Page 1 of 1

Pháp Hội Đại Bi ký - 15/4 - 21/4 - nmchau

Posted: 22 Apr 2006 13:43
by nmchau
Pháp Hội Đại Bi



Image



Cái tựa ký sự này nằm trong phần Du Lịch Đó Đây thì thấy không hợp mấy nhưng đối với tôi tuần lễ vừa qua trốn vào một nơi phẳng lì cách nhà chừng hơn 100km lại là cả một chuyến du lịch thật xa trong thời gian, không gian , và tâm thức . Sự biến chuyển thật kỳ diệu đến nỗi tôi cảm thấy lối sống, lối suy nghĩ của mình sẽ thay đổi kể từ ngày hôm nay .
Tôi vội ngồi vào bàn viết để ghi lại tất cả những gì mình đã cảm nhận được để kỷ niệm và làm chuẩn xem trong thời gian tới có tiến bộ hơn không , hầu như sợ để lâu những thói quen cũ sẽ trở về để rồi không thấy mình thoát ra được cái vòng lẩn quẩn đó .

1. Cơ Duyên và Cản Trở

Từ hơn 3 tháng bận bịu với công việc đầy stress đã chiếm 150% thì giờ hằng ngày , với một mùa đông kéo dài đến giữa tháng 4 hãy còn lạnh , tôi chỉ muốn rút mình vào cái vỏ đã dầy như vỏ rùa , về nhà không muốn làm gì khác hơn
là chui vào giưòng ngủ hay nằm xem các film vô bổ ích để rồi cái cycle boulot-dodo ( may là không có métro ) kéo mình vào tuổi già lúc nào không hay . Chợt nhận ra cơ thể trở nên cứng cáp , các băp thịt mỏi rời , khớp xương kêu răng rắc mỗi khi cử động , một tâm hồn khép kín, cộc cằn, nhìn đời bằng đôi mắt sùm sụp , không còn một cái gì hứng thú kể cả đàn địch hát hò là những thứ tôi đã hằng thích nhất .
Một ngươì bạn rủ vợ chồng tôi cùng đi tu học với thầy Hằng Trường từ Mỹ qua giảng chú Đại Bi . Tôi ghi tên đi vì không còn chỗ nào khác hấp dẫn để đi , mà ngày nghỉ thì cũng cần phải lấy cho hết trước ngày 31/5 nếu không thì mất chứ không hề nghĩ rằng mình sẽ đi học Phật Pháp .
Việc cản trở đầu tiên là ông président trong sở kêu lên gặp chiều thứ sáu trước khi dự pháp hội hỏi mầy đi như vậy mà còn cấm không cho hãng điện thoại khi cần thì đâu có đưọc . Tôi phải nói lại là chỉ cấm gọi trong giờ thiền thôi , chứ giờ pause thì có thể kêu , nhưng dù sao thì khi bị kêu cũng sẽ phải phân tâm và bận tâm , khóa học sẽ không còn lợi ích gì nữa . Mới mấy ngày trước đây, trong đêm cứ bị kêu mỗi 2 hay 3 tiếng làm mất giấc ngủ . Máy móc gì kỳ cục , khi nói làm chơi làm thử thì chạy ngon lành, khi bắt đầu nói làm để giao cho khách hàng thì hết chuyện này tới chuyện kia , cứ bắt mình phải quan tâm , tìm tòi nguyên nhân , giải quyết xong là cái khác lại xảy ra một cách không ngờ , thể như có ma quỉ gì theo phá quấy . Chỗ đặt cái máy đó cách đây 5 năm , máy mới tinh khôi đang đuợc install thì bốc cháy xém tan rụi cả hãng , tốn 5,6 triệu bạc . Đó là cái máy thứ 13. NĂm ngoái mua cái máy mới thay thế , mang số 14 nhưng tụi tây đâu tin dị đoan , cũng install ngay vào chỗ đó . Vừa mơí bắt đầu cho điện chạy để tăng nhiệt độ lên 1100°C thì bị nổ tung , cái reaction chamber bằng quartz bị bể trị giá 250.000 euros một cái . Thay cái khác lại bể ngay. Tìm tòi lâu lằm mới ra nguyên nhân. Chữa trị xong rồi thì cả năm nay cứ chạy ạch đụi , chỉ sản xuất không tới 15% cái sức sản xuất của máy kế bên . Điếu lạ kỳ thứ nhất là trong 7 ngày niệm chú Đại Bi , tôi không một lần bị điện thoại của sở quấy rầy , và khi về tới nhà tôi đã vội gọi vào sở thăm dò tình hình : một tuần lể sản xuất tốt , tăng lên được từ 15% tới 70% . Lạ không ?

Tờ mờ sáng thứ bảy 15/4 , đang chất hành lý vào xe sủa soạn đi thì bị cell phone sở gọi vào giải quyết vấn đề . Cũng may có tên cộng sự viên lúc đó biết cách làm nên chỉ cần chỉ dẫn bằng phone trong suốt 2h di chuyển từ nhà đến vùng ngoại ô của Fontainebleau . Đây là một vùng nông nghiệp, đồng không mông quạnh , ruộng đồng bao la tới cuối chân trời phẳng lì như mặt bàn . Không có một cái gì để ngó , để viếng thăm

Image


Nơi tổ chức Pháp hội là một cái nông trại cũ , nay đang sửa chữa lại thành phòng tiếp tân, có phòng ngủ , có nhà vệ sinh dành để cho mướn làm đám cưới hay lễ lộc này nọ . Căn phòng to chứa được hơn 100 người đã được ban tổ chức biến thành chánh điện của một ngôi chùa , các bạn ấy đã phải mua từng miếng thảm nhỏ để lót lên sàn gạch , đã giăng màn giăng trướng , thắp đèn chưng bông thành một bàn thờ trang nghiêm . Cách đây vài tháng nghe nói seminar sẽ đưọc tổ chức tại một trung tâm cách Paris hơn 300km , người tham dự sẽ có phòng riêng như hôtel , đầy đủ tiện nghi . Nhưng vì quá xa nên số ngươì ghi tên tham dự rất ít hay sao đó mà ban tổ chức không thể gánh vác nổi phương tiện tài chánh vì phí tổn tham dự chỉ có 135 euros cho 7 ngày vừa ăn ngủ , tập thể dục dưỡng sinh và nghe giảng dạy Phật pháp . Vì thế mà Pháp hội phải dời về đây , tuy chật chội nhưng không một ai cảm thấy phiền hà hay khó chịu với lối sống tập thể ăn chung ngủ chung , mà trái lại thật ấm áp tình người .
"Check in " xong mới biết là thầy Hằng Trường giờ phút chót sẽ đến trễ một hôm vì bận đi họp Liên Tôn Hòa Bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma bên San Francisco . Trong khi chờ đọi thầy đến, thì bà con được tập Thư Kinh Công do thầy Hằng Đức người Đài Loan dẫn dạy , và nghe Pháp bằng tiếng Tàu . May có anh Minh là trưởng ban tổ chức dịch ra tiếng Việt nhưng quả thật nghe không hiểu gì mà còn thêm nhức đầu vì quá rời rạc . Tôi hơi thất vọng và nhất định trở về nhà ngủ sau bữa cơm tối vì lý do số người đi tham dự 3 ngày week-end quá đông, và chúng tôi không ngờ phải nằm đất ngủ nên chỉ có đem drap mà không có đem theo túi ngủ . Về tới nhà gần 1h sáng , ngủ một giấc tới sáng hôm sau tưởng không thể nào dậy nổi, cơ thể bệ rạc chừng như đang bị sốt . Y Nguyên lo tôi bỏ cuộc giữa đàng thì phải ở nhà không biết tự lo cơm nước . Vùng vằng nửa ở nửa đi , đến trưa tôi mới cảm thấy có thể đi được và rốt cuộc cũng đên được Pháp hội để đón thầy vừa từ phi trường đến .

Image

Posted: 23 Apr 2006 00:27
by nmchau
2. Trở về nhà Phật

Lần gặp gỡ đầu tiên với thầy Hằng Trường đưa tôi trở về hơn 40 năm trước . Lúc ấy thầy Tâm Giác mở võ đường nhu đạo ở DaKao , tôi ở Phú Thọ mà vẫn siêng năng đi học võ và đi chùa , gạp gỡ các Đại Đức "bạn" học cùng trường . Nói "bạn" nghe cho oai chứ thực ra các thầy học đệ nhất , mình chỉ mới bước chân vào trường . Để nhớ xem , có thầy Đức Niệm, thầy Nhật Thường, thầy Long Nguyệt ...Thầy Hằng Trường bây giờ nhắc tôi nhớ hình ảnh thầy Tâm Giác cầm thước bảng đi "sửa lưng" các võ sinh cho ngay ngắn .
Từ khi rời Việt Nam, lo học , lo gia đình , lo việc làm , lo nuôi con ... tôi xa hẳn Phật Pháp mặc dù thỉnh thoảng có đi chùa tụng kinh trong những buổi lễ cầu siêu tiễn đưa một số bạn và người bỏ đi trước . Nhưng nghe thuyết pháp sao quá khô khan và khó nuốt nên dường như tôi không có một niềm tin, một chỗ tựa cho tâm hồn .
Nghe qua buổi giảng tối chủ nhựt đầu tiên của Pháp hội , tôi thấy rất thích và nghĩ trong bụng ông thầy Hằng Trường hướng dẫn Phật Pháp thật diệu kỳ , người nghe bị thu hút liền tức khắc qua cách giảng rất khoa học và thích hợp với thời đại của thế kỷ 21 . Không cón những mê tín dị đoan của thời phong kiến , mọi ý niệm Phât giáo đều được nối với thực tại bằng những thí dụ cụ thể . Thầy nói thao thao bất tuyệt hết vấn đề này bắt qua vấn đề khác rất dễ dàng . Dù bị décalage horaire ( jet lag ) , thầy tiếp tục giảng tới khuya và tôi say mê nghe đến bỏ ý định bỏ về trước mà ở lại ngủ tập thể với mọi người trong chánh điện . Vả lại về nhà thì không kịp trở lại để tham dự chương trình sáng hôm sau sẽ bắt đầu từ 6h sáng

Image


Mỗi ngày khoảng 5h sáng có tiếng chuông tỉnh thức vang lên thì mọi ngươì phải ngồi dậy , lo dọn dẹp nệm gối vào hậu liêu , công tác vệ sinh , tìm cái gì uống như trà hay cà phê đợi mọi người xong xuôi thì bắt đầu phần warm-up thân thể do ông người Tàu họ Dương, dạy Thái Cực Quyền ở Cergy đảm trách . Hai vợ chồng ngươì Tàu này không nghe được tiếng Việt nên phải nhờ người thông dịch trong suốt khóa học . Đúng 6h thì thầy Hằng Trường xuống dạy hít thở với những thế yoga và 2 thế đầu trong Càn Khôn Thập Linh là Con Cóc và Con Trâu . Các món này thật hay, chỉ tập vài cái là mồ hôi ra đầm đìa trong khi mấy năm nay tôi đánh cả bài Thái Cực Quyền 84 thế nhưng người chỉ hâm hấp nóng .


từ bài viết của anh Nguyễn Linh Giang . Có tổng cộng 10 thế taichi: càn , cóc, trâu, hạc, rồng, phụng, hổ, bướm, rùa và khôn.
Với thế con cóc, người tập khom người xuống, hai tay vòng chụm lại, rồi vụt vươn đứng lên thật nhanh, ưỡn người ra sau, hai tay đưa thẳng lên trời.
Qua thế con trâu, hai tay đẩy ra phía trước, mặt ngẩng lên, sau đó mở rộng hai tay thành một vòng tròn rồi thu về trước ngực.
Vô thế con hạc, người tập co một chân lên từ từ , đồng thời hai tay cũng đưa lên cao quá đầu rồi mở vòng tay ra cùng chân hạ xuống.
Thế con rồng làm người tập phải uốn éo bay lượn để cuối cùng vụt bay thẳng lên.
Với thế con phụng, người tập vươn một tay cao lên trời, mắt nhìn thẳng vào lòng bàn tay rồi ưỡn người ra sau đưa tay lên làm thành một cái vòm để mắt nhìn trời qua đó.
Thế con hổ, người tập chụm hai tay vòng qua đầu, người ưỡn ra sau, mắt nhìn trời rồi cúi gập người xuống, chỉa bàn tay thẳng ra trước. Thế con bướm có những cử động thật nhẹ nhàng, người tập cũng ưỡn người ra sau, mắt nhìn trời rồi cúi gập người xuống, chụm hai tay đưa ra phía trước.
Thế con rùa thì đòi hỏi sự vận động liên tục tuy vẫn khoan thai với nhiều lần cúi gập người xuống rồi đứng ưỡn ra phía sau, khiến người tập phải bở hơi tai.
Ngược lại thế khôn kết thúc thì thật nhẹ nhàng, hai tay chuyển thành hai vòng tròn từ sau ra trước trong lúc thân mình di chuyển ngược lại, mắt người tập chú ý nhìn vào tâm của vòng tròn và rất thư giãn khiến hóa giải được cái động của thế con rùa. Sau khi tập, thầy thường cho nằm bất động, chân tay dang thẳng, khoảng 10, 15 phút khiến khi tỉnh dậy, người tập thấy sảng khoái vô cùng. Đây là thế giả chết của yoga để thu phục năng lượng.




Đên khoảng 7h là lúc tôi thích nhât vì là lúc thầy dạy "Giả Chết " tức là mọi ngươì nằm thẳng cẳng để thư giãn từng bắp thịt theo lời chỉ dẫn của thầy . Hình như thầy chưa dứt nói , nhiều người đã "ngó tay " ( ngáy to :D ) như bị thôi miên và vài phút sau là cả thiền đường vang lên nhiều bè khác nhau ! Nghe nói trong lúc giả chết như vậy, các tế bào bịnh hoạn sẽ được thay thế bằng những tế bào mới . Nên khi dứt thời gian giả chết , mọi người được gọi tỉnh dậy bằng tiếng chuông nhưng không được lồm cồm ngồi dậy liền .
Trước tiên phải mở mắt từ từ , nhìn ngang dọc , lên xuống , rà lưỡi trong miệng, nhúc nhích đầu ngón chân, đầu ngón tay , cổ chân, cổ tay , quay đầu , quay vai ... cả một thủ tục trước khi ngồi dậy .
Ngồi dậy xong thì phải ngồi xếp bằng để sửa soạn tư thế thiền bằng cách chú ý đến một bắp thịt nào trong thân thể để thư giãn . Sau đó không được suy nghĩ đên điều gì , ngồi bất động từ 5 đến 10mn . Để chấm đứt , nghĩ đến một điếu vui hay điều gì làm cho mình dễ chịu nhất trong ngày .

Tôi ghi lại đây instructions của thầy để mỗi ngày giả chết theo thầy thì thấy đã hơn là tự mình phải thức tỉnh không relax hoàn toàn được vì phải canh giờ :-)


Instructions Giả Chết

Đến 8h thì kéo bàn ra ăn sáng , và sau đó là phần chấp tác hoặc tắm douche . Bạn sẽ ngạc nhiên tại sao tắm douche mà cũng phải ghi vào thơí khóa biểu ? Đó là vì chỉ có 3 cabines douche cho hơn 100 người nên phải tận dụng tất cả giờ pause trong ngày để thay phiên nhau tắm :-)

Image


Đúng 9h, tất cả phải dọn dẹp xong để trả căn phòng lại thành đạo tràng . Thầy bước vào trong áo tràng màu vàng đắp y màu nâu, mở laptop và máy chiếu video , có cả graphics table để có thể viết đồ bản bằng tay ... và lúc nào cũng bắt đầu bằng các câu hỏi các bác khoẻ không, ăn ngon không, ngủ đủ chưa, có gì vui không ... :-)

Bình thường tôi ít khi nghe thuyết pháp mặc dù nhiều bạn bè gởi tặng không biết bao nhiêu là CD, mp3 của các thầy "conventional" bên VN hay bên Mỹ gởi qua . Ngoại trừ CD Trở về bản tâm do sư cô Hạnh Huệ giảng một cách thật dí dỏm khiến tôi nghe đi nghe lại hoài không chán, các CD khác quả tình nghe không vô mấy vì chưa tới lúc . Sau khi nghe thầy Hằng Trường giảng , tôi thấy đã tới lúc học hỏi Phật Pháp vì bắt đầu thấy chán các hoạt động khác .

Mồi ngày học tới 12h30 trưa thì dọn bàn ra thọ trai . Có qui luật lúc thọ trai không được nói chuyện hình như chỉ có tôi là tuân theo răm rắp , còn thì thiên hạ cứ việc phá giới :-)

Nghỉ ngơi, chấp tác , đi dạo , tắm douche .. ai cũng có chuyện làm buổi trưa để rồi cùng nhau đến chánh điện lúc 2h chiều để thầy Hằng Đức dạy Thư Cân Kinh là các động tác làm cho thư giãn, môn thể dục dành cho các bác trên 70 nhưng ai cũng có thể xài được . Ông thầy mặc áo cà sa theo kiểu Trung Hoa, giống áo kiếm hiệp cột lại với nhau bằng nút thắt , nên đánh vài đường quyền là ổng phải ngừng lại để sửa và cột áo . Tập xong cũng có ngồi thiền nhưng ngắn hơn . Thiền xong thì có màn tự xoa bóp chân cho thư giãn để học tiếp vế Chú Đại Bi từ 3h chiếu đến 7h tối .

Image

Image


từ baì viết của anh Nguyễn Linh Quang :

Sau vài tháng tập luyện, nhiều người trong các lớp tập đã đến báo cáo với thầy về những hiệu quả bất ngờ. Một chị nha sĩ cho biết đã mười mấy năm nay chị bị bệnh mất ngủ không thuốc gì có thể chữa khỏi. Nay chỉ tập một tuần lễ, chị đã ngủ được những giấc ngủ ngon lành và cảm thấy người khỏe hẳn ra. Một vài bác khác cho biết bệnh tiểu đường đã khá hơn nhiều với số lượng thuốc dùng giảm xuống. Trong những chuyến đi Âu châu hay Đài Loan để dạy taichi, thầy Hằng Trường cũng đã nhận được những báo cáo người tập đã được giải trừ nhiều chứng bệnh kinh niên như bướu ở tay, ở mặt... khiến thầy rất vui mừng.
Muốn tìm hiểu rõ ràng hơn về môn tập này, tôi đã xin được một cuộc hẹn để phỏng vấn thầy và kết quả là cuộc nói chuyện dưới đây:
- Thưa thầy, integral taichi là cái gì?
-"Integral taichi" hay taichi tổng hợp là một phương pháp mới dựa trên những triết lý cũ nhưng đã được "upgrade" để hợp với thời đại bây giờ, thành ra cái biểu hiện của Phật giáo cũng như của integral tai chi ở đây đã khác đi.
Lấy một thí dụ là trong ngày khai trương ITC, như thường lệ, thầy đứng trên bục, bà con đứng dưới nghe thầy nói, cũng giống như Phật giáo từ xưa là trên nói xuống. Nhưng thầy muốn đổi mô hình này. Thầy bèn kêu mọi người ngồi thành vòng tròn, nhiều vòng tròn đồng tâm, giữa là trụ nhà. Thầy cũng là một phần tử của vòng tròn và cái trụ ở giữa giống như là chánh pháp, Phật pháp, cái chân lý. Mọi người đứng chung quanh cái chân lý đó, cầm tay nhau. Tức là Phật pháp đời bây giờ cũng như integral taichi, nó interactive, không phải một người làm chủ mà là lấy cái đạo lý làm chủ. Ngày xưa người ta dạy đạo thì ông thầy có 1 học trò. Học trò phải đi theo ông thầy hoài mới học được, bây giờ không có vậy, ông thầy sẽ có nhiều học trò và có phương pháp dạy, học trò theo phương pháp chứ không phải theo ông thầy. Nếu theo ông thầy hoài mà không biết phương pháp thì không được. Còn bây giờ thí dụ như anh Hiển hay Sheila khi đã biết phương pháp thì dạy lại cho người khác được. Bây giờ mình phải phát triển như vậy đó.
- Vậy thì Taichi là gì thầy? Trước giờ nghe hoài mà không biết nó là nghĩa gì?
- Tai là thái, chi là cực. Taichi là thái cực.
- Ủa, vậy không phải chi là khí như vẫn thường nghe sao?
- Không có, chi là cực. Thái cực là hợp nhất, khi âm dương chưa phân ra, còn hàm tàng,
khi phân ra làm hai thì gọi là lưỡng nghi. Còn thái cực là trạng thái hàm tàng âm dương, có mầm giống nhưng chưa ra thôi. Nên thái cực có hai hướng đi. Một là khi thái cực đó chuyển hướng động thì nó phân ra thành lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, 64 quẻ ... muôn hình vạn trạng, tức là đi xuống là như vậy. Nhưng nếu mình biết tu mà đi theo đường tỉnh đi lên thì nó trở thành vô cực, là Phật tánh. Thái cực là trạng thái có thể biến ra muôn hình vạn trạng, đồng thời có thể thu lại. Một cái là biến hình, một cái là biến mất, về với Phật tánh. Nên thái cực, nếu dùng để tạo nghiệp, thì cứ sinh ra muôn hình vạn trạng, sinh ra
hoài, đó là con đường sáng tạo, tạo nghiệp. Còn nếu đi theo con đường vô cực, con đường chân không hay bất nhị thì sẽ thành Phật. Hai con đường đi lên đi xuống hay mở ra và tụ lại. Một con đường tán, một con đường tụ. Một con đường tạo nghiệp, một con đường thành Phật. Một là biến hóa, một là chuyển hóa. Chuyển hóa thì trở thành Phật, còn biến hóa là thành phàm phu bình thường thôi.
- Như vậy thì thái cực chỉ là cái tên đặt cho môn này thôi hay có ý nghĩa gì không?
- Nó có ý nghĩa như thái cực quyền là môn quyền từ nơi thái cực đó mà vẽ ra cái hình thế đánh. Nhưng đánh bao nhiêu ra bấy nhiêu, ra đường động chứ không phải tĩnh. Thành ra lấy tên đó nhưng thực sự ý nghĩa không phải, chỉ đặt tên vậy thôi nhưng đặt tên thái cực là hay lắm vụi nếu vô cực thì không còn đánh gì cả.
- Xin thầy nói về cái phát xuất của môn integral tai chi này
- Nguồn gốc của tai chi đã có cả ngàn năm nay nhưng phương pháp của thầy là từ nơi một vị thầy phái Hoa Sơn dậy cho. Sau thầy phối hợp với cách huấn luyện hơi thở của Phật gia do hòa thượng Tuyên Hóa, sư phụ của thầy, dạy. Lúc trước cách đây mấy năm, khi thầy nhập thất thì thân thể thầy có vấn đề nên thầy dùng phương pháp này để tự trị bịnh và khám phá ra rằng nó có những cái thứ tự để triển khai chân khí để trị bịnh. Từ đó thầy tìm ra được ứng dụng của các thế này bằng cách sửa đổi cho thực dụng, tức là trị bệnh được chứ không phải chỉ là một môn võ. Từ chỗ thực dụng đó đưa tới chỗ thầy đi dậy cho
bà con. Thành ra lịch sử của môn này thì có cả ngàn rưởi năm rồi nhưng tới đây mình sửa đổi cho hợp với tình huống đời nay và những cần thiết của thân thể bây giờ.
- Tại sao những thế tập này lại làm theo những con vật?
- Mình phải gọi đó là những linh vật. Đó là hàm ý con người tiến hóa. Những tư thế mô phỏng những con linh vật mà triết lý cũng là để tưởng tượng ra nó luôn. Bắt đầu là con cóc nhẩy ra khỏi miệng giếng tức đi ra khỏi cái quan điểm nhỏ hẹp giống như con cóc nhảy khỏi giếng thì thấy bầu trời rộng rãi xanh thẳm, mình mô phỏng nó để thấy mình mở cái đời sống mình ra rộng rãi. Còn con trâu nằm trong bùn lầy giống như cuộc đời mình thường bị những chuyện khó khăn, tính tình xấu xa ràng buộc mình như bùn. Bây giờ, con trâu đi ra khỏi cái bùn, đầu vẫn ngẩng lên trời thấy được bầu trời xanh, được tự do, rồi đi lên cái bờ đất khô ráo đứng yên. Hình ảnh đó rất là quan trọng vì khi tu hành làm cho mình tập có ý nghĩa đó. Thành ra lấy tên con linh vật để hàm ý sự chuyển hóa con người của mình như từ nơi miệng giếng nhảy ra khỏi, từ nơi bùn đi ra nơi bờ ráo. Con hạc đứng nơi bãi biển ngắm nhìn biển mà không bị đánh động. Con thứ tư là con rồng thì phá cái núi bản ngã để thoát lên vùng trời xanh. Con phượng hoàng tiếp thụ chân khí trời đất, bay khắp nơi không giới hạn, rồi hạ xuống để cứu độ chúng sanh, cứu người như mình hạ thế nhập phàm để cứu đời. Con hổ là tượng trưng cho sự ra ngoài kiến giải. Tri kiến suy
nghĩ của mình nó giống như rừng rú vậy, nhiều cây nhiều cành, đủ thứ cả. Suy nghĩ của mình phức tạp, đầy những kiến giải trong đó. Con hổ ra khỏi cái rừng được tự do cũng như mình ra khỏi những kiến giải tới chỗ hoàn toàn trong sáng. Con bướm thì nó hoàn toàn độc lập tự do mà rất nhẹ nhàng. Nó làm cho người ta thấy được cái mỹ thuật, cái nghệ thuật, sự sáng tạo, như thấy được bầu trời đẹp. Con bướm không như con hổ, nó nhẹ nhàng lắm, mà nó dễ thương ai cũng thích cả. Nó tượng trưng cho một cái hình ảnh hoàn toàn đẹp đẽ nghệ thuật, mà cũng hết sức là cân bằng. Tới con rùa thì tức như là mình đi vô lại trong cái biển cả của nhân gian, phiền não của vũ trụ, của nghiệp. Nhưng mình bây giờ có thể lên xuống tự tại khắp nơi trong biển đó, không còn bị ô nhiễm. Giống như con rùa lặn dưới kia tưởng như đã chết nhưng rồi nó trồi lên lại. Con rùa lên bờ xuống nước lúc nào cũng tự tại. Nó là một con vật độc đáo, không giống con cá mà cũng không giống vật trên bờ như cọp. Nó có 4 chân nhưng lại xuống nước được mà cũng không phải là cá.
Nó biểu đạt một trạng thái tự tại. Nó lại sống lâu, tượng trưng cho cái mạng phật tánh trường cửu vô cùng. Những hình ảnh đó giúp cho mình có thể tu hành thân thể mà tu cả cái tâm của mình, tâm thân phối hợp với nhau. Ngoài ra còn thế càn khôn nữa, càn là trời, khôn là đất tổng hợp thành 10 thế.
- Như vậy thì những thế này rất là hay vì vừa tập thể dục vừa luyện cái tâm của mình - Đúng, vừa luyện tâm vừa luyện thân. Môn taichi tổng hợp nghĩa là môn tai chi toàn diện, vừa tu thân vừa tu tâm, trong đó phải phát triển lòng từ bi, phát triển tình cảm, trí huệ, sự suy nghĩ, sự sáng tạo của mình. Khi vô đây tập, bà con không phải chỉ tu thân thể thôi mà còn tu nhiều thứ.
- Có phải môn taichi này là để chuẩn bị cho mình có thể ngồi thiền được?
- Đúng, vì mình còn tu hành cao hơn. Lớp chia làm 4 tầng. Tầng 1 chú trọng vào thân thể.
Tầng 2 chú trọng vào hơi thở và luân xa, tầng 3 chú trọng vào việc ngồi thiền, tâm linh,
tầng 4 chú trọng vào thiền định tam muội, thiền định thứ thiệt.
Phần đầu chú rộng vào thân xác thì cũng có cái khí trong đó. Phần 1 có 1a, b, c. 1a tập hình thức cho giống, 1b hơi thở nhiều chút xíu, 1c bắt đầu cường điệu hơi thở cho đủ sức nóng và bắt đầu nghĩ tới chuyện đạo dẫn các luân xa khai mở. Nếu chỉ muốn trị bệnh thì chỉ tập xong giai đoạn 1 là bệnh lành. Nếu muốn tiếp tục tu hành cho cao thì vô giai đoạn 2, 3, 4. Thành ra ăn khớp với chuyện điều hòa dưỡng sinh cho thân thể mà vừa tu cao lên về sau. Người nào cũng có thể tu được cả từ trẻ, già lớn nhỏ, xuất gia tại gia ai cũng làm
được cả. Và mục đích cuối cùng của tu hành là làm sao đạt tới cảnh giới của Phật, cảnh giới Bất Nhị hay Chơn Tâm. Mình gọi minh tâm kiến tánh là vậy. Nó chạy một vòng lên cao chứ không phải ở dưới tập thân thể tay chân quờ quạng vài cái là xong, mà có hàm ý rất sâu. Và cũng cần được huấn luyện tập chung với người ta, chứ nếu chỉ ở nhà tập thì sợ mình còn nhiều khuyết điểm. Cần phải được tiếp tục huấn luyện khoảng 3 năm thì mọi người đứng vững, tự mình làm được.
Thầy muốn nhấn mạnh đây là phương pháp tu toàn diện, có thể trị bệnh. Ai tập cũng được, khỏe người, nhưng người nào muốn tập cao hơn nữa, muốn tu thì họ tu pháp môn gì cũng được miễn sao càng tu thì tâm càng mở rộng, càng hài hòa, càng dễ thương, đó là con đường tu đúng đắn. Còn nếu càng tu càng dữ dằn, khó chịu thì trật rồi. Nên phải tập thân thể cho người nhuyễn ra, khỏe ra, các luân xa bắt đầu khai mở ra thì sẽ hài hòa dễ thương.
Tâm linh là trạng thái con người an tĩnh, vô thanh, bất động. Nếu chỉ có cúng kiếng ồn ào thì không phải là tâm linh mà là tôn giáo. Tâm linh là trạng thái tĩnh, hài hòa nhẹ nhàng.
Thầy nghĩ có sự hiểu lầm. Tu hành, niệm kinh cúng kiếng chỉ là một phần, cái chính là làm sao cho cái tâm tĩnh, thân yên lặng. Thân với tâm không yên lặng, điều hòa thì làm sao tu được. Tâm muốn điều hòa yên tĩnh thì cái thân phải nhẹ nhàng không bệnh hoạn cau có mới nói chuyện tu được.
Nghe thầy nói xong, tôi thấy đường tu còn nhiều... gian khổ. Tuy nhiên, tôi tự nhủ mình cứ đi từ từ, lo gì. Còn nhiều kiếp nữa để tu mà. Và có thầy hướng dẫn, có con đường để tu học thì còn gì hơn nữa, phải không quí vị?


Được một giờ để ăn cơm tối , rồi khóa học tối sẽ bắt đầu từ 8h30 đến 10h30.
Trừ 2 đêm thầy cho chơi trò Gió Thổi ....

Mọi ngưoì sắp ghế thành vòng tròn lớn, ai có sức chạy mới được chơi , các bác lớn tuổi đi đứng không vững thì được miễn. Mồi ngươì ngồi trên 1 ghế , trừ một ngươì bị bắt đứng giữa phải kêu Gió Thổi... Gió Thổi . Những ngươì ngồi trên ghế sẽ hỏi " Gió Thổi Cái Gì ? " Ngưới bị bắt ở giữa phải tìm một đặc tính gì chung của nhiếu ngươì ngồi để bắt họ phải đứng lên chạy tìm chỗ khác mà ngồi . Người nào không tìm ra ghế thì trở thành người đứng giữa và phải la Gió Thổi Gió Thổi để tìm dịp kiếm ngươì khác thế mạng :-)
Thí dụ khi ngươì đứng giữa la Gió Thổi những người đeo mắt kiếng , thì tất cả ai đeo mắt kiếng đều phải rời khỏi ghế mình đang ngồi chạy tìm ghế trống khác .
Sáng hôm sau, thầy mới giải thích ý nghĩa của trò chơi này , hình dung của Gió Nghiệp Thổi , và những ngươì phải đứng dậy chạy chính là những ngươì có Cộng Nghiệp, tức là có chung một đặc tính nào đó . Và Gió Nghiệp chỉ thổi những ngươì nào ở trong vòng tròn làm nên bởi hàng ghế , ám chỉ thế giới ta bà của chúng ta . Các ngườì không thích chơi , hay không chơi nổi đúng ở ngoaì vòng nên không bi Gió Thổi :-), khỏi chạy .
Có người không có Nghiệp mà cũng chạy đó là vì nghe không rõ hoặc không hiểu vì vô minh , nên cũng bị gió Nghiệp cuốn đi .
còn tiếp

Posted: 25 Apr 2006 00:03
by nmchau
3. Vô Thường

7 ngày qua thật mau, thấm thoát đã tới ngày nhổ trại . Trưa thứ sáu , cơm trưa xong mọi người xúm nhau lại dọn dẹp , trong phút chốc căn phòng dùng làm chánh điện trang nghiêm trở vế bản thể của nó chỉ là một phòng tiếp tân cho mướn để làm đám cưới , réception này nọ ...
Tuy dọn dẹp đã xong xuôi mà ai nấy vẫn còn lưu luyến, hết chạy ra chạy vô chụp hình với người này ngươì kia để kỷ niệm , thì trao nhau địa chỉ để giữ liên lạc .

Image


4. Tám tháng sau

Hôm nay là ngày 20/12/06 , đúng tám tháng sau của khóa tu tập . Chúng tôi vẫn còn tiếp tục ăn chay và hằng ngày vẫn tập đều đặn Càn Khôn Thập Linh . Trong người nghe nhẹ nhàng thanh thoát và dĩ nhiên thái độ cư xử với người chung quanh cũng ngày một thay đổi rõ rệt .
Trước kia được mời đi ăn cơm khách nếu không có phần văn nghệ cho tôi được ngồi đàn thì thật là boring , tôi không bắt được chuyện gì để nói với ai cả . Bây giờ thì ngược lại .

Gần đây thấy các tiệm video bên Cali bày bán đầy dẩy những DVD phóng sự "Việt Kiều Về Quê Ăn Chơi " xem thật hổ thẹn. Các bạn hãy xem thử đi rồi
sẽ thấy vì cái nhu cầu của mình mà khiến người khác phải làm nghề sát sinh .
Bạn ra supermarket mua miếng thịt được gói ghém đàng hoàng đẹp đẻ nhưng bạn chưa thấy cảnh con heo , con bò bị họ cho điện giựt té sum , hoặc lấy dao thọc huyết máu chảy lênh láng, giảy giụa trước khi chết ... ôi ghê gớm thay con người độc ác không thể dùng lời gì diễn tả cho được . Bạn đừng nghĩ rằng nếu cá nhân mình không ăn thịt thì thiên hạ vẫn tiếp tục buôn bán thịt , mà hãy nghĩ rằng mình nên kêu gọi bạn bè xung quanh ta bớt ăn thịt đi . Ngày nào đó nhu cầu không còn nữa, kỷ nghệ chăn nuôi , làm thịt để bán sẽ tự diệt.

Vế phần ngồi thiền thì Y Nguyên cùng tập một lượt nhưng nay đã có thể ngồi 30 mn không nhúc nhích , còn tôi chưa đầy một phút . Chắc còn phải tu lâu lắm .