Nguye^n Du, Long Thành ca^m gia? ca

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Nguye^n Du, Long Thành ca^m gia? ca

Postby dtk » 20 Jun 2005 03:07

Dịch nghĩa: Bài ca về người gảy đàn đất Long Thành

Tiểu dẫn
Người gảy đàn đất Long Thành ấy, tên họ là gì không rõ. Nghe nói lúc nhỏ nàng học đàn Nguyễn nơi đội nữ nhạc trong cung vua Lê. Binh Tây Sơn dấy lên, các đội nhạc cũ lớp chết lớp bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ, ôm đàn gảy dạo. Những bản đàn do nàng gảy là những khúc trong cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không ai biết. Cho nên tài danh của nàng lừng lẫy một thời.
Buổi thiếu niên, đến kinh đô thăm anh, tôi trọ gần Giám hồ. Cạnh đó các quan Tây Sơn tập hộo nữ nhạc, danh cơ không dưới vài chục. Nàng ăn đứt mọi người với cây đàn Nguyễn, lại hát hay và khéo nói khôi hài. Cử tọa đều say mê điên đảo đua nhau ban thưởng. Những chén rượu thưởng to lớn, nàng nhận uống cạn. Tiền thưởng nhiều vô số. Vàng lụa chồng chất đầy cả đất. Lúc bấy giờ tôi núp trong bóng tối, trông thấy nàng không rõ lắm. Sau gặp lại ở nhà anh tôi. Nàng người thấp má bầu, trán giô, mặt gẫy. Không đẹp lắm, nhưng da trắng trẻo, khéo trang điểm, mày thanh, má phấn, áo màu hồng, quần sắc túy, hớn hở có bề phong tao. Tánh lại hay rượu, ưa hí hước. Đôi mắt long lanh không để một ai vào tròng. Khi ở nhà anh tôi, mỗi lần uống rượu, năng uống say vùi, nôn mửa bừa bãi, nằm lăn trên đất, bạn bè chê trách, không lấy làm điều.
Sau đó vài năm, tôi dời nhà vào Nam, ngót mấy năm liền không trở lại Long Thành. Mùa xuân năm nay, phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, tôi đi ngang qua Long Thành. Các bạn mở tiệc tiễn tôi tại dinh Tuyên Phủ, có gọi vài chục nữ nhạc, tôi đều không quen mặt biết tên. Tiệc khởi múa hát. Kế đến tiếng đàn trổi lên, nghe trong trẻo khác thường không chút giống thời khúc. Lòng tôi kinh dị. Nhìn người gảy đàn, thì thấy thân gầy, thân khô, mặt đen, sắc trông như quỷ, áo quần toàn vải thô, bạc màu lại vá nhiều mảnh trắng, ngồi lầm lì ở cuối chiếu, không nói cũng không cười, hình trạng thật khó coi. Tôi không biết là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như có quen, nên động lòng trắc ẩn. Tiệc tan, hỏi thăm thì ra là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế này! Cúi ngửa bồi hồi, nghĩ đến cảnh cổ kim, lòng tôi cảm kích vô hạn. Đời người trăm năm, những cảnh vinh nhục buồn vui thật sao không lường được! Sau khi từ biệt, trên đường đi, cảm thương khôn nén, nên soạn bài ca để gửi hứng:

Dịch thơ: Người đẹp đất Long Thành

Tên họ chi ta không biết rõ
Thạo Nguyễn cầm nên có tên Cầm
Khúc kia Cung Phụng nhất trần
Ngày thơ được học nhạc thần chầu vua
Đã một lần thuở xưa gặp gỡ
Bên bờ hồ cuộc dạ yến sang
Tuổi hai mươi mốt cô nàng
Mặt hoa áo thắm còn tham rượu nồng
Theo ngón tay năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió mát rừng thông
Hạc kêu cao thẳm: tiếng trong
Mạnh như sét đánh vỡ tung bia mồ
Buồn: Trang Tịch ngâm thơ tiếng Việt
Người nghe say chẳng biết mỏi a
Khúc đâu đại nội Trung Hòa
Tây Sơn quan chức nghe mà đảo điên
Mải vui suốt cả đêm không chán
Hai bên người tranh cạnh thưởng tài,
Tiền như bùn đất vãi rơi.
Đào hoa ý khí vượt nơi vương hầu
Đám Ngũ Lăng còn đâu đáng kể
Băm sáu cung xuân để mà coi
Đúc chung vật báu trên đời
Của kia vô giá đất trời Trường An
Nay đã hai mươi năm tiệc ấy
Sau Tây Sơn chiến bại, vào Nam
Long Thành chẳng thấy tấc gang
Huống chi tiệc múa mơ màng thành xưa
Quan Tuyên Phủ vui mua cuộc hát
Đám ca cơ tươi mát xuân xanh
Mà sao một mái hoa râm
Mặt gầy khô héo nhỏ thân hình hài
Không điểm tô nét mày phờ phạc
Ai biết từng đệ nhất tài danh
Khúc xưa réo rắt tiếng đàn
Nghe tuôn nước mắt từng làn âm thanh
Tai lắng nghe mà đành chua xót
Hai mươi năm chuyện trước là đây
Bên hồ chiếu tiệc mê say
Đã từng gặp gỡ những ngày thơ ngây
Thành quách suy việc thay người đổi
Bao nương dâu thành bãi biển xanh
Tây Sơn cơ nghiệp tan tành
Trong làng múa hát còn đành một ai
Một cuộc thế không đầy chớp mắt
Cảm việc xưa lệ ướt áo này
Từ Nam về, tóc trắng mây
Trách chi người đẹp nét ngài hư hao

Trừng trừng hai mắt nhìn nhau
Cố nhân chẳng biết chiêm bao mơ hồ

Nguyễn Du 阮攸
Quách Tấn dịch xuôi
Đặng Thế Kiệt dịch thơ
Last edited by dtk on 17 Nov 2005 20:17, edited 3 times in total.

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Postby ynguyen » 20 Jun 2005 08:00

Anh thầy đồ ơi!
Long Thành nhất định không là đất chôm chôm rồi, vậy là thành Thăng Long hay nơi nào khác?

thập duyên tm

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Postby dtk » 20 Jun 2005 10:08

YN,

Trừng trừng hai mắt nhìn nhau
Cố nhân chẳng biết, chiêm bao mơ hồ


Image
Long Thành 龍城 cũng gọi là Thăng Long thành. Nhưng cũng nhớ chôm chôm nữa.

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Postby dtk » 05 Sep 2005 22:13

Có nhã hứng, thỉnh dịch thơ cho mọi người thưởng thức.

DTK

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Postby dtk » 06 Sep 2005 09:54

[music]
http://s38.yousendit.com/d.aspx?id=0NJN ... 1URN87B59X
[/music]

Sáng ra được đọc bản dịch, cùng lúc có người gửi cho nghe mấy giọt dương cầm. Cũng là một cách nói lời đa tạ.

DTK

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Postby dtk » 07 Sep 2005 21:07

Xin cho biết VTTT viết đủ cả dấu ra sao. Có thể dùng bài thơ dịch trên trang thơ chữ Hán Nguyễn Du ?

Guest

Postby Guest » 08 Sep 2005 05:04

Thưa Anh

VTTT viết tắt cuả Vũ Thị Thiên Thư . Cảm hứng nhất thời , chỉ e ...
Xin anh tuỳ nghi sử dụng . Cảm ơn anh


http://nguyendu.com.free.fr/langues/thohan/thtt-056.htm

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Postby ynguyen » 08 Sep 2005 11:16

ahhhhhhhhh
anh thầy đồ gặp em cô đồ zồi :D , vui nhá!

yn cũng đồ nè, đồ... dỏm
hyc hyc hyc!!!

dtk
Digital IC
Posts: 118
Joined: 01 Oct 2007 22:46

Postby dtk » 08 Sep 2005 15:25

Mượn lời Hyc:

nhàn du trong cõi ta bà
trần gian, cố quận, cũng là chiêm bao

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Postby ynguyen » 13 Mar 2006 19:56

Anh đồ và chư vị,

yn đọc cái này đâu đó trong mớ sách của bác TVKhê, không có thì giờ chép, lâu ngày wên mất chỗ nào :oops: . Nay võng du thấy người ta dọn sẵn, bưng luôn về đây :D

Cây đàn của Thúy Kiều

GS Trần Văn Khê

Năm 1976, sau buổi nói chuyện của tôi về giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam tại trường âm nhạc Hà Nội, một giảng viên về văn học cho sinh viên trường nhạc có đặt câu hỏi:"Từ lâu, tôi thắc mắc chẳng biết rõ Thúy Kiều dùng cây đàn gì? Xin anh giải đáp cho nếu anh có dịp nghiên cứu về vấn đề ấy?" Anh thắc mắc là phải. Vì khi giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã cho chúng ta biết rằng:

Cung thương là bực ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương

mà hồ cầm thường dùng chỉ một cây đàn của "thợ Hồ" tức là không phải đàn Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đàn nhị là nhị hồ (erhu) hay là hồ cầm (huquin). Nhưng đàn nhị chỉ có hai dây lại có cung kéo, đàn của Thúy Kiều có bốn dây, lại có khảy và nhấn. Khi đàn chi Kim Trọng nghe thì nàng đã:

So lần dây Vũ dây Vân
Bốn dây to nhỏ theo vần Cung Thương

lúc bị Hoạn Thư bắt thì phải đàn cho Thúc Sinh nghe:

Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng

sau khi Từ Hải chết, nàng phải đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe thì:

Một cung gió tủi mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay

Ðã là hồ cầm mà có bốn dây thì chỉ có đàn tỳ bà - người Trung Quốc và Triều Tiên gọi là pipa, người Nhựt Bổn gọi là biwa. Người Trung Quốc cũng gọi đàn pipa là huqin, tức là hồ cầm, vì đàn ấy không phải do người Trung Quốc chế ra mà của dân tộc vùng Tây á đem vào. Giáo sư Nhựt Tanabe Hisao và Kishibe Shigeo cho rằng đàn pipa có thể bắt nguồn từ đàn barbat của người Ba Tư, đã theo con đường buôn bán tơ lụa ngày xưa mà nhập vào Trung Quốc, rồi sau đó sang Triều Tiên, Nhựt Bổn, Việt Nam: chính vì vậy trong các quyển truyện Kim Vân Kiều, người ta thường vẽ Thúy Kiều ôm đàn tỳ bà.Khi Thúy Kiều đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe đến chảy máu năm đầu ngón tay, làm cho Hồ cũng “nhăn mày rơi châu", trước khi nàng được xin phép về, có than phận mình:

Còn chi nữa, cánh hoa tàn
Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân

Tiểu Lân là Phùng Tiểu Lân, vợ vua nước Tề, đàn tỳ bà rất hay. Sau khi nghe vua nước Tề bị giặc giết, vua Võ Ðế nhà Châu bắt Tiểu Lân gả cho vua Ðại Vương tên Ðạt. Nhân khi đàn đứt dây, đã làm bài thơ:

Tuy tụ kim nhựt sủng
Du tích tích thời duyên
Dục tri âm đoạn tuyệt
Ưng khán tất thương huyền

Trong quyển Kim Túy Tình Từ, mà theo giáo sư Thuần Phong thì do chính cụ Nguyễn Du chú giải, có bài thơ nôm dịch như sau đây:

Tuy là yêu mến ngày nay
Hãy còn nhớ tiếc những ngày trước kia
Nếu muốn biết ruột gan lìa
Thì nên xem lấy dây kia trên đờn.

Cây đàn của Thúy Kiều chắc chắn sẽ là đàn tỳ bà, nếu không có câu:

Hiên sau treo sẵn cầm trăng
Vội vàng, sinh đã tay nâng ngang mày

Kim Trọng thấy cây cầm trăng tức nguyệt cầm - gọi như thế là vì thùng đàn hình tròn như trăng rằm - đã nâng đàn ngang mày mời Thúy Kiều so dây nắm phím. Thùng đàn tỳ bà hình bầu dục như nửa trái lê, làm sao tròn như trăng được? Nếu mà đàn nguyệt thì thùng đàn tròn mà đàn chỉ có hai dây lại không mang tên là hồ cầm. Như thế không ổn chút nào cả. Huống chi là dưới thời cụ Nguyễn Du, tức là vào khoảng gần nửa thế kỷ thứ 18, thì nước ta có một cây đàn mà thùng tròn, cần dài mang tên là "cái đàn song vận". Trong sách Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Ðình Hổ, có nói đến “đàn đáy, đàn tranh gảy bằng tiếng tơ", và "gần đây mới chuộng đàn nguyệt, thứ hồ cầm đời cổ còn gọi tên đàn là Nguyễn cầm", bởi ông Nguyễn Hàm đời Tấn chế ra, mà không nói đến cái đàn song vân. Chỉ trong bộ Ðại Thanh hội điển sử lệ, quyển 528, tờ số ba, có đoạn nói về dàn nhạc nước ta, sang ở tại triều nhà Thanh từ năm 1789, gọi là An Nam quốc nhạc, đến năm 1804 đổi tên là Việt Nam quốc nhạc, có nhiều cây đàn mà người Trung Quốc đã ghi tên bằng chữ nôm: một cái cổ (trống), một cái phách (sinh tiền), hai cái sáo, một cái đàn huyền tử (đàn tam), một cái đàn hồ cầm (đàn nhị), một cái đàn song vận hay là đàn nguyệt cầm, một cái đàn tỳ bà, một cái đàn tam âm la (3 cái thanh la nhỏ). Nếu là đàn nguyệt thì tên nó là cái đàn song vận, mà lại không thể gọi là hồ cầm.

Như vậy thứ cây đàn của Thúy Kiều chỉ có thể là Nguyễn cầm, vừa có thùng tròn như đàn nguyệt, có 4 dây thuộc về loại tỳ bà, mà cũng gọi là hồ cầm.
Sách Thích Danh, về cây đàn tỳ bà, có chép rằng tỳ bà có ba loại:
tứ huyền tỳ bà - thùng bầu dục có 4 dây,
ngũ huyền tỳ bà - hình dáng như cây trước mà có 5 dây - người Triều Tiên cũng gọi là Hương tỳ bà - tức là tỳ bà của Triều Tiên, và
Nguyễn cầm thùng tròn và có 4 dây to.
Nguyễn cầm thì nay không còn thấy ở Trung Quốc, mà tại viện bảo tàng viện Shosoin ở tỉnh Nara (Nhựt Bổn) còn nhiều cây Nguyễn cầm thời xưa.

Tôi lại nói thêm tin chắc rằng Thúy Kiều đã dùng cây Nguyễn cầm, khi tôi đọc một bài thơ chữ Hán của cụ Nguyễ Du, "Long thành cầm giả ca", in trong quyển thứ ba Hợp tuyển văn thơ Việt Nam, tại Hà Nội năm 1963, trong đó cụ cũng để trong tay một người đàn bà ở Long Thành cây đàn Nguyễn cầm.

Long Thành giai nhân
Tính thị bất kỳ danh
Ðộc thiện Nguyễn cầm
Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh

(người đẹp ở Long Thành, không biết tên họ là chi, mà tiếng đàn Nguyễn cầm rất hay, nên người trong thành đều gọi là Cô Cầm). Cụ đã gặp cô ấy hai mươi năm về trước, lúc nhan sắc cô còn lộng lẫy, tiếng đàn điêu luyện đã làm say mê các quan Tây Sơn trong buổi tiệc ở Hồ Giám.

Khi Nguyễn Văn Thành, quan tổng trấn của nhà Nguyễn hội yến, trong buổi tiệc có cụ Nguyễn Du, cụ lại được nghe tiếng đàn của người đẹp năm xưa, mà nay nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan. Tóc cụ đã bạc trắng, mà tóc Cô Cầm cũng hoa râm. Cụ xúc động làm bài thơ ấy, trong đó có đoạn tả tiếng đàn của Cô Cầm:

Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm
Thanh như song hạc minh tại âm
Liệt như Tiến phúc bi đồ toái tích lịch
Ai như Trang Tích, bệnh trung vi Việt ngâm...

Khương Hữu Dung đã dịch đoạn ấy ra như sau đây:

Dưới năm ngón cung đàn réo rắt
Trong như tiếng hạc kêu sương
Khoan như gió sớm lướt ngang rừng tùng
Mạnh như sấm sét đùng đùng
cho bia Tiến phúc nát từng mảnh con
Buồn như Trang Tích ốm mòn
mà ngâm tiếng Việt nỗi buồn quê xa...

Cụ Nguyễn Du đã cảm xúc khi nghe tiếng đàn Nguyễn cầm của người đẹp Long Thành thưở nọ. Và cây Nguyễn cầm thời ấy có lẽ cũng được nhiều người ưa thích. Cụ Nguyễn Du khi đặt trong tay nhân vật chính của truyện Kiều một cây đàn, mặc dù nhân vật đó theo sách xưa ở vào thời Gia Tĩnh triều Minh, tức là giữa thế kỷ thứ 16, cũng đã nghĩ đến cây Nguyễn cầm, nên mới có những đoạn nói về cây hồ cầm 4 dây mà thùng tròn như trăng rằm.

Khi trả lời cho anh bạn giảng viên trường âm nhạc, tôi có nhắc đến sự tích của đàn tỳ bà, đến đoạn nói về cây đàn song vận trong bộ Ðại Thanh hội điển sự lệ, đến quyển Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Ðình Hổ, đến bài Long Thành cầm giả ca, có chổ gọi là bài Cầm giả dân, để kết luận cây đàn của Thúy Kiều không thể là cây đàn tỳ bà, hay là đàn nguyệt, chính là cây Nguyễn cầm mà ngày nay đã thất truyền.

GS Trần Văn Khê


Return to “Dịch Thơ”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests