LUÂN HỒI VÀ TÁI SINH- Part I - thầy Hằng Trường

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

LUÂN HỒI VÀ TÁI SINH- Part I - thầy Hằng Trường

Postby nmchau » 24 May 2006 21:16

Theo lời mời của hội Phật học Đuốc Tuệ, thầy Hằng Trường đã giảng về đề tài Luân Hồi và Tái Sinh vào chiều ngày Chủ Nhật 17 tháng 10, 2005 tại hội trường trung học Mc Garvin, Westmminster, California. Hơn 400 thính giả đã ngồi chật hội trường theo dõi bài giảng của thầy.
Như thường lệ, thầy Hằng Trường đã dùng những phương tiện giảng dậy tối tân gồm computer, máy chiếu và chương trình power point. Nhờ những phương tiện này, thính chúng đã theo dõi bài giảng của thầy thật dễ dàng.
Sau đây là bài giảng của thầy:



Image


Khi bác Quân hỏi thầy muốn nói đề tài gì thì thầy nói thôi bác chọn giùm đề tài đi. Bác nói series của bác nói về Cận tử nghiệp, nên bác muốn thầy nói về luân hồi và tái sinh. Thầy suy nghĩ một hồi thì nghĩ ra nếu mình giảng chuyện thần thoại thì cũng rất là hay. Thầy sẽ kể chuyện luân hồi sao sao, tái sanh sao sao đó thì có lẽ thầy sẽ làm cho bác tăng trưởng thêm lòng tin về chuyện Luân Hồi Sanh Tử. Nhưng khi suy gẫm lại thì thầy cảm thấy mình có thể nhìn vấn đề bằng một chiều hướng khác. Chiều hướng này không phải chỉ hiện đại thôi mà còn là nguyên thủy của đức Phật đã dạy. Thầy sẽ bắt đầu bằng những chuyện giản dị trước. Xong nếu bác có điều gì muốn hỏi thì biên giấy đưa cho ban tổ chức, thầy sẽ cố gắng trả lời. Thầy có đem tới 100 cái DVD. Khi thầy hỏi một câu hỏi thì nếu ai biết câu trả lời hay nghĩ rằng mình biết câu trả lời thì giơ tay lên, sẽ có người đưa bác cái phiếu sau đó đem ra đổi lấy DVD. Nếu bác biết câu trả lời thì nên giơ tay, còn nếu bác không biết câu trả lời thì nên làm gì bác? Thì bác cũng giơ tay. (thính chúng cười)


Image


Chữ LUÂN có nghĩa là cái bánh xe. Bánh xe quay gọi là luân mà bánh xe không quay cũng gọi là luân luôn. Luân diễn tả cái vòng tròn, mà lịch sử cái vòng tròn của bánh xe thì cũng rất lâu mới có, từ thời nguyên thủy tới thời có bánh xe là cả một bước văn minh của nhân loại, không phải có trong 1, 2 ngàn năm mà là mấy chục ngàn năm lận. Bánh xe đó tượng trưng cho chuyện gì? Nếu mình suy nghĩ sẽ thấy cái đặc biệt của bánh xe là nó tròn, và lúc nào cũng quay được cả, mà quay thì có sự thay đổi. Nên bánh xe tròn, quay được, tức là nói về một sự không ngừng chuyển biến. Chuyển biến này mình gọi là "change" hay dịch, dị. Khi nói Luân Hồi thì mình đang nói về một sự thay đổi không ngừng.


Image



HỒI là trở lại mà trở lại này mình dịch là cyclical, tức chạy vòng xoắn. Không chạy về chỗ cũ mà chạy vòng xoắn, chạy hoài hoài. Luân hồi có nghĩa là sự sinh hóa của vật chất, chúng sanh đều chuyển biến theo chiều hướng cyclical, tức chiều hướng vòng xoắn. Cái cây từ cái hột mọc lên từ từ, ra lá, ra hoa trái. Qua tới mùa hè lá rực rỡ lên, mùa thu đổi mầu thêm lần nữa để tiếp tục vòng sinh hóa, đến mùa đông thì không còn lá nữa, thu lại để sau đó trở lại ra lá hoa. Vòng sinh hóa đó mình gọi là luân hồi, biến chuyển không ngừng. Người tìm ra nguyên lý này không biết là ai cả. Thấy được cái vũ trụ, hoàn cảnh bên ngoài thay đổi không ngừng là một suy nghĩ cực kỳ cao vì không phải là người nào cũng thấy được chuyện đó. Người này phải là thánh nhân, có năng lực quan sát. Khi thấy tất cả mọi chuyện xung quanh, thấy lá hoa, cây thay đổi, cỏ thay đổi, thấy mưa, gió, không khí thay đổi, sau đó họ mới suy ra là con người cũng thay đổi. Người ta thấy được sự thay đổi của con người, từ nhỏ lớn lên già rồi chết nhưng mình không biết được sau khi chết rồi mình có đầu thai làm người mới không thì cái triết lý đó không có, phải mất 1 thời gian rất lâu mới có.

Hồi xưa người Ai Cập họ không tin rằng có một sự trở về lại. Chữ hồi khác với chữ trở về. Trở về là trở lại còn hồi là theo hình vòng xoắn cứ đi hoài hoài. Người Ai Cập họ nghĩ là sau khi chết mình sẽ lên cõi trên, thí dụ vua là từ ông thần thái dương ra làm người thì khi chết rồi sẽ trở về chỗ ông thần thái dương. Thành ra sự trở về của họ có một ý nghĩ a khác, không phải trở về làm người. Theo đạo Thiên Chúa thì khi chết rồi, mình sẽ lên thiên đường, ở trong chỗ đó luôn, ngừng lại, không trở về. Quan niệm này rất độc đáo vì nó không phải dễ dàng mà có được, phải từ những người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhưng sự nhìn của người này cũng giới hạn, chỉ nhìn thấy người ta sống ở thiên đàng mà không thấy sau khi ở thiên đàng chết rồi thì vào đâu. Họ chỉ biết là sau khi chết thì mình sẽ đến một cõi nào đó.
Quan niệm về sự sống chết này bắt đầu nâng cao, từ cây cối rồi tới con người rồi sau đó con người chết rồi lên thiên đàng.
Ở Ấn Độ thì họ phát triển triết lý: chết rồi chưa chắc là lên thiên đàng mà có thể mình rơi xuống một cõi nào đó, đầu thai lại. Nhưng mối dây cần thiết trong chuyện này là làm sao mình biết chắc được người đi lên rồi sẽ trở về lại. Sống, chết, đầu thai lại hoặc là mình sinh về trên trời nhưng sinh trên trời rồi cũng có thể đầu thai lại nữa. Đây là triết lý cao hơn một chút. Nhưng làm sao mình biết được chuyện đó. Hồi xưa người ta không chứng minh bằng khoa học gì cả mà chỉ truyền khẩu hằng trăm ngàn câu chuyện . Bây giờ thầy mới đi tìm thí dụ trong đời này về chuyện sống, chết rồi đầu thai lại để nói cho bác nghe. Các bác có hay đi xem cine không, xin các bác giơ tay. Có 7 bác, xin cô Kim Chi đưa cho 7 bác này cái vé nhé.

Image


Bác nào lớn tuổi mà xem cine nhiều thì chắc biết tài tử Glenn Ford. Ông này vẫn còn sống, là một tài tử nổi tiếng thời trước, lúc thầy còn quá trẻ nên không coi phim của ông. Có một lần đó, ông gặp một BS tâm lý học làm một cuộc thôi miên gọi là past life regression, hiện có rất nhiều người học và làm được chuyện này. Thầy có ông bạn người Tàu cũng làm nghề này, ông có thể thôi miên người già cho tới lúc 5, 3, 2 tuổi tới lúc chỉ còn là bào thai, đen thui không thấy gì cả, nhưng qua khỏi vùng đó, bác sẽ bắt đầu nói chuyện kiếp trước của bác. Nhưng có người nói được, người không nói được, tùy người. Môn này hiện được người ta nghiên cứu nhiều, có nhiều người làm nghề này. Nhắc lại, ông Glenn Ford được thôi miên. Ông này không tin gì cả, ông nói ông không tin ở chuyện quá khứ, đầu thai. Nhưng ông đã nói ra đến năm kiếp khác nhau trong 5 sessions, 4 kiếp không kiểm chứng được nhưng có 1 kiếp kiểm chứng được. Đó là kiếp trong đó ông nói tiếng Pháp rất hay, một loại tiếng Pháp đặc biệt rất xưa. Khi nghe ông nói tiếng Pháp, BS mới hỏi ông đẻ ở đâu, làm gì thì ông trả lời tôi đẻ ở Paris, làm lính calvary, tức ngự lâm pháo thủ, làm triều vua Louis 14. Người ta đã thu lại băng ông nói chuyện. Chuyện này rất đặc biệt vì ông Glenn Ford này cả đời không hề biết tiếng Pháp. Người ta mới bảo ông diễn tả thành phố Paris . Trong lúc bị thôi miên, ông tả thành phố Paris như vậy như vậy... Họ lấy bản đồ thế kỷ 17 so sánh thì có đúng những con đường đó. Nhưng độc đáo hơn là mấy năm sau họ đem băng này nghe lại, trong số người nghe có một chuyên gia về ngôn ngữ Pháp. Ông này rất ngạc nhiên vì accent của ông Glenn Ford này là accent thế kỷ 17 và những danh từ ông dùng cũng là danh từ thế kỷ 17, bây giờ không ai dùng nữa cả. Độc đáo như vậy. Thành ra cái chuyện triết lý hồi nãy mình nói mình đi, sống, chết, đầu thai lại, chuyện đó có thiệt chứ không phải giả.
Những chuyện này có trong archive on line, cả 2500 câu chuyện, thầy không có thì giờ đọc hết bác, đọc hết chắc thầy cũng đầu thai mất. Trong số những câu chuyện đó, có chuyện bà đó viết sách nói rằng bà bị người ta hành hình thời mấy thế kỷ trước. Mấy thế kỷ sau người ta coi lại sách nhưng không kiểm chứng được, đem cất vô bảo tàng viện ở nước Áo. Sau có 1 người Tây bị thôi miên đi vào past life nói rằng ngày xưa tôi ở bên Áo, tôi bị hành hành dưới 1 cái nhà thờ có một cái vault, là chỗ để xác chết để ướp hoặc giết người vất trong đó. Họ kiểm chứng lại thì nói bà này chắc có đọc sách rồi giả mạo. Họ không tin vì kiểm chứng lại thấy nhà thờ đó không có cái vault, đồng thời không thể có cái vault này vì nó chưa được làm thời đó mà tới thế kỷ 12 mới được làm ra, vậy là chuyện này không đúng. Nhưng mười mấy năm sau, khi sửa lại nhà thờ đó, người ta đào ra một phần bên cạnh nhà thờ thì thấy có 1 cái vault trong có những xác chết, người ta tin bà là 1 trong những xác đó vì có cả xác đàn bà.
Bây giờ nếu ngồi nhìn lại thì thấy rằng những vĩ nhân hồi xưa, có rất nhiều người tin vào luân hồi, thí dụ như ông Pythagores là người nói chuyện luân hồi. Ông Benjamin Franklin, là người có hình trên tờ giấy 100 đó bác, là người đặc biệt vì ông tin rằng có chuyện luân hồi. Lúc ông hai mươi mấy tuổi, ông có viết một bài để lên bia mộ là kiếp sau trở lại ông sẽ làm tốt hơn. Tức là chuyện này rất nhiều người tin. Ngay ông Einstein cũng nói nếu không tin vào luân hồi thì thế giới này không còn make sense nữa. Như vậy chuyện luân hồi phải có cốt tủy gì đó khiến các vĩ nhân phải nghe.

Nếu nói về LH, cái quan trọng nhất khiến người ta tin tưởng là vì nó nói lên hai chuyện:

Image



Chuyện thứ nhất là cái trạng thái mình gọi là không ngừng biến đổi, sinh sinh chi vị dịch. Dịch là không ngừng biến đổi. Khi nói chuỵên Luân Hồi, bác khoan nghĩ là mình sẽ đầu thai làm cái gì gì đó mà phải nghĩ cái triết lý Phật nói là triết lý không ngừng biến đổi. Sự biến đổi không ngừng đó là trạng thái vô thường. Cho nên khi nói tới Luân Hồi mà không nói tới vô thường là hơi trật đề rồi đó.

Chuyện thứ hai, khi nói tới Luân Hồi, mình phải nói tới cái động năng quan trọng nhất là cái causality tức nhân quả của mọi chuyện, tức từ chuyện này sinh ra chuyện này, rồi mới sinh ra chuyện kia. Từ chuyện này qua chuyện kia phải có một quan hệ gì mới được, quan hệ đó gọi là quan hệ nhân quả. Trong đạo Phật mình nói giản dị là trồng cây cau thì ra cây cau, cây cà ra cây cà, cây đậu ra cây đậu. Nhân như thế nào thì quả như thế ấy, sự tương quan đó là chuyện giản dị nhất để nói tới trạng thái biến dịch hay biến dị.

Nhưng nếu đi sâu hơn thì ngoài chuyện nhân quả mình còn có rất nhiều chuyện khác đi đôi với nhân quả. Từ nhân tới quả còn nhiều yếu tố khác mà mình gọi là nhân duyên, nghĩa là những cái xẩy ra bên lề của con đường đi từ nhân ra quả.
Người ta nghiên cứu về nhân duyên thì thấy trong đó có những định luật mới, thí dụ như định luật attraction, tức sự quan hệ đồng tính chất, cái nào đồng tính chất thì hút nhau, người Tàu gọi là vật dĩ loại tụ, cái gì giống nhau thì chơi với nhau, tụ hội nhau, thí dụ người thích ăn seafood sẽ có nhiều bạn thích ăn seafood đi chơi với nhau, người nói láo gặp toàn bạn nói láo (thính chúng cười), dân thích đi shopping nhiều thì không bao giờ kêu thầy đi cả, mà bác coi kìa, các sư cô tới ngồi cạnh nhau chứ không ngồi với ai cả (thính chúng cười).
Triết lý nhân sẽ thành quả như thế nào mình không biết được. Tại sao vòng tròn này khi nó tới vòng tròn này thì thành ngoằn ngoèo méo mó tùm lum, không biết được, té ra có những cái mình gọi là duyên. Cái duyên đưa vào đây cũng rất đặc biệt vì mình nhiều khi không muốn mà nó hiện ra. Có những chuyện mình làm tự nhiên có những cản trở. Thí dụ cái mặt mình, từ lúc mới đẻ đến lúc già có giống nhau không bác, sao lúc đầu nó đẹp mà bây giờ nó ghê vậy, sao kỳ vậy. Vì ở giữa có những chuyện xẩy ra mình gọi là cái duyên. Có những tâm thức nó làm cho những cái duyên đó hợp lại, gọi là attraction, giống nhau thì hấp dẫn, lôi cuốn nhau. Nhưng có những chuyện xẩy ra lại không attract mà nó đẩy ra. Thí dụ vô tiệm phở mà mình đẩy tô phở ra không muốn ăn thì tự nhiên người ta đem cơm tới cho bác, thành ra nhiều khi không phải mình attract cơm nhưng vì mình đẩy tô phở ra nên bà vợ đưa cơm cho mình ăn. Chuyện xẩy ra là cái dục vọng nằm bên dưới làm cho mình bị hấp dẫn, kéo tới; cái sợ hãi thì đẩy ra, tránh đi.


Image



Khi nói tới Luân Hồi, không phải giản dị như nói chuyện tái sanh này nọ, hay đầu thai ... mà mình phải nghĩ tới những qui luật nằm phía dưới nó. Cái mình phải nghiên cứu trong kỳ này là sự tiến hóa trong vòng LH vì nhân quả thì dường như người nào cũng biết sơ rồi, như luật hấp dẫn, duyên khởi..., có lẽ thầy sẽ nói tới trong 1 kỳ khác. Nói tới LH, mình phải coi thử cái vòng tròn xoắn trôn nó như thế nào, cuộc đời mình chạy xoắn trôn như thế nào. Bằng chứng Luân Hồi nói ra càng lúc càng nhiều, các sư Tây tạng còn nói trước ngày chết và ngày sanh kiếp sau nữa. Càng ngày chuyện LH Tái Sanh càng được người ta chấp nhận nên thầy sẽ không đi vào chuyện chứng minh nó có hay không nữa. Mình sẽ đi tới chuyện tiến hóa: mục đích tu hành của đức Phật dạy là, ngài rất thực tế, ngài thấy rằng mình ở trong cái vòng LH thì sẽ rất là khổ nên ngài muốn mình hết khổ, siêu thoát. Cái chữ siêu thoát thầy dùng đây nó khác hơn. Mình hay nói là dứt LH, ngừng lại LH. Người ta hình dung bánh xe LH freeze, ngừng lại nhưng ở đây mình không nói chuyện bánh xe ngừng lại, mình nói tới triết lý đi ra khỏi cái vòng quay hoài. Muốn như vậy mình phải coi thử cái vòng tròn này nói chuyện gì. Bác coi, có 3 vòng tròn. Cái vòng đầu mầu trắng, thứ hai mầu xanh, thứ ba mầu vàng. Vòng mầu trắng nhỏ nhất, mầu vàng lớn nhất. Nhưng vậy là có bao nhiêu vòng? Nhiều lắm, muôn lượng vòng, mỗi cái tượng trưng cho 1 đời của mình. Thầy không vẽ vòng tròn khép kín, thầy vẽ vòng sắp sửa tới thì đi thêm 1 vòng mới chứ không khép kín. Thầy định nghĩa mục đích tu hành là siêu thoát LH, tiến hóa để vượt ra vòng sanh tử. Định nghĩa này cực kỳ quan trọng trong lúc mình học bài hôm nay. Thầy xin các bác thương thầy. Cách làm việc của mình hôm nay là interactive. Khi bác có câu hỏi đè bụng nặng quá chịu không nổi thì xi n bác phá lệ giơ tay lên, còn không thì chờ cuối giờ ghi vào giấy để đưa lên. Bác nào có cell phone thì xin bác vặn to lên, mình chia sẻ âm thanh hay đó cho tất cả mọi người ở đây (thính chúng vỗ tay). Bây giờ thầy đổi triết lý rồi. Mình nói người ta tắt phone tức tâm mình không đủ rộng, đủ mạnh để chịu đựng cái sự đột ngột phát âm đó. Thành bây giờ mình tu cách gì để tâm mình nó flexible, có thể đủ mạnh hơn để khi người ta tặng tiếng phone mình thấy đó là niềm vui. Chứ nếu bắt người ta tắt phone người ta cũng bực, tội người ta, lỡ con cái đang bịnh cần liên lạc thì sao? Bây giờ mình chơi kiểu mới (thính chúng cười to), cho tha hồ vặn phone.


Image



Trong chuyện LH, đức Phật nói vòng LH, cái sự di chuyển này chỉ là sự LH của cái vỏ bên ngoài thôi, tức Phật tánh thì không LH. Ông nói cực kỳ hay như vậy đó. Cái LH thay đổi vỏ bên ngoài chứ không phải thay đổi Phật tánh. Vì không thay đổi Phật tánh cho nên nếu nói mình bị LH là trật mà phải nói vỏ bên ngoài di chuyển, nó LH thay đổi thì đúng hơn. Đó là cái định nghĩa quan trọng nhất để bác nhớ. Mình nói PT, thầy xin dùng một chữ mới là chữ Bất Nhị, cũng không phải là không, cũng không phải là phải, không có cũng không phải là không. Tức là trạng thái ra ngoài cái nhị nguyên. Cái nhị nguyên là cái trạng thái đối đãi, cái đặc tính của LH. Khi nói tới đây, các bác thấy bức tranh bắt đầu rõ lần lần. Cái đối đãi này là trạng thái lúc nào cũng có cái đối tượng và chủ thể cả. Không có đối tượng thì không có chủ thể được và không có chủ thể thì không có đối tượng, nên đây là trạng thái chủ thể và đối tượng, thí dụ như có tôi thì có người, có con mắt nhìn thì có vật để nhìn. Trạng thái đó lúc nào cũng có, có lỗ tai thì âm thanh, có thân hình thì phải có môi trường sống, thành ra bất kỳ cái gì cũng có chủ thể và đối tượng cả. Có bắt đầu thì có kết thúc, có có thì có không, có cái đúng, có cái sai. Thế nào cũng có cái đối đãi chứ không thể tự nó tồn tại được, đó là đặc tính của cái vỏ bên ngoài này. Khi mình ngồi nhìn một hồi sẽ bắt đầu thấy rằng khi nói chuyện LH mình không nói chuyện mình LH mà té ra là cái vỏ luân hồi. Nhưng cái vỏ này là cái gì?


Image


Đức Phật định nghĩa rằng cái vỏ này nó có 5 lớp. 5 lớp này gọi là 5 cái màn hay sự che đậy.
Màn đầu tiên cả có tên là hình sắc. Hình sắc hay hình thể này mình gọi là sắc ấm. Vỏ là ấm.
Ấm này không phải là ấm cúng mà là sự che đậy, hay lớp màn hay là sự tụ hợp lại. Lớp màn đầu tiên là hình sắc,

màn thứ 2 là cảm xúc, gồm tình cảm, cảm giác. Các màn này đều che đậy mình, như mình nhìn hình sắc thì hình sắc nó chụp mình lại không cho mình thấy cái Phật tánh. Mình có cảm xúc thì cảm xúc cũng chụp mình lại không cho thấy Phật tánh.

Cái màn thứ ba là tư tưởng, là quan niệm. Mình càng có quan niệm, tư tưởng càng nhiều thì mình càng không thấy Phật tánh. Nó không phải là xấu nhưng nó là cái tất yếu trong cuộc sống của mình. Ý thức hệ cũng là 1 loại màn. Bác có thể theo đó mà suy ra là mình có rất nhiều chuyện trong đó.

Màn thứ tư là tập quán, thói quen. Tập quán là sức mạnh của thói quen. Hay mình gọi là tập khí thì càng hay nữa. Khí là sức mạnh, là energy, do mình làm đi làm lại một việc nhiều lần rồi ra một cái sức mạnh. Thí dụ bác coi một cái fashion show thấy 15 cô ra, mỗi cô đi một cách khác nhau. Nhìn coi cách ăn uống, mỗi người cũng ăn 1 khác. Cái sức mạnh của thói quen làm họ cầm cái đũa, cái chén khác nhau. Đừng nói gì khác, chỉ mỗi người nói câu: tôi là ai, tôi tên gì đó... thì mỗi người cũng nói một cách khác nhau. Cái sức mạnh ở dưới nó làm cho mình nói khác nhau. Mình gọi là thói quen hay tập khí, trong danh từ Phật thì mình gọi là hành ấm, nghe khó hiểu nhưng thực ra nó có nghĩa là sức mạnh của thói quen mà thôi.

Tu hành là tiến hóa

Thầy muốn hỏi 1 câu. Ở đây có bao nhiêu người nhận thấy rằng mình có một trình độ Phật học cấp 1, xin giơ tay (thính chúng xôn xao).
Cấp 1 tức beginner.
Cấp 2 tức mình bắt đầu hiểu được chút xíu, bắt đầu tập tành.
Cấp 3 là có pháp môn tu đàng hoàng, tu học hiểu biết.
Cấp 4 là bắt đầu có thể nói chuyện về Phật pháp cho người khác nghe.
Cấp 5 là dạy cho người ta tu được.
Cấp 6 là đạo sư.

Nói rõ hơn,
cấp 1 là vỡ lòng,
cấp 2 là mình hiểu rõ vấn đề nhưng mình chưa phải expert, mình học biết rõ ràng triết lý, đọc sách Mỹ Việt...
Lên từ từ tới chỗ là mình có thể nói được, mình không tu nhiều lắm nhưng mình có thể nói được, giảng cho người ta nghe được, có thể giảng trật nhưng giảng được.
Thêm cấp nữa là giảng được, thực hành được nhưng không dạy cho người ta tu được vì chưa có kinh nghiệm.
Lên 1 chút nữa mình có kinh nghiệm, có sự tu chứng.
Cuối cùng cả là expert, chuyên gia.
Nếu bác chưa lên cấp trên thì thầy đề nghị mình nên cố gắng, đừng ngừng ở chỗ nghe nhiều quá, nên tìm 1 phương pháp gì tu để có kinh nghiệm vì tất cả chuyện tu hành đều là sự tiến hóa cả. Như con nít lúc bắt đầu không nói được, chỉ nghe thôi. Nghe đủ rồi thì bập bẹ nhưng không ra chữ, nghe nhiều hơn nữa nó mới bắt đầu nói được, shape cái lưỡi theo chữ mà nó muốn diễn đạt. Từ từ nó bắt đầu nói rồi bắt đầu đi được. Thành ra nếu bây giờ bác học Phật cấp 1, 1 năm nữa bác vẫn còn giơ tay cấp 1 thì hơi buồn chút xíu, thành ra hi vọng sang năm cũng cỡ này, thầy chắc không có gặp bác nên không biết được nhưng nếu có người hỏi thì bác nên giơ tay cấp 3 cấp 4 gì đó thì mới là tiến hóa.

Màn thứ năm là bức màn khó hiểu nhất. Gọi là bức màn, nhưng tất cả mọi chuyện đều nằm trong đó như là mặt đất. Nếu 4 lớp màn kia giống như cái cây:


Image


màn số 1 như thân cây,
màn số 2 là hoa,
thứ 3 là cành,
thứ tư là cái rễ
thì màn thứ 5 là mặt đất.


Image


Cái này gọi là tâm thức căn bản. Thầy xin vẽ cái cây,
màn 1 như thân cây hay là "sắc",
màng 2 như hoa hay là "thọ",
màn thứ 3 là lá và cành hay "tưởng ấm",
màn thứ tư là gốc rễ dưới này tứ c "hành ấm" đưa sức sống lên toàn cái cây, không có gốc rễ thì không tao được gì cả,
và màn dưới cùng là mặt đất tức là "thức ấm"

Khi bác nhìn cái cây này thì bác nhìn thấy cái gì? Bác có nhìn thấy rễ cây không? Bác có bao giờ nghĩ rằng đất là 1 phần của cái cây không? Không.
Khi bác nhìn cái cây bác sẽ không nghĩ tới, không nhìn được rễ cây, có nghĩa là mình không thấy được hành ấm, mình cảm nhận nhưng không thấy được.
Khi mình nhìn 1 người làm việc này việc nọ mình thấy tập quán tập khí của họ. Mỗi người có 1 tập khí khác nhau nhưng mình không thấy được hành ấm, mình chỉ thấy được cái biểu lộ bên ngoài.
Mình cũng không nghĩ tới đất cũng là 1 phần của cây. Mình không hề nghĩ rằng mình sống đây thì cả bầu trời không khí vũ trụ mặt đất, tất cả đều là 1 phần của mình. Mình chỉ thấy mình là mình một cá thể mà không biết rằng tất cả mọi chuyện chung quanh đều là 1 phần của mình cả.
Triết lý này từ từ mình sẽ triển khai ra nhưng nó là một điều căn bản nhất của Phật giáo.

Image



Đức Phật nói là mình có 5 cái lớp vỏ này, nó làm cho mình không nhận ra Phật tánh. Bây giờ nếu nói rằng bất nhị hay phật tánh là cái không gian vô tận thì 5 cái lớp màn này giống như cái cây, rễ cây và mặt đất. Khi mấy thứ này nổi lên, hiện lên thì bác sẽ chú ý vào cái cây và không chú ý đến cái không gian bên ngoài. Mình không thấy không gian cũng như không thấy cái PT vậy. Nhưng PT này có không bác? Có. Mình không thấy PT nhưng mình sống trong PT. Mình không thấy cái không gian cũng như mình không thấy PT vậy, nhưhg không gian hiện hữu thì cũng như PT hiện hữu, bác thấy được phải không?
Bởi vậy nếu bác nhìn lại, té ra 5 cái lớp vỏ này là 5 cái làm sao mình phải vượt qua. Tiền đề chính là vỏ bên ngoài thay đổi, vỏ bên ngoài LH. Bây giờ muốn đừng luân hồi thì phải thoát khỏi cái vỏ này. Mục đích tu hành là để siêu thoát LH tức là ra ngoài cái vòng sanh tử hay cái vòng của cái vỏ đó. Tóm tắt, đó là những lớp che đậy cái Phật tánh như khi mình nhìn cái cây thì không nhìn thấy không khí. Khi nói 5 cái màn này che đậy Phật tánh thì đúng hay sai? Trật lất. Khi mình ra đứng nhìn cái cây trên mặt đất đó, hỏi bác chứ không khí nó bị cây đó che đậy phải không? Không, nhưng tại sao bác không thấy không khí? Tại bác mắc bận nhìn cái cây và con mắt bác có cái đối tượng là cái cây, con mắt bác không thể có đối tượng là không khí vô hình vô tướng. Nói lại lần nữa, khi nhìn cái cây bác không nhìn không khí, mà bác muốn nhìn không khí cũng không được vì nó vô hình, thành ra dù bác muốn nhìn không khí nhưng bác sẽ chỉ thấy cái cây mà thôi. Cây là ngũ ấm, 5 lớp vỏ. Nhìn 5 lớp vỏ đó được không? Được. Nhìn ngũ ấm được, là đâu? Là mặt mũi, lời nói, sự tức giận, cái suy nghĩ của bác. Bác nhìn ngũ ấm được nhưng nhìn Phật tánh không được. Bác muốn nhìn PT thì chỉ thấy ngũ ấm, 5 lớp vỏ thôi.

Đó là triết lý căn bản nhất của tu thiền.

Tu thiền là làm sao để bác có cái khả năng nhìn không khí mà không nhìn cái cây. Nó không phải là cái gì cao siêu hơn đâu. Lúc nào mình cũng nhìn cái cây dù không khí lúc nào cũng có sẵn đó rồi. PT lúc nào cũng có sẵn đó cả nhưng mình không biết làm sao để nhìn cái PT đó cả.
Cho nên khi bác càng tu thì không phải là bác càng giỏi một môn phái hay hiểu biết suy nghĩ nhiều mà càng tu thì càng phát triển khả năng nhìn cây thấy được không khí, nhìn hiện tượng thấy được PT. Dễ không bác? Không. Tại bác chưa chịu tu mà. Tu đi bác sẽ thấy.
Làm đúng theo con đường này, nếu bác 70 tuổi bác sẽ thấy được PT trong 10 năm, nếu bác 50 tuổi thì dưới 10 năm. Trong kinh nói 30 năm, vô lượng a tăng tỳ kiếp là bởi vì mình không có kỹ thuật.
Người Tàu, khi họ truyền lại họ đều giấu nghề cả. Họ nói chuyện sách vở thì nhiều nhưng họ không nói cái kỹ thuật làm sao mà tu. Người Tây tạng thì hay hơn, kinh Tây tạng không bao nhiêu nhưng luận của các ông guru thì nhiều. Mấy ông kể lại kinh nghiệm tu hành chứng ngộ của các ông ra sao. 1 bên toàn nói lý thuyết mà không cho nấc thang đi lên, 1 bên thì nói kinh nghiệm những bậc thang để làm sao đạt được kinh nghiệm đó.
Bây giờ nếu bác tổng hợp lại, bác dùng kỹ thuật đời bây giờ kết hợp cả Đông cả Tây, hồi xưa và bây giờ thì bác sẽ đi rất là mau.
Chuyện 1000 người tu 1 người chứng là bệnh của thời phong kiến. Bây giờ 1000 người đi học đại học thì ít nhất cũng 900 người ra trường bachelor dù ra với điểm D thôi cũng được. Thời đại mới, nếu bác có thành kiến là tu ngàn người có 1 người giác ngộ thì bác sẽ không cách gì giác ngộ được vì nó làm cho bác bị cản trở, giới hạn, làm cho bác không mở tâm ra được, lúc nào cũng sợ hãi cả. Bây giờ có kỹ thuật làm sao đi cho lẹ và vững chắc, xin nói cho bác biết tin vui là mình có phương pháp, bắt đầy dạy rồi.

Thứ nhất là thân thể. Nếu bác muốn tu tâm mà thân bác bệ rạc quá thì không cách chi nói cái tâm được cả. Cho nên mời bác tu thân, tập từ cái thân để tu cái tâm. Thầy đề nghị bác đi nhà báo Viễn Đông thứ hai thứ tư để tập. Dù muốn dù không, muốn tiến hóa bác không thể đi theo con đường suy nghĩ truyền thống là 1000 người đi chỉ 1 người tới. Bây giờ mình có nấc thang rất rõ ràng, làm sao tu. Thầy đem triết lý hồi xưa và phương pháp hồi xưa tu hành đem bỏ vô trong chuyện tu thân và tu tâm. Thường người ta nói chỉ cần tu tâm thôi. Không đủ đâu bác. Thân của mình nó có thể làm chủ cái tâm mình. Như khi mình mệt mỏi thì người nào nói 1 câu gì đó mình dễ tức giận lắm. Nhìn những người đứng nghe kìa. Nếu họ chỉ đứng 15 phút nửa giờ thì được nhưng nếu đứng 45 phút thì họ cứ muốn nhìn đồng hồ, muốn ông thầy xuống cho rồi, họ giận. Có 1 người nào tới nói 1 câu thôi là họ sẽ giận dữ lên. Thành ra cái thân nó làm cho tâm mình có phản ứng.


Image


Cuối cùng cả, cái thân và tâm tu rồi cũng không đủ, mình phải tu văn hóa. Nếu không có văn hóa giúp cho mình tu, mở rộng ra thì mình chết. Thí dụ như cái văn hóa mình đã ở lâu năm rồi là cái văn hóa trọng nam khinh nữ. Văn hóa đó đã ăn sâu trong người mình. Mình mất rất nhiều thời gian để từ từ bỏ đi cái quan niệm đó. Khi các bác ở Mỹ thời đại bây giờ thì mình thấy nam nữ bình quyền. Văn hóa rất quan trọng, từ trọng nam khinh nữ mà ra nam nữ bình quyền là đã lớn hơn rồi. Còn ra tới "chúng sanh bình đẳng" thì còn lớn hơn nữa.
Thí dụ khi bác tập luyện thân xác thì nên biết thân xác bác có 7 luân xa. Thầy xin nói về luân xa ở đây. Vùng luân xa là vùng tập trung điện trường.
Vùng số 1 là vùng chú ý tới ăn uống ngủ nghỉ mà thôi. Điện trường vùng này nó kiềm tỏa làm cho bác không thể nào có ý tưởng gì về nghệ thuật, không muốn nghe một bài nhạc hay, mà nhiều khi chỉ mình nghe bài nhạc rất giựt gân khó chịu, làm mình biến thành như con vật hơn là con người.

Còn bác tham ăn ngon, thỏa mãn ham muốn là do luân xa số 2. Mỗi luân xa nó có một điện trường làm cho mình suy nghĩ theo cái điện trường đó.

Nếu bác theo luân xa số 6 thì bác sẽ không nghĩ những chuyện hạ cấp bần tiện ăn uống. Điện trường nó quan trọng lắm, đưa đến tại sao mình không giải thoát tâm linh được.
Thầy xin nói cho bác nghe về quan niệm tiến hóa cực kỳ quan trọng, từ trọng nam khinh nữ tới nam nữ bình quyển, lên 1 tầng nữa là chúng sanh bình đẳng. Chúng sanh bình đẳng là khi luân xa số 4 mở ra.
Luân xa số 3 là bác chỉ thấy nam nữ bình quyền thôi, còn dưới đó thì là trọng nam khinh nữ. Văn hóa chúng sanh bình đẳng là văn hóa luân xa số 4, văn hóa này nói rằng con bò con gà con trâu heo cá tôm đều như mình, bình đẳng với mình, mình đừng ăn thịt nó. Văn hóa này cao hơn . Người ở văn hóa bên dưới thì chỉ tới nam nữ bình quyền thôi, thành họ vẫn ăn mặn. Nếu họ ăn mặn thì maximum Luân xa họ khai mở chỉ ở dưới này thôi, không lên số 5 được, chỉ ở số 3, 4.
Khi mình mở LX, tu thân thì ảnh hưởng tới tâm. Tâm tu chưa đủ, cần cái văn hóa nữa. Mà văn hóa cũng chưa đủ mà phải tu phương thức sống. Nếu mình theo phương thức trọng nam khinh nữ thì đi làm về nhà, mình sẽ nói (gằn giọng): "Hôm nay có đồ gì ngon không? Nấu chưa?" Họ sẽ hỏi bà vợ như vậy đó.
Nhưng cách nói của người nam nữ bình quyền là: "Em ơi! Ngày nay em có mệt không? Có cần anh giúp gì không? (thính chúng cười).
Còn người chúng sanh bình đẳng sẽ nói: "Em ơi! Hôm nay đậu hũ ngon quá!".
Cho nên mình tu để quan niệm về chúng sanh từ từ mở rộng ra. Bác nên ăn chay từ từ. Bắt đầu bằng ăn chay "trường sáng" đi, gọi là "sáng trường trai", hay hơn là ăn 1 tháng 10 ngày, mất công coi lịch lắm, sáng nào cũng ăn chay thì dễ hơn. Sau đó mình ăn "hai trường trai" tức là ăn chay sáng với trưa, hay trưa với tối, 2 bữa thôi. Dễ không bác. Sáng và tối ăn chay, trưa tha hồ ăn gì cũng được hamburger cũng được. Nếu bác thích ăn hamburger thì thầy khuyên bác nên mua DVD "Super size me" về coi cho biết ăn hamburger hại như thế nào. Nếu bác làm được 2 bữa thì cuối cùng bác nên tiến lên ăn toàn trường trai. Ba loại. Sáng trường trai là trọng nam khinh nữ. Hai trường trai dành cho nam nữ bình quyền, còn toàn trường trai là chúng sanh bình đẳng. Các bác đừng cho rằng thầy đang lạc đề. Thầy đang bắt đầu bỏ trong đầu bác cái chủng tử tất cả mọi chuyện thì đều phải có một quá trình tiến hóa từ từ. Thay đổi chứ không phải đổi một cái đùng, đột biến mà từ từ thôi, tức evolution. Nhưng mà nhiều khi sự thay đổi tới một lúc nào đó nó sẽ đột biến, revolution .

Bây giờ làm sao mà nhìn cây thấy được không khí?
Muốn thấy Phật Tánh là lý do mình muốn tu. Khi mình chưa xuyên thủng qua 5 lớp màn thì LH sẽ tiếp tục, tức nếu mình không thấy được PT hay không khí thì mình vẫn thấy cái cây hoài. Thành ra tu hành là phải nhận diện ra và xuyên suốt qua 5 lớp màn này như ông thiền sư nhìn xuyên qua cây để thấy được không khí bên kia.

LH này có rất nhiều ý nghĩa trong tâm lý học thời bây giờ. Nếu nói về sự phát triển của con người mình bây giờ người ta công nhận chuyện như vầy. Đây là triết lý cao nhất của thời đại bây giờ. Bác nào học psychology nên nghiên cứu về cái này. Họ nói rằng tâm thức con người đi theo vòng xoắn trôn, phát triển từ cái tiềm thức ra đến cái tâm thức tự tri rồi ra đến phần siêu thức. Khi nói như vậy họ có chứng minh rõ ràng lắm. Họ chứng minh như vầy: tâm thức của mình lúc mới đẻ ra chưa có bản ngã, chưa biết gì hết. Từ từ em bé nhỏ tẹo lớn dần, bắt đầu biết, nghe tiếng biết nó là ai, kêu tên nó nó biết. Sau đó nó biết khóc biết đi, biết đứng, từ từ cao lần. Đến lúc nó bắt đầu biết nói, biết tư duy, biết dùng hình ảnh trong đầu để diễn tả thì nó lại tiến đến một cái khác mà mình gọi là tâm thức tự tri, có bản ngã, biết được chính mình. Và giai đoạn cuối cùng cả là siêu thức. Thầy sẽ đi vào chi tiết từng phần một để nói cho bác biết làm sao mình tiến hóa từng phần một. Khi bác ra khỏi đây, câu hỏi mà bác cần đặt ra là làm sao tôi tiến hóa, làm sao tôi tu lên cao. Tức là cái bài này không phải chỉ cho bác information mà thôi mà nó còn cho bác con đường tu như thế nào để lên. Ở đây thầy đưa ra hai con đường, một là siêu thoát LH, hai là chấm dứt LH. Bác cho biết con đường nào thầy sẽ giảng, con đường nào mình sẽ đi hay nên đi.
Xin trả lời dụng ngữ đúng nhất là siêu thoát LH tức là mình tiến hóa làm sao để mình ra khỏi LH. Chứ còn chấm dứ t là cắt cái rột, không phải như vậy. Ý nghĩa của đoạn sanh tử luân hồi là làm sao mình tiến hóa để ra khỏi vòng LH tức là siêu thoát LH chứ không phải chặt đứt, chấm dứt LH. Nếu nói sai chữ thì mình sẽ không biết sự tu hành sẽ đi như thế nào.
Last edited by nmchau on 26 Jul 2006 20:59, edited 6 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 25 May 2006 22:01

Chiều tu hành là cái chiều siêu thoát LH, từ từ tiến hóa từ tiềm thức ra tâm thức tự tri tới siêu thức. Tại sao mình tiếp tục ở trong LH hoài? Bởi vì mình ở vòng tiềm thức lên tâm thức tự tri rồi nhưng mình không phát triển được cái siêu thức nên mình tiếp tục hoài. Cứ đi từ tiềm thức ra tâm thức tự tri, đi vòng như vậy hoài. Khi phát triển được cái siêu thức thì gọi là siêu thoát LH. Đó là phần trọng yếu nhất của đoạn đầu.

Đoạn thứ hai là mình nghiên cứu coi nấc thang nào đưa mình ra tới siêu thức. Khi nói về sự phát triển từ tiềm thức tới tâm thức tự tri lên siêu thức đó thì có bác sẽ nói tôi chưa hề nghe những chữ này trong Phật giáo, nghe có vẻ ngoại đạo quá
Thực ra những chữ này không phải là ngoại đạo. Ý nghĩa những chữ này bây giờ được chứng minh trong tâm lý học nên thầy dùng chữ này xong thầy sẽ cho bác thấy nó có sự tương ưng với triết học Phật giáo ra sao. Vì mình bây giờ dùng chữ VN hay Tàu gì đó mà không có sự tương ưng với những nghiên cứu bây giờ thì hơi phiền. Thầy quyết định dùng hai chữ như vậy để đi tới sự dung hòa.

[center]Image[/center]

Nếu bác coi bánh xe này thì phần dưới này gọi là tiềm thức. Mình không nhận ra nó, không thấy nó vì nó ẩn tàng. Mình chỉ thấy được sức mạnh của nó nhưng không thấy nó. Nó có hiển hiện ra nhưng mình không nhận r a nó.1 thí dụ là nếu nhìn lại mình sẽ thấy phần sắc ấm thọ ấm này thuộc về tiềm thức, không phải là mình không thấy. Khi mình giận dữ, nó là thọ ấm, nhưng động năng làm mình giận dữ thì mình không biết, không nhận ra được, khi giận mình không làm chủ được. Phần dưới này nói lên ý nghĩa cực kỳ quan trọng là mình không làm chủ được phần này, mình không làm chủ mà mình cũng không cách chi có một khả năng chuyển hóa được nó. Còn con đường từ đây lên là mình làm chủ được.
Khi bác đọc văn học của Phật giáo thì bác thấy phần lớn của Phật giáo là trừ phiền não. Thì phiền não chính là cái phần tiềm thức, nó nằm sâu đâu mình không thấy được nhưng thực sự ra nó là phần tâm thức mình không khống chế được. Thành ra phần phiền não, giận dữ tham sân si là phần rất lớn mà mình không khống chế, không làm chủ được. Con đường làm chủ được là con đường đi lên, là con đường rời nguồn.

[center]Image[/center]

Con đường rời nguồn là đi ra, con đường kia là đi về, trở về lại, càng về nguồn lại, gần Phật tánh nhưng nó không bắt nguồn từ PT. Khi mình nói về phần tiềm thức, mình càng tu thì mình càng tự tri nhiều hơn. Trong người có sắc ấm, có khí chạy như thế nào mình cũng không biết được. Bây giờ mình biết những động cơ làm việc này việc nọ do bản ngã mình khơi động cũng không biết, tức có một cái phần nào đó mình không thấy được nó tác động lên mình.
Có người nọ nói tôi có đứa con học giỏi, gần như môn gì cũng giỏi cả. Nhưng có 1 bữa nó bị cảnh sát bắt vì nó bán cần sa, bỏ cocaine trong xe đi bán. Tôi không ngờ chuyện này vì tôi lúc nào cũng cho tiền nó mà nó ngoan ngoãn lắm, làm sao tin khi họ báo cáo chuyện đó. Tôi vô nói chuyện với nó trong tù. Nó khóc lóc nói trong nhiều năm nó đã hút xì ke với bạn bè rồi người ta dụ nó làm tiền dễ quá bằng cách đem bán thuốc. Rút cuộc nó đậu xe bị xe khác đụng, cảnh sát tới làm biên bản, mở cốp xe thấy nó có cocaine trong đó. Tại sao anh chàng thông minh như vậy mà không biết để đi vô con đường đó? Té ra mình có sự phát triển không đồng đều, anh này phát triển về mặt trí năng nhưng không phát triển về tâm lý, đạo đức, mặt nhận thức các mối quan hệ về môn chuyên môn khác. Con người có nhiều mặt để phát triển chứ không phải chỉ có một mà thôi và vì phát triển không đồng đều các mặt, anh này rất giỏi nhưng không biết được cái vùng tiềm thức ở dưới làm cho anh ta tham sân si, đi bán cần sa.

LH và tái sanh này là cái vòng tròn chạy. Càng chạy nếu mình tiến hóa thì càng đi lên mình sẽ càng khám phá những chuyện mình không biết về chính mình. Càng tiến hóa thì mình càng rõ ràng về những sự việc chôn vùi trong tâm thức.

Cách đây 1 năm, thầy biết 1 ông tu cũng khá bởi vì ông niệm 1000, 2000 lần bộ kinh kim cang, ngày nào cũng niệm, mấy chục năm như vậy. Sau này ông chuyên trì ỀA di đà PhậtỂ đến nỗi ông không đếm số lần trì mà chỉ dùng chuỗi để đếm vọng tưởng mà thôi. Nhưng chuyện đau khổ là đến lúc ông bắt đầu bệnh nặng, yếu dần thì tự nhiên ông nhớ những chuyện hồi xưa như chuyện ông giận đứa con trai không đạo đức, ghét con dâu không chịu giúp con trai ông tỉnh ngộ. Ông có mối hận không thể giải tỏa, té ra mối hận đó ông không biết. Đến lúc ông già sắp chết, mối giận đó mới nổi lên trong tâm thức của ông, nổi lên lúc ông không còn đủ giờ đối phó.

Sự phát triển tâm thức càng lên cao thì càng rõ những chuyện dưới thấp, càng sâu sắc những chuyện tâm linh bao nhiêu thì càng rõ những tập quán thói quen, gốc rễ cái cây càng lúc càng rõ, cây càng lên cao thì rễ càng sâu, tức bác càng hiểu những tầng tâm thức phía sâu.

Bây giờ nhiều khi thấy chuyện đáng buồn là người ta muốn tu cho cao, có những cảnh giới rất là hay ho nhưng người không nghĩ là những cảnh giới đó là ở bên ngoài, khác với sự hiểu biết tâm thức của họ. Nếu có người tới nói với bác hôm qua tôi nằm mơ thấy Phật hiện ra, rồi tôi thấy những cảnh giới mầu nhiệm hiện ra thì bác ngừng lại nửa phút vì đó là cảnh giới bên ngoài thôi. Nhưng nếu họ nói với bác hôm qua tôi ngồi thiền một hồi rồi tỉnh dậy tôi thấy những chuyện tôi sai lầm như thế nào thì mình biết người đó đã đi đúng đường bởi vì họ đang tìm ra được cái tầng tâm thức mà hồi xưa họ không thấy. Nếu bác càng tu mà càng thấy chuyện xấu, tập quán xấu của mình là bác tu đúng rồi.
Bác biết không, thầy có bệnh thích uống trà 109 ( thính chúng cười) . Thời đó không ai dám nói với thầy là thầy ham uống trà 109 cả mà họ còn mua trà 109 cho thầy, càng lúc càng nhiều đến nỗi cả chùa đi đâu cũng thấy trà 109 cả. Nhưng 1 ngày nào đó thầy tự nhiên khám phá ra: ỀTrời, sao nhiều trà quá chỗ nào cũng thấy trà 109 cảỂ. Mất 5, 6 năm thầy mới biết té ra tập quán xấu của mình là tập quán thích uống trà loại đó. Mình chấp trước cực kỳ vào trà đó, nếu không uống trà đó thì ngồi thiền không được. Mình chấp trước mà mình không biết. 5, 6 năm sau mới biết một cái tập quán nằm ngay trước mặt mình như vậy. Làm sao bỏ? Thầy hứa sẽ không uống trà nữa, giỏi chưa bác. Nhưng té ra làm không được, chưa đầy 3 tháng thầy đã uống trà lại nhưng bây giờ khôn, hồi xưa uống trà 109 bây giờ trừ bớt 100, uống trà số 9 thôi nhẹ nhàng thôi. Nhưng sự tham khẩu vị, lòng tham đó không dễ thấy nên bác càng tu mà càng tìm ra được những tập quán xấu tức bác tu rất cao, càng tu càng tìm được lỗi lầm thì tu cao vừa vừa thôi vì thấy lỗi lầm còn dễ, thấy tập quán thói quen, thấy tập khí là cái tạo ra tập quán, là cái từ kiếp trước kìa, tạo ra tập quán càng sâu nữa, mới khó. Thường thường muốn tìm ra tập khí đó té ra có những cái gọi là biểu tượng. Cái biểu tượng trong lúc ngồi thiền định sẽ giúp cho bác nhận ra được cái đó.

[center]Image[/center]

Vấn đề xẩy ra ngay đây là vấn đề mình sanh tử luân hồi là mình chạy vòng vòng ở đây nhưng thay vì mình vòng ở đây thì mình không đi, mình đi một nửa vòng đây thôi là mình ngừng lại rồi, tức là bác đi từ cái chỗ tiềm thức ra cái tự tri, một chút cái bản ngã rồi một hồi mình ngừng lại quách, không thể phát triển thêm cái siêu ngã nữa mà mình đặt ra đủ thứ câu hỏi cả để mình không đi thêm. Mình nói chuyện tu làm gì có Phật, làm gì có đời sau, kiếp sau, LHST...
Mình phải đi qua con đường rời nguồn rồi mới đến con đường về nguồn được. Bác muốn đi tới siêu thức thì bác phải qua cái tâm thức tự tri này. Con đường này gọi là con đường phát triển sự nhận thức cái bản ngã, càng lúc mình càng làm bản ngã mình đúc kết đúc kết càng lúc càng mạnh.

xxxxx

Thầy phải chia bài này làm 3 lần để nói từng phần, phần đầu về tiềm thức, phần hai về bản ngã tự tri, phần 3 nói về siêu thức. Thầy muốn nói về cái anatomy của từng phần cấu trúc như thế nào cho bác thấy rõ ràng nhưng hôm nay chỉ có 3 giờ nên thầy quyết định chỉ nói cái nguyên tắc định luật đi quá vòng vậy thôi. Khi thầy bắt đầu giảng lại hằng tháng ở báo VĐ, thầy sẽ giảng từng phần cho bác thấy con đường đi, không cách chi ra khỏi bản đồ siêu thoát sanh tử cả. Phần nhận thức bản ngã này rất là quan trọng vì mình càng tu thì mình càng nhận ra chính mình.
Trước hết nếu nói về cấu trúc con người mình thì con nít mới đẻ ra nó có biết người nó không bác. Không. Nhận thức về mình không phải là nhận thức về tâm tánh mà là nhận thức ra cái tôi, nhận định ra cái tôi, cái self.
Con nít nới đẻ ra không biết về chính nó, nó nằm chình ình bác đụng nó cũng không biết vì nó và cái môi trường hoàn toàn là 1. Nó chưa thấy sự khác biệt, nó chỉ cảm nhận là từ cái bào thai nóng hổi ra chỗ lạnh. Từ từ nó bắt đầu phân biệt được nhưng nó vẫn chưa biết được đây là thân của nó. Đến lúc nào đứa bé mới biết được đây là thân của nó bác? Qua giai đoạn thứ 2 khoảng chừng 1 năm rưỡi đến 2 năm sau đứa nhỏ mới bắt đầu nhận ra thân của nó, có sự khác biệt. Lấy tay đập nó, nó đau có cảm giác, đập cái bàn thì nó biết không phải nó vì không đau nhưng mà cái sự nhận biết khác biệt giữa cái bàn và cái thân mất mấy tháng lận, thành ra sự cấu trúc về bản ngã từ từ chứ không mau. Con đường từ chỗ tâm thức này tới cái chỗ thành hình người như bác, biết được đây là cái tôi, đây là cái tư tưởng tôi đang nghĩ, là một tiến hóa rất xa.

[center]Image[/center]

Thầy nói đại cương cho bác thấy là con đường rời nguồn tức là con đường mình đẻ ra rồi mình bắt đầu tiến hóa lên là con đường tất yếu, người nào cũng phải đi. Từ vô mình tiềm thức subsconciousness tới tâm thức tự tri hay tự ngã, con đường này là con đường tất yếu bất cứ người nào cũng phải trải qua cả và còn gọi là hành trình của người anh hùng. Từ vô minh, mình tới chỗ hình thành một sự suy nghĩ rõ ràng, đây là tôi, khác với người kia, và mình hoàn toàn muốn tách rời ra khỏi hoàn cảnh mọi chỗ, hoàn toàn độc lập. Tức là sự đúc kết bản ngã hình thành với con đường rời nguồn này. Chỗ này là chỗ cương yếu nhất, tức từ chỗ mình không biết ra tới chỗ phát triển tim can tỳ phế thận óc, phát triển ra ngôn ngữ, sự suy nghĩ từ từ mình nhận biết cảm xúc tư tưởng của mình, nhận biết được mình.
Đến lúc ngôn ngữ ra đời thì trong đầu bác mới có chữ tôi, bác mới định nghĩa tất cả kinh nghiệm của mình là của tôi. Nếu không có ngôn ngữ thì trong đầu của bác không có chấp trước về cái tôi, bác chấp không nổi đâu, chỉ là một cái phản xạ thôi. Cho nên vai trò của ngôn ngữ là cấu tạo ra cho mình cái màn mới. Nếu bác trở lại phần hồi nãy thì bác nhìn cái cây chỉ có thân cây với lá và hoa thôi thì cây đó trơ trọi dễ nhìn nhưng khi cái tàn nó rộng ra thì bác nhìn có thấy lá cây không? Khó nhìn lắm, nó làm cho mình mờ đi không thấy rõ. Trong đầu cũng vậy, khi bắt đầu có tư tưởng thì nó làm cho mình mờ đi, khó thấy Phật Tánh hơn, vậy thôi.

Con đường về nguồn là con đường phát triển sự nhận thức tự tánh tức Phật tánh. Một bên mình đi ra thì mình bắt đầu phát triển sự nhận thức cái giả tức cái bản ngã của mình. Khi mình đi về thì mình phát triển sự nhận thức về cái tự tánh. Nhiều người lớn tuổi nói là tu nhưng nếu mình không thấy được cái bản ngã mà mình muốn trở về nguồn Phật thì chuyện đó hơi khó. Bác thấy cái cây thì bác hiểu cái cây được, hiểu cái cây rồi thì bác bỏ cái cây bác mới nhìn được không khí. Cho nên giai đoạn rời nguồn làm chư a xong, làm không được, không thấy được những chuyện dưới tiềm thức của mình.
Giai đoạn trở lại là giai đoạn mình gọi là hiểu được tự tánh. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng bởi vì nó phát triển từ sự tự tri này đi xuống. Thành ra cái đoạn đi xuống là cái đoạn mình cần phát triển. Bác có 2 chuyện làm, chuyện 1 là bác đi con đường tự tri bản ngã, nhận ra con người mình, từ tập quán, thói quen..., chuyện 2 là phát triển siêu thức, làm sao nhận ra cái bất nhị. Hai phần đó là con đường tất yếu đi với nhau. Con người gần như là tiến hóa tới cái phần tự tri rồi nhưng mình chưa tiến hóa được phần tự giác hay tự tánh. Con đường trên là con đường của người anh hùng tức phàm phu tục tử. Con đường phía dưới là con đường thánh hiền giác ngộ Phật Tánh bất nhị. Con đường trên đưa đến bản ngã, con đường dưới là bản ngã giải thoát thâm nhập vào bản tánh. Đây là 2 cái tiếp nối nhau. Mình đi từ tiềm thứ c ra tâm thức tự tri mà rồi thường thường mình không phát triển siêu thức và mình chết cái đùng. Chết rồi mình đầu thai lại và bắt đầu lại, đi từ tiềm thức tới tự tri, đi hoài như vậy nhưng mình không đi tới qua bên siêu thức. Từ tiềm thức lên tâm thức tự tri, chết cái đùng rồi đi lại tiềm thức lên tâm thức tự tri, đi hoài. Đúng là cái Luân Hồi mà đức Phật nói mình phải ngừng lại. Chỗ này là chỗ mình ngừng lại, chấm dứt, đoạn sanh tử nhưng nếu bác nối lại qua bên này thì cái này gọi là siêu thoát. Nếu bác đi từ tâm thức tự tri, tiếp tục phát triển, tiếp tục tu hành tiến hóa nữa thì từ từ tiềm thức của bác, cả tâm thức tự tri nó biến thành siêu thức, cái đó là con đường siêu thoát. Đa số mình bị kẹt trong vòng Sanh Tử Luân Hồi là mình chỉ từ tiềm thức ra tự tri rồi mình rớt. Nếu trong đời mình không có làm bất kỳ gì để tiến hóa cả thì mình cứ đi tới đó rồi mình chết rồi đầu thai lại, không phát triển những năng lực của tâm thức tự tri.
Quan niệm Luân Hồi mỗi người hiểu một ngả. Người ta không hiểu rõ rằng LH không phải là chuyện ngừng lại mà phải làm sao siêu thoát tức là phát triển cái tâm thức về nguồn, đi con đường đó họa may mới gọi là siêu thoát sanh tử luân hồi..


Muốn thoát Luân Hồi mình chỉ có 1 con đường duy nhất là phát triển những tâm thức kế tiếp.
Chuyện tu hành, mình không thể nói một cách mơ hồ là mình cứ niệm Phật một hồi thì mình hết Luân Hồi Sanh Tử. Vì khi bác theo con đường này lên 1 hồi rồi chết, rớt xuống thì bác trở lại như vậy thôi. Còn nếu bác đầu thai lên cực lạc thì bác sẽ đi tiếp con đường bên kia không cách gì trốn được. Cực lạc là chỗ bác phát triển con đường về nguồn dễ dàng hơn thôi nhưng không thể bỏ qua hay đi đường tắt được.


[center]Image[/center]

Bây giờ mình nói tới cái động năng tiến hóa.Đây là bản đồ của bước tiến. Nếu nhớ được bản đồ này thì rất dễ dàng theo dõi Phật pháp, sau này học những bài học mới về con đường ra khỏi LH.
Khi 1 đứa bé mới đẻ, nó không phân biệt được nó với hoàn cảnh bên ngoài, gọi là môi trường. Sau một hồi nó thấy nó với hoàn cảnh sống là hai cái khác nhau bởi vì nó gõ cái bàn, nó thấy texture khác với da thịt của nó, càng lúc nó càng phân biệt rõ ràng cái nôi, cái giướng và nó khác nhau.Nó biết hơi nóng của bà mẹ, biết được nó và bà mẹ khác nhau. Nó bắt đầu hiểu biết cái vũ trụ của nó bằng cái miệng, nó bú. Nó tiếp thông với thế giới bằng cái miệng, và không hề biết được chuyện đi tiểu đi cầu. Hồi lâu rồi nó mới thấy sự khác biệt giữa đi tiểu đi cầu và ăn uống. Giai đoạn nó tách ra khỏi cái môi trường, nó bắt đầu hiểu biết thân thể nó nhưng sự việc này cũng chỉ là một cái phản xạ thôi. Sau đó 2, 3 tháng sau nó bắt đầu chìm trong một môi trường khác, đó là môi trường cảm xúc, nó giận dữ la hét nhưng nó có ý thức được không? Không. Nó giận dữ la hét nhưng nó không hề biết. Từ từ môi trường cảm xúc đó tràn ngập cái tôi của nó. Thân xác của nó chìm trong môi trường cảm xức, nó la hét khóc nhưng không hề biết những cảm xúc giận dữ... Nó chuyển đi từ môi trường thân xác qua môi trường tình cảm hay cảm xúc. Nói 1 cách khác, bác nhấc cái tay lên bác có biết không? Biết. Bây giờ bác thử đập tay bác, bác sẽ biết ai đau, thầy đau hay bác đau? Tại sao bác biết biết bác đau. Vì tâm thức bác không chìm trong ôi trường thân xác này nên khi bác đập bác nhìn lại bác biếtt thân xác nó đau.
Bây giờ khi bác đang giận dữ, bác có biết là bác đang giận dữ không? Có người biết, có người không biết. Nếu bác biết là bác đang giận dữ, bác ngừng lại được không? Người nào dừng được xin giơ tay. Khi bác biết là mình đang giận dữ mà bác ngừng lại được là bác làm chủ được cái môi trường cảm xúc. Cảm xúc là một môi trường, cũng như con cá nằm trong nước vậy đó. Con cá nó phải nhảy ra khỏi nước, nó mới thấy được nước và không bị nước control nó. Bác thấy mấy đứa con nít nó đứng dậy vùng vằng làm đủ trò, không kiểm soát được vì cái tâm thức của nó và cái môi trường thân xác là một. Nhưng khi nó có cảm xúc rồi và thân xác của nó lớn lên, nó ra khỏi môi trường thân xác, nhìn lại được và tự do khỏi cái thân xác. Môi trường cảm xúc cũng vậy, nhiều người không biết cảm xúc là một môi trường. Nếu bác chìm trong môi trường cảm xúc thì bác ở level 2 trong sự phát triển. Nhưng nếu bác có óc suy nghĩ cực kỳ cao thì khi bác giận một cái là bác nhìn được nó ngay. Thường thường bác phải ra khỏi môi trường cảm xúc thì bác mới không giận dữ được. Làm được không bác? Khó lắm, vì cái sức mạnh của sự tức giận nó cứ tiếp tục hoài dù mình thấy được cảm xúc tức giận đó. Nhưng bây giờ so với lúc bác bảy tuổi khác nhau. Lúc bảy tuổi thì khi bác giận dữ, bác không nghe tiếng nói trong đầu bác, đúng không? Mình giận dữ là mình đập bàn đập ghế, không nghe thấy tiếng nói trong đầu của mình, nhưng bây giờ khi môi trường giận dữ hiện ra thì mình nghe có tiếng nói được nhưng mình thoát ra được chưa? Chưa. Từ từ mình tập, mình sẽ thoát ra được cái môi trường. Đó là cái động năng tiến hóa tứ c mình nhận ra được cái môi trường mình chìm ở trong để mình thoát ra khỏi cái môi trường đó.


[center]Image[/center]

Bây giờ thầy muốn dùng triết lý căn bản nhất của tiếng nói, tức mình nhận ra được là mình tách ra khỏi môi trường mình đang sống. Chuyện đầu tiên là mình nhận ra được, thứ hai là mình đồng hóa hay nhận ra được cái tư tưởng của mình, thứ ba là không bị những tình cảm chi phối. Động năng tiến hóa cực kỳ quan trọng trong sự tu hành của mình. Tức nó có 3 giai đoạn rất rõ ràng.
-Thứ nhất là mình nhận ra được môi trường mình đang chìm trong đó. Môi trường này là cảm xúc, hay phiền não.
- Thứ hai, ra khỏi môi trường cảm xúc, mình lại chìm trong môi trường tư tưởng. Mình phải đi từng phần một, ra khỏi môi trường cảm xúc rồi thì mình đồng hóa với môi trường tư tưởng.
- Thứ ba, mình dùng tư tưởng để nhìn lại cảm xúc.

Mình càng phát triển được năng lực thấy được cảm xúc bao nhiêu thì càng giải thoát bấy nhiêu. Nhiều khi mình không thấy được cảm xúc của mình, không nhận ra môi trường mình đang chìm trong đó. Do đó mình tiếp tục chìm trong môi trường đó, bị cảm xúc nó lôi kéo, làm chủ. Ra khỏi cảm xúc, thấy được cảm xúc thì lại chìm trong môi trường vọng tưởng, tư tưởng, ra không được. Nhiều người ra khỏi vọng tưởng thì chìm vào môi trường trực giác hay là cái tập khí, năng lượng. Khi ra khỏi năng lượng thì mình chìm trong môi trường gọi là tâm thức a lại gia thức, là tâm thức làm căn bản cho tất cả mọi thứ. Nhưng rõ ràng sự tiến hóa là nhẩy ra khỏi từng môi trường sống trong nội tâm của mình. Đây là động năng căn bản nhất, chỉ nhớ chùng đó thôi là thắng rồi đó vì tất cả sự tu hành là dựa vào bản năng để thoát khỏi.
Về sau thầy sẽ nói tới cách làm sao phát triển cái khả năng nhận ra, thoát ra môi trường mình đang chìm trong đó. Sự siêu thoát hay giải thoát đi từng phần một, mình ra khỏi từng phần môi trường một.


[center]Image[/center]

cattuong

Cam xuc tu bai giang"Luân Hôi Tai Sinh"cua Thây Ha

Postby cattuong » 28 May 2006 14:39

Cat Tuong wrote:« Nhân duyên thuở ban đầu,
Sắc, Không thành vạn hữu … »


TỪ BAO GIỜ

Từ bao giờ …
Thầm hỏi ánh trăng mơ
Người đi như mây khói
Tình cát bụi vu vơ.

Từ bao giờ …
Nắng hồng qua khung cửa
Ngón nào rung phím nhẹ
Chợt rối những dây tơ.

Từ bao giờ …
Hàng cây gầy bóng ảo
Cỏ buồn xưa phủ lối
Một vết trắng trong mưa.

Từ bao giờ …
Tóc dài thôi những sợi
Sợi nào ưu tư nối
Sợi hồn nhiên chơ vơ.

Từ bao giờ …
Lạc từ muôn nẻo đợi
Nẻo thương trong tim gói
Vời một kiếp xa xôi … !

Cát Tưởng
Paris, le 28-05-2006


Diêu-Linh
Digital IC
Posts: 154
Joined: 01 Oct 2007 21:18

Postby Diêu-Linh » 02 Jun 2006 03:32

ui chao, thầy HT là đệ tử của đại lão HT Tuyên Hoá à ?

Ôn Tuyên Hoá thì khỏi nói rồi, bồ tát hoá thân

Em đọc rất nhiều sách và nghe băng giảng của HT Tuyên Hoá, nhất là "Kinh Phật Thuyết A Di Đà", do Ôn chủ giảng, thật là hay

Vậy thầy Hằng Trường phải giỏi tiếng Trung Hoa lắm hở ac3 ?

sorry em vẫn chưa thấy chỗ nói thầy HT hiện đang ở trụ xứ nào ?
Nếu có duyên, em cũng mong được đãnh lễ thầy và nghe thầy thuyết pháp


Return to “Tu Tập”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest