bị phạt. Ông sư phụ nói chùa mất hai triệu mà ông không biết ai lấy, thầy là người ký check cho nên mất hai triệu thì là thầy lấy. Thời đó mình không có autonomy, không có điều tra gì cả thành ra thầy ngậm miệng thầy chịu. Sau ba năm, ông sư phụ ra nói với tất cả mọi người rằng ông già rồi, ông quên, hai triệu còn đó không ai lấy cả. Ông phục chức lại cho thầy. Trong ba năm đó thì ông bắt thầy học thuộc lòng kinh Hoa Nghiêm.
Trong thời gian đó, thầy không có tên, áo quần cũng không được mặc giống các người khác, cho nên thầy không có một cái nhìn ở trong cấu trúc của một người xuất gia nữa. Lúc đó thầy đồng hóa thầy với một nhân vật trong kinh. Nhân vật nào thiệt nhất trong bộ kinh đó? Ông bồ tát nào cũng cao hết. Thành ra thầy đồng hóa với anh chàng Thiện Tài Đồng Tử. Khi đó thầy có cái nhìn hơi khác chút xíu. Đó là lần đầu tiên thầy 'bị' nhập thất. Lần thứ hai thầy cũng đi nhập thất. Nhưng nói vậy quá đáng, nói đi tịnh tu thì có vẻ đúng hơn. Chữ nhập thất nghe dễ sợ quá. Lần thứ hai thầy cũng đi ba năm. Thầy đi qua Hawaii, thầy ở trong cái cốc 8 ft x 8 ft rên lưng chừng núi. Thầy ở một mình thôi. Lúc đó thầy nghĩ : bây giờ mình ngồi một mình mình thôi thì tội gì phải mặc áo của thầy tu, tội gì phải ở trong hình tướng tu hành xuất gia. Cái áo tăng nầy là vì với nhân quần mình mới có. Trời Hawaii nóng quá, rốt cuộc rồi thầy chỉ mặt quần xà lỏn để ngồi thiền. Khi mất bộ áo rồi thì chuyện gì xảy ra? Cái gì mà mình nhìn nhiều nhất thì mình đồng hóa với nó. Cho nên trong thời gian ở Hawaii, cái vật mà thầy bỏ giờ ra nhìn nhiều nhất là cái gì các bác có biết không? Cái biển. Ngày nào cũng nhìn biển cả. Ngồi một hồi rồi thầy mới bắt đầu thấy, té ra mình bị những cấu trúc nó cột mình vô một sự hạn chế quá sức lớn. Mà hễ mình bắt đầu đồng hóa với bộ áo quần, với chức vụ của mình thì từ từ càng lúc thế giới của mình càng nhỏ hẹp. Chuyện xảy ra là mình không thể nào lúc nào cũng đồng hóa với cái biển thôi. Vì cái biển là mức độ tâm linh. Khi mình xuống lại với nhân quần thì mình phải làm sao? Câu trả lời là : nếu mình đã đồng hóa mình với biển thì mình có thể đồng hóa với tất cả mọi vai trò giống như bình nước có thể đổ vô bất kỳ ly có hình dạng khác nhau và có thể đổ vào nhiều ly nhưng một cái ly không thể nào đổ vô trong bình mà đầy bình được. Té ra khả năng đồng hóa với biển giúp mình đồng hóa với tất cả các vai trò nào cần thiết để mình làm cho người ta mở tâm tu hành. Thầy không có nói là thầy đã đồng hóa được với cái biển. Nhưng thầy nghiệm thấy rằng té ra nếu tâm mình mở rộng như biển thì mình sẽ có khả năng dung hợp được tất cả những vai trò của mình. Những vai trò đó mình phải đóng để làm cho tâm của mình mở ra, để làm cho người ta mở tâm ra. Không phải đóng kịch mà là những vai trò mà mình làm trong đời sống - cũng không phải là split-personality, xin bác đừng hiểu lầm.
Thí dụ có một người nào khóc mà tới với mình thì mình phải đóng vai trò một người mẹ, một người anh hay một người em để mà giúp người đó. Thí dụ một người gặp một khó khăn gì đó thì mình đóng vai trò là một advisor chỉ cho họ con đường đi mà không có emotional involvement.
Nếu có chuyện gì xảy ra thì mình sẵn sàng muôn màu muôn dạng, đó là lý do mình thấy có tượng Phật một ngàn mắt một ngàn tay là vì mình có thể đóng rất nhiều vai trò (và những vai trò mình đóng đó không có một chủ thể vị ngã bên trong) để ứng biến với nhu cầu của hoàn cảnh và giúp người ta mở tâm, giúp người ta được tiến hóa.
Nói cách khác, nếu bác nhìn lại một chặp thì bác sẽ thấy, sự khai mở ở đây, té ra mọi chuyện mình tu mình không thể tu một chuyện mà phải tu tất cả bốn khía cạnh. Để cho dễ nhớ mình phải tu chữ thập tức là mình tự phát triển trên bốn khía cạnh nầy trong bốn hoàn cảnh sống (thân xác, thiên nhiên, văn hoá và hệ thống xã hội) của mình.
Bài nầy còn dài nhưng có lẽ mình không có thời gian nói về các chi tiết nhưng thầy sẽ cho bác cái bản đồ cho bác dễ nhớ.

TÓM TẮT BẢN ĐỒ TU.
Đây là bác. Bác sẽ thành Phật trong 3 a tăng kỳ kiếp. Ba cái lá là để nói lên ba tiến trình lớn nhất. Nếu bác tự hỏi bây giờ mình tu cái gì thì bác coi ba cái lá này đi hướng nào, lá nào mở ra trước lá nào mở ra sao. Mình muốn cuối cùng hết cái lá sẽ mở ra hoàn toàn. Bốn cái màu xanh ở ngoài là bốn cái hoàn cảnh sống. Mình đang ngồi trong : tức là mình mở Phật ở trong tâm mình ra.


[center]Image[/center]
Last edited by nmchau on 26 May 2006 20:02, edited 1 time in total.

Guest

Postby Guest » 26 May 2006 19:49

Thầy Hằng Trường, từ khoảng hai năm nay đã có rất nhiều buổi pháp thoại, không phải do thầy tổ chức mà do các đệ tử của thầy; khi thì ở nhật báo Người Việt, khi thì ở nhật báo Viễn Ðông, lúc ở một nơi thanh tịnh, và thường xuyên trên đài truyền hình SBTN. Giới thiệu về thầy, Bác Sĩ Võ Văn Tùng trong dịp này cho biết: “Thầy năm nay 44 tuổi, sinh trưởng ở miền sông Hương núi Ngự, tuy trẻ nhưng thầy đã có 25 tuổi đạo. Thầy là con út trong một gia đình có 11 anh chị em. Thân sinh của thầy là Bác Sĩ Lê Khắc Quyến, một vị bác sĩ nổi tiếng ở Huế, vị khoa trưởng y khoa đầu tiên của Ðại Học Huế. Năm lên 5 tuổi, thầy theo gia đình vào sinh sống ở miền Nam. Lớn lên thầy theo học tại trường Trung Học Petrus Ký, Sài Gòn. Vượt biển thành công đến Mỹ năm 1980, thầy đoàn tụ với người chị ruột tại New Jersy và theo học tại Ðại Học Rutgers, môn hóa. Trong khi chuẩn bị nhập học y khoa vào năm 1982 thì thầy có cơ duyên gặp được Hòa Thượng Tuyên Hóa, một vị cao tăng đắc đạo. Thầy bỏ học, bỏ một tương lai huy hoàng của người sinh viên trẻ để xuất gia theo theo Ðại Lão Hòa Thượng Tuyên Hóa tại chùa Vạn Phát Thanh. Lúc ấy thầy mới 20 tuổi.

Trong những buổi pháp thoại của thầy Hằng Trường, người tham dự thấy được ngay là thầy đã dày công thâm cứu Phật học trong đó kinh Hoa Nghiêm bao gồm những tư tưởng của Ðại Thừa Phật Giáo. Sau 3 năm nhập thất vào năm 1988, thầy Hằng Trường nhận thấy nhu cầu của đại chúng không phải chỉ là những ngôi chùa to lớn và tu hành theo lối cổ điển Á Ðông mà là sự tìm tòi, học hỏi tu tâm dưỡng tính nên thầy Hằng Trường đã phổ biến một lối tu mới mà thầy gọi là “tu toàn diện.” Phương pháp tu toàn diện đã nhanh chóng được nhiều người hưởng ứng noi theo vì tính cách “nhập thế,” không xa rời với cuộc sống mà con người dù muốn hay không vẫn phải nhận chịu và luôn có ý hướng vượt lên. Do đó mà những người đến sinh hoạt trong những buổi pháp thoại của thầy Hằng Trường không chỉ có Phật tử, mà còn có cả những người theo tôn giáo khác. Một tổ chức được thầy thành lập được gọi là Hội Từ Bi Phụng Sự đã thu hút được rất đông hội viên chỉ trong một thời gian ngắn. Mục đích của hội là với tâm nguyện có thể kết hợp tinh hoa đạo Bồ Tát với trí tuệ của thế kỷ 21 trong mọi lãnh vực từ tư duy, tu trì tới triết lý văn hóa để giúp cho thân tâm con người thời đại đạt tới chỗ hài hòa, siêu thoát.

Ðêm hội ngộ với thầy Hằng Trường là một trong những sinh hoạt của những người muốn tu tâm dưỡng tính. Nhiều vị đã lên phát biểu ý kiến về lối tu toàn diện của Thầy. Phần nhiều đã cho biết thấy được kết quả nhãn tiền là tâm trí minh mẫn, thể xác khang an, vui sống, yêu đời và sẵn sàng tham gia vào những công tác xã hội. Nhiều vị đã không ngần ngại lên biểu diễn những thế tập trong Tài Chi, Yoga và Thiền là mô hình tổng hợp của lối sống toàn diện mà Thầy Hằng Trường đã chỉ dẫn, như nghệ sĩ Xuân Phát, năm nay đã 73 tuổi nhưng vẫn ngả người đứng vững trên một chân trong một thế của “càn khôn hợp linh” rất oai phong, dũng mãnh.


Nói về cách “tu toàn diện,” thầy Hằng Trường trong đêm nay vui vẻ cho biết: “Trong cuộc sống hãy lấy tình thương mà giải quyết. Lấy lý thì có cãi cọ. Chỉ có lấy đạo ra mà làm, đừng nói gì hơn. Có thể hiểu “tu toàn diện” là, một mặt đem tình thương trải tràn khắp chốn, mặt khác hãy xây dựng một phương thức sống mới."

Thầy Hằng Trường nói thêm: “Trong cuộc đời chúng ta sống được là nhờ có tình bạn, tình huynh đệ chia ngọt sẻ bùi gian khổ, từ đó mà phát khởi tình thương dân tộc, tình yêu quốc gia. Ðừng nhìn về quá khứ mà hãy nhìn vào hiện tại. Ðừng để những tư tưởng xung khắc nhỏ biến thành những bức tường dày.”

Cũng trong dịp này, các anh chị huynh đệ đã thay nhau lên giải thích về các thế tập mà thầy Hằng Trường đã chỉ dẫn như thế con ếch, thế con cọp, thế con rồng... mỗi thế đi theo một quyết, mỗi thế mang một ý nghĩa mà người tập phải nghĩ tới như thế con ếch chẳng hạn. Ếch mà ngồi đáy giếng thì chỉ biết có bầu trời trên miệng giếng nên phải tìm cách thoát khỏi giếng để thấy bầu trời bao la...

Ðêm hội ngộ với thầy Hằng Trường được các anh chị em trong nhóm Trà Ðàm và Từ Bi Phụng Sự trong đồng phục nâu và đen giúp vui qua những ca khúc Phật Giáo như Trầm Hương Ðốt, Bồ Tát Quan Thế Âm. Sau đó đã có một buổi sinh nhật tập thể cho những người sanh Tháng Tư cùng với thầy. Những ngọn nến hồng được thắp sáng và thầy Hằng Trường đã nhắc nhở: “Chúng ta thắp lên những ngọn nến này là thắp lên một tương lai tốt đẹp cho tất cả chúng ta.” Rồi thầy Hằng Trường mời một số người cùng có sinh nhật với thầy bày tỏ ước nguyện trong đêm sinh nhật này. Nhạc sĩ Trúc Hồ ước nguyện “ngủ ít đi để có thêm thì giờ làm những công việc mà Trúc Hồ đang làm”. Một vị nữ lưu ước nguyện mọi người đóng góp để thầy có được một tu viện nhưng thầy Hằng Trường đã không đồng thuận với ước nguyện này vì ước nguyện đã kéo theo mọi người vào ý riêng của mình.

Cuộc vui cứ thế diễn ra đúng như tinh thần đêm hội ngộ với thầy Hằng Trường. Chính thầy cũng đưa ra nhận xét như lời bài hát do thầy sáng tác rằng: “Ðêm nay chúng ta sinh hoạt kết nghĩa để cùng nhau hát khúc hoan ca cho hòa bình đến với thế gian, cho mọi người luôn mến thương nhau, lòng không bợn nhơ và tâm chúng ta được tự do bao dung trong sáng.”


Return to “Tu Tập”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests