LUÂN HỒI TÁI SANH - Part 2 - tha^`y Ha(`ng Tru+o+`ng

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

LUÂN HỒI TÁI SANH - Part 2 - tha^`y Ha(`ng Tru+o+`ng

Postby nmchau » 26 Jul 2006 21:07

Xin bác cho thầy biết lý do gì bác muốn tu. Thấy đời đau khổ.
Tốt, có bao nhiêu người thấy đời đau khổ muốn tu, xin giơ tay.
Úi chà, nhiều đó nhe.
Người nào có lý do khác xin giơ tay.
Muốn cứu độ chúng sanh?
Bác độ được ông chồng bác chưa?
Theo các bác thì độ chúng sanh ngoài đường trước hay độ ông chồng trước bác?
Chúng sanh trước!
Cám ơn bác.
Có bao nhiêu người có lý tưởng đi độ chúng sanh nên mới tu, xin giơ tay.
Đây là thầy muốn thành thật hỏi bác cái lý do đầu tiên khiến bác muốn đi học Phật pháp kìa. Sau này rồi thì người nào cũng có lý tưởng cao thượng muốn cứu độ chúng sinh cả.
Có ai có lý do khác không.
Anh bên này nè. Anh muốn feel good, muốn tìm cảm giác sung sướng nên tu chơi? Được.
Có bao người muốn feel good nên muốn tu, xin cho biết.
Có bác bên này nè? Bác muốn tìm hạnh phúc? Bác đã tìm được hạnh phúc chưa? Bác đang đi tìm ở chỗ mô? Ở các thầy chứ còn ai.
Bác này hay nè. Bác muốn đi tìm hạnh phúc nhưng bác đi tìm mấy ông thầy chứ không tìm chỗ khác, hạnh phúc mà tìm bên ngoài, lạ ghê. Lạ chứ không có gì sai. Hạnh phúc không tìm bên trong mà lại tìm bên ngoài, lạ thật.
Có bao nhiêu người đi tìm hạnh phúc bên ngoài xin giơ tay,
bao nhiêu người đi tìm hạnh phúc nơi mấy ông thầy xin giơ tay. Có một ng??i! Có bao nhiêu người đi tìm hạnh phúc bên trong xin giơ tay.

Sau khi bác trả lời như vậy rồi thi thầy xin nói cho bác biết lý do thầy đi tu. Thầy đi tu là vì thấy thấy có chuyện lạ. Số là ông bố thầy là bác sĩ, có bệnh không chữa được là bệnh ung thư ruột già và có thời gian không thể nào nằm xuống ngủ được. Lúc đó có một ông thầy tu hoàn toàn không biết gì về y khoa cả là thầy Viên Đức, lại trị bệnh được cho ông bác sĩ, làm cho ông nằm xuống ngủ được. Vì lý do đó mà thầy đi học đạo, cái khó hiểu là ông thầy tu không biết gì về y học mà lại trị được bệnh cho 1 ông bác sĩ, mà bệnh của thân chứ không phải của tâm. Thành vì vậy thầy lấy làm kỳ diệu, thầy xin đi tu học, rồi từ điều này dẫn tới điều kia, phát tâm ra làm đủ thứ chuyện cả.

Mọi người muốn tìm chân lý là điều hay, mà lý do cho mình tu còn do một quan điểm rất đặc biệt nói rằng mình là phàm phu nhưng mình sẽ thành Phật. Lý thuyết cực kỳ quan trọng bên nhà Phật là Phật nhận ra rằng mọi người đều có Phật tánh. Mình sẽ tu để từ từ mình tiến tới một cái giai đoạn hoàn toàn giải thoát như Phật. Cái quan điểm đạt được cái Phật tánh cực kỳ quan trọng. Trong quá trình tu hành thì đây là cái điều các bác sẽ thấy. Hồi nãy câu trả lời của các bác rất là quan trọng. Mình phải phát triển cái Phật tánh giống như cái hoa nở cho đến lúc nở toàn bộ, tức là một quá trình làm sao cho cánh hoa trong lòng mình, Phật tánh trong lòng mình, cứ tiếp tục khai mở, tiếp tục khai mở đến lúc hoàn toàn. Quá trình đó bây giờ mình dùng chữ tiến hóa để diễn tả. Thời xưa người ta không nói là tiến hóa. Cái biểu tượng hoa sen là biểu tượng có từ rất lâu, từ lúc đức Phật ra đời cho đến bây giờ. Cái biểu tượng đó nói mình tu giống như cái hoa sen càng ngày càng mở rộng ra cho đến lúc nở toàn diện và chuyện tiến hóa này đưa tới một cái luận đề rất quan trọng trong nhà Phật là sự tu hành có từng giai tầng một. Mình di chuyển và tiến hóa, lột xác từng giai đoạn một đến khi thành Phật. Cái tiến hóa và lột xác đó là cái động năng quan trọng nhất để mình tu hành. Nếu bác tu để tìm chân lý thì vì sao bác tìm chân lý, vì bác muốn tiến hóa. Vì sao bác muốn sửa đổi tâm tánh, vì bác muốn tốt hơn, mà tốt hơn tức là tiến hóa. Trong mỗi tầng này, tầng sau luôn luôn tốt hơn tầng trước. Đó là lý do mình tu .

Nhưng người ta hay nhấn mạnh vào cái hình phạt:
nếu mày không tu thì mày sẽ đọa địa ngục, nếu mày làm bậy thì mày sẽ rớt xuống làm nga. quỷ.
Mình có nhiều dọa nạt quá, thành ra làm cho mình bị distracted, mình quên rằng té ra mình sống để mà tu thì sự tu hành này làm sao mình phát triển ra như cái hoa càng ngày càng nở rộng.
Nhiều dọa nạt quá thì biến thành mình chỉ nhấn mạnh vào cái chuyện là làm sao giữ giới luật, làm sao cho mình đừng phạm luật lệ mà quên rằng tất cả những cái đó chỉ để đưa tới một cái chuyện là làm sao cho mình được tiến hóa.
Nên nếu bác học đạo thì nên biết tu là tiến hóa.
Đó là cái định nghĩa quan trọng nhất của kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm có 42 bậc tiến hóa, từ thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập điện đến đẳng giác, diệu giác. Vì lý do đó nên ta tin rằng tu là sự tiến hóa. Đọc KHN không có chỗ nào nói chuyện trừng phạt người này người kia cả. Chỉ nói rằng mình phải không ngừng khai mở tâm bồ tát ra để tiến hóa.
Trong quá trình tiến hóa đó, sẽ có chuyện mình đi cứu người này người khác, độ chúng sanh. Thành ra không những mình mất đi cái sợ mà không có cái ham muốn nữa. Không còn ham muốn, không còn đi tìm nữa mà tu là cứ tiếp tục làm sao khai mở. Té ra tu hành là con đường khai mở mà không phải là con đường đi tìm, cũng không phải là con đường đi đến chỗ này chỗ kia. Nếu các bác đứng lên đi về ngay giờ này thì thầy cũng vui là bác đã biết được duy nhất chuyện bác cần làm là làm sao cho con người bác, tâm bác, đời bác, không ngừng khai mở. Đây mới đúng là cái đạo của KHN hay cái đạo của viên giáo, không phải chuyện đi tìm chân lý, không phải chuyện đi tìm một cái gì cao siêu. Cái đạo khai mở ngay đây, ngay lúc này, ngay bây giờ. Nếu bác khai mở một chút rồi ngừng lại nói tôi khai mở đủ rồi là sai, phải không ngừng khai mở tâm, mình cứ mở ra mở ra, mỗi lần mở là mỗi lần tiến hóa lên. Đây là cái tiền đề căn bản nhất.

Hình 1

Bây giờ để cho các bác không đi lần trước hiểu, thầy xin tóm tắt lại bài giảng lần trước.
Phần đầu mình nói về con người tiến hóa, phần hai về cái nhân duyên làm cho mình kẹt trong vòng sanh tử.
Thầy nói cho các bác biết đây, mục đích của tu hành là siêu thoát luân hồi, tiến hóa vượt ra ngoài vòng sanh tử.
Lần trước mình đã giảng rồi cái sự siêu thoát và vượt thoát ra khỏi LH.

Image


Mục đích siêu thoát LH là cái động năng của tiến hóa. Nếu mình biết được lý do gì mình ở trong LH thì mình mới siêu thoát được. Xong thầy giảng về 5 cái vòng mình cần siêu thoát là phần căn bản nhất của bài học lần trước là cái sự lưu chuyển trong sanh tư? LH ở trong cái vòng 12 nhân duyên. 12 nhân duyên này gói ghém trong chuyện ngũ ấm SắcTho. Tưởng Hành Thức thôi.

Image


Chủ yếu con đường tu hành là mình phải đi cái vòng tiềm thức vô minh đi trở về lại cái giác ngộ hay là tánh giác. Con đường này là con đường xoắn trôn từ chỗ vô minh tiềm thức, đi 1 vòng để làm sao phát triển được cái siêu thức. Nếu bác chỉ đi tới 1 nửa thôi mà bác chết thì phải đi lại, sống lại để tiếp tục đi. Mỗi đời bác làm được 1 phần cho tới lúc nào cuối cùng cả bác trở về lại được cái tánh giác ngộ thì coi như là con đường LHST của bác ngừng lại. Bác thấy có giản dị không bác? Nhưng đó là cái bộ sườn căn bản nhất mà mình nói lúc đầu tiên.

Image


Bộ sườn căn bản nhất của tu hành là mình sẽ tiếp tục đi xoắn trôn như vậy cho tới lúc thành Phật. Bác muốn đi đường thẳng cũng được nhưng xoắn trôn là nói nếu mình đi 1 hồi rồi mình chết thì mình phải đi tiếp tục lại. Nhưng mình đi làm sao mà tới chỗ cuối cùng cả mình giác ngô. Phật tánh thì thôi. Con đường như vậy gọi là tiến hóa. Do đó khi bác nhìn theo quan điểm này thì bác sẽ không có ý tưởng là mình tu đúng hay tu sai hay chi đó mà mình sẽ chỉ có quan điểm là mình tu có khai mở tâm tánh mình hay không. Không cần phải là tu ngoại đạo hay tu Phật giáo hay tu Thiên Chúa. Bất cứ cái đạo nào cũng phải coi mình tu mình có khai mở được cuối cùng tới chỗ giác ngộ hay không.

Image


Đó là phần ôn lại ngắn nhất về bài lần trước. Lần trước mình nói tới chỗ làm sao phải đi từ tiềm thức vô minh đi một vòng về lại cái siêu thức tức là cái giác ngộ. Gọi là LH có nghĩa là một người không đi hết vòng tròn này, đi một nửa thôi, mà chết thì họ phải trở lại từ đầu tiếp tục, rồi đi không hết nữa thì lại trở lại tiếp tục nữa cho đến khi nào làm thành cái vòng tròn này thì thôi. Đó là LHST.

Image


Sau khi nói như vậy rồi thì mình phải có một cái chi chứng minh cho bác biết là thực sự là đi không hết vòng thì rớt lại. Mình sẽ nghiên cứu ngay trong cuộc đời của mình bây giờ. Sau khi thấy cuộc đời mình, cuối giờ bác sẽ biết bác đang ở giai đoạn nào.

Image


Lúc con người mới sanh ra (thầy không nói chuyện lúc nằm trong bụng mẹ vì nếu nói chuyện này thì sẽ dài lắm), lúc sinh ra tức vô minh duyên hành hành duyên thức đã có rồi, danh sắc lục nhập đã có rồi.

Image



Em bé mới chào đời có biết nói không bác, có biết đi shopping không? Không. Nó khóc. Nó khóc nhưng mà nó có phân biệt được chuyện này chuyện nọ không bác. Không, nó ở trong thế giới của nó mà cái đặc biệt nhất là em bé này nó đồng hóa nó với môi trường sống tức là mẹ nó, cái giường cái bàn cái ghế, nó không có một sự phân biệt nào cả. Tức là cái nóng cái lạnh mạnh đến nỗi nó không phân biệt được, óc nó chưa phát triển được cái bộ phận để biết được cái cảm xúc cho nên nó hoàn toàn ở trong giai đoạn nó và môi trường sống là một. Giai đoạn này gần như người nào cũng trải qua cả. Nó đái ỉa ăn uống nhưng hoàn toàn nó không biết gì cả. Nó embeđed, chôn, lún trong cái môi trường sống đó. Nó đồng hóa với môi trường sống đó, thành ra nếu nó la khóc mà bác nói im đi tao đập cho bây giờ thì nó có nghe không bác? Không. Vì nó chưa phát triển bộ phận của óc để phân tích, để hiểu ngôn ngữ gì cả.

Image



Đối tượng là môi trường và chủ thể là em bé hoàn toàn giống nhau. Ông Jean Piaget là người chuyên về nghiên cứu sự hiểu biết của con nít nói rằng thời này là thời em bé và môi trường chỉ là một thứ vật chất thôi. Đây là trạng thái gọi là phi nhị nguyên tính, nhưng không phải là nhất nguyên, cũng không phải là nhị nguyên, nó có cái tên là absolute adual. Nó không biết gì hết mà chỉ là một cục thịt mềm. Đây là trạng thái mình gọi là vô minh.

Image



Nếu bác đọc về đạo giáo (taoism), có một cái sai lầm là nói rằng mình tu đạo thì rốt cuộc mình phải trở lại như em bé thơ hoặc như một cục gỗ chưa khắc, té ra họ nói ví dụ đó là họ muốn nói bất nhị (non dual) nhưng họ dùng một biểu tượng sai lầm vì lúc đó họ không biết về tâm lý học, họ không biết rằng em bé ở trong dạng hoàn toàn vô minh, không hiểu biết gì hết vì chưa có cách gì để hiểu biết. Vì đó mà đạo giáo có sự thiếu sót hiểu lầm về nguyên lý chân như bất biến. Tóm tắt lại, chủ thể bản ngã đồng nhất với môi trường vật chất.

Image



Chủ thể bản ngã này là cái quá trình mình phải theo dõi từ đầu đến cuối thì mình hiểu được tại sao mình phải thoát LHST. Bác đưa ngón tay ra đứa nhỏ nó cầm ngón tay bác nhưng nó không phân biệt được ngón tay là của nó hay là của người khác. Chỉ đến khoảng đâu chừng ba tháng bốn tháng sau, nó mới biết được là nó không là cái đó.

Image




Image



Bây giờ mình theo dõi mình thấy từ cái chỗ phi nhị nguyên tính nó với môi trường là 1, bây giờ nó biến dạng như thái cực sanh lưỡng nghi. Nó cảm nhận được bên này và bên kia nhưng nó chưa hình thành cái tôi, chỉ có biết mờ mờ bên này bên kia thôi. Thầy vẽ như một cái màn phân biệt bên này bên kia nhưng nó chưa ra hình người, chưa nhận ra tôi là tôi nghe bác, chưa có.

Image



Hồi nãy cầm ngón tay không biết, bây giờ nó bỏ vô miệng, nó bắt đầu biết bên đây và bên kia nhưng vẫn chưa hình thành cái tôi. Trong lúc này thường thường nó có sự sợ hãi ghê gớm lắm nên con nít thường nó khóc nhiều lắm. Mà sự sợ hãi đi liền với giai đoạn này là sự sợ hãi bị nuốt chửng đi, bị tràn ngập, bị nén xuống, bị diệt mất. Người ta nghiên cứu thấy khi bà mẹ cho con bú, cái pressure của cái vú đè lên đứa nhỏ làm nó sợ nó khóc, sợ bị nghẹt. Nó đói quá, nó sợ không đủ, sợ chết. Nó có những cái sợ đó. Nhưng mà ai sợ bác? Nó có nỗi sợ nhưng không có chủ thể của cái sợ đó, chỉ có nỗi sợ thôi.

Image



Trong giai đoạn này, điểm chính yếu là nó có cảm xúc thiệt nhưng nó chưa có yêu ghét gì cả, tất cả chỉ là phản xạ. Sự hiểu biết đó là phi nhị nguyên tính. Nó không có quan niệm gì về thời gian và không gian cả, không biết ngày đêm gì cả. Hình ảnh hiện ra trong đầu nó rồi mất đi. Bác để tay cho nó nhìn rồi nó không nhớ tay nằm đâu cả. Nó không có trí nhớ. Sau này vấn đề có trí nhớ là cực kỳ quan trọng.

Image


Image



Cái chủ thể bản ngã này chìm trong môi trường sống nhưng mà nó có phân biệt bên này bên kia, hơn được cái tầng hồi nãy chút xíu. Cái biểu tượng trong văn học, trong thần thoại, mình thấy con rắn nó cắn cái đuôi, có nghĩa là tự nó cắn nó, không hề biết cái đối tượng bên ngoài, đây là giai đoạn quan trọng của con người đầu tiên.

Image


Image



Nhưng 6 tháng sau, nó biến hóa từ chỗ biết đây và kia, bây giờ nó biết được thân này là của nó nhưng chữ tôi chưa hiện ra, nó biết được đây là thân của nó. Nó cắn cái tay thì nó biết đau, đập cái bàn nó biết cái bàn không phải là nó, nó phân biệt được. Tâm của nó bây giờ tách ra khỏi cái môi trường sống, nó nhận ra được thân xác của nó.
Thầy phải làm cái này để bác theo dõi và hiểu được quá trình tiến hóa. Khi thầy đi giảng, thầy có cái khó khăn lớn. Có người nói nếu thầy giảng cao quá thì không ai hiểu cả. Thầy nên kể chuyện thần thoại huyền bí cho bà con mê tín tin theo. Chứ thầy đi giảng triết lý đạo lý thì người ta không hiểu gì cả, thầy nói hà hà hà.
Người thì nói thầy phải giảng cho cao, thầy giảng thấp đâu ai thèm đi nghe, người ta muốn nghe cái cao, thầy cũng hà hà vì người nào nói cũng đúng cả, khó như vậy đó.
Khi thầy giảng triết lý thì người ta nói thầy, thầy đừng giảng triết lý vì bà con không thích nghe triết lý đâu, thầy cũng hà hà.
Có người khác lại nói thầy không giảng triết lý gì hết thì giảng Phật học làm cái gì, thầy cũng à à.
Khó như vậy bác, vì mình không biết thành phần đi nghe là thành phần nào cả. Nếu bác nghĩ mình học Phật mà lúc nào mình cũng nghe giảng là đừng ăn cắp ăn trộm, nghe giảng morale không thì chán quá. Nên thầy phải bắt đầu đưa chuyện học, chuyện dạy thêm để mình biết thêm chút xíu bác.

Image



Nhắc lại, lúc đầu mình và môi trường sống là một. 4 tháng sau, thân mình tách ra khỏi môi trường sống, lần đầu tiên mình biết được đây là thân, đó là môi trường. Quá trình này gọi là quá trình tách rời.

Image



Bây giờ sau khi tách rời môi trường rồi thì nó tới giai đoạn thứ hai là đồng hóa mình với thân xác, thân xác là một môi trường. Thành ra mình bắt đầu có những cảm giác phôi thai tức là giận khi không được, hay khó chịu vì đói quá hay là hết sức vui mừng vì sướng trong người, những cảm xúc rất là phôi thai.

Image



Thân nó bắt đầu bò qua bò lại, cử động dữ lắm. Bác có để ý con bác lúc 4, 6 tháng nó động đậy dữ lắm. Lúc đầu nó chưa lăn qua lăn lại được, sau đó thì lật qua, bò. 5, 6 tháng sau thì nó bò dữ dội.

Image


Cái đặc tính của bản ngã lúc đó nó không đồng hóa với môi trường sống nữa mà nó đồng hóa với thân xác, thành cái thân xác trở thành 1 môi trường mới. Bản ngã lúc đó gọi là body ego hay thân ngã, đây là cái bản ngã đầu tiên trong đời mình.

Những cái này rất quan trọng vì mình nghĩ rằng đức Phật nói mình vô ngã.
Té ra mình vô ngã vì mấy bác nhìn cho kỹ, tất cả những bản ngã này đều là do mình đồng hóa với một môi trường nào đó, khi mình đồng hóa với 1 môi trường thì mình gọi cái bản ngã đó là bản ngã của mình. Khi mình đồng hóa với môi trường sống thì mình không có bản ngã nhưng mình là cái vật chất. Khi mình đồng hóa với cái thân thì đây là lần đầu tiên cái thân xác mình là cái bản ngã này. Cái bản ngã này có cái phản xạ, đánh nó một cái thì nó giựt tay lại nó khóc. Lúc này đố bác em bé này có biết tranh danh tranh lợi không bác, nó có biết đi mua vé số để trúng độc đắc không? Có biết đi mánh mung chôm chỉa, biết nói láo không? Vì sao vậy? Vì nó chưa có ngôn ngữ, hình ảnh gì cả. Nên trong lúc này mình gọi body ego là cái ngã của nó gắn liền với thân xác, cái ngã đó không phải là tôi, chữ tôi trong đầu nó chưa hình thành. Nhưng bây giờ mấy bác có chữ tôi chưa? Cái tôi đó là cái tôi của bản ngã này phải không? Không. Tôi này còn cao hơn nữa. Từ từ bác sẽ thấy rõ hèn nào đức Phật nói vô ngã là đúng lắm chứ không phải không đâu.

Image



Cho nên đây là sự đồng hóa mình với cái thân xác thôi, nên cái ngã lúc đầu tiên là cái ngã của thân xác. Trong thần thoại học thì nó có hình dạng là một con rắn có đầu người, biểu hiện của giai đoạn thứ hai, giai đoạn đầu con rắn cắn cái đuôi nó, bây giờ nó nhả cái đuôi ra, vẫn là rắn nhưng đầu nó là đầu người.
Bác nhớ đây là giai đoạn thứ hai trong sự phát triển con người mình mà giai đoạn đầu mình chưa có bản ngã, giai đoạn 2 bản ngã dính liền với thân xác của mình. Nếu người nào bị coma thì đố bác họ ở vào dạng 1 hay 2? Dạng số 1. Nhưng có nhiều người họ vẫn còn tri giác thì họ lại đồng hóa với cái dạng thứ 2.

Image



Chủ thể bản ngã này đồng hóa với thân xác và những cảm xúc phôi thai của thân mà chữ tôi vẫn chưa thành hình. Sau 1 hồi, cảm xúc này càng lúc càng nhiều. Đứa bé nó khóc, la hét, muốn ăn thêm nó khóc. Khi cho nó uống sữa nó không thích nó vất đi mà mình tiếp tục cho nó là nó giận khóc la lên. Nếu 6,7 giờ là nó ăn mà bác về trễ 10 giờ đêm, nó sẽ giận dữ làm đủ trò. Nhưng mà nó không có chữ tôi trong đó, bác la nạt nó bao nhiêu thì nó càng khó chịu bấy nhiêu mà nó không cách chi diễn đạt được là vì sao nó khóc. Nó hoàn toàn là một cái phản xạ thôi, đó là cái bản ngã của thân xác, hoàn toàn phản xạ với cái điều kiện bên ngoài nhưng nó đỡ hơn giai đoạn 1 rồi.

Image



Image



Từ từ các phản xạ, cảm xúc đó tạo ra 1 môi trường tâm lý bên trong đầu nó mà mình phác họa bằng một mặt phẳng. Môi trường tâm lý này gồm những cảm xúc phôi thai như giận, sợ hãi, ham muốn ăn uống, muốn thỏa mãn những đòi hỏi của thân xác thôi. Lúc đó nó có muốn đi coi ciné không? Nó có biết phim hay truyện hay không bác? Nó không hề biết chuyện gì bên ngoài cả. Nó ở trong cái thế giới rất nhỏ bé của nó. Những cảm xúc của nó bộc phát lên rồi biến mất.

Image



Thời trước, nếu bác đưa tay ra, nó nhìn rồi thì nó quên. Bây giờ nó nhớ lâu hơn 1 chút, tay bác đưa ra rồi bác đi thì trong đầu nó hình ảnh cái tay vẫn còn kéo dài ra. Khi đứa nhỏ nhìn, nó nhìn chăm chăm, có sự chú ý đó vì nó bắt đầu qua giai đoạn nó thấy được hiện tại kéo dài ra một chút. Nhưng trong đầu nó có quá khứ vị lai không bác? Chỉ có hiện tại mà thôi. Nó không nhớ tới quá khứ, không biết tương lai. Trong đời nó bây giờ chỉ có một hiện tại duy nhất mà thôi. Tức nó luôn luôn sống trong hiện tại, nó không có quá khứ cũng không có vị lai.
Như mình thì mình thấy có đồng hồ, có giờ chạy đàng hoàng nhưng với nó thì nó chỉ có hiện tại mà hiện tại ở đây gọi là extended present, thời gian kéo dài ra chút xíu. Thành ra khi nó giận lên rồi, 5 phút sau nó quên mất không còn nữa. Nhiều khi đặc tính này kéo dài tới 10, 12 tuổi. Nhiều đứa trẻ nó giận nhau rồi 5 phút sau làm quen lại liền, không nhớ gì cả. Vì óc của nó lúc nào cũng ở trong thời hiện tại, không có quá khứ vị lai. Bây giờ mình lớn mình khổ hơn phải không bác. Mình giận người nào thì mình giận suốt đời, lâu lắm, dai lắm chứ không có chuyện giận 2, 3 ngày 2, 3 tháng đâu, phải bài kích đánh đấm suốt đời kìa. Thường thường là không vừa đâu.

Image


Đó là tác dụng của ngôn ngữ. Chính ngôn ngữ đã tạo ra một không gian hoàn toàn mới. Lúc chưa có ngôn ngữ, môi trường tâm lý của thân xác có đủ những chuyện này. Khi nào nó thoát ra khỏi môi trường này? Từ trong chỗ giận dữ sợ hãi bây giờ nó có một tâm thức mới. Tâm thức này lạ lắm, bắt đầu định nghĩa được.

Image



Bây giờ mình nói cái ly, khi nó nghe tiếng 'cái lý, nó ghép lại với nhau, lần thứ 2 mình nói cái ly là nó biết. Thí dụ con bác tên Loan. Khi bác kêu 'Loan', nó nhìn bác. Đó là một cái nhiệm mầu nhất của vũ trụ, bác có thể ghép âm thanh đó trong cái tâm thức lấy cái chữ đó để định nghĩa nó là ai. Tức là chủ thể hóa âm thanh đó, làm cho âm thanh đó trở thành cái chủ thể và nó nhận ra cái âm thanh đó là nó. Đó là sự chấp trước kiên cố nhất của con người mà mình gọi là chấp ngã khởi đầu tiên cả, dễ sợ không. Đừng nói con người, con chó cũng vậy . Bà chị thầy thấy con chó nhỏ có tháng mấy, tội quá vì người ta sẽ chích thuốc cho chết vì không ai nhận. Bà thấy thương đem về. Bà thương nhưng bà lại bỏ qua chỗ thầy. Thầy ở trong cái núi, bà nói để con chó giữ nhà dù thầy không có nhà. Thầy cho ngồi với thầy, ngay sau lưng thầy. Thầy ngồi thiền, nó ngồi sát sau lưng. Rồi nó bò ra ngồi lên chân thầy, không cho thầy nhúc nhích. Thầy vuốt nó rồi nói:
-Tao đặt tên cho mày nhe. Tên Dana. Thầy nói tiếng Việt xong rồi nói tiếng Anh, rồi tiếng Tàu, tiếng Bắc luôn.
Con chó nó nghe xong nó nhớ, nó biết, lạ như vậy đó. Mình nói như vậy thôi, thầy chỉ cầm cái mõm nó lên nói vô mặt nó thôi, vậy mà nó biết. Sau khi thầy nói xong rồi, thầy tiếp tục ngồi thiền. Sau thầy đi ra, nó tới bươi đồ chỗ thầy ngồi. Thầy mới nói: Dana! Nó quay lại nhìn, thầy thấy rợn tóc gáy luôn bác. Thầy sợ luôn vì thầy không ngờ sự chấp trước hay cái nhận định ra, tạo thành cái bản ngã mau lẹ thần tốc như vậy, cực kỳ siêu việt. Thần tốc đến không ngờ được. Nhưng từ cái chữ tên đó, làm sao bác chấp đến cái độ bác biết đó là cái tên của bác, bác nhận nó là mình được, bác thấy nó hay không? Cho nên vô minh có sức mạnh khiếp đảm đến như vậy.
Khi mình ở trong vùng giận dữ, sợ hãi ham muốn, bác chìm trong môi trường này, như con nít, nó không hề biết đến những môi trường khác. Ví dụ thường thường hồi ở chùa Vạn Phật lúc các thầy giảng có mấy đứa nhỏ 2, 3 tuổi bò lăn la hét đủ thứ cả. Có lúc mấy người giảng họ bực mình, la im đi. Bà mẹ bưng nó ra, bà la im đi không được nói chuyện nhưng đứa nhỏ nghe nó hiểu không bác? Không, nó tiếp tục ồn ào không sợ gì cả. Có đứa 4, 5 tuổi, mình ngồi trên giảng cho cha mẹ nó, thấy nó đi ra đi vô vất đồ vất đạc, nó hoàn toàn chìm ngập trong môi tường tâm lý của nó. Mình nói chuyện bằng ngôn ngữ trên này nhưng nó chỉ tồn tại trong môi trường của nó thôi, không có môi trường thứ ba nên nó không hiểu gì hết. Bác có dọa, đập nó có đau quá thì bác tác động lên môi trường vật chất, làm nó khởi lên sự sợ hãi nó mới im. Tại sao cha mẹ cho là đánh đứa con thì nó mới nghe? Vì cha mẹ không biết rằng đứa con nó không thể hiểu được ngôn ngữ nên đánh nó. Có hiệu quả không bác? Vô cùng hiệu quả, nó im liền. Nhưng sau đó nó lại tiếp tục nữa, cha mẹ lại đánh nữa, nó im rồi lại tiếp tục. Sau này mình đặt thành câu ca dao luôn: thương cho roi cho vọt. Nhưng thật ra mình trật rồi. Thời đại này mình không nên đánh con nít vì nó không có môi trường nó hiểu, đánh nó làm chi. Chuyện này là chuyện thông thường nhất. Mình đã lớn tuổi mà nếu môi trường tâm lý body ego này còn mạnh thì mình vẫn còn bị kẹt vào cái tâm thái này tức là cái cảm xúc, cảm tình của mình mạnh làm mình không thể ra ngoài được. Mình nói giận mất khôn vì cái tâm, cái môi trường mạnh quá mà mình bị chìm trong cái môi trường đó.

Image



Ngôn ngữ xuất hiện là cái lúc quan trọng đầu tiên nhất của cuộc đời mình. Nó bắt đầu phát triển một dạng mới của con nít là dạng lý trí, khả năng nhận biết, khả năng liên hệ với đối tượng trong tâm. Lúc đầu là hình ảnh không tên, bây giờ hình ảnh có tên, có chữ nó gắn liền trong đầu thành ra bây giờ óc mình không những có giận dữ, thỏa mãn, tham... mà có thêm 1 hành trạng mới là ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ là một biểu tượng gắn liền với 1 chuyện gì đó bên ngoài. Nên ngôn ngữ là thế giới của biểu tượng, ý tưởng, quan niệm mà trước chưa có. Phát hiện ra ngôn ngữ có thể nói là 1 cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Vì chỉ có con người là có ngôn ngữ, các thú vật đều không có. Sự phát triển của ngôn ngữ đi đôi với cái óc phía trên, gọi là neocortex.

Image



Hồi nãy, bản ngã gắn liền với thân xác. Giờ thì bản ngã gắn liền với chữ, với hình ảnh của ngôn ngữ. Mà chữ nào là chữ mạnh nhất bác? Chữ TÔI. Do đó nếu nói phải diệt cái bản ngã là trật rồi. Mới đầu cái bản ngã gắn liền với thân xác mà không có tên tuổi gì cả, bây giờ nó có cái tên mà chữ tôi là chữ đầu tiên cả. Bởi vậy sự phát triển của biểu tượng quan trọng lắm.
Với 1 đứa con nít, nếu mình nói đây là cái ly mà trong đầu nó hiện ra cái ly thì đó là khả năng cực kỳ quan trọng của loài người mà nhiều loài vật không có được. Con két, con chó có thể làm được nhưng nhiều loài vật khác như con chim không làm được. Cái khả năng liên hệ 1 biểu tượng, chữ, âm thanh với 1 thực tại thì chỉ có con người mới phát triển được cực kỳ mạnh và sâu đậm.

Image



Vì mình có khả năng như vậy nên mình bắt đầu suy nghĩ những chuyện không có trong thế giới vật chất bên ngoài. Thí dụ những lời thầy nói đây không có bên ngoài, chỉ có trong đầu mà thầy chia sẻ với bác. Khi óc bác nhận được lời nói của thầy thì mình chia sẻ những hình ảnh trong đầu với nhau, bên ngoài không có. Ngôn ngữ là bước nhảy quan trọng nhất của tiến hóa. Ngôn ngữ làm mình tách ra khỏi thế giới cảm xúc. Mỗi tín hiệu của mình có một ngôn ngữ đại biểu. Phần này là phần mình quên nhiều lắm trong chuyện tu hành khiến mình không biết động năng tu hành ở chỗ nào....

Image



Tóm tắt lại, đầu tiên đẻ ra mình và môi trường sống là một, 4 tháng sau mình cảm nhận ra được thân mình và môi trường là 2 cái khác nhau tức mình tách ra khỏi môi trường thân xác.
Sau một hồi thân xác có 1 môi trường khác với đặc tính là cảm xúc mình không nhận ra tức là môi trường tâm lý. Từ từ ngôn ngữ xuất hiện làm mình tách khỏi môi trường tâm lý, tức là mình tách ra khỏi một môi trường thì mình lại tạo ra một môi trường mới. Đó là cái động lực tiến hóa. Lúc đầu mình có bản ngã là không, là vật chất môi trường sống. Giai đoạn 2, bản ngã mình là cái thân ngã - body ego, mình tức là cái thân. Giai đoạn thứ 3 mình tức là cái tâm lý. Tiếp tục, mình đồng hóa với ngôn ngữ. Khi mình suy nghĩ, mình tức là suy nghĩ của mình ? Hiện giờ mình chưa tách khỏi sự suy nghĩ của mình.
Mình có 3 cái môi trường: môi trường sống, môi trường tâm lý và môi trường lý trí. Nếu nói theo ngôn ngữ Phật giáo là 'sắc thọ tưởng' nhưng mình không dùng những từ này, mình dùng những chữ thông thường thôi.
Từng môi trường xuất hiện vào từng thời điểm của cuộc sống mình.
Last edited by nmchau on 01 Sep 2006 20:57, edited 4 times in total.

Guest

Postby Guest » 31 Jul 2006 21:18

[center]Image[/center]

Ở đây mình đã phát triển từ tiềm thức lên tâm thức tự tri rồi sẽ đi về siêu thức. Nếu phát triển như vừa nói tới được môi trường lý trí thì mình tới vùng nào rồi? Tới nửa đường tiến hóa, tức là mình đã đi tới nửa mức tự tri kia. Thông thường cuộc sống của mình là đi được nửa đường rồi. Người nào ngồi đây cũng đi được nửa đường rồi. Chỉ còn nửa đường còn lại có đi được hay không thì chưa biết.

[center]Image[/center]

Mức độ lý trí thì có nhiều chiều sâu khác nhau, mức độ suy nghĩ của người ta khác nhau nhiều lắm. Một người có bằng tiến sĩ sẽ suy nghĩ khác với người mới học lớp 5 nhiều lắm. Đừng so sánh về mặt tiền bạc giàu có chức vụ địa vị. Mà so sánh mức độ phát triển trí óc thì một người chỉ học lớp 5,6 hay trung học thôi không thể có sự phát triển lý trí bằng một người học xong PhD được. Cho nên mức độ phát triển lý trí quan trọng lắm nhưng sự phát triển lý trí theo chiều ngang như vầy, mình có nhiều chiều sâu của lý trí nhưng đều nằm trong cái mặt phẳng lý trí cả chứ không ra ngoài lý trí. Khi phát triển lý trí như vậy, đồng thời mình cũng phát triển cái tâm lý mình già dặn hơn, biết nhiều chuyện hơn, có nhiều cảm xúc hơn. Bản ngã cứ thay đổi bộ mặt của nó nhiều mà cái bộ mặt bản ngã có một danh từ để chỉ mà người Mỹ gọi là persona tức là cái bộ mặt mình bày ra cho người ta thấy, cái thấy được, biểu hiện ra là cái persona.

[center]Image[/center]

Bản ngã này là cái mức độ tự tri tự giác, awareness, đồng hóa với cái thân xác của mình đầu tiên cả. Mấy bác đang ngồi đây có biết lúc nào thân bác như thế nào không, có bao nhiêu bác tự biết được thân xác mình thoải mái không? Bác nào cảm thấy hoàn toàn thoải mái tự tại xin giơ tay, bác nào ngồi thấy không khỏe xin giơ tay. Tại sao bác không khỏe bác? Tại bác bị cảm, bệnh hả. Bác cảm nhận là mình đang bị bệnh? Tốt. Mức độ biết được cái thân xác quan trọng lắm bác, vì nhiều khi thân mình mình không biết. Có bác nào từng bị bệnh chưa? Trước khi bị bệnh 3 ngày, bác có nhận ra thân bác có gì khác biệt không? Có. Giỏi, nếu bác biết được 3 ngày trước khi bịnh thì bác tu giỏi lắm. Vì tu là phát triển năng lực tự tri tự giác mà chuyện đầu tiên là bác biết được sự chuyển biến của thân thể. Mình bắt đầu thấy được, nghe được thân thể mình đang có bịnh. Nếu lúc này bác đi bác sĩ thì họ sẽ tìm không ra bịnh vì không có gì rõ ràng cả nhưng bác biết được thì bác lập tức nên làm chuyện: bác phải tìm thời gian relax, nằm xuống, bất động hoàn toàn để cái thân của mình nó recuperate, điều hòa lại. Đó là 1 trong những phương pháp mà thầy rất để ý tới vì thầy không thích bệnh, thầy muốn đề phòng bệnh chứ không muốn bệnh tới chạy không kịp. Đề phòng quan trọng lắm bác, làm mình phát triển cái trực giác rất cao về thân xác của mình. Cái hình tướng, tướng trạng mà mình tỏa ra cho người ta thấy là cái mặt nạ mình đeo, là cái bản ngã, chức vị địa vị bác mang. Khi bác vô trong sở, mặc áo vest thắt cà vạt, thì bác oai phong dễ sợ, nói người này người nọ: ê, lấy ly cà phê tao uống coi, mấy cái report này làm dở quá vậy! Nhưng về nhà thì bác dám nói giọng như vậy không bác. Bác sẽ nói nhẹ nhàng: hôm nay em có vui không? Nói mạnh bà vợ bả bóp cổ liền, đâu được, vì người ta nói người đàn ông là cái đầu mà đàn bà là cái cổ.
Thành ra nhiều khi mình có persona, mình thay đổi mặt nạ tùy theo người đối diện. Ở đây thầy giảng như vậy nhưng về nhà thầy có nói được như vầy hay không? Khi thầy về nhà anh chị, thầy là chót cả trong 11 người, nên về là vòng tay lại dạ thưa anh thưa chị em mới về, chứ đâu dám lôi thôi bác. Vậy persona là cái mặt nạ mình đeo, cái mình biểu hiện bên ngoài.
Bây giờ nói tới cái shadow tức cái bóng đen bóng tối, chuyện mình làm xấu mình giấu diếm, đè nén không ai biết, chuyện dữ dằn tham lam nóng giận mình đè nén, cả mặc cảm tự ái ghen tị nữa. Khi mình ghét 1 người nhưng không nói ra, một hồi cái bóng đen đó làm cho khi mình làm việc với người đó, mình phá hoại khiến cho họ thất bại hoài mà mình không nghĩ ra bác, mình cứ nghĩ mình làm tốt nhưng hóa ra mình có cái bóng đen, bóng tối trong người mình, mình ghen tị với người ta. Đó là những cái của bản ngã hay là cái quan hệ bản ngã hay sự đồng hóa cái mental ego. Nhiều khi mình đồng hóa với cái đó nhiều lắm. Thành ra nhiều khi người Việt mình nói là nói 1 đường làm một nẻo, không phải vì họ ác, họ xấu bác. Họ không biết là họ có cái shadow. Họ phải biết rồi được người giải tỏa họ mới sống cho đàng hoàng được. Người nào trong chúng ta đây cũng có cái shadow đó cả, không tin ngày mai trời nắng bác đi ra đường rồi dòm xuống coi có không? Có chắc chắn (thính chúng cười). Thế nào mình cũng suppress chuyện này đèn nén chuyện kia, người nào cũng có. Nếu người nào không có thì chắc chắn sẽ khai mở vô cùng. Mà khai mở vô cùng là ngộ rồi.
Vậy thì có môi trường tâm lý, rồi lý trí, mỗi lần tiến lên, mình tách rời khỏi một môi trường nhưng tách ra khỏi nó thì mình lại đồng hóa với một môi trường khác cao hơn. Đây là câu quan trọng nhất, là chìa khóa, là động lực làm bác thoát khỏi Sanh Tử LH.

[center]Image[/center]




Thoát khỏi môi trường này rồi sẽ vô môi trường khác nhưng phải cao hơn. Bây giờ xuất hiện một môi trường khác có đặc tính là siêu ngôn ngữ. Khi ở trong môi trường ngôn ngữ, trực giác làm mình ra khỏi môi trường ngôn ngữ.

[center]Image[/center]

Từ lúc có nhân loại cho tới nay, mấy chục ngàn năm gì đó, lúc có văn minh, con người từ từ thay đổi, càng lúc càng thay đổi. Bộ óc phía trước bây giờ bự hơn hồi xưa. Ở con khỉ bộ phận này nhỏ nên nó chỉ phát triển môi trường tâm lý nhưng không phát triển môi trường lý trí. Mình phát triển lý trí cực độ tới đây thôi, mình không có cái đầu khác, chỉ có cái đầu như vậy thôi tức là nếu mình không tu hành gì cả thì mình sẽ ở ngay mức độ lý trí này. Đầu thai lại thì maximum sẽ tiếp tục ở ngang đó. Nhưng 5 triệu năm nữa, hay năm trăm ngàn năm nữa thôi, nếu bác trở lại quả địa cầu này thì bác sẽ rất ngạc niên thấy ở đây nó đã tiến hóa ra khỏi môi trường lý trí. Bác gặp 1 người bình thường bác sẽ thấy họ không phải chỉ có 3 môi trường này mà có 4,5 môi trường. Tức là họ tiến hóa hơn siêu việt hơn, nói một cách khác là mình đẻ lộn thời rồi.

[center]Image[/center]

Bác chờ 500 ngàn năm nữa mới đẻ ra thì bác sẽ cực kỳ thông minh, bác không còn nằm ở chỗ này nữa mà ở vùng trực giác siêu ngôn ngữ. Vậy bác có bằng lòng tái sinh lại không? 500 ngàn năm nữa, hay 50 ngàn năm thôi, bác mới đẻ ra thì sẽ thấy óc mình, tâm thức mình cao lắm chứ không thấp như bây giờ đâu. Trong thời đại này mình mới bắt đầu phát triển môi trường theo chiều ngang này thôi. Nhưng theo chiều dọc thì chỉ có số nhỏ, vài trăm ngàn người trên thế giới này thôi, họ ở hoàn toàn trong môi trường trực giác này.

[center]Image[/center]


Bài này quan trọng ở chỗ mình sống mình phải tiến hóa, phải tạo ra môi trường càng ngày càng cao hơn, tức óc, tâm mình phải phát triển cao hơn nữa. Thành ra câu hỏi đặt ra là nếu vẽ thêm cái bài hồi nãy thì mình sẽ có thêm bao nhiêu cái nữa thì sự tiến hóa sẽ tiếp tục tới chỗ cao nhất là bất nhị.

[center]Image[/center]

[center]Image[/center]


Còn bao nhiêu tầng tâm thức ta sẽ phát triển cho tới khi đạt được bất nhị. 3 tầng nữa thôi. Mục đích tu hành là phát triển 3 môi trường này. Nếu làm không được thì trở lại. Mình không thể thành Phật được nếu chưa phát triển những tâm thức đó. Vì sao mình quyết định là mình chú ý vào mức độ bác đang ở hiện tại, làm sao phát triển cuộc sống của bác ở hiện tại lên 1 tầng kế tiếp chứ mình không nghĩ đến chuyện viển vông là phát triển lên tới cái tầng cao nhất.

Nhắc lại mình nói chuyện tiến hóa, phát triển những tầng tâm thức. Trong đầu mình có 3 tầng tâm thức để mình phát triển, mỗi tầng đều có tên cả nhưng thầy không muốn nói ra ở đây cho nặng nề. Khi nào bác vào học lớp đàng hoàng, thầy sẽ kể rõ tên của mỗi tầng, thời điểm phát triển như thế nào.

[center]Image[/center]


Có hai đặc tính tiến hóa. Hai đặc tính này bác coi trong cuốn Hoa Nghiêm phẩm Hiền Thủ thì sẽ gặp ngay.
Một là bản ngã tách mình ra khỏi môi trường đang sống, tức nó đang ở trong môi trường mầu xanh thì bây giờ nó ra khỏi môi trường mầu xanh và nó nhập vô môi trường mầu vàng. Rồi nó ra khỏi môi trường mầu vàng, nhập vô mầu đỏ, thí dụ như vậy. Mỗi môi trường là một phương diện sống của mình, mình chìm ngập trong đó, rồi mình tách ra. Tách ra gọi là differentiation.
Hai là mình đồng hóa với một môi trường thì gọi là integration hay identification.
Hai cái quá trình này quan trọng lắm.
Bây giờ mình nói nôm na thế nào là đồng hóa. Thầy kể chuyện thí dụ cho bác hiểu được cái triết lý này. Nhóm của thầy là CSS, ăn xong mỗi người lấy một cây tăm xỉa răng bự xỉa. Có một người mới gia nhập hội tên Tony. Vừa vô, anh chàng cự liền, nói:
-Trời đất, sao mấy người xỉa răng bằng cây tăm to tổ bố vậy.
Cự như vậy nhưng anh chàng này sẽ thấy mình khác với những người trong hội vì mình dùng cái flossing kéo vô kéo ra. Mà trong hội ai ăn xong cũng xài tăm xỉa răng. Mỗi lần đi họp xong ăn cơm thấy người nào cũng xỉa răng cả. Cuối cùng anh chàng Tony này cũng lấy một cái tăm ra xỉa. Ai cũng xỉa mà mình không xỉa thì khó chịu. Một năm sau thì có người bạn của Tony tới nhà chơi ăn cơm, thấy Tony xỉa răng thì ngạc nhiên:
-Ủa Tony bữa nay sao lạ vậy? Ăn xong xỉa cái tăm to tổ bố vậy?
Té ra chàng Tony này đã học thói quen xỉa răng bằng cái tăm to tổ bố. Sau 1 năm thì anh chàng Tony này còn thấy chuyện xỉa răng là lạ không bác? Không. Quen đi rồi. Thấy sự lạ khác biệt thì mình gọi là differentiate, sụ tách biệt mình với cái nhóm đó. Nhưng sau một hồi rồi thì mình đồng hóa với nhóm đó luôn. Mình làm chuyện như vậy luôn. Lúc đầu mấy người mới vô hội thì họ phê bình cái này đúng cái này sai thì mình sửa. Nhưng sau 1,2,3 năm rồi thì họ cũng y hệt như mình, bị điểm mù y hệt luôn. Họ không còn có ý tưởng gì mới nữa. Họ đồng hóa luôn.
Cái quá trình đó nó đòi hỏi mình không ngừng tách biệt rồi đồng hóa, tách biệt rồi đồng hóa. Mà mình không ngừng làm như vậy thì mình mới tiến hóa được. Thành ra nhiều khi trong 1 nhóm mà bác thấy không có gì lạ, không có người nào nói ý kiến gì lạ cả, giống y hệt nhau thì tức là mình không có tiến bộ gì cả.

[center]Image[/center]


Đi nghe giảng kinh thì cái gì ông thầy giảng thấy quen, hợp lỗ tai thì mình thích đi nghe nữa. Mà nếu ông giảng cái gì là lạ thì mình thấy ngại ngại, mình không đi nữa. Té ra mình cứ chìm trong môi trường quen thuộc. Cái quen thuộc thì mình chìm dễ lắm. Nhưng cái gì là là lạ thì mình không vô. Mà cái mới lạ đó một là làm mình nhảy lên trên, hai là mình nhảy ra ngoài. Nó lạ, không giống như những cái mình nghe hồi xưa. Thành ra đi nghe giảng mình phải học thêm cái mới. Học là đem cái mới làm nó biến thành cái quen thuộc.
Mà cái này thầy thấy là đặc biệt. Thường thường mình không muốn có cái mới, cái lạ. Mình sợ, mình chơi cái cũ thôi. Có người bị lay off nhưng lại sợ không muốn đi học cái mới vì mình không quen. Bây giờ bác đừng sợ, bác cứ học cái mới đi, cao hơn cái cũ, không học cái mới thì mình cứ xài cái cũ hoài. Có cô đó nói chuyện với thầy. Cô làm accounting, dùng program Lotus. Sau vài năm thì có nhiều program hay hơn nữa Nhưng cô làm cho công ty này 7 năm rồi, được trained dùng Lotus và chỉ dùng nó thôi. Bây giờ có job offer mới nhưng nó không dùng Lotus. Cô không muốn đi làm job mới nhiều tiền hơn vì cô sợ, không muốn học cái mới. Cô trẻ mà không chịu học cái mới thì làm sao tiến lên được. Mình nên không ngừng học cái mới, không ngừng làm cho cái mới trở nên quen thuộc. Một trong những động lực tiến hóa quan trọng lắm là mình phải học cái mới. Không có cái mới để học thì mình sẽ đứng yên một chỗ. Muốn tiến hóa, tiến bộ thì phải không ngừng đổi mới.

[center]Image[/center]


Quá trình mình tiến hóa là mình chạy từ tiềm thức đến zero, vòng lên đây và phát triển 3 cái tầng này. Xong rồi phát triển cuối cùng cả, toàn bộ 7 tầng, đó là giác ngô. Phật tánh. Tầng thứ 7 không có vẽ hình vì nó tức là cái tầng toàn diện.

Nếu theo quan điểm này thì rõ ràng cuộc sống của mình là cuộc sống tích cực. Mình sống để mà tiến hóa. Mình sống bây giờ là đã phát triển được nửa đường rồi, bây giờ cần phát triển tiếp theo. Khác với quan niệm mình sống không biết vì sao mà sống, bị nghiệp duyên, đẻ ra bây giờ làm sao cho đừng đọa lạc. Không phải, mình sống là để tiến hóa. Bởi vì mình đã đi được nửa đường rồi. Thành ra quan điểm này là cái sẽ làm cho bác suy nghĩ lại sự học hỏi của bác. Chứ không thôi mình cứ nghĩ tu hành là để đạt được cái gì, không phải. Mình đã ở nửa con đường tiến hóa rồi, giờ mình phải tiếp tục sự khai mở chứ không phải tìm một cái gì khác nữa. Có tìm thì cũng là tìm phương pháp để khai mở tâm mình. Cũng không phải mình sống đây để mà giải thoát. Nếu nói giải thoát thì mình đang bị đọa lạc nên mới cầu giải thoát nhưng mình đâu có đọa lạc đâu. Mình đang sống, đang tiến hóa được nửa đường rồi. Nhưng nếu mình không cẩn thận, không tiếp tục làm mà chết trước khi tới chỗ cuối cùng này thì mình sẽ tiếp tục lại từ đầu. Nên hòa thượng Tuyên Hóa có nói tất cả là một cái test, coi mình có nhận diện được đó là cái test hay không. Mình không nhận diện được thì sẽ bắt đầu lại từ đầu. Mà đó là quan điểm rất tích cực. Nếu bác nhìn như vậy, bác sẽ thấy mình không phải tu là muốn giải thoát, đạt tới cái gì. Mình tu là vì bản nhiên của mình là sẽ tiến hóa thành Phật thì mình tìm đường tới chỗ đó cho nó lẹ hơn thôi.

[center]Image[/center]


Nên khi chưa được tới cái Siêu thức hay là tánh giác ngộ thì mình sẽ tiếp tục chạy chơi trong LHST vòng vòng. Mình chạy chơi thì buồn không bác? Mình làm bậy thì mình buồn, làm tốt thì vui. Làm bậy mình sẽ bị kẹt trong đó.
Nhưng trước hết mình phải nắm được cái quan niệm cực kỳ cách mạng trong Phật giáo này bởi vì nó không nói rằng mình tu vì mình kẹt tron vòng sinh tư? LH lục đạo. Nó không nói như vậy. Quan điểm chạy vòng vòng trong lục đạo LH là quan điểm của Phật giáo thời phong kiến. Quan điểm của kinh Hoa Nghiêm nói khác. Mình đã đi nửa đường, giờ cứ tiếp tục tu đi, phát triển nữa đi.

Bây giờ mình nói tới đặc tính chính của môi trường siêu ngôn ngữ, là từ đây đi tới cái giai đoạn kế tiếp. Tức là các bác ngồi đây đều ở trong giai đoạn này. Bây giờ nếu mình muốn tiến lên 1 bước nữa thì mình làm cái gì? Muốn biết cái giai đoạn kế tiếp thì mình nhìn cái đặc tính của môi trường kế tiếp là đạt tới sự hài hòa thống nhất của thân xác, tâm lý và lý trí. Bây giờ cái thân của mình nó làm chuyện mà mình không thể control được. Thường thường thầy đi dậy võ thì thầy nói họ làm sao dạng cái chân ra thì nhiều người không làm được vì họ không thể làm sao control chân họ được. Té ra thân mình nó khác, nó không hài hòa. Tâm lý của mình và lý trí cũng không hài hòa với nhau, không thống nhất với nhau, không trở thành 1 cái Ềtotal body mindÊ?, một cái thân xác toàn diện. Cái tâm, cái thân thành một hệ thống toàn diện nhất trí. Cái đó mình chưa đạt được. Nên nó bịnh thì nó bịnh, nó buồn ngủ thì buồn ngủ, nó đói thì nó đói, mình không làm gì được. Nhưng nếu bác đạt được sự hài hòa thống nhất thì dù thân thể bác mệt mà tâm trí bác vẫn tiếp tục chuyên chú thì thân thể nó mất cái mệt đi, thân thể nó nhất trí với sự suy nghĩ của bác.

[center]Image[/center]

[center]Image[/center]



Nên cái nhất trí của ba cái này trong đời bây giờ gọi là nôm na là nhất trí giữa ba phần, trên này là óc suy nghĩ, phần thứ hai là tim hay tâm là cảm xúc tâm lý của mình, phần thứ ba là cái bụng là vùng nhậy cảm trực giác của mình. Vùng bụng nó nằm ở LX số 3 chỗ ức, xương sườn gặp nhau. Sự hài hòa nhất thống của 3 cái này quan trọng lắm. Óc hay sự suy nghĩ thì nói cho mình biết cái ỀhowÊ?, làm sao làm thế nào. Tim cho mình biết mình cảm thấy vui hay buồn, thích hay không thích, yêu hay ghét. Bụng, mình gọi là cái Ềgut feelingÊ?, nó cho mình cảm giác đúng hay sai.
Thầy cho thí dụ: có người đó đem 5000 tới đưa cho anh này nói: bây giờ đưa anh 5000 thì làm sao anh kéo cái camion này trong đó có gì anh đừng cần coi, ra đổ xuống khúc sông kia cho tôi, ăn 5000. Anh chàng này cầm 5000, mở camion ra thì thấy trong đó toàn là dầu trong đống thùng phi. Anh này ngồi trong xe quằn quặn khó chịu trong bụng. Anh mói về nhà hỏi vợ: em ơi, người ta đưa 5000 để đi đổ mấy cái thùng dầu xuống con sông đó, có nên làm hay không. Vợ anh nói: làm chứ sao không, 5000 nhiều lắm chứ. Anh chồng nói: nhưng mà bụng anh quặn quá, không biết có nên làm hay không. Bà vợ cứ xúi làm. Ông đó ngồi thừ một rồi nói: không, tôi khó chịu quá không thể làm được. Ông đem trả 5000, nói không làm.
Đó gọi là gut feeling của mình tức là cái trực giác của mình, biết được mình đúng hay sai, nguy hiểm hay an toàn. Lạ lắm bác, không phải tim mà nó quặn ngay bụng, bụng trên chứ không phải bụng dưới, phần dạ dày đó. Bác có bao giờ có cảm giác đó không bác, có không?
Thầy có mấy chú đệ tử của thầy, nó kể chuyện hay lắm. Bữa đó, tụi nó muốn đi ăn cắp mấy cái chocolat. Hai đứa bàn tính giờ để xuống ăn cắp. Thằng vô lấy, thằng đứng canh cửa. Thằng canh cửa, tối đó sắp sửa ra cửa đứng canh thì cái bụng nó đau vô cùng, quặn đau. Khi nó báo cáo cho thầy, thầy không la nó được, thầy nói đó là cái biểu hiệu rõ ràng nhất, người thầy của con không phải là ta mà là cái thân xác của con, cái bụng con nó nói với con. Khi nó quặn đau tức là sai thì con đừng nên làm.

Nhưng coi chừng, nhiều khi cái bụng đó, lương tâm của mình, trực giác của mình nó đau mà mình có biết không bác. Mình biết nhưng không thèm nghe mà đi uống thuốc cho hết đau. Mình không thèm biết rằng đó là cái ỀhintÊ?, một cái nhắc nhở mà mình không biết, hễ đau là uống thuốc, sợ đau. Nhưng mình không ngờ là té ra nó nhắc nói mình khó chịu. Nhưng cái quặn đó nó có bình thường, cho mình biết để mình nhận ra không bác? Có, mình nhận ra dễ dàng lắm. Do đó, nó là cái đầu tiên mình cần phải nhớ. Nếu bác càng thiền định, để tâm nơi bụng càng nhiều thì sẽ càng phát triển trực giác đó ngày càng cao. Đúng hay sai trực giác bác biết rất rõ ràng. Người không tốt, không có tâm chính đáng thì trực giác bác cho bác biết ngay lập tức.
Có ông này có trực giác rất cao. Người ta đem bán 1 miếng plaque đề là thời nhà Minh 3,4, 6 trăm năm. Ông này không phải là người khảo cổ nhưng ông thích sưu tập và có nhiều đồ cổ. Vừa cầm đồ này lên là ông biết đồ giả rồi nhưng không biết làm sao mà nói là đồ giả được. Vợ ông thích thì ông cũng mua luôn. Mua về rồi nhưng ông vẫn nói tao biết đây là đồ giả nhưng không biết làm sao giải thích được. Ông nhờ người này người nọ coi, hồi lâu họ cuối cùng mới nói là đồ giả, mất mấy tháng sau lận. Khi người ta hỏi sao ông biết thì ông nói khi tôi cầm món đồ này lên, bụng tôi khó chịu lắm. Chữ giả nổi trong đầu tôi liền. Đó là trực giác hay là gut feeling.
Bây giờ con tim của mình rung động với cái thích hay ghét hay vui buồn, yêu. Nhiều khi bác thấy cái ly đẹp bác thích mua dễ sợ. Đố bác cái thích đó là của tim hay cái gì?
Không phải của tim đâu, cái đó thuộc về bụng dưới. Cái ham muốn là thuộc về bụng dưới chứ không phải bụng trên Nhưng cái yêu thích này mình phải nói là vui thích. Khi bác vô một chỗ bác thấy là thích quá, ở trong chỗ đó thì thích thuộc về con tim của bác. Nhiều khi chỗ đó không đúng, thí dụ như bác vô phòng trà ca nhạc, bà mẹ nói chỗ đó là sai lầm không được vô. Lúc bác vô thì bụng bác hơi quậy quậy nhưng vô đó bác thích bác vui quá, sướng quá quên về nhà luôn. Mẹ nói 1 giờ về. Bác coi đồng hồ thấy 1 giờ, bụng quậy quậy nhưng thích quá ngồi trong đó nhẩy chơi, uống rượu sướng quá quên luôn. Con tim nói chuyện khác mà cái bụng nói chuyện khác.
Còn cái đầu, theo ai bác, tim hay bụng. Cái đầu nó theo cái bụng dưới, không theo bụng trên mà cũng không theo con tim mình, nó theo cái bụng dưới, khổ vậy đó. Cái đầu nói bây giờ mình ngồi thêm uống chút rượu đây, can gì đâu, khi mình về mình nói dối với má là xe hư . Đó, cái đầu nó nghĩ chuyện làm sao mà cái làm sao này là làm ác, làm tốt, làm thiện không cần biết. Cái đầu nó không có vui thích buồn giận mà cũng không biết đúng sai nữa. Cho nên mình sẽ có mâu thuẫn trong cuộc sống là mình không thể làm ba cái này hòa hợp được, cho tới lúc nào bác bắt đầu phát triển cái trực giác tầng trên. Và có lẽ nhiều người trong các bác đã phát triển trực giác tầng trên rồi. Bác có thể đã phát triển trực giác này, ít hay nhiều thôi.

Bây giờ làm sao mình phát triển toàn diện thôi. Nhưng bác thấy là bác có trực giác đó thì làm sao cho sự hài hòa của 3 phần đó tức cái bụng, tim và óc. Nếu mình không thể hòa hợp thì mình không thể phát triển được trực giác vùng trên này. Khi bác đã làm cái đó hòa hợp với nhau rồi làm nó vận chuyển, lúc nào cũng đi với nhau cả, tự nhiên bác sẽ trở thành con người toàn diện hơn theo chiều dọc, total bodymind. Body và mind dính liền với nhau, không thì mình nói một đằng làm một lối. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng bác. Khi mình thấy chuyện gì đúng mình nên làm ngay. Nhiều khi mình thấy đúng nhưng mình không làm ngay. Vì sao? Vì cái bụng trên nói đúng nhưng bụng dưới nó nói mày làm chuyện đó là làm công không, không có tiền bạc thì làm làm chi. Nó nói chuyện, nó tính toán. Nên nếu trực giác đó phát triển thân tâm bác hòa điệu với nhau thì con người bác hoàn toàn đi ra khỏi cái trạng thái bùn lầy của cái bản ngã.

Khi phát triển môi trường siêu ngôn ngữ này, tâm thức có thể làm chủ được dục vọng thân xác. Dục vọng nó biến đi mà cảm xúc tâm tình nó cũng biến hóa. Nề nếp suy tư của bác cũng thay đổi luôn. Thay đổi toàn diện 3 cái phần đó bác, rồi cuối cùng đó thì nó mở ra cho bác một cái trực giác rất là cao, làm cho bác nhìn thấy xuyên suốt cả cái nề nếp suy nghĩ , có một sức tổng hợp nhiều dễ sợ. Bác đọc sách 5, 7 cuốn bác tổng hợp lại dễ dàng chứ không phải đọc xong cuốn này rồi mới đọc cuốn kia cuốn nọ, mà nối liền hết tất cả sách lại với nhau. Bất kỳ cuốn sách nào bác đọc, bác sẽ nối liền tổng hợp lại với nhau hết. Cái đó là một mức độ rất là hấp dẫn đối với con người bây giờ, tức là mức độ tổng hợp cái lý trí với lý thuyết mà mình gọi là vision image tại vì không phải là cái sự suy nghĩ mà mình nhìn xuống cái tư tưởng của mình như thể nhìn cái bàn cái ghế vậy. Tư tưởng trở thành một cái gì rất là solid, chắc cứng. Mình nhìn thấy hết cả những quan hệ những cái tư tưởng đó, mình tổng hợp nó lại. Mà thầy có phương pháp thực hiện để đưa bác tới cái giai đoạn này. Bác muốn nghe không? (Thính chúng: muốn)

Muốn thì nên chịu khó tới tập với thầy.

Bây giờ nói đến tiêu chuẩn của môi trường phía trên, làm sao để đạt tới? Sau khi mình nói lý thuyết rồi thì mình nói tới cách làm sao đạt tới chuyện này, cách thực hành. Khi bác đi học, thầy không phải chỉ nói chuyện triết lý làm sao ra khỏi sinh tư? LH mà nói luôn cái kỹ thuật thực hiện. Kỹ thuật này không phải như khi bác đánh computer, không phải cái kỹ thuật mà là chuyển hóa tâm thức, tức nó không phải là kỹ thuật, mình dùng chữ cho vui thôi. Chuyện đầu tiên bác làm là phải phát triển sự tự tri tự giác tức là cái này nó tách ra nó nhìn lại môi trường.

Mỗi tâm thức cao hơn nó tách ra rồi thì nó nhìn lại cái môi trường đó được. Khi nó chìm trong cái môi trường thì nó không thể thấy môi trường đó được. Khi bác giận dữ thì bác không thể nào biết được là bác đang giận dữ như thế nào. Con nít 6,7 tuổi khi nó giận dữ nó không thể nào biết nó đang giận dữ cả, nó không có cái lý trí để biết bác. Bây giờ bác khác hơn nó chút xíu là khi bác giận dữ thì cái tư tưởng bác biết là bác giận dữ nhưng bác không thể ra ngoài cái giận dữ đó bác nhìn lại. Bác chỉ có cái tư tưởng biết rằng mình đang giận, ghét như vậy nhưng bác không thể nhảy ra ngoài mà nhìn lại. Khi bác nhẩy ra ngoài thì bác còn giận dữ không? Bác có thể chận cái sự giận dữ đó phát sinh. Bác ngưng sự giận dữ đó. Mà đó là cái lý do tại sao mà đức Phật nói như vậy nè. Nếu bác đè nén sự giận dữ bao nhiêu thì giận dữ nó càng nhiều mà nếu biết tu thì bác không cần đè nén nó mà bác tách ra khỏi sự giận dữ nhìn lại cái chủ thể là sự giận dữ thì bác giải thoát.

Bây giờ thầy nói tới đó thì hi vọng bác đã hiểu được cái kỹ thuật quan trọng nhất của đạo Phật, phương pháp cốt tủy nhất của thiền định tức là cái phương pháp hồi quang phản chiếu, bác nhảy ra ngoài và nhìn lại cái bản ngã. Nói cách khác, đây là cái môi trường mình chìm ngập trong đó, mình nhảy ra ngoài nhìn lại cái môi trường này. Sự nhảy ra ngoài nhìn lại môi trường này tức là mình không còn nằm trong đây nữa. Khi nhảy ra ngoài này một hồi rồi thì bác sẽ tạo ra một môi trường mới. Thành ra tu hành là sự tiếp tục không ngừng nhẩy ra tạo ra một môi trường mới để nhìn về cái môi trường cũ. Sau một hồi rồi thì mình bị chìm tron g môi trường mới đó thì mình phải nhảy lên một môi trường mới khác nữa và tạo ra một môi trường kế tiếp nữa. Nó rắc rối như vậy đó. Bác hiểu ý thầy nói không bác. Mà nếu bác hiểu được cái này thì bác sẽ tu thiền không bao giờ bị lạc cả. Lý do bác tu thiền bị lạc hay lộn xộn về chuyện thiền định, tẩu hỏa nhập ma, là vì bác không phát triển được cái năng lực gọi là tự tri tự phản, nhìn lại cái bản ngã hay là cái chủ thể. Cho nên thiền là phát triển cái năng lực nhìn lại chủ thể của mọi kinh nghiệm. Khi những chủ thể này được nhìn thì chủ thể này trở thành đối tượng, thành cả cái quá trình này gọi là quá trình biến tất cả chủ thể thành đối tượng.

Thường thường khi người ta tu thiền người ta không nghĩ như vậy đâu. Người ta nghĩ là thấy ông Phật hiện ra, thấy hào quang, bánh xe quay, nhiệt nổi lên trong người. Những cái đó là cái thấy bên ngoài thôi chứ không thấy được cái chủ thể của kinh nghiệm đó đang làm cái chi. Khi bác thấy cái chủ thể, mình gọi nôm na là cái bản ngã. Khi mình đang kinh nghiệm như vậy thì mình thấy sướng quá. Ngồi thiền sướng quá, lâng lâng . Mà mình nhìn được cái chủ thể đang lâng lâng đó rồi mình sẽ giải thoát khỏi cái cảnh lâng lâng đó. Nhưng khi mình đang lâng lâng như vậy thì mình có muốn nhảy ra khỏi cái đó không bác. Không. Còn lâu. Mình muốn lâng lâng thêm nữa, muốn thích hơn nữa. Mà như vậy thì chỉ có chừng đó thôi. Tu kẹt là kẹt chỗ đó. Bây giờ có 1 hiện tượng mà thầy thầy cũng rất là quan trọng là đáng lẽ mấy bác càng tu thì phải càng định, mà bây giờ bác cứ lắc qua lắc về thì mệt lắm. Chuyện lắc lư thầy không ngờ là nó phổ biến vô cùng, vì người ta nghĩ rằng những chuyện đó là chuyện thần thánh, khí nó chạy hay có ai nhập vào. Nhưng hễ tu mà thân thể càng động đậy thì bác phải đi tìm ông thầy khác liền vì gần như 98% cái lý do bác lắc lư là vì ông thầy đó là thầy tà. 2% là nghiệp chướng của bác thôi, còn đa số là cái pháp tà. Nếu bác tu đạo Phật theo sách vở đàng hoàng thì có lẽ 60% là nghiệp chướng của bác còn 40% là ông thầy tà thôi. Nên cái hiện tượng người lắc lư nhiều vô số trong giới ngoại đạo. Nếu bác thấy mình bắt đầu lắc lư bác nên tìm thầy khác, thầy chính mà học. Chuyện này không phải là chuyện vui đâu bác. Chuyện này mình chữa không được đâu. Thân hư chữa không được nữa, không thể nào ngồi định được cả. Trong quá trình tu của thầy có 23 năm, thầy thấy rất nhiều người như vậy, lúc đầu thầy rất là ngây thơ, nghĩ rằng đó là do khí chạy nhưng thật sự khí huyết nó chạy thì chỉ có 1 tuần thôi, làm mình động đậy nhưng xong rồi là mình ngồi yên vô cùng. 2,3,4 5 giờ luôn. Còn mới vô chưa gì cả mà bắt đầu lắc rồi là nguy hiểm lắm..

Về mặt tâm lý là nhìn vào chủ thể, bản ngã, mọi cảm xúc..., về mặt tư duy phát triển khả năng tổng hợp v...v.. đó là phần đầu tiên. Phần thứ 2 là mình phát triển tìm cho nó cái mặt đất để cái hoa trực giác nó nở ra. Cái mặt đất này là cái gì? Chính là sự im lặng. Bác không thể có cái trực giác nếu bác không có cái im lặng. Đó là lý do tại sao khi tu thiền họ tịnh khẩu không nói năng gì cả. Tất cả các biểu tượng họ tu đều phải ra ngoài cái ngôn ngữ cả.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 31 Jul 2006 21:45

Một vài phương pháp mình đang tu học là mình hít vô hít ra, dùng chữ Om và A để tu vì 2 chữ này ra khỏi môi trường văn hóa ngôn ngữ, không có ý nghĩa. Nhưng không có ý nghĩa không phải là không có mà nó siêu việt ý nghĩa bình thường của con người. Thành ra khi mình tu theo 2 chữ này một hồi thì tự nhiên tâm thức của mình nó phải ở trên tầng tâm thức siêu việt ngôn ngữ, chỉ hít vô thở ra chữ đó là được rồi. Lúc đầu thiền phát triển bằng cách ngồi mình chỉ quán hơi thở thôi vì nó thực tế. Nhưng hơi thở cũng là của thân xác, hơi thở là cái có trước khi ngôn ngữ phát sinh tức ở tầng dưới. Bây giờ chữ Om và A không phải thuộc tầng dưới mà cũng không ở tầng ngôn ngữ. Nó ở vào tầng siêu ngôn ngữ phía trên này. Cho nên lúc đầu Phật dạy quán hơi thở. Sau này Phật giáo phát triển hơn nữa thì có phương pháp dùng chữ om a, bắt đầu ngay ở cái chỗ siêu ngôn ngữ, transrational. Mật tông Phật giáo họ phát triển sau cùng cả nhưng thần chú đã có lâu rồi. Thần chú là siêu ngôn ngữ bác, nó không có ý nghĩa bình thường đâu mà là siêu ngôn ngữ. Cho nên Mật tông có sau. Sau này Tây tạng nói mạnh đủ thứ cả. Nhưng Mật tông bên Tàu cũng có, bên Nhật Bản cũng mạnh vô cùng. Mà cái đó là một cái sáng tạo sau này của Phật giáo. Thay vì bắt đầu bằng cái hơi thở tiền ngôn ngữ thì bây giờ mình bắt đầu bằng cái siêu ngôn ngữ, bằng chữ om, a hay câu chú. Đó là phương pháp tu thiền mà thầy đang theo, đang làm. Phương pháp này dựa hoàn toàn vào phương pháp khởi đầu, có điều là mình dùng chú chứ không dùng cái khác. Mỗi lần tập luyện mình đều nhìn lại bản ngã để thăng tiến một tầng tâm thức mới. Mấy bác muốn thì đi học cho biết.

Con đường lên thành Phật đây là mình phát triển hoàn toàn 7 tầng tâm thức này. Mình đã đi một nửa đường rồi, ba tầng thôi. Theo đức Phật tính thì từ chỗ này ra đây thì cũng nhẹ nhàng là 3 a tăng tỳ kiếp nữa. Nhưng cái máy tính thời xưa chưa chắc nó như thời bây giờ. Bây giờ mình có algorhythm thì không chừng mình tính nhẹ nhàng ngắn hạn hơn. Mình biết chuyện bác có thể làm trong đời này là phát triển tầng tâm thức trực giác này. Chắc chắn bác sẽ làm được NẾU bác tập đúng pháp khi bác có kỹ thuật. Tức là có 2 chuyện:
1 là phát triển cái tự tri awareness
2 là phát triển cái môi trường để cho cái tự tri nó hiện khởi
Một là phát triển sự im lặng, hai là phát triển cái trực giác đó
Làm được không bác? Được. Mấy năm thành Phật bác? Còn lâu.

Nhưng đó là niềm hy vọng của mình. Chứ còn nếu không, mình thấy con đường thành Phật nó dài quá thì ai mà tu. Thành ra người ta thấy đường dài quá nên thôi, tu niệm Phật cho rồi. Nhưng mình không ngờ là thật sự dù niệm Phật hay chi đó thì bác cũng phải tới được cái tầng tâm thức kế tiếp. Nếu bác lên cực lạc thế giới thì bác cũng sẽ phải phát triển cái tầng tâm thức kế tiếp chứ bác không cách gì skip step cả. Không phải bác lên đó rồi tự nhiên thành Phật. Thành Phật là cái gì? Là hoàn toàn phát triển tất cả các tầng tâm thức mình vừa nói.

Cái này là cái làm cho bác khỏi bị cái vụ mê tín như niệm Phật 3 năm sẽ thành Phật, vãng sanh cực lạc. Bởi vì bác lên đó thì bác cũng sẽ phải phát triển tầng tâm thức kế tiếp này mà thôi. Bác phát triển mau chậm thì không biết. Nhưng họ nói 1 ngày trên đó bằng bao nhiêu ngày dưới đây? Trăm ngàn triệu kiếp dưới này lận. Cho nên bác lên đó bác phải ngồi trên đó 64 kiếp mới mở hoa sen rạ 64 kiếp đó thì cũng bằng hay nhiều hơn dưới này nữa. Thành ra mình dưới này còn khỏe hơn nữa. Thành ra các ông tổ hồi xưa cũng đã tính kỹ rồi. Thành ra bác lên trên kia hay dưới này ngồi tu thì cũng như nhau thôi. Trên kia dễ hơn? Ai biết dễ, chưa chắc, vì bác cũng sẽ phải phát triển những tầng tâm thức này mà thôi.

Phần kế tiếp có 4 chuyện làm. Mình tu thì phải phát triển tầng tâm thức kế tiếp thì mình mới ra khỏi mình họa may lên được. Mình cầu vãng sanh hay gì đó rồi tiếp tục tu tiếp. Trong đời này nếu bác dụng công thì có thể giác ngộ đây. Nhưng mình biết chắc là con đường phát triển lên là phải làm 2 chuyện:
Phát triển cái trực giác tự tri. Khi bác tự tri thì bác sẽ tách mình ra khỏi môi trường bản ngã. Làm sao có sự tự tri? Phải có sự im lặng. Làm sao có sự im lặng? Ngồi thiền mới có sự im lặng vì không có người nào vừa ngồi thiền vừa nói cả. Có sự im lặng, phát triển tự tri và cái năng lực nhìn lại cái bản ngã rồi thì càng ngày bác sẽ càng tách ra khỏi cái môi trường mình đang bị chìm trong đó.

[center]Image[/center]

Đó là nói về một mình một cá thể như vậy. Nhưng mình sống với nhiều người mà nhiều người này tạo ra cái mạng lưới gọi là mạng lưới luân hồi. Mình mượn đồ mình không trả thì sao bác? Kiếp sau trả. Có vụ trả qua trả lại như vậy là cái lý do mình gọi là tạo nên mạng lưới LH. Mình sẽ nghiên cứu từng phần một.

Phần 1 là cái statement quan trọng là không có 1 người nào mà độc lập riêng rẽ một mình cả. Dù muốn dù không, mình bị liên hệ với 1 người khác tức là mình là cha một người nào đó, là chú 1 người nào, chồng 1 cô nào đó, con 2 vị nào đó, bạn của nhóm người nào đó, cháu, boss, làm công cho người nào đó, làm thầy, làm trò ai đó, khách hàng của một cửa tiệm nào đó... Sơ sơ mình đã có 12 sợi dây liên hệ lòng thòng rồi.
Mình ở trong mối dây liên hệ như vậy, chạy ra không dễ. Không có người nào đùng cái đẻ ra mà không có một mối liên hệ nào cả.

Lúc thầy đi tầu bay qua Tây, thầy có xem được một cuốn phim tựa là The Island. Phim này có ý nghĩ a rất hay. Bây giờ nếu bác tới 71 tuổi và muốn sống thêm 100 năm nữa nhưng thận của bác yếu quá, không cho bác sống thêm. Thì có công ty này, bác tới bác ghi tên trả tiền thì họ sẽ lấy hết information về bác rồi họ sẽ làm cloning ra một con người giống y DNA của bác nhưng trẻ hơn bác. Cần bộ phận gì trong người, bác cứ lấy của người clone này thay vô. Thành bác cứ sống hoài à. Da mặt cũng lấy thay vô cho trẻ. Cái concept là họ tạo ra một con người trong phòng thí nghiệm rồi bác lấy người clone đó ra xài thôi. Nhưng chuyện xảy ra là một người hoàn toàn không có cha mẹ họ hàng anh em gì cả đó, nhưng trong vòng mấy tháng, thằng chế tạo ra người clone đó, nó phát giác là trong não của người clone nọ cũng có memory của người client kia. Tức là anh clone này tự nhiên biết được chuyện quá khứ của người kia. Nói cách khác, mình không cách nào thoát khỏi cái dây nhợ boss, cha con, anh em,...., mình sẽ có ký ức, có những cái quan hệ dính liền với người khác. Đây là chuyện giả tưởng nhưng nó nói lên chuyện mình không thể thoát khỏi sợi dây nhân duyên. Nó cho biết dù muốn dù không, mình bị liên hệ tới 1 người khác.

Mà anh chàng clone này đẻ ra không có gì hết mà té ra rồi cũng có bồ, cũng có vợ, đẻ con và rồi thì tiếp tục như mọi người thôi, không có gì khác cả, tức là không ai thoát khỏi cái mạng lưới, mạng lưới nhân duyên. Mạng lưới này cực kỳ nguy hiểm vì bác biết sao không? Nó sẽ hoặc là hạn chế, hoặc là giải thoát bác. Nếu bác biết dùng thì nó giải thoát còn nếu bác không biết dùng thì mạng lưới này sẽ hạn chế bác, tức làm bác kẹt trong mạng lưới này. Mạng lưới này dễ sợ lắm cho nên cái lời phát nguyện với nhau, anh yêu em lắm, anh với em kiếp kiếp làm vợ chồng, cái đó là dính mãi bác nghe. Ký contract for life after life đó bác, không gỡ ra được đâu.

Thầy kể chuyện này chắc bác nói thầy nói chuyện hoang đường. Thời thầy mới xuất gia, hòa thượng Tuyên Hóa, chuyện còn đăng trong báo, ông ra rừng chỉ cho người ta đào một cái rễ cây đó đem về. Ông nói hai cái rễ cây dính lẹo với nhau này là thời xưa hai người vợ chồng đó họ nói họ sống với nhau như chim liền cánh cây liền cành. Đời nào họ cũng thương nhau ở với nhau hoài, rốt cuộc không biết vì sao tinh linh của họ gá nhập hay đọa trong cái cây này thành như vậy. Còn nữa. Có một cô nọ từ bên Tàu qua thăm Vạn Phật Thành. Cô này có con mắt thứ ba. Hòa thượng không nói gì cả, để cái cây trong điện trên bàn thờ Phật . Cô này đi ngang qua, cô chắp tay lại. Lúc đó thầy là người đưa cô đi thăm Vạn Phật thành, thầy mới hỏi. Cô nói đây là hai người mà chứ không phải cái cây đâu, dễ sợ chưa. Cô này có năng khiếu trị bệnh rất lạ. Cô nhìn người ta thì cô nói được cái quá khứ người đó làm cái gì mà bị bệnh này. Có ông này dạy thái cực quyền tới gặp cô. Ông to con lắm nhưng bị một bên tai không nghe được. Gặp cô này chưa hỏi gì thì cô đã nói: bác ơi, đừng ăn thịt gà nữa. Ông nói ủa sao không ăn? Cô nói: Tui thấy trên lỗ tai của ông có cả một đàn gà đứng đó. Nghe dễ sợ chưa. Cô trẻ lắm, còn ông này lớn như vậy mà ông chắp tay quì xuống liền, nói: tại sao cô biết? Rồi ông bỏ thịt, ăn chay trường luôn.
Chuyện này là chuyện thầy thấy tận mắt. Khi cô này đi ngang qua cây cô nói hai người đây chứ đâu phải là cái cây. Sau đó thầy không có dịp để hỏi truy thêm hai người này là người nào.

Thành ra bác cũng nên coi chừng nhân quả vì ngoài chuyện mà mình vừa vẽ ra, ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng cả, chữ nợ này nghe có vẻ nhẹ lắm. Nhưng nợ máu thì nhiều lắm, bác ăn bao nhiêu con gà rồi bác? Số gà bác ăn chắc cái farm 10 ngàn mẫu nhốt không hết đâu. Cái nợ đó bác nghĩ là bác chạy trốn được không? Còn lâu, trốn không nổi đâu, nợ đó sẽ đòi bác. Bác nghĩ thầy dọa bác? Đúng, thầy dọa thiệt đó vì thầy thấy cái đó nguy hiểm ghê lắm. Rất tiếc thiên cơ bất khả lậu bác. Cô này cô cứu rất nhiều người mà gần như những người thầy thấy cô cứu thần tốc. Cô nói đúng ngay là con vật hay chuyện gì phá làm người ta bệnh. Người ta ăn chay, bệnh hết liền trong vòng vài ngày. Ông đó lỗ tai điếc, mà chưa đầy 1 tuần lỗ tai phục hồi lại. Ông đã điếc nhiều năm rồi không trị được. Ông ngừng ăn gà, hết liền. Ông sám hối, đi lạy, ngày nào cũng lạy sám cả, hết bệnh luôn. Cái mạng lưới nhân duyên khiếp đảm như vậy nên nó mới giữ mình trong vòng STLH, vì mình nợ tụi đó như vậy đó. Khi cô này về lại Trung Hoa đại lục, cô tiếp tục đi nói chuyện, cả ngàn người tới nghe. Nhưng tụi cộng sản bắt cô, cô chết. Cô đâu làm gì, chỉ cứu người, nói đúng chứ không sai. Bệnh lành cả. Tụi cộng sản sợ quá nó bắt. Thành ra nhiều khi có công phu cứu người cũng phải tế nhị lắm, nhiều khi lộ liễu quá cũng không được. Cô rất trẻ, mới hai mươi mấy tuổi, nhìn là biết thanh tịnh, cô im lặng nhẹ nhàng, không bao giờ nói chuyện ồn ào. Những chuyện này đều có thật, do chính thầy thấy.

Nên nói về mạng lưới nhân duyên, các bác coi chừng nợ máu với các con thú vật. Bác nên ăn chay trường đi. Bắt đầu là ăn chay trường đơn. Tức là ngày mình ăn chay 1 bữa, hoặc sáng, trưa hay tối thôi, ăn 1 bữa thôi, ăn sáng thì sáng hết luôn, cereal hay gì đó. Ăn trường đơn là coi như ăn được 1 phần 3 đời rồi. Trường đôi thì là ăn hai bữa mỗi ngày, tức bác ăn được 2 phần 3 đời bác. Hay hơn là ăn 1 tháng 10 ngày, khỏi mất công coi lịch, canh ngày.
Còn ăn chay trường cả ngày luôn thì là ăn chay trường đẹp. Đừng nên ăn 10 ngày một tháng, mình nên ăn chay kiểu thế kỷ 21, kiểu mới. Vì thực ra ăn chay mấy ngày trong tháng như mùng 5, 14... là lý do tiếng Tầu chữ wu nghĩa là 5 đồng âm với chữ vô là không có, làm ăn gì cũng mất tiền mất bạc cả. Ngày mùng 5 là wu, nghe như ỀvôÊ?, thành ra thôi không làm, 23 hay 14 cộng lại cũng thành 5, nguy hiểm quá. Cộng thêm mấy ngày lễ nữa thành 5, 10 ngày. Họ nói là mấy ngày này có những ông thần trên trời xuống giúp những người ăn chay. Thời đó người ta rất là mê tín, không dễ khuyên người ta ăn chay, mà phải dọa họ, nói cái gì thực tế. Thành ra họ nói là những ngày đó xui xẻo lắm thành phải ăn chay cho ông thần ổng cứu. Lý luận hồi xưa như vậy đó bác. Bây giờ mình đâu mê tín, các bác cứ ăn chay kiểu trường đôi trường đẹp đi.

Bây giờ nói chuyện thoát STLH, ngoài chuyện bác tự tiến hóa, mình còn phải làm sao cho nhân duyên nghiệp chướng của mình, mối liên hệ với người khác, giải trừ đi . Bài này nằm trong chữ giải oán. Một trong những chuyện làm cho mình ở trong sanh tử hoài là mình tiếp tục tạo cái oán với người khác. Mình tạo ân với người khác thì cũng ở trong STLH nhưng nó đỡ hơn 1 chút xíu, khỏe hơn. Nhưng oán là cái làm cho mình ở trong đó kẹt không ra được vì cái oán thì người ta sẽ tìm tới mình, còn cái ân mình muốn cho hay không cho là chuyện của mình. Khi người ta thọ ân, người ta muốn trả mà mình không nhận thì kệ. Còn cái oán người ta tiếp tục đòi mình. Mình là chủ nợ thời còn r a khỏi STLH được, còn mình là con nợ thì mình chạy không thoát. Cho nên cái nợ hay cái oán thì phải giải. Cái đó là triết lý căn bản nhất. Mà tại sao gọi là nhân duyên tương khởi? Là bởi vì người mình mắc nợ họ sẽ tìm, sẽ truy ra mình, mình không chạy trốn được.
Vì dây nợ là dây cột cổ mỗi người. Nó không cột nơi bụng nơi tay mà cột nơi cổ. Cho nên trước hay sau thôi, dây đó nó sẽ thắt nghẹt quá, người ta phải chạy tới. Nên khi nắc nợ thế nào mình cũng phải trả. Oán hay nợ. Mấy bác ngồi suy nghĩ lại, khi mình làm cho người ta phiền não là mình bắt đầu gây oán rồi, đúng không? Cái đó là cái dễ sợ, phiền não không nên làm nhưng mình lỡ gây phiền não thì làm sao bây giờ? Nhiều khi mình không hiểu đạo, không biết, lỡ gây phiền não thì bây giờ làm cho người ta thương mình, đi ngược lại. Đó là quy tắc duy nhất và cuối cùng để giải oán. Nếu mình làm người ta ghét thì bây giờ phải làm cho người ta thương, làm người ta cảm động mình. Đi ngược lại là làm cho người ta ghét, người ta giận, người ta thù. Bên này thì càng lúc mình càng dễ thương, bên này thì càng lúc càng dễ ghét . Nói ra thì bác nói sao giản dị như vậy nhưng mình làm nổi không? Trở nên người dễ thương khó lắm bác, mà trở nên người dễ thương thực sự là cách giải oán hay nhất . Người ghét mình thì họ ghét dễ sợ lắm, họ tìm lỗi lầm mình hoài, không cách gì làm họ ngừng tìm lỗi lầm hết. Mình chận cỡ nào họ cũng tìm ra được sơ hở để họ phê bình mình, tìm cách chi cũng không được cả, tại sao vậy. Tại họ ghét mình. Họ thương mình thì họ có tìm khuyết điểm không bác? Không. Chừng đó thôi bác à. Nói ra thì nghe giản dị lắm nhưng đó là chìa khóa căn bản nhất mà sau này phát triển thành cái lòng từ bi. Lòng từ bi là cái đặc tính con người không chỉ dễ thương mà thôi, mà tình thương lúc nào cũng có cả.

Nói ra thì nghe dễ dàng nhưng đó là cái khó khăn nhất vì cái dễ thương mình không thể tự vỗ ngực: Ê, tôi dễ thương lắm, phải thương tôi nghe. Không ai nói vậy được. Mặt người ta dễ thương hay dễ ghét bác có nhận ra được không? Bác nhận ra bằng cái gì. Bụng trên hay bụng dưới? Trật lất! Chính là cái tâm người ta chứ không phải bụng trên bụng dưới. Nhận ra được cái sự dễ thương là cái tâm này nè.
Cái chuyện thầy ngạc nhiên là tại sao mình lo tu hành gì cao siêu mà tại sao mình không làm mình dễ thương hơn. Dễ thương khác với dễ yêu nghe bác.


Thầy nói bác nghe chuyện này, năm ngàn chín trăm thuở xưa có hai nhóm băng đảng người Campuchia đánh lộn nhau ở Stockton. Hai bên đánh nhau dữ dội, chính phủ trị không nổi. Về sau họ biết được ông Darmarawa là người nổi tiếng về healing, họ mời ông tới xin ông làm sao giúp cho hai đám băng đảng hòa hợp lại. Ông bằng lòng. Ông hẹn 2 tụi này vô trong park, ông tới park ngồi đó. 2 đám kia đi xe mô tô tới, cầm súng đủ cả. Ngồi 3 bên dưới đất, FBI canh chung quanh. Ông cầm tay 2 đứa vuốt, ông nhắm mắt nói: thôi bây giờ mình hòa hợp đi. Ông không nói ra lý do, ông không cần nói thêm gì cả. Ông ngồi im lặng lim dim. 15 phút sau hai bên ngừng lại không đánh nhau nữa. Chuyện có thiệt ở Stockton. Ông giải hòa 2 nhóm mà không hề nói gì khác cả. Ông chỉ dùng tình thương. Ông rất dễ thương, mình nhìn ông thấy mắt mũi, người và cả tâm thức của ông nó tỏa ra tình thương và lòng từ bi mà nhờ đó 2 bên bỏ những chuyện dữ dằn để hòa giải. Ông chỉ ngồi đó vuốt tay người ta thôi chứ không làm gì cả. Ông có nhiều tình thương như vậy. Ông là healer, đi cứu người ta, trị bịnh, ông chỉ rờ tay là hết bệnh. Ông không có chú có luyện gì cả mà ông là người giải oán. Khi ông chết rất nhiều người khóc. Ông chỉ chết già thôi, năm 108 tuổi.

Bây giờ bác muốn giải thoát STLH , bác phải làm sao phát triển tâm thức mình con đường thành Phật, một mình mình với người khác thì bác giải oán mà chìa khóa giải oán nó nhẹ lắm... Thầy chỉ chọn 1 chìa khóa giải oán thôi vì thầy nói nhiều bác về sẽ không nhớ gì cả. Bác chỉ cần nhớ 1 cái là bác làm sao sống trong những năm tháng sau này, bác làm sao dễ thương đi. Bác làm sao để người ta cảm thấy bác dễ thương, muốn gần gũi với bác, người ta thấy khuôn mặt, hình ảnh, người bác tỏa ra dễ thương cái vui vẻ lạc quan, phát quang, cái người ta cảm thấy mình muốn. Chứ nếu người ta nhìn bác rồi nói thôi, không muốn gặp tức là mình thiếu 1 cái điểm dễ thương là mình còn tạo ra cái oán. Nói như vậy là mình còn kết hợp với đặc tính của cái thân, bụng. Khi kết hợp với nhau rồi thì nó tạo ra cái tâm thức gọi là tâm thức hài hòa. Sự hài hòa đó làm khuôn mặt, con người mình trở nên dễ thương.

Khi thầy bắt đầu ra dạy thì thầy chỉ dạy pháp thôi nhưng sau này thầy không chỉ dạy pháp mà dạy luôn sự tập luyện thân thể vì nếu energy mình không có đủ thì mình muốn vui cũng không vui được. Thân thể phải tập luyện, bằng cách chi? Có 3 cách: bác tập cho bắp thịt mạnh, 2 là tập cho tim mạnh, 3 là khí lực mạnh, cái năng lực vi tế trong người là luân xa. Sau 1 hồi trong 3 cái đó thầy chọn cái năng lực vi tế cho nên mình có môn Càn Khôn Thập Linh để dạy bác làm sao cho có năng lực. Khi có năng lực đó rồi tâm nó mới ăn khớp vô được vì luân xa là gì, là năng lượng tiềm tàng trong người mình. Mỗi năng lượng đó tương ưng với 1 tầng tâm thức nên bác muốn mở một tầng tâm thức cao hơn mà bác không có năng lượng để duy trì cái tâm thức đó thì bác không thể làm được. Cho nên muốn mở tầng tâm thức mới ra, chắc chắn bác phải có năng lượng. Mở LX số 4 thì bác phải có năng lượng duy trì LX số 4. Bác không có năng lượng đó thì dù bác có muốn mở cái tâm thức đó bác cũng mở không ra. Nên vì sao CKTL chỉ có 10 thế tập đi tập lại mà nó càng lúc càng biến hóa, đi sâu, tập thở tập quán tưởng, làm cho đạo dẫn chân khí nó chạy.
Nói đi nói lại thì cũng khuyên bác đi tập với thầy đi. Nếu bác không tập với thầy thì tập với ai cũng được cả, tập làm sao có đủ energy để duy trì tâm thức mới. Ngay cả nếu bác tu tịnh độ, thầy nói thiệt bác, thầy có người bạn cũng niệm Phật vô cùng. Nó thấy thầy thiền nó không thích vì niệm Phật chắc ăn hơn. Đến lúc nó chết trên giường mà nó mệt đến cái độ không thể niệm Phật được, không thể làm ra chữ A Di Đà Phật vì trong đầu mệt quá rồi, không có sức, có năng lực nữa bác. Cho nên phương thức tập luyện cũng quan trọng lắm. Niệm Phật là ngon lành? Chưa chắc đâu bác. Không thể niệm Phật lúc ngủ được thành chưa có cách chi giải thoát hay vãng sinh nổi đâu, khó lắm. Bác niệm lúc ngủ được thì họa may. Quá trình thầy dậy CKTL mới bắt đầu thôi nhưng mà nó sẽ đi tới sau này bác phát triển tâm thức cao hơn mà khi đó chắc chắn có thể làm cho bác ngồi thiền đưa tới cái trạng thái bác có thể trong giấc ngủ mà vẫn tỉnh thức, tức là niệm Phật trong lúc ngủ. Do đó bảo đảm sự vãng sanh của bác dù bác không tu niệm Phật. Tập CKTL là bước đầu tiên đưa tới chuyện ngồi thiền định, nhập định.
Thầy sẽ ngừng ở đây để trả lời câu hỏi.



Hỏi: Người ta nói tụng kinh PH đổ nghiệp, đổ nghiệp tức là nghiệp tuôn ra, có đúng không?

Trả lời: Chuyện đổ nghiệp cực kỳ hay, có điều mình nhìn lộn thôi, tức khi bác muốn đi lên thì tự nhiên có động lực kéo bác xuống, không phải tụng kinh Pháp Hoa. Chỉ khi nào bác dụng công muốn đi lên thì bác bắt đầu có sức, áp lực kéo bác xuống, chuyện này rất bình thường không có gì lạ, không phải đổ nghiệp mà nó chứng minh rằng bác đi đúng đường. Chứ nếu bác tu đi lên lẹ quá, dễ quá thì bác coi chừng, thực sự nó không đi lên mà đi chiều ngang. Khi bác bắt đầu thực sự có transformation, tiến hóa thì nó bắt mình phải đi ngược lại. Cái đi ngược lại cái đổ nghiệp này là những cái mà mình níu kéo, mình giữ chặt nó nên bây giờ nó đánh vào những chỗ giữ chặt đó, thí dụ bây giờ bác tụng kinh Pháp Hoa, bác muốn không ăn kem nữa nhưng tự nhiên người ta cứ dắt bác đi ăn kem, ăn gà, ăn sò nghêu. Không phải đổ nghiệp mà cái chỗ mà bác gọi là đổ nghiệp giúp cho bác biết dễ bác phá cái chấp, đừng có chấp. Chứ không phải đổ nghiệp, mình dùng chữ sai. Mà đó là những cái dấu hiệu để mình biết mình tu. Thành ra không phải tụng kinh PH mà dụng công, bất cứ dụng công nào cũng sẽ gặp những cái khó khăn. Gặp như thế mà hiểu ra thì bác nên vui, dùng phương pháp để thay đổi cái nhìn của mình, cái chỗ níu kéo của mình. Phải có câu hỏi trực tiếp thì thấy mới nói thêm nhiều được.

Hỏi: Nguyên nhân của chết bất đắc kỳ tử? Tại sao khi nghiệp chưa hết mạng chưa tận mà phải bị chết?

Trả lời: Óc mình không thể phân tích lý giải cái không gian 5 chiều, mình chỉ có 3 chiều là nhứt rồi, 4 chiều mình cũng không nghĩ ra nổi nữa, đừng nói 5 chiều. Mình ở trong một văn hóa triết học 3 chiều nói rằng mọi chuyện xẩy ra phải có nhân quả, nhân này thì quả này, nhân kia thì quả kia. Nói chung, Phật giáo có thể ví như PG thời đại vật lý Newton trong lúc đó vật lý này không thể giải thích được quantum tức vật thể nhỏ cực kỳ trong nguyên tử được. Vật lý Newton nói mình có thể tính được tọa độ của bất kỳ một điểm nào nhưng vật lý quantum thì có định lý bất định của ông Heisenberg nói rằng mình không thể nào tìm được cái điểm đó ở vào thời điểm nào được cả. Mình cần 1 triết lý cao hơn. Trong triết lý mà bác thường thường đã quen thuộc về Phật giáo thì nói rằng làm chuyện này thì ra quả này, do đó mình mới chết nhưng không ngờ rằng bất đắc kỳ tử là 1 cái dạng của nhân quả. Nó cần 1 triết lý cao hơn để giải thích. Bất đắc kỳ tử là một chuyện rất tự nhiên trong vũ trụ. Mình cứ nghĩ là vũ trụ rất ordered, tức là rất đâu vào đó, có luật có lệ nhưng thực sự vũ trụ này có cái dạng của hỗn loạn, hỗn loạn nhưng mà trật tự, hỗn loạn nhưng có cái trật tự của cái hỗn loạn đó, Bác ngồi đây mỗi người ngồi mỗi kiểu hỗn loạn chưa? Mỗi người mặc một kiểu áo khác nhau. Tóc của bác cũng không người nào chải giống nhau cả. Hỗn loạn đúng không? Nhưng mà nó có cái trật tự của nó. Mình đã quen với cái triết lý chuyện gì xẩy ra cũng phải có lý do, thằng này nó giết người nên bây giờ nó bị giết lại. Bất đắc kỳ tử có nghĩa là mình chưa tới số mà bị chết tầm bậy. Không phải! Cái chuyện mình chết là một phần của triết lý nhân quả, extension của triết lý nhân quả là phải chết. Cái chết đó rồi cũng không mất gì cả rồi cũng tiếp tục đi lại. Tại sao chết thì có cả trăm ngàn lý do mình không thể tìm ra được. Thầy đã từng giải thích chuyện nầy rất nhiều, dùng cái Newton physics, dùng triết lý Phật giáo của thời đại phong kiến để giải thích nhưng sau khi học kinh Hoa Nghiêm thầy mới phát giác ra chuyện bất đắc kỳ tử không phải là một ngoại lệ mà là một phần của cái định luật . Thành ra trong trận tsunami rất nhiều người chết, bác nghĩ sao lạ vậy, không lẽ cùng cộng nghiệp chết hay sao, người tốt cũng chết. Nhưng không, đó là một phần của cái triết lý cao hơn. Triết lý đó cho phép cái hiện tượng xẩy ra như vậy. Hiện tượng đó nhân quả của nó phức tạp vô cùng, thầy không nghĩ là thầy biết được cái nguyên lý như vậy. Nhưng khi bác hỏi các nhà thiền sư họ nói Như thị! Đúng, đó là một phần của nhân quả. Cho nên hỏi nguyên nhân chết bất đắc kỳ tử là gì, mình truy lại thì té ra một đời nào đó mình đã làm chuyện gì đó. Thầy cho thí dụ: bác tưởng tượng xem con cá nó đang sống nhởn nhơ thì mình dùng cần câu mình câu nó. Bất thình lình, con cá cắn câu, hoàn toàn ngẫu nhiên chứ gì? Nhưng mình dùng danh từ mới là hỗn loạn, nó cắn câu mình giựt lên. Đáng lẽ con cá đang sống cuộc đời nó đàng hoàng thì nó bị bất đắc kỳ tử. Bây giờ mình cũng bị đụng xe bất đắc kỳ tử, mình cho là chuyện lạ nhưng thực ra mình đã gieo cái nhân như vậy rồi, mình làm nhiều lần như vậy rồi, gà vịt , mấy c ái đó quá nhiều đi. Con kiến chạy ngang như vậy mình đập bóc một cái. Con ruồi cũng bị bất đắc kỳ tử nhiều lần rồi. Mình tạo cái nhân đó nhiều lắm rồi nhưng mình không để ý thôi. Thành ra cái nguyên nhân mình đã tạo rồi, có rồi chứ không phải không. Mình làm tụi đó chết non nhiều lắm.

Hỏi: Gần đây trên đài BBC có người nói người Nhật nếu 3 người làm việc chung thì nên việc còn 3 người Việt thì phá nhau. Phải chăng vùng tối (shadows) quá nhiều.

Trả lời: Văn hóa, không phải shadow, tác dụng lên giáo dục cái LX của mình. Giáo dục hay đức dục quan trọng lắm. Người Nhật họ dạy làm sao mình đè cái bản ngã xuống. Khi mình quan hệ với người khác thì mình lấy cái nhóm làm quan trọng còn người Việt mình không làm chuyện đó, mình nghĩ là cá nhân mình quan trọng. Văn háo LX số 3 tức cái bản ngã của mình mạnh hơn nhiều nó trở thành ... Không phải cái shadow. Cái shadow là cái phần mình không thấy. Chuyện mình không hòa hợp với nhau thì dường như do tính tình của mình mạnh quá, cang cường dương khí nhiều, mình chưa học được cái teamwork. Teamwork là LX 4. Mình với người khác liên hệ để làm teamwork mà không nhìn lỗi lầm của nhau. Còn mình là văn hóa anh hùng, mình phải chứng minh mình giỏi hơn người khác. Giỏi có danh phải ra tay ra mặt. Mình bị kẹt trong văn hóa số 3. Bác ngồi suy nghĩ xem có sách nào nói mình mở tình thương ra đi cứu đời, không có. Thiên chúa giáo thì văn hóa tình thương nhiều lắm, đi cứu người tha thứ cho người ta nhiều lắm. Thành ra hai cái văn hóa khác nhau.

Hỏi: Nói tới đạo Phật có lý thuyết cuối cùng là bỏ hết quá khủng khiếp. Bỏ chấp, vô niệm vô tu. Xin thầy giải thích cho.

Trả lời: Đó là hiểu lầm lớn nhất của người học Phật khi nghĩ rằng mình bỏ hết. Nhưng bác nhớ lại cái bài của thầy: tu hành cuối cùng cả là gì? Là phát triển cái tâm thức cao nhất, đâu bỏ cái gì đâu. Càng lên cao phát triển tâm thức cao, phước đức càng lúc càng nhiều, trí huệ cao hơn. Đức Phật là vạn đức trang nghiêm chứ không phải bỏ hết. Lúc bỏ hết là cái lúc mình đè nén, giải quyết 3 cái LX 1,2,3 là LX chấp trước cho nên mình phải bỏ, phải xả, chứ còn số 4 là mở ra, khai mở. Nên thầy định nghĩa ngay từ lúc đầu luôn. Tu hành là chi? Tiến hóa, là quá trình khai mở. Thầy đâu có nói quá trình buông xả đâu. Quá trình buông xả là con đường xuất thế, buông xả, buông xả... Con đường của Hoa Nghiêm là khai mở, khai mở... Mình mở ra thì tự nhiên mình không cần buông xả gì cả. Thí dụ buông xả là khi người ta cho mình đồ ngon mình nói: không, tôi không uống đồ ngon, tôi uống đồ bình thường thôi, vất đi không chịu nhận. Còn khai mở thì: dạ cám ơn em, em cho đồ ăn ngon. Nhưng mình không uống thì thôi. Nhận ra tấm lòng người ta nhưng uống hay không uống là chuyện của mình. Buông xả là không thèm nhận gì cả. 2 cái đó khác nhau cho nên cái phương thức tu hành của thế kỷ 21 hay cái đạo hoa nghiêm là cái đạo khai mở, không phải buông xả nhưng vì là khai mở cho nên bao hàm buông xả. Khai mở thì bao hàm buông xả nhưng nó không phải là buông xả. Khi bác mở được cái tâm lượng trên này ra thì bác không buông xả mà là buông xả một cách nhẹ nhàng, không bám víu gì hết, chứ không cố ý nói buông xả buông xả, tôi không dám, không muốn đâu.

Hỏi: Chúng ta có thể ở biên giới của tầng lý trí và trực giác không? Nói cách khác có lúc con cảm thấy mình thật an nhiên tự tại, có thể kéo dài vài tháng. Nhưng có lúc thấy mình thụt lùi và bị chi phối bởi thế giới vật chất này. Nếu như vậy, làm sao ở lại luôn trong trực giác?

Trả lời: Không. Cái an nhiên tự tại đó không biểu hiện trong thế giới trực giác thế giới trực giác nó cao lắm trong thế giới đó mình không an nhiên tư tại. An nhiên tự tại là một cái feeling. Trong thế giới cực giác mình cực kỳ sáng suốt, không phải an nhiên. Mình sáng suốt cực kỳ thì nhiều khi mình engage, mình muốn làm việc để càng làm cho nó sáng hơn nữa. Thành ra hai câu đó là hai trạng thái bà con lầm lẫn với nhau.


Return to “Tu Tập”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests