Phép D-o^'i

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Phép D-o^'i

Postby ynguyen » 19 Apr 2005 00:08

[center]Phép Ðối [/center]

* A- Phép đối trong văn Tàu và văn Ta .

Một cái đặc tính của văn Tàu và văn Ta là phép đối ( chữ nho là đối ngẩu -đối : sóng nhau; ngẩu : chẵn, đôi ), không những là văn vần ( như thơ, phú ) theo phép ấy, mà các biền văn ( câu đối ,tứ lục, kinh nghĩa ) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau.

* Thế nào là đối ?

Ðối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý vừa phải đối chữ .

A) Ðối ý là tìm hai ý-tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.

B) Ðối chữ thì phải xét về hai phương tiện : thanh của chữ và loa.i chữ .

1-Về thanh thì bằng đối với trắc -- Trắc đối với bằng.
Tùy thể văn, có khi các chữ trong câu đều phải đối thanh ( như thể thơ ) , có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định phải đối thanh ( như thể phú )

2- Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được .

Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm

thực tự hay chữ nặng như : trời, đất, cây cỏ .. và

hư tự hay chữ nhẹ như : thế, mà, vậy, ru ..

Khi đối thì thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự.

Nay theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự loại rõ ràng thì ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại , như cùng là hai chữ danh từ ( noms) , hai loại từ (spécificatifs) , hoặc động từ ( verbes), hoặc trạng từ ( adverbes ) ..

Nếu có đặt chữ nho thì phải chữ nho đối với chữ nho .

Khi đối , nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau thì là chỉnh đối hay đối cân.
Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy .. thì gọi là đối chọi .

* Câu đối

Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối .Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn trong có dùng đến phép ấy.

* Ðịnh nghĩa - Câu đối ( chữ nho là doanh thiếp hoặc doanh liên : Doanh : cột; Thiếp : mảnh giấy có viết chữ ; Liên : đối nhau ) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng với nhau.

* Cách làm câu đối .-
Một câu đối có hai câu đi sóng nhau , mỗi câu là một vế , vế trên, vế dưới .
Trong cách làm câu đối, phải xét số chữ ,cách đặt câu và luật bằng trắc .
Theo số chữ và cách đặt câu , cõ thể chia câu đối ra mấy thể sau đây :

1-Câu tiểu đối là những câu tự 4 chữ trở xuống .Những câu này nếu đặt được bằng đối với trắc, trắc đối với bằng thĩ hay lắm. Thí dụ :
Tôi tôi vôi Bác bác trứng
b b b t t t
Bằng không đối được thì chữ cuối vế trên hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới . Thí dụ :
Ô ! quạ tha gà ( b ) ! Xà ! rắn bắt ngóe ( t ) !
2-Câu đối thơ là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hoặc hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Thĩ dụ :
-Áo đỏ lấm phân trâu t t t b b
Dù xanh che đái ngựa b b b t t

-Ba vạn anh hùng đè xuống dưới t t b b b t t
Chín lần thiên tử đội lên đầu b b t t t b b

3-Câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú .

a) Lối câu song quan ( hai cửa ) là những câu có tự 5 chữ trở lên , 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền.
b) Lối câu cách cú ( cách : ngăn ra ; cú : câu ) mỗi vế có 2 câu : một câu ngắn, một câu dài , thành ra 2 câu đối nhau cõ một câu xen vào giữa làm cách nhau ra .
c) Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự 3 đoặn trở lên , đoạn giữa thường ngắn xen vào 2 doạn kia như cái đầu gối ở giữa 2 ống chân con hạc.

Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn ( gọi là chữ đậu câu ) Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng.
Nếu mỗi vế có tự 2 đoạn trở lên ( như cách cú, gối hạc ) , hễ chữ cuối vế là bằng, thì các chữ đậu câu phải là trắc.
Trái lại hễ chữ cuối vế là trắc thì các chữ đậu câu phải là bằng. Thi' dụ :
* Song quan
Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Cái kiến bò đĩa thịt bò ( b )
* Cách cú
Ngói đỏ lợp nghè (b) , lớp trên đè lớp dưới (t)
Ðá xanh cây cống (t) , hòn dưới nống hòn trên (b)
* Gối hạc
Quan chẳng quan thì dân (b) ], chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b) ,] nào linh, nào cả, nào bàn ba (b) , ] xôi làm sao, thịt làm sao , đóng góp làm sao (b), thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t)
Già chẳng già thì trẻ (t) ] , đàn tiểu tử nhấp nhô đứng trước (t) ] , này phú, này thơ, này đoạn một(t) ] , bằng là thế, trắc là thế , lề lối là thế (t), mắt (?) gà đeo mãi mỏi bên tai (b)

Chép theo :
Dương Quảng Hàm Việt Nam Văn Học Sử Yếu nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon 1962

B- Phép đối Theo Ðường Luật

Trong thơ Ðường luật , đối trở thành một nguyên tắc bắt buộc.
Ngoài 2 cặp đối ( 2 câu thực và 2 câu luận ) ra, còn một cặp nữa . Cặp này chỉ có trong trường hợp trốn vần và rơi vào 2 câu 1 và 2.

Ðối ở thơ Ðường rất chặt chẽ, đòi hỏi phải cân xứng cả thanh lẫn ý .

1-Về thanh :

Các từ đối nhau phải cùng một loại :

* Ðộng từ đối với động từ : đi với đứng, ăn với uống, khóc với cười, nhanh với chậm,làm lụng với nghỉ ngơi ..
* Danh từ đối với danh từ , cha với mẹ, vợ với chồng, gia đình với xã hội, thơ với rượu, cơm nước với rượu chè, cây lúa với củ khoai..
* Tính từ với tính từ, rách với lành, nhiều với ít, xinh với đẹp, xấu xa với xinh đẹp, say sưa với tỉnh táo, vui vẻ với véo von, ngọt bùi với cay đắng ..
* Hư từ với hư từ, thế với nhưng, đã với chưa, vừa,mới, cùng, với..
* Số từ với số từ một với hai, ba với bốn, năm mốt với bốn ba ..
* Tên riêng đối với tên riêng , Hà Nội với Hải Phòng, Việt Nam với Trung QuốC, Ðỗ Phủ với Tản Ðà..
* Tự đối với tự ,nôm đối với nôm , phong hoa với tuyết nguyệt, Nam Sơn với Ðông Hải, nghĩa nhân với ân huệ, giang sơn với xã tắc, thi sĩ với tửu đồ, ẩm với thực, thất bại với thành công ..

Phải đảm bảo đối đúng bằng trắc :

tức là thanh bằng đối với thanh trắc, thanh trắc với thanh bằng : hương với sắc, cay với đắng, trăng trong với gió mát, tinh cặp mắt với vững đôi chân, nước vỏ lựu với máu mao gà, ngọc rắc tờ hoa với hương lừng chén thọ, non xanh sừng sững đứng với nước biếc lững lờ trôi, chập chờn thiên lý mộng với biêng biếc vạn trùng phong..

Trong một cặp đối ở thơ luật cần chú ý đối cho đúng bằng trắc ở các từ :
* Ðối với thơ ngũ ngôn : các từ số 2, số 4 và số 5 :
Non nước in màu ngọc
đối với : Cỏ hoa vắng bụi trần

Êm đềm nhưng diễm ảo
đối với Dản dị mà thanh tân

Nửa mơ màng Ðỉnh Giáp
đối với Nửa luyến tiếc Dương Trần

Còn các từ 1 và 3 thuộc ngoại lê. Bất luận, nên ta có thể linh hoạt , đối đúng được bằng trắc thì tốt , nếu không cũng có thể châm chước ví dụ như nhưng đối với mà trang các câu :

Êm đềm nhưng diễm ảo
Dản dị mà thanh tân
Hay 2 từ nữa đối với nhau trong 2 câu :
Nửa mơ màng đỉnh giáp
Nửa luyến tiếc dương trần
Trong cặp này thì đỉnh giáp đối với dương trần chưa được cân về từ.

* Ðối với thất ngôn :

các từ số 2-4-6- và 7 , ví dụ :

Gác mái ngư ông về Viễn phố
đối với Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Trong 2 cặp đối trên các từ 2-4-6-7 đã đối rất đúng luật bằng trắc, riêng 2 từ số 1 gác với gõ là cùng thanh trắc, nhưng nằm trong ngoại lệ, hơn nữa, 2 từ gác và gõ đýu đi đôi với danh từ : gác mái gõ sừng thì đối với nhau vẫn cân.

Một ví dụ khác :
Ao sâu nước cả khôn chài cá
đối với Vườn rông rào thưa khó đuổi gà.

Trong ví dụ 2 cũng như ví dụ 1 chỉ đối linh hoạt trong ngoại lê : Ao đối với vườn tuy cũng là thanh bằng cả nhưng đều rơi vài ngoại lệ, mặt khác lại cùng là 2 từ ghép ao sâu với vườn rộng thì đối vẫn chỉnh.
Trong những cặp thực hoặc luận mà bối trí đối được cho cân cả từ lẫn ý và đảm bảo đúng được luật bằng trắc cũng là những trường hợp hiếm , ví dụ như 2 cặp dưới đây :

Khúc Dương Xuân
Bâng khuâng lối mộng từng ngây ngất
Bữ ngữ đường hoa há ngại ngần

Tố Phương

Cây Cau
Và bẹ trứng đầy ôm mỗi phía
Dăm tàu lá xẻ tỏa xung quanh
Phanh tà áo lụa khoe chùm mộng
Duỗi cánh tay ngà hé nụ xinh

Lạc Nam

2-Về ý

Trong thơ Ðường, thanh thường phải đi với ý, cho nên khi tìm thanh là phải chú ý luôn đến ý , khi được cả thanh lẫn ý thì từ được chọn mới đắt.
Nếu gặp trường hợp cần giữ ý thì cần phải hy sinh từ, trường hợp này có thể phải đối từ loại nọ với từ loại kia như trường hợp 2 câu nói ở trên :
Nửa mơ màng đình Giáp
Nửa luyến tiếc dương trần.

Hay như 2 câu

Nguyệt vịnh hoa đề khi hứng vận
Trà dư tửu hậu lúc lương thời

Vĩnh và đề mà đối với dư và hậu , thực ra chưa được cân lắm, hứng vận đối với lương thời, cũng vậy
Nhưng cũng tạm coi là được.

Hai trường hợp này gọi là đối lệch tức là không được cân giữa thanh và ý.

Trong khi chọn từ và ý cho 2 vế đối :

nên chú ý đừng để điệp ý , tức là vế trên cũng ý ấy , vế dưới cũng ý ấy, mà người ta thuờng gọi là " bổ nứa " , ví dụ như 2 câu dưới đây :

Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
Ngặt vì sức yếu cháu không rời

Trong 2 vế này đều có ý nói sức khỏe kém, nhưng còn 2 ý đường xa và bận trông cháu , thì cũng là điệp ý. Tuy nhiên 2 câu này có thể sửa lại :

Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
Ngặt vì con vắng cháu không rời

Thì 2 ý gắn được với nhau : vì con vắng nhà nên phải trông cháu , đối với ý câu trên sức khỏe kém mà đường lại xa, cả 2 ý làm cho tác giả không đi được.Ðối như thế mới cân cả từ lẫn ý.

Hay như 2 câu thực trong bài thơ mừng đám cưới dưới đây , tác giả đã đặt cả 2 câu cùng một ý là Lâm và Thoa kết duyên với nhau :

Cầm sắt Lâm vui duyên hảo hợp
Thất gia Thoa đẹp chữ hôn nhân

Hai câu này vừa là "bổ nứa " đã đành, nhưng về từ đối cũng chưa chỉnh : hảo hợp mà đối với hôn nhân, không cân xứng, vì không được cả từ lẫn ý.

Chép theo :
LẠC NAM Tìm Hiểu Các Thể Thơ nxb Văn Học Hà Nội 1996

c-Chuyện Tiếu Lâm Về Ðối

Làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã.
Phải đối cho chỉnh :

bằng đối trắc,
trắc dối bằng;
loại chữ nào đối theo loại chữ nấy;
hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng phải dụng điển.
Song phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại.

Vì nội dung, rủi hình thức có khuyết đôi chút cũng không sao. Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý.

Ðể nhạo những kẻ hẹp hòi, cố chấp, khư khư đối từng chữ cho thật sít sao, người xưa có câu :

Chùa Non Nước, non non nước nước, nhất vui thay là phố Vân Sàng;
Núi Già Cơm, cơm cơm già già , tam buồn nhẽ ấy phường vũ mẹt.

Lại có câu chuyện :

Một thầy tú nghèo đi lữ đường vào nghỉ trong một quán cơm.Sáng ra không đủ tiền trả tiền ăn tiền ngủ.Còn đang lúng túng thì nghe bà chủ quán nói :
- Tôi ra cho thầy một câu đối, nếu đối hay thì khỏi trả tiền ăn ngủ.
Thầy tú bằng lòng .Bà chủ quán ra :
- Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy mà lo tiền hàng.
Thầy tú bảo :
-Bà học hành có ít.Ðể tôi đối từng đọan, từng chữ, cho bà dễ nhận được hay dở nhé.
Bà chủ quán gật đầu .Thầy tú đối :
- " Sớm mai gà gáy ó o" , tôi đối là " Chiều tối heo kêu ụt ịt " được chăng ?
- Ðược, đối tiếp đi .
- " Thầy tú thức dậy", tôi đốI với " Bà quán nằm xuống " .Ðược không ?
Bà quán khen hay và trầm ngâm một mình :
-" Thầy tú thức dậy" mà đối" Bà quán nằm xuống " thì .. thì thú vi. Quá ! Ðáng đău tú tài.Nếu nới tay một chút thì cho lên cử nhân cũng được.
Ðương lúc bà quán cao hứng về cảnh " thầy tú thức dậy, bà quán nằm xuống " thì thầy tú đối tiếp và hỏi tiếp :
-" Mà lo " tôi đối" Mà lắng ", Tiền" tôi đối " Gạo " , "Hàng " tôi đối " Lụa " . Ðược chăng ?
Bà quán thích ý đáp luôn miệng " Ðược, được "
Thầy tú liền nói :
-Thế là tôi trả nợ xong rồi .
Ðoạn xách dù đi một mạch.
Bà quán đương sống với câu đối , không để ý đến thầy tú, lẩm bẩm đọc :
-"Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy.. Chiều tối heo kêu ụt ịt , bà quán nằm xuống " Thật là hợp tình hợp cảnh.Rõ là lòng gấm miệng hoa.
Ngồi tựa lưng vào ghế, lim dim đôi mắt để tận hưởng vị văn chương .Rồi ngâm tiếp:
- " Mà lo tiền hàng ".. Lo không được cũng không sao vì đã có thơ hay trong túi.." Mà lắng gạo lụa " .
Bỗng đập tay xuống bàn, thét :
-" Mà lắng gạo lụa" là cái quái gi ? Thầy gạt tôi rồi, thầy tú ơi là thầy tú ! Ðối ơi là đối !

Nhưng đó là chuyện " tiếu lâm " .Sau đây là chuyện thật :

Ðời nhà Tống có một nhà thơ tên là Vương Kỳ lấy việc đối chỉnh làm hay.
Kỳ khoe cùng Tô Ðông Pha có bài Trúc Thi được hai câu rất đắc ý , nhân đọc cho nghe :

Diệp thùy thiên khẩu kiếm
Cán tủng vạn điều thương

Lá buông nghìn lưữi kiếm
Góc dựng vạn cây thương

Tô Ðông Pha cười :
- Hay thì hay thực , song như vậy thì mười cây tre chỉ có một chiếc lá thôi ư ?
Muôn cây mà chỉ có nghìn lá, thì chẳng phải 10 cây 1 lá hay sao ?
Chỉ vì muốn đối cho chỉnh cho khéo mà quên lẽ phải.
Bởi vậy Tô công thường đem làm chuyện tiếu lâm, và nói :
-Xem việc thế gian nhịn cười còn dễ , xem thơ quan Ðại phu Vương Kỳ nhịn cười thật khó

Trong Tùy Viên Thi Thoại chép rằng :

Một viên tú tài trình cho tác giả một bài thơ, có câu :
Cha chết chôn Vị Bắc
Anh đau nằm Giang Nam
Tùy viên cảm động :
-Tình cảnh sao mà thảm thiết .

Viên tú tài liền đùng dậy thưa :
- Sự thật không có thế, chỉ muốn đối cho chỉnh mà bày đặt ra thế thôi.

Chỉ vì muốn có câu đối chỉnh mà quên cả sự lý, một bên đem cả cha anh ra làm trò hề !
Ðó là bài học đích đáng trong cách dùng đối ngẩu .

Tùng Linh
Chép theo :
Quách Tấn Thi Pháp Thơ Ðường nxb TRẺ TP. Hồ Chí Minh 1998

Return to “Học làm thơ”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests