Tu Hành từ Con Tim

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Tu Hành từ Con Tim

Postby nmchau » 27 Dec 2006 11:45

Bài giảng của thầy Ce Hằng Trường
NLG ghi lại
Image


Thầy kể chuyện một cô Đài Loan đến gặp thầy xin giúp vì bị người yêu phản bội, bồ với 2 cô cùng lúc. Cô bị khủng hoảng tinh thần, nói với thầy 3 tuần nay đọc bài mà không hiểu không nhớ gì cả, cô mất trí phán đoán. Mẹ cô gặp lại cô sau một năm xa cách nói mặt cô bây giờ xấu, không vui, khó chịu. Cô ăn thật nhiều, ăn hoài, lên cân.
Té ra cảm xúc ảnh hưởng tới sự phán đoán và suy tư.
Bài học cho thầy: Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều. Bài học kèm theo là tình cảm “lăng nhăng” rất phiền. Đời có nhiều khó khăn nghẹt thở, phần lớn là do những người thân chung quanh ta gây ra chứ không phải người lạ. Cái dễ sợ nhất của cuộc sống là tạo dây oan nghiệt.

Trước giờ thường người ta nói tu tâm chứ không có ai nói tu tim. Trong một buổi hội luận TV Khai Tâm, anh Hiển có đặt câu hỏi tại sao người ta không nói là tu tim mà lại là tu tâm. Thầy đã suy nghĩ nhiều về câu hỏi này vì thầy thường nói là mình phải tu cái thân xác và tâm. Thầy suy nghĩ cả năm mới vỡ lẽ là có chuyện tu tim thiệt.

Thầy nghiên cứu sách Đạo Tạng tức cuốn sách căn bản của Đạo giáo xem sự huấn luyện của tim như thế nào thì thấy trong Đạo giáo, sự huấn luyện con tim rất quan trọng. Họ học cách hít thở làm tim nhẹ đi, trở nên hòa hợp với thiên nhiên ngoại cảnh, khi đi ngoài đường thì khác, trên núi thì khác. Họ nói “tâm tạng” chính là nói con tim. Tâm linh hay tâm lý là phần trên đầu, phần trừu tượng, con tim thì là “tâm tạng”

Thầy nghiên cứu Đạo Tạng Kinh tìm phương pháp họ dạy cho con tim hòa hợp. Họ có phương pháp rất hay: Họ có thể ra ngồi gốc cây, rờ, ôm cây, nghĩ mình hòa hợp với cây, thiên nhiên. Họ nhận ra rằng tu là từ con tim chứ không phải tâm. Như vậy đã có một trường phái nhận ra rồi, là Đạo giáo.

Thầy lên online tìm xem phần nào đức Phật nói về “tâm tạng” thì thấy trong văn hóa Phật giáo Tàu hầu như không có nói về sinh lý của tâm. Đức Phật nói tâm lý là cảm xúc, cảm tình, không nói về cái tâm.

Yoga nói về cái tâm từ lâu, ngay từ bắt đầu, nói về gan, thận, não, nhất là xương sống. Phật giáo thì chỉ nói về phần trừu tượng không nói về tâm.

Sau đó thầy nghiên cứu xem khoa học bây giờ nói gì về cái tâm. Những gì thầy nói tổng hợp của Đông và Tây

Image


Quan niệm xưa:

- Người Hy Lạp cho rằng cảm xúc và tư duy là 2 cái hoạt động độc lập, riêng biệt, không dính dáng tới nhau.

- Thiên Chúa giáo cho rằng: cảm xúc, tình cảm là tội lỗi, cám dỗ nhất là tình yêu, tình dục, phải được kềm chế bởi lý trí và ý chí.

Trong Phật giáo cũng có thể thấy sự tương đồng. Người ta thường nghĩ phiền não là xấu, là phải ra khỏi vui buồn. Có lần, một cậu thiếu niên thấy thầy cười vui với mấy chú sa di thì ngạc nhiên, cho rằng người tu hành không được cười, không được có cảm xúc. Xuất gia tu hành là thành thần thánh, hết tham sân si, tình cảm cao. Không đúng sự thực.

- Tim chỉ là thớ thịt bơm máu không dính dáng gì đến tình cảm.

Image


Image


Làm việc không nghỉ, chỉ nghỉ ở thời trương tâm. Đập 100,000 lần mỗi ngày, bơm 2000 gallons máu khắp thân thể.
Người sống 70 tuổi thì tim đã đập 2,5 tỷ lần, một thành tích mình có thể khoe.

Chuyện tim dính liền với cảm xúc rất là đặc biệt vì hồi xưa người ta chưa nghĩ ra cảm xúc ở trong tâm mà ghi nhận. Bây giờ người ta bắt đầu phân biệt được 2 loại hay rất nhiều loại cảm xúc. Cảm xúc như thế nào thì tim hiện ra như vậy.

Ở đây thầy đưa ra 2 hình dạng, 1 là lúc mình bứt rứt khó chịu, 2 là lúc cảm kích, 2 làn sóng khác nhau.
Có nhiều những làn sóng: ganh tị có làn sóng rất độc đáo, khi đang mưu mô thì làn sóng cũng độc đáo, khi bác vui vẻ thì có làn sóng khác.

Khoa này đặc biệt, không phải coi nhịp đập của tim. Bác sĩ làm tâm điện đồ chỉ ghi nhận nhịp đập của tim mà không ghi nhận chất lượng cảm xúc của nhịp tim.
Hiện thầy có máy đo chất lượng đó tức phẩm chất của nhịp tim. Chút nữa thầy sẽ đo thử vài người cho vui. Khoa này bắt đầu từ sau thế chiến thứ hai.
Image


Kết luận: Cảm xúc, tình cảm gắn liền với trạng thái điện và điện trường ở tim. Vì sao?

Tim có hệ thống thần kinh riêng biệt.
Dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm tới node của tim rồi tỏa khắp tim. Trái tim mình có nhiều dây điện trong đó chứ không phải chỉ là thịt.
Cắt tim ếch ra khỏi cơ thể thì nó vẫn đập được 1 lúc do điện còn trong tim dù không có máu.
Tim có đặc tính độc lập nhưng mà “interdependent” vì nó cũng liên hệ với những hệ thống xung quanh.
Tim có điện và có điện trường của nó.

Image


Nhiều trạng thái xẩy ra do tim không đập đều hòa.
Nhiều bệnh gắn liền với nhịp không đều của tim.
Bệnh trầm cảm gắn liền với nhịp đập của tim, cho tới bệnh cao huyết áp, bệnh suyễn tưởng là bệnh phổi nhưng té ra có dính tới nhịp tim.

Người ta chữa suyễn bằng cách dạy cho hít thở điều hòa, giữ cho tim điều hòa.
Nhiều bệnh khác nữa như đau đầu ... Những bệnh của tim này phần lớn có ảnh hưởng của cảm xúc.


Image


Tim và Não có liên hệ gì với cảm xúc? Trong việc tạo ra cảm xúc thì liên hệ của tim và não như thế nào?

Image


Não con người có 3 bộ phận.

Bộ phận trong nhất là bộ não của loài bò sát, não phôi thai nhất.
Não này có nhiệm vụ chính làm sao cho mình sinh tồn thôi, hoàn toàn là bản năng tự nhiên. Phần não này không dính dáng tới sự suy nghĩ của mình

Image


Phần não thứ hai dính dáng tới cảm xúc tình cảm sau này có tên là limbic, dính dáng tới vui, giận, buồn, tình thương của mẹ, ghen ghét người khác.



Não thứ 3 đúng là não con người của mình.
Trước đó mổ đầu con rắn thì không có não số 2 và 3, chỉ có não số 1,
mổ đầu con gà thì chỉ có số 1.

Phần neocortex phía trên, cái nếp xếp, quan trọng cho sự suy nghĩ trừu tượng, có nhiệm vụ làm cho mình biết concepts, tư duy và biết được cảm xúc, có khả năng cho mình chọn coi mình làm cái gì, làm chủ hành vi của mình. Nó còn có khả năng làm cho mình có thể nhìn lại chính mình, đặt câu hỏi và quan niệm bản ngã tôi là ai được rõ ràng.
Nó giúp cho mình giải quyết vấn đề, suy nghĩ xa gần, so sánh chuyện nào tốt hơn, cái nào nên làm và có một hướng đi rất đặc biệt, nhìn một cách toàn diện và phân tích cái khả năng của nó.

Image


Não nặng chỉ 3 lbs, có 100 tỷ neurons tức tế bào thần kinh, nối liền nhau thành 1 mạng lưới để mình suy nghĩ.
Mỗi neuron nối với các neurons khác bằng cả trăm ngàn synapses, tức chỗ để hai tế bào nói chuyện với nhau. Có tới 1 triệu tỉ synapses trong não, nhiều hơn số tinh tú trong toàn vũ trụ, bằng hằng hà sa số như đức Phật nói.
Chúng ta chưa xài hết những synapses này mà chỉ xài một phần rất nhỏ.
Mình làm những chuyện làm não ngày càng thoái hóa. Thí dụ coi TV làm óc thoái hóa dễ sợ, mất nhiều synaptic intelligence.

Mình mới xài một phần rất nhỏ. Thành ra trong quá trình giác ngộ, khi bác muốn tu thì mình không thể chỉ tu tâm mà phải tu thân. Khi tu thân thể, mình làm 3 chuyện cực kỳ quan trọng:

- Tu khí lực tức tu luân xa, thực hành Càn Khôn Thập Linh
- Tu tim
- Tu não

Mình nhớ tới mô hình trên là tâm, dưới thân.
Hai phần này đều tu cả. Thân này định nghĩa là khí lực tức luân xa.



Não có điện, tim cũng có điện. Bên nào mạnh hơn?

Khi gặp 1 người nào đó, mình có thể cảm nhận người đó như thế nào một cách mơ hồ nhưng không biết suy nghĩ của họ trong óc.
Bây giờ người ta khám phá ra: con người ảnh hưởng nhau bởi điện trường trong tim nhiều hơn óc.

Có mấy người Mỹ nói với thầy khi họ qua gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, họ cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản quá. Thầy hỏi cái nhẹ nhàng thanh thản đó ông cảm thấy ở thân ông hay là trong tư tưởng. Họ nói không, tôi vô phòng ngồi với ông, ông không nói gì chỉ cười nhưng làm người tôi nhẹ. Họ chưa bắt được làn sóng tư tưởng, chỉ thấy nơi thân thể thôi. Thầy lại hỏi như vậy đứng xa xa ông cảm thấy nhẹ hay ngồi gần. Ông nói ngồi gần mới nhẹ.

Rõ ràng có 2 chuyện:
- Phải ngồi gần trong phạm vi của tim,
- Có sự trao đổi. Đụng tay người nào quan trọng lắm, làm cho nhịp tim người đó và nhịp óc mình synchronized

Người Hawaii, Tây tạng và một số những người khác khi gặp nhau họ không bắt tay. Người Hawaii ôm nhau sao cho tim ép vào nhau thật chặt rồi thả ra, cho 2 con tim hòa điệu.
Sau đó nếu là 1 người spiritual tức có đời sống tâm linh cao thì họ cụng trán bác, muốn hòa điệu óc.
Nhiều người cực kỳ mẫn cảm, chỉ cụng đầu là họ biết mình tốt hay không. Người Tây Tạng cũng cụng đầu như vậy. Đây là một cách làm hòa điệu tâm thức với nhau. Bắt tay cũng là một cách làm điện trường hai bên hòa điệu nhau.

Người Á Đông nam nữ thụ thụ bất thân, không đụng nhau nên không có những kinh nghiệm của những văn hóa khác. Xúc chạm sau này biến thành môn gọi là Healing Touch, trị bệnh chỉ cầm tay. Những người chữa bệnh được như vậy cảm xúc của họ cực kỳ thanh cao, nhẹ nhàng.

Não

Image


Não 1: liên hệ tới bản năng, phản xạ, những hoạt động căn bản của thân thể, rất phôi thai, không có tác dụng với sự suy nghĩ cao. Nhưng mình sống là nhờ nó, nó có trước tiên.

Image


Não 2: liên hệ tới cảm giác và cảm xúc. Vùng này rất quan trọng, nó điều khiển tất cả các cảm xúc. Những người nghiên cứu về não thấy rằng những người ra làm việc ngoài xã hội mà thành công không phải nhờ IQ cao, thông minh mà là bởi vì mức độ cảm xúc của họ rất trưởng thành. Khi đo não, họ thấy vùng 2 của những người này rất phát triển, rất lớn, những synapses rất phát triển và hoạt động rất mạnh. Thái độ của những người này hòa hợp với người chung quanh. Vùng 2 liên hợp với sự suy nghĩ của não ở trên rất chặt chẽ, sự lưu thông lên xuống giữa hai não này rất mạnh. Trong não 2 có vùng rất nhỏ tên Amygdala, điều hợp những phản ứng của hệ thống miễn dịch, nội tiết và bắp thịt. Khi gặp nguy cơ nó điều hợp những bộ phận này. Nó ghi nhớ những cảm xúc, là nhà kho chứa dựng cảm xúc.

Thí dụ: Khi nghe đến tên thầy thì các bác có hình ảnh gì hiện ra trong đầu?
(Có người nói: thấy thầy vui tính, bao dung). Bác cảm thấy sao? (Trả lời: cảm thấy dễ chịu). Cảm xúc này chứa trong vùng amygdala. Khi chữ tên thầy nổi lên, bác sẽ cảm thấy dễ chịu. Thành ra khi mình nghe tên 1 người sẽ thấy nổi lên 1 cái quality nào đó làm cho mình có cảm xúc, khó chịu hay dễ chịu.
Ở đây cô hay bà nào nghe nhắc đến tên chồng thì thấy êm ái hay sung sướng hãnh diện, ông nào nghe nhắc đến vợ thấy ấm áp? (Nhiều người giơ tay)
Những cảm xúc này chứa ở trong não 2, rất khó đẩy 1 người nào ra khỏi vùng này. Nếu ở não trên thì dễ hơn.
Vậy nên để cảm xúc tốt ở đây. Nếu nghe tên người nào mà mình thấy ấm áp nhẹ nhàng thì mình nên nghĩ tới người đó nhiều để có cảm xúc tốt. Đây là cái khả năng mình có thể tạo ra cảm xúc, không cần chờ cảm xúc tới.

Image


Thí dụ cổ điển: Hồi xưa từng bị chó cắn, cảm giác sợ và giận dữ đau đớn kẹt trong amygdala. Mình sẽ nhớ mãi cảm xúc đó vì nó nằm kẹt trong amygdala.Nay gặp chó, mình sẽ sợ, đánh nó, đuổi nó đi.

Image


Đó là vì hình ảnh chó vô mắt lên tới thalamus rồi xuống amygdala, nơi đây sẽ so sánh hình ảnh chó và cảm xúc có từ trước, đưa tới phản ứng ghét giận con chó. Cảm xúc ảnh hưởng sự suy nghĩ và phản ứng của mình, tới mau lắm. Nếu mình giận 1 người cả 10 năm, bây giờ vừa nhìn thấy họ, mình sẽ quay mặt chỗ khác liền, chưa suy nghĩ gì cả. Thành cái phản ứng này mau hơn khả năng suy nghĩ của mình.


Người giác ngộ là người làm chủ hoàn toàn cả 3 não. Trước khi quay đi, họ có thể ngừng lại, không chạy đi mà đối diện được với ký ức, giải tỏa ký ức. Giải tỏa ký ức là phương pháp tu cực cao của Phật giáo để giải trừ thành kiến. Giải thoát là ở chỗ đó Nhưng đây là chuyện không thể làm được bác ơi. Mình cần nhiều memories để làm việc ở óc ngoài nhưng có nhiều memories không cần thiết. Người giác ngộ là người có thể làm được chuyện này.
Cho nên mức độ giác ngộ tùy theo mức tu luyện. Nếu tu sơ sơ trong 20- 30 năm mà có giác ngộ thì phải làm chủ được vỏ não bên ngoài, số 3, kiểm soát được sự suy nghĩ.
Tu cao hơn, làm chủ được cảm xúc tức não số 2.
Cao hơn nữa làm chủ não số 1 luôn. Đó là những người có thể ngồi ngoài tuyết lạnh không cần quần áo. Họ làm chủ được phản xạ, có thể làm tim đập mạnh nhẹ hay ngừng lại, thay đổi được cả hệ thống phản xạ vô cùng sâu sắc của con người.


Não 1: đã có hằng triệu năm, liên quan tới loài bò sát.
Não 2: có ở những động vật sau này như chó mèo, bồ câu, két, loài hữu nhũ.
Não 3: vài con vật như khỉ đã có
Khi tu là chuyển hóa từng bộ phận não một. Không có chuyện đùng cái là giác ngộ. Giác ngộ không phải là sự hiểu biết nào đó như công án, hiểu công án nhiều khi không phải là giác ngộ. Giác ngộ phải đi đôi với sự chuyển hóa của thân, tâm.

Image


Não 3 liên hệ sự suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, dự liệu, tính toán, hiểu biết những vấn đề trừu tượng. Đây là phần não đặc biệt của con người. Não 3 ảnh hưởng tới 2. Hình ảnh con chó lên tới não 3. Não 3 có thể nhận ra chó này là chó hiền, mặc dù đã có ký ức bị chó cắn hồi xưa nhưng đồng thời mình cũng có ký ức mới cho biết là chó hiền. Quá trình này gồm suy nghĩ rồi trở lại não nói cho biết nên làm gì. Quá trình này chậm, không dùng để giải quyết vấn đề tình cảm được. Giống như mình nói giận mất khôn. Khôn là trí óc. Não 2 đã phản ứng rồi thì não 3 cũng chịu thôi.

Image




Image



Từ tim tới óc: ảnh hưởng bằng 4 cách
-Thần kinh hệ
-Sinh vật lý
-Hóa chất
-Điện trường


Image



1.Thần kinh hệ:
Thần kinh nơi tim ảnh hưởng tới đầu. Tín hiệu của tim lên trực tiếp não 2, do đó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình trong não. Trước kia người ta nghĩ tín hiệu từ óc điều động con tim và tim cũng có ảnh hưởng lên óc nhưng không đo được. Bây giờ đã có máy đo thì thấy tín hiệu từ tim lên óc nhiều hơn là từ óc xuống tim, hơn tới 60 lần. Thành ra nhiều lúc con tim không nghe lời cái đầu.

Image



Thí dụ: mình hay nói “giận mất khôn”. Khi mình nổi giận lên thì nói gì mình cũng không nghe. Những tín hiệu từ tim lên nhiều quá khiến óc bị “lệch lạc”, hoàn toàn bị tim ảnh hưởng. Hệ thần kinh của tim mạnh hơn 60 lần óc. Tim ảnh hưởng óc nhiều hơn óc ảnh hưởng tim.

2.Sinh vật lý (biophysical): Nhịp đập tim ảnh hưởng tới óc. Khi mình hoạt động, tim đập nhanh máu lên đầu nhiều khác với lúc ngồi thiền, tim đập nhẹ, máu lên đầu ít.

Image


3.Tuyến nội tiết: Năm 1983 người ta công nhận tim còn là một hạch nội tiết, tiết ra chất ANF, ảnh hưởng tới mạch máu, thận, nang thượng thận, điều hòa lượng máu chảy, sự làm việc của tim. Tim có tế bào đặc biệt gọi là ICA tiết ra nor epinephrine và dopamine có ảnh hưởng lên mạch máu. Nó còn tiết ra oxytocin là một love/bonding hormone, vì làm người ta có cảm xúc thân thiện với người khác. Hai người ngồi gần nhau nói chuyện với nhau, mực oxytocin tăng lên khiến hệ miễn nhiễm của họ tốt hơn, họ ít bị bệnh.
Bộ lạc Indian Sioux ngồi nói chuyện với nhau nhiều, rất gần gũi nhau: mực oxytocin cao, hệ miễn dịch của họ rất mạnh.
Đi ngoài đường nói chuyện với người ta nhiều thì tự nhiên oxytocin tăng. Có nhiều sinh hoạt cộng đồng, có sự liên hệ với người khác: giúp cho hệ miễn nhiễm làm việc tốt hơn.

4.Điện từ trường: Điện của tim mạnh gấp 500 lần điện của đầu.

Image


Bỏ một cục sắt vào sẽ có khuynh hướng chạy theo từ trường. Nếu con tim đầy tình thương, ai vô từ trường của người này sẽ cảm thấy tình thương tỏa ra. Nếu là người đầy giận dữ, ai vô từ trường của người này sẽ cảm thấy khó chịu lắm. Người t a nói ông Thành Cát Tư Hãn có từ trường sát khí rất mạnh, oai phong lẫm liệt đến nỗi người ta gặp phải tự động quỳ xuống. Còn đọc truyện Kim Dung mình thấy Kiều Phong có từ trường anh hùng khí phách, ai gặp cũng cảm nhận ra liền.
Do đó nếu mình không tu từ trường của tim mà chỉ tu óc, đọc sách không thì là đi trật đường, không giải quyết được vấn đề. Đọc sách nhiều chưa chắc tim mở. Thầy sẽ chỉ cách cho bác tập sao cho tim mở ra ở cuối bài giảng. Bác sẽ thấy thay đổi điện từ trường của tim sẽ ảnh hưởng nhiều lắm lên cuộc đời mình, thay đổi cuộc đời những người xung quanh nữa.
Từ trường quan trọng nên hồi xưa người ta nói chọn bạn mà chơi, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng .., người xưa có trực giác nhận thấy như vậy dù không có máy đo. Vô từ trường tốt, mình sẽ tốt hơn. Bây giờ mình chứng minh được bằng máy đo từ trường. Sau này phát ra môn học gọi là “aura reading”, đo hào quang hay từ trường của mình. Có cả môn “aura photography” chụp mình hào quang hay điện từ trường quanh người mình nữa. Những cái này đều là chuyện có thật cả. Càng ngày mình càng có nhiều phương tiện chứng minh được những điều Phật nói ngày xưa là “như thị”, chân thật.

Người tập Càn Khôn Thập Linh trên 1 năm sẽ thấy sự chuyển biến quan trọng trong điện từ trường của họ vì máu chạy điều hòa, tim trở nên mạnh hơn. Người ta trở nên dương tính, có nghĩa là nhẹ nhàng, optimistic hơn, tâm mở rộng. Tập CKTL có tác dụng mở luân xa, mở điện từ trường nên tập hoài sẽ mở tâm ra. Tập đều đặn sẽ có cảm ứng là thấy tâm mở, nhẹ nhàng lắm. Thể chất mạnh lên từ luân xa, từ các trung tâm năng lượng chứ không phải bên ngoài. Tập nhiều sẽ đưa đến chuyển hóa, tốc độ quay của LX càng mạnh, từ trường càng lớn. Không những làm tâm luân mở ra mà tất cả các luân xa đều mở ra. Các bác nên chịu khó đi tập CKTL. Mình tu chẳng những cái tâm mà còn cái thân, hai cái ráp lại với nhau.
Khó khăn của thầy hiện nay là người ta hỏi tại sao thầy không giảng chuyện phật di đà đang đi kinh hành, cúng dường, hóa phép, chuyện thần bí. Nhưng vấn đề là cái thân mình chưa giải quyết thì làm sao tu cái tâm được. Phần dưới mình chưa làm được thì phần trên mình sẽ không làm được.
Pháp của thầy là thực hành. Trước khi bác về hôm nay, thầy sẽ cống hiến cho bác phương pháp thực hành ngay, làm sao điện từ trường của tim bác mạnh lên ngay.


Image


Nhìn hình này, bác thấy dưới là nhịp óc, trên là nhịp tim, tương tợ nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tâm mình như thế nào thì óc bị theo như vậy.
Tim ảnh hưởng óc sâu đậm nên tim là cái gốc để ảnh hưởng lên óc. Mình phải làm sao ảnh hưởng được tim thì mới là “nắm đằng cán”. Không làm chủ được trái tim thì không làm chủ được con người của mình. Muốn làm chủ được mình thì phải làm chủ tư tưởng. Mà muốn làm chủ tư tưởng thì phải làm chủ trái tim. Đây là cống hiến của thế kỷ 21. Phật giáo đã có 25 thế kỷ nhưng quan trọng là mình cần thêm vào để giúp cho sự tu hành Phật giáo được viên mãn. Đó là kỹ thuật, khoa học, triết học, tâm lý học....Mình sẽ dùng những phương pháp này đem vào Phật giáo.

Image



Nhìn hình này thấy nhịp tim ảnh hưởng tới làn sóng của óc. Hai cái đó ảnh hưởng nhau chặt chẽ. Hình này cho thấy biển là cảm xúc của tim, con thuyền là sự suy nghĩ của óc. Nếu mình chỉ lo cái thuyền mà không lo cái biển, nghĩ rằng biển mình chịu không làm gì được, là sai.

Một vĩ nhân nói câu quan trọng:

Image


-Tim là nơi tạo ra nhịp điệu, khuôn phép cho toàn thân thể. Tim đập mạnh thì suy nghĩ của óc cũng vậy, khó chịu, bứt rứt. Tim đập mạnh đưa đến mau già hơn , tăng huyết áp.
Tim đập nhẹ sẽ trẻ ra. Thành ra bác muốn trẻ thì phải làm việc với con tim cho nó nhẹ nhàng lại. Nên bắt đầu tập hít thở cho lắng hơi thở, tim sẽ lắng xuống. Đó là cách để làm cho mình không già lẹ.

Image


Tim đập mạnh, khi cảm xúc âm tính, dữ dằn thì làm cho
-óc không thể suy nghĩ sáng suốt
-khó quyết định đúng đắn
-khó biểu đạt rõ ràng với người khác được
-dễ bị bệnh tim
-tăng huyết áp

Cảm xúc của mình dễ sợ lắm Cho nên đừng tu cảm xúc mà thôi mà phải tu cái tim mới được.
Tu cảm xúc, tự nhủ tôi sẽ hiền lại, không dữ nữa... không được, phải tu từ tim. Nếu không, càng tu người ta sẽ càng nói mình đạo đức giả. Lên chùa lạy Phật thành tâm, hiền lành nhưng mới thua 1 bàn bầu cua cá cọp là nổi xung lên. Nhưng không phải là mình đạo đức giả, mình có ý thành tâm thiệt nhưng mình tu lộn chỗ rồi. Nhiều khi mình không biết nên tu chỗ nào, lúc nào pháp môn gì. Thành ra thầy muốn như người Mỹ, đưa kỹ thuật vào để biết phải làm sao mà tu.



Bây giờ nhắc lại: Phần 1: tim là trung tâm cảm xúc, ta có thể ghi chép được tim hoạt động ra sao. Phần 2 nói não có 3 bộ phận, bộ phận thứ hai là một trung tâm nhỏ tên amygdala liên hệ trực tiếp tới cảm xúc, là nơi trữ ký ức về cảm xúc. Cái não có dính liền với cảm xúc chứ không phải chỉ là tư duy. Tim cảm xúc, não cũng có cảm xúc. Nhưng tim ảnh hưởng lên não nhiều hơn não ảnh hưởng lên tim. Nhịp đập của tim mạnh đến nỗi tế bào của mình cũng phồng lên xẹp xuống, nhúc nhích theo nhịp của tim. Tim đập mạnh bao nhiêu thì tế bào đập mạnh bấy nhiêu, hoạt động của hóa chất trong tế bào càng nhiều bấy nhiêu.
Khi mình giận tim mình đập mạnh, loạn lên... làm con người mình, tế bào mình loạn lên luôn. Cho nên một người đang giận dữ thì nét mặt của họ rất xấu xa khó chịu. Nếu tiếp tục giận dữ hoài, cảm xúc đó ảnh hưởng tới tim, tới sinh lý hóa của thân thể mình. Mặt mình cấu tạo bởi hằng tỷ triệu tế bào. Càng giận, hoạt động tế bào sẽ đi theo chiều hướng giúp sự giận dữ đó phát triển tức là nó tạo ra 1 khuôn mặt mà khi nhìn vào mình có thể nhận ra được bà này tánh nóng, ông kia tánh nóng... Mình có cái choice: muốn xấu thì tha hồ giận dữ chửi bới, còn muốn đẹp thì dễ thương đi. Đó gần như là định luật của vũ trụ. Tất cả các nhân vật ác trong phim không có người nào mặt hiền lành dễ thương cả, mặt họ dễ sợ.
Mà cảm xúc ảnh hưởng với nét mặt của mình làm cho quan hệ với người khác khó khăn hơn. Người ta thấy nét mặt mình giận dữ không ai muốn chơi với mình.

Thành ra thực tế nhất trong chuyện tu hành thì trước khi khai mở đỉnh đầu, giác ngộ thì nên tu cái tim trước. Mấy năm nay thầy giảng về cái bụng, nói chuyện ăn chay trường. Thầy khuyên các bác ăn chay từ từ, mới đầu ăn chay trường đơn tức ăn một bữa trong ngày là chay, có thể là sáng, trưa hay tối, như vậy là 1/3 cuộc đời mình rồi. Kế đó là trường đôi tức ăn 2 bữa mỗi ngày và cuối cùng là ăn chay trường đẹp tức là ăn chay hoàn toàn.
Nay thầy giảng về con tim. Sau đó sẽ là cái não, phức tạp và rất hay.

Con thuyền trên biển đi kiểu nào thì cũng là nắm đằng ngọn không nắm đằng cán cả. Bây giờ mình phải làm sao đạt trạng thái biển im sóng lặng tức là tu cái gốc, tu cái biển chứ không phải cái thuyền. Làm sao cho mau nhất và chắc chắn nhất?

Trạng thái biển im sóng lặng đó là trạng thái hài hòa, có nghĩa là: có cảm xúc tích cực trường kỳ, lúc nào cũng vui vẻ và có năng lực cao. Lúc nào cũng là người tích cực, dễ chịu, dễ thương. Tâm lý và lý trí bằng nhau, có phối hợi giữa suy tư và tình cảm. Mình nghĩ tích cực vì con tim mình tích cực, có sự cởi mở vô cùng. Hài hòa là hòa điệu của sinh lý, tâm lý và trí năng.
Hài hòa là trạng thái căn bản nhất của người giác ngộ. Không có người giác ngộ nào mà nói tôi không cần sự hài hòa, tôi chỉ cần biết ông Phật trên kia thôi. Tưởng tượng người giác ngộ mà mình không thể nói chuyện với họ được, mặt họ lúc nào cũng chầm vầm thì làm sao giác ngộ được. Người giác ngộ phải là người dễ thương.

Trạng thái hài hòa này gọi là coherence. Dụng cụ đo đạc trước kia không có. Nay thầy có dụng cụ từ trung tâm nghiên cứu và tìm ra được máy đo cái coherence này. (Phần sau thầy có đo cho 1 người và giải thích kết quả)

Đọc kinh thấy Phật khô khan, cao siêu không có chút gì ướt át cả. Khó tưởng tượng ra cảm xúc tình cảm của đức Phật, đó là do thời đại phong kiến. Phật Thích Ca được viết ra thành quá xa vời, chỉ có Di Lạc là còn có vẻ gần gũi. Thầy nói vậy là muốn đưa tới một chuyện là thường thường người ta không muốn đề cập tới cảm xúc trong chuyện tu hành của mình. Đó là triết lý thời xưa lúc đó cảm xúc chiếm phần quan trọng nhất của lý trí, sự suy nghĩ của mình. Tất cả mọi chuyện trong đầu là do cảm xúc, đòi hỏi mình phải chú ý ghê lắm. Người tu muốn giác ngộ mà không có cái cảm xúc thăng hoa để chuyển hóa thành lòng đại bi thì không được
Knh Hoa Nghiêm phần cuối cùng nói đến một quan điểm cực kỳ cách mạng trong vũ trụ quan Phật giáo: nếu muốn tu bồ đề thì cái gốc tu hành phải là Tâm Đại Bi. Cây bồ đề thì gốc của nó phải là gốc đại bi, tình thương. Một quan niệm cực kỳ đặc biệt, cực kỳ cách mạng vì nó không phải chỉ nói vậy mà một loạt những vị bồ tát ra đời cứu thế, dựa trên 1 quan niệm quan trọng: muốn giác ngộ thì đi làm việc phụ vụ người ta chứ không phải ngồi trên núi tu, quan niệm này đưa tới không phải chỉ Phật giáo đại thừa mà thôi mà còn đưa tới một vũ trụ quan rất tiến bộ đối với xã hội thời bấy giờ. Thầy nghĩ bây giờ mình không phải ngồi mà tu mà phải làm sao giúp ích cho người ta, làm cho người ta thấy an lạc. Làm cho người ta an lạc thì đó là quả báo để mình an lạc. Thay vì muốn tìm an lạc bằng cách ngồi thiền thì bây giờ mình đi làm cho người ta an lạc đi. Mà những người mình làm an lạc là ai bác? Là chồng, vợ, con, cháu, thầy, học trò mình, những người mình gặp hằng ngày. Vì làm người ta an lạc thì mình sẽ được an lạc.
Có ông kia kể với thầy là ông có cây bonsai đẹp quá, ông thức dậy 3 giờ sáng để ngắm. Ông còn đánh thức bà vợ dậy để ngắm dù bà không muốn. Ông vẫn nói: con sướng quá vì con có cây bonsai đẹp. Té ra ông chỉ làm cho ông sướng mà chẳng muốn làm cho vợ ông sướng. Mà cái đó là đi ngược lại với Phật giáo. Làm cho người ta sướng đi vì nhân tức là quả, mình làm cho người ta vui sướng thì mình cũng vui sướng. Thay vì mình lên cõi cực lạc trên kia thì mình đừng xây cực lạc của mình ở đây. Mình xây cực lạc cho những người xung quanh họ vui hằng ngày là được rồi chứ đừng nói cho tôi 5 triệu tôi đi xây cực lạc thế giới cho bà con vô ngồi. Cứ làm cho người xung quanh mình vui là được rồi, hợp lý rồi đó.

Ta phải làm gì
Image


Image




Làm gì để đạt tới trạng thái biển im sóng lặng? Trong nhóm mình có 1 anh rất dễ thương tên Dương văn Tuấn. Thầy mời anh lên đây lúc break, bảo anh cứ nghĩ đủ thứ chuyện trong đầu anh để thầy đo điện trong tim anh. Khi thầy đo thì đường chạy zig zag, lên xuống núi non trùng điệp dễ sợ. Có lúc sự suy nghĩ của anh không đến nỗi quá tệ, đầu những làn sóng này tròn tròn (khi nghĩ ý nghĩ xấu, ác thì nó nhọn). Nhìn lại thấy anh nghĩ dữ tợn 34%. suy nghĩ tốt do con tim ảnh hưởng là 15%. Mình đo được bằng đồ thị. Nó cho biết óc và tim đi ngược nhau tức óc dữ dằn, nghĩ đủ thứ mà tim thì không theo, không hoàn toàn đồng ý. Sau đó thầy chỉ cho anh một phương pháp đặc biệt để tập và đo lại. Đây là kết quả. Lập tức, vùng này không còn đỏ nữa. Mà đường sóng thì có những đầu tròn, đều hòa rất đẹp. Con đường đi vô cái vùng tam giác là cái vùng mà con tim và đầu óc ở trong trạng thái dương , làm việc với nhau. Phương pháp này rất dễ dàng, 3 phút là anh làm được mà bác thấy không, hiệu quả ngay lập tức. Anh đạt tới mầu xanh lục nhiều, 60%. Bây giờ bác nên vỗ tay.

Image


Phương pháp này rất là giản dị nhưng là phương pháp tiến bộ nhất của khoa học về tim, giúp việc trị liệu về tim có hiệu quả hơn.

Sự huấn luyện tim này có dính dáng gì đến sự tu hành Phật giáo?
Té ra sự huấn luyện Phật giáo mình trong cả ngàn năm nay đã làm chuyện này rồi nhưng không có phương pháp chứng minh tim thay đổi.
Bây giờ có máy đo này, mình mới biết tim nó thay đổi như thế nào. Cuối bài, thầy xin mời 1 người lên đo để xem tim họ chạy sao.

Bác đừng quên rằng mục đích của mình là làm sao biển này trở thành yên lặng.
Phương pháp nào?
Phương pháp nào để được hài hòa, đạt trạng thái coherence này luôn luôn trong đời?
Tức là nếu bác làm được tim và óc dương tính, hài hòa và tim không nổi giận dễ dàng.
Nếu bác giữ được như vậy trong 1 năm thì chuyện đầu tiên xẩy ra là bác phải trẻ hơn, thứ hai bác phải dễ thương hơn, thứ ba là bệnh hoạn dính với tim của bác sẽ mất đi. Mà bệnh dễ sợ nhất là cao huyết áp sẽ bớt hay mất luôn.
Cuối cùng cả, dẫn ra chuyện khi tim và óc làm việc hài hòa với nhau thì sự suy nghĩ phán đoán của bác sẽ thay đổi. Khi suy nghĩ thay đổi, quan hệ của bác với những người khác cũng thay đổi. Cái nhìn của bác thay đổi.

Có người trong lớp CKTL nói sau 1 năm học bây giờ có những chuyện ngày xưa con hay giận, bây giờ con không giận nữa. Energy nhiều quá con không giận được dễ dàng nữa.Ngoài chuyện energy cao, cái nhìn con bắt đầu thay đổi, không phải từ bên ngoài mà là bên trong.


Image


Thầy nói mình phải có phương pháp gì để bác đạt được trạng thái cái tâm của mình làm chủ đời mình chứ đừng để cảm xúc làm chủ. Hay là tim của mình làm chủ cảm xúc và cảm xúc mình ảnh hưởng tốt bởi sự suy nghĩ.
Cái đó ảnh hưởng tới cả cuộc đời của mình. Mình không tu tư tưởng, tư duy, triết lý tức là sự suy nghĩ mà mình tu cái tim. Tim ảnh hưởng lên cảm xúc. Cảm xúc ảnh hưởng tới óc não của mình, óc não ảnh hưởng lên sự suy nghĩ và do đó cả vũ trụ quan và cuộc sống của mình luôn. Mà bây giờ cái tim càng đập nhẹ nhàng, không phải là nhanh chậm mà chữ nhẹ nhàng này nói tới cái tính chất cái đập của nó, cái nhịp nhàng của nó. Nếu mình có được cái nhịp nhàng dễ chịu đó thì cả cuộc sống của mình và hoàn cảnh xung quanh dễ chịu. Và thầy nghĩ trước khi mình muốn chuyện giác ngộ thì nên mình làm chuyện tu tim nầy trước. Đó là message quan trọng nhất của thầy hôm nay. Vì nếu mình không có cái nhẹ nhàng này thì không cách chi nói chuyện tu hành cao được cả. Càng muốn tu cho cao thì mình càng nên coi chừng vì trình độ mình chỉ lớp 3 thôi mà mình đòi lấy bằng PhD thì khó lắm.

Đây là phương pháp và là lý do bài giảng này hôm nay.


Image


Buông lỏng thân thể.
Ngồi ngay ngắn, chú ý vào vùng tâm luân tức vùng ngay giữa ngực, giữa xương ức.

Image


Thở vô thở ra chỗ đó.

Những người học thiền với thầy mỗi tháng thì thầy có dạy PP này sâu hơn để từ pp này mà chuyển lên mở các LX phía trên.
Còn đây là crash course cho các bác tu liền, làm liền.

Thở vô ra, chú ý vô vùng tâm luân.
Thở vô ra chỗ này và niệm thầm.
Thở vô niệm “Ohm mở ra”,
thở ra thì đọc chữ “Ah xả hết”.
Mở cánh hoa, cõi lòng ra. Xả hết thì mình nghĩ buông xả hết chuyện giận dữ, buồn bã, mình tha thứ luôn. “Ohm mở ra, Ah tha thứ” cũng được.


Còn 10 phút. Mình sẽ mời 1 người lên đây. Đầu tiên cứ nghĩ đủ thứ chuyện, chuyện gì cũng được. Sau đó thực tập theo phương pháp nói trên. Sau đó mình theo dõi đồ thị của cả 2 giai đoạn xem sự thay đổi ra sao.

Thầy mời anh Chí lên.
Trước hết anh cứ nghĩ lung tung, mọi người theo dõi đồ thị trên màn ảnh. Anh nghĩ mấy chuyện bực bội, giận hờn, thù hận.
Cái hay của cái này không phải là mình nghĩ gì nhưng cái nghĩ của mình và trái tim nó có hạp nhau không. Nói đúng hơn, cái chuyện mình nghĩ có hòa hợp với tim hay không.
Đồ thị cho thấy nhịp tim của anh nhanh tới 104, mức độ coherence không nhiều không happy lắm nên biểu hiện thành mầu đỏ, tới 75%.
Không có phần nào trong tim đồng ý với óc cả. Tim không tích cực. Nếu càng nghĩ như vậy thì càng lúc cuộc sống của mình càng cần tìm những cái stimulation bên ngoài để giải trừ cái tension của mình, sự giằng co của mình. Không có hạnh phúc trong tim mình trào ra. Cứ tension như vậy hoài thì người mình càng bị lệ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thành ra tim óc không bằng nhau, không hòa hợp nhau.

Biểu đồ bên này có nghĩa mức độ coherence. Cái điện dưới tim đi lên thường là sympathetic làm mình relaxed nhẹ nhàng, nó không có. Ảnh hưởng lên đầu để mình có sự suy nghĩ theo kiểu tim nhẹ nhàng không có.Tức là cái stress trong đầu mình nhiều lắm làm cho đầu mình không thể làm việc hòa hợp với tim.

Sau đó thầy cho anh làm theo phương pháp trên. Anh từ từ đi vào cái zone chứng tỏ có sự hòa hợp giữa tim và óc.
Thầy hỏi anh có làm đúng như lời thầy nói không. Anh trả lời có.
Thầy nói kết quả rất tốt: tim làm chủ 75%, gửi positive signal lên não, sự suy nghĩ của mình bị thay đổi. Cứ như vậy một thời gian thì óc mình sẽ mở ra, tư tưởng mới sẽ tới, mình sẽ dễ chịu hơn, hết sress nhờ hormone trong đầu tiết ra. Nếu lúc nào mình cũng ở trong cái zone thì cũng giống như Michael Jordan. Khi anh này chơi basket ball anh luôn luôn ở trong cái zone này tức những người có high performance là đều ở trong cái zone này cả. Thành ra chuyện này mình có thể tu mà cũng có thể làm high performance.

Hỏi: Người thành công đều có dạng này?
Trả lời: Không phải người thành công thôi mà là người thành công và được người khác thương. Phải là một con người mình muốn tới gần. Kỹ thuật này có 2 mặt. Nếu mình dùng nó trong sự tu hành tim thì sẽ lên mau nhưng nếu dùng để cho chuyện ngoài đời cho thành công thì cũng được vậy.
Những thí dụ ở 2 anh Tuấn và Chí cho thấy hai người có thể trong một thời gian ngắn làm chủ con tim, làm chủ cảm xúc. Thử thách cho 2 anh là có thể làm được hằng ngày không? Nếu ở trong khoảng này nửa giờ hay 1 giờ mỗi ngày thì đời họ sẽ hoàn toàn thay đổi. Khuôn mặt họ thay đổi. Từ việc làm đến việc nói chuyện sẽ thay đổi dễ sợ. Cái căng thẳng sẽ xuống và khi những con tim cân bằng rồi thì mình lại rất muốn tu hành. Nên thay vì dạy chuyện cao, chuyện thành Phật thì bây giờ mình xây dựng tầng đầu tiên cho bác đi. Rồi mình sẽ nói chuyện cái não và những chuyện khác, có từng bước cho bác thấy trong Phật giáo có những bước đi giúp cho mình đạt tới thành quả chứ không phải chỉ ngồi nói chuyện khơi khơi.

Hỏi: Đường ở giữa là gì?
Trả lời: Đây là sự hài hòa quân bình chưa phải là sự quá sức cho con tim. Thường thường vào zone này cần relax nhiều lắm

Hỏi: Michal Jordan trong zone là làm sao?
Trả lời: Tức là trước khi ra ngoài chơi, MJ ngồi 5, 10 phút im lặng để harmonize tim của nó. Khi ra chơi, nó chỉ thấy có 1 chuyện là trái banh, nó không thấy gì ngoài trái banh cả. Thứ hai là nó không care thắng hay thua. Nó không có sự sợ hãi nữa. Sọ thì sẽ stress, mà stress thì sẽ không bao giờ làm việc hiệu quả tối đa cả. Khi mình không sợ thì được tự do tự tại, mình sẽ làm việc dễ dàng hơn. Mà chính cái trạng thái định mình sẽ đạt tới. Mục đích thiền định của mình là phải vượt qua từ sự sợ hãi, đến buồn giận khó khăn về tâm lý để mình đạt tới trạng thái bình hằng. Nên chuyện nầy là những cái đức Phật ngày xưa dạy nhưng ngài không biết làm sao để chứng minh bằng hình vẽ. Bây giờ mình có kỹ thuật chứng minh cho bác thấy. Mà đây là chuyện mình focus thôi. Trong thiền mình còn nhiều chuyện khác nữa để làm lắm. Hi vọng nói như vậy để cho bác biết tại sao trong thế kỷ này mình nên tu thân tức là nên đi học CKTL cho thân thể khỏe mạnh khí lực dồi dào, LX mở ra. Thứ hai là nên tập tu cái tâm tức là tu tim rồi sau đó tu não. Tu toàn diện như vậy chứ không phải chỉ nói chuyện rồi thành cái gì đó. Không có.

Return to “Tu Tập”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest