Bonjour Vietnam - performed by Quynh Anh

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 25 Feb 2006 17:00

Ca sĩ VN hát nhạc với subject không phải về VN thì nhiều . Mà ai thế a3 ? Có ra CD chưa ? :)

Chào các anh DN, Hưng và LQT . Các anh trở về ...thấy vui lắm. :D

Mấy hôm nay trong quán thơ, thiên hạ đang bàn bạc về tiếng Việt trong sáng cũng xôn xao lắm . Bài được post trong phần Tham Luận ở đây

qh

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 26 Feb 2006 08:30

Thông tin riêng từ báo Tuổi Trẻ cho những ai muốn phỏng vấn QA:

Chu Chau oi,
Chau la Liem day. Lau qua khong lien lac voi chu.
Vua roi bao chau co to chuc mot cuoc gap go voi nhieu Viet kieu tu cac nuoc dang lam viec o Sai gon.Cuoc gap rat thu vi va cac chu cac bac ay da de dat nhieu chuyen doi voi chinh quyen

Chau hoi them chu mot chuyen. Khong biet chu co thong tin gi ve co Linh Dan Pham moi doat giai Cesar khong?Neu co ai biet thong tin gi thu vi chu giup chau voi nhe. Chau cam on chu truoc


P/S Viec co be Quynh Anh vua roi, chung chau chi lay duoc thong tin tren mang Internet.Manager cua co ay khong dong y cho phong van

Nhung bai hat van con dang lan toa o VN. Hom gap mat Viet kieu chung chau co mo len va rat nhieu nguoi da khoc du dang o Sai Gon nay.

That la phai khong chu.
Chau Thanh Liem

Le Quan Tam
Transistor
Posts: 29
Joined: 02 Oct 2007 23:18

Bonjour Viet Nam va suy tu mo uoc cua nguoi Viet ....

Postby Le Quan Tam » 26 Feb 2006 14:41

Hi các bạn,

Nếu Bonjour Việt Nam đã gợi lên cảm xúc mạnh ở nhiều người, kể cả người ngoại quốc, và trồi dậy trong nhiều người Việt Nam hải ngoại những ưu tư, suy nghĩ, mong ước của hệ cha, me; chắc bài hát này cũng gợi lên trong người Việt Nam trong nước nhưng mơ ước từ sâu trong lòng có được nhiều cơ hội tốt hơn để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam dễ thương hơn, đáng tự hào hơn, như mong ước có cơ hội du học, học hỏi cái hay của thế giới, trước nhất để có được cuộc sống tốt hơn cho bản thân và để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Tôi xin kể với các Bạn một mẫu chuyện thật, chỉ xin không nêu tên người thật, và làm khó nhận ra người thật hơn, vì chính gia đình đương sự rất thân với chúng tôi:

Một cô bé Việt Nam, sinh tại Việt Nam, nhưng cho đến năm qua, chỉ biết về Việt Nam qua hình ảnh chiến tranh và những chiếc truc thăng trong cơn phẩn nộ và biết cha sinh Cô qua hình ảnh trại học tập.
Có được một cha đỡ đầu người Mỹ rất tốt, cô học xuất sắc, tốt nghiệp Luật, được gia nhập Luật Sư Đoàn; và hiện mang tên người cha sau này. Ở tuổi còn thấp hơn 30, Cô đã từng là viên chức cao cấp Bộ Từ Pháp tiểu bang, bậc cấp có lẽ chỉ sau Bộ Trưởng.

Năm qua (2005), Cô về Việt Nam theo kiểu Tây Ballot để viếng thăm quê hương đất nước, her mother('s)land, trong 2 tuần. Lận túi chỉ $500; mẹ Cô lo lắng, gởi thêm cho bà con $2000 để đề phòng. Tại Việt Nam, Cô đến viếng các thắng cảnh, chùa chiền, tượng phật đá...Tại một ngôi đền, có người sờ da cô, hỏi có có người yêu chưa? cô vờ như không hiểu, lại mở ra quyến cẩm nang đàm thoại Anh ngữ, chỉ cô độc câu hỏi. Cô chỉ mỉm cười. Tại nơi khác, có người đề nghị cô cưới mình, sẽ tăng cô $25000.

Trở về Mỹ sau 2 tuần du ngoạn Việt Nam ballot đeo trên vai, số tiền mà mẹ Cô gởi về còn lại, Cô tặng hết cho những người mà Cô thấy rất đáng thương.

Tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cô không còn tiền đóng lệ phí xuất cảnh, một khách Mỹ kế bên cho Cô số tiền để đóng lệ phí này. Cô rất cảm ơn người khách. Về đến trạm dừng Anchorage ở Alaska, Cô đói quá, mà không tiền lận túi, cũng không có mang theo thẻ tín dụng (credit card) mà chỉ nhớ số trương mục và số mật mã, cô thương lượng để mua được Cranola bar (loại thức ăn trong bịt để ăn tạp mạnh khỏe) băng trương muc tín dụng.
Về đến Mỹ, Cô kể cho bạn bè đến dự party welcome back những kinh nghiệm trong chuyến đi, những điều làm Cô khó chịu, bối rối. Khi kể được đề nghị cưới và tặng $25000, các Bạn Mỹ bảo cô phải đối đáp lại "This American is worth a lot more, may be $35000 or more!".

Tôi kể chuyện thật này để nêu lên ước mơ ở nhiều người Việt Nam có được cơ hội sinh sống, học hỏi những cái hay, cái thực tiễn, cái tốt đẹp ở nước ngoài.

Tôi nghĩ rằng không có điều gì sai trái, không đúng đắn trong ước mơ như vậy. Mong các Bạn có cơ hội nói lên suy tư của các Bạn.

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 04 Mar 2006 20:27

Chào anh donhat ,
Thêm một bài dịch, càng chứng tỏ bản nhạc được yêu thích là dường nào, welcome anh donhat vào phố rùm SB :) .

qh đi lang thang trên net thấy site này có cả bài hát, chords và lyrics của 3 ngôn ngữ Pháp, Việt và Anh.
Post vào đây để những ai chưa có dịp được nghe có thể thưởng thức :D

http://kitesurfingschool.org/BonjourVietNam.htm

Duy Nhien
Transistor
Posts: 42
Joined: 02 Oct 2007 19:41

Re: Phỏng lại lời Vi&#7879

Postby Duy Nhien » 05 Mar 2006 03:19

donhat wrote:Xin chào mọi người,
Cuối tuần, ngồi đọc mấy bản dịch sang tiếng Việt lời bài Bonjour Vietnam đã có thấy hầu hết có nhiều chỗ tiếng Việt khó hiểu quá, câu chữ cũng ít trơn tru. Vì vậy, tôi đã ngồi....dịch tiếng Việt sang tiếng Việt, thành một version mới có vẻ trơn tru hơn.
Lại thêm một nỗ lực để dịch bài hát... mà mọi nỗ lực đều rất đáng trân trọng. Nhất là để hâm nóng cái QA mania.

Dịch giả Nghiêm Phục (1835-1921) ở Trung Quốc đã đưa ra ba tiêu chuẩn của dịch thuật mà hiện nay nhiều dịch giả vẫn còn xem là kim chỉ nam: Tín - Đạt - Nhã.

Theo những tiêu chuẩn này thì hình như donhat chọn 'nhã' là quan trọng nhất vì bạn muốn cho 'câu chữ ít trơn tru' của các bản dịch khác trở nên 'trơn tru' hơn, mà không đặt nặng tiêu chuẩn 'tín'.
Chẳng hạn:
Ce que tu n’oses dire =những gì tôi chưa thể thốt ra.
Hoặc hai câu cuối:
Un jour j’irai là bas, dire bonjour à mon âme
Un jour j’irai là bas, te dire bonjour, Vietnam!
= Rồi một ngày, tôi sẽ về bên hồn thiêng sông núi
Rồi một ngày, tôi sẽ về cất tiếng chào quê hương tôi, Việt Nam…


Đây là chưa nói đến việc tiêu chuẩn 'trơn tru' của donhat cũng là nhận định cá nhân của mình... bởi lẽ (tôi nghĩ) những người khác cũng cho rằng bài dịch của họ 'trơn tru' đến mức tối đa có thể; nếu không thì họ đã không đăng lên. (Vì họ biết rằng trong forum này có rất nhiều 'bậc thầy' về dịch thuật và thi ca, không cẩn trọng thì dễ 'hố' lắm!)

Dù sao thì bài dịch của donhat cũng là một 'chọn lựa' mới để cho mục này 'vui trở lại' và để những ai thích dịch cân nhắc các tiêu chuẩn 'tín - đạt - nhã'.

Nếu thích suy nghĩ về các tiêu chuẩn đó thì có thể đọc bài "Tín - đạt - nhã - chuyện cũ mà chưa cũ" và những mục có liên quan. Xin click tại đây

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Re: Phỏng lại lời Vi&#7879

Postby Le Van Hung » 06 Mar 2006 16:24

duynhien wrote:[

Dù sao thì bài dịch của donhat cũng là một 'chọn lựa' mới để cho mục này 'vui trở lại' và để những ai thích dịch cân nhắc các tiêu chuẩn 'tín - đạt - nhã'.

Nếu thích suy nghĩ về các tiêu chuẩn đó thì có thể đọc bài "Tín - đạt - nhã - chuyện cũ mà chưa cũ" và những mục có liên quan. Xin click tại đây


Đọc xong bài "Tín Đạt Nhã" thì theo "thiển ý " của tôi, là chung ta nên đọc từ nguyên bản mà không nên dịch ra, vì khi dịch ra thì được cái Tín thì lại mất cái Đạt mà cũng chẳng được cái Nhã, nói chung là được cái này thì lại mất cái kia, chỉ còn có một phương pháp là đọc từ nguyện bản rồi sau đó tùy theo mỗi người mà "cảm" thôi chứ không thể dịch ra được ! Nói vậy là vì tôi đọc và cảm tiếng Pháp từ hơn 30 năm nay, chứ nếu nguyên bản là tiếng Anh thì nếu có được một bản dịch không được Tín lắm, hơi Đạt mà cũng Nhã vừa vừa thì tôi cũng vui rồi ;-) :)
Hung/

Le Quan Tam
Transistor
Posts: 29
Joined: 02 Oct 2007 23:18

Bonjour VietNam - Bonjour or Hello VN? Chao hay Men Chao VN?

Postby Le Quan Tam » 06 Mar 2006 17:48

Toi thay loi tieng Phap rat don gian, thang thung, va khong kho hieu. Phan tich, lap luan sau hon cung tot thoi. Nhung khong nen che soi toc lam tu ma cung chua hai long. Con co them the dich phong phu hon, nhu theo van tho thi la rat tot. Co chut y kien voi cac Ban bang tieng Viet khong co dau, dung vi khong dau ma doan cach nay, cach khac; nhu chuyen mot anh chang dang cong tac xa nha, nhan duoc dien tin bao o nha vo de (levees broke, like in New Orleans) ma doc ra la o nha vo de (wife gave birth) nen Anh chang cap toc quay tro ve

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Lily Canadienne hat tieng Viet, Quynh Anh hat tieng Phap

Postby Le Van Hung » 08 Mar 2006 18:27

Chào các anh chị,
Hôm nay có anh bạn bên Đức gởi cho nghe chuyện cô lily, người ..... Canada mà lại hát tiếng việt ghe tưởng là Như Quỳnh hay Hương Lan.
Cô Lily người Canada hát tiếng Việt, Quỳnh Anh gốc Việt hát tiếng Pháp, Các anh chị nghe thử xem ai hát hay hơn ai !!
Đây là bài phỏng vấn của Thi Nga ở đài RFA. Có vài chỗ cô Lily nói mà không bỏ dấu (nhu anh Le Quan Tam !), nghe cũng dễ thương lắm.

http://www.rfa.org/service/audio_popup. ... 71005a.mp3

Web site cua co Lily : http://www.lilydoironmusic.com/
thưởng thức bài Huế Buồn của nhạc sĩ Lê Dinh

Hưng/

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 23 Mar 2006 19:57

Đọc được bài này trên Talawas nên copy vào đây để "bổ túc hồ sơ" :


Trần Vĩnh Tường
Từ “Bonjour Vietnam” đến “thằng ma cô”

Một ngày đẹp trời tháng Hai, nhiều người nhận đuợc món quà nhỏ qua internet. Bài hát ngắn nhưng nối được giấc mộng dài. “Bonjour Vietnam” như một cơn sốt. Bản nhạc không có MC hoa hòe hoa sói, không ca sĩ quằn quại nức nở. Thính giả nghiêng người lắng nghe. Thổn thức. Mối thổn thức dịu dàng, sâu lắng và êm mượt.

Trong một thời gian ngắn, cả trong lẫn ngoài nước, từ người biết tiếng Tây đến không biết tiếng Tây, đều tỏ bầy niềm ngây ngất đầy ắp tin yêu và hy vọng về Phạm Quỳnh Anh và “Bonjour Vietnam”. Vài bài viết còn rất trân trọng gán cho Marc Lavoine và Phạm Quỳnh Anh toan tính cứu rỗi, mà có lẽ chính họ cũng không nghĩ đến ngoài việc sáng tác, trình bày, và... giữ bản quyền.

Bản nhạc ngay lập tức được phóng lên xa lộ internet, phút chốc biến thành một trận mưa rào xóa sạch loại nhạc nhàn nhạt từa tựa giống nhau nghe mãi hóa nhàm. Khóc chị Hằng tiếc chú Cuội. Tương tư thất tình. Tất cả niềm riêng trong “buồng tim” chợt biến thành “có những niềm riêng mà ai... cũng biết” bày hàng trên dĩa nhạc, sân khấu thành một trận than khóc tập thể vừa mếu vừa máo còn hơn mất nước.

Phạm Quỳnh Anh và Marc đã làm hơn công việc của người nghệ sĩ. Họ viết và hát như những người tự do. Không hận thù Nam Bắc. Không mặc cảm da vàng nhược tiểu. Rất hồn nhiên, “Bonjour Vietnam” lấy cái đẹp của tình này gột rửa cái tàn nhẫn trong tâm khác.

Riêng Marc, tại sao điều anh thổ lộ trong “Bonjour Vietnam” hệt như người Việt, là một bí mật có lẽ chỉ Marc mới trả lời cho ổn. Dù trích dẫn “những chiếc trực thăng giận dữ” (dès helicoptères en colère) của Francis F. Coppola, ca từ của Marc thật khác với cuốn phim Apocalypse Now của Coppola, chứa nhiều cảnh ngớ ngẩn đáng bật cười và cũng đáng giận về cách nhìn của Coppola về trận chiến Việt Nam, dù Cappola tuyên bố: “Phim của tôi không chỉ thuần là điện ảnh. Nó không nói về Việt Nam. Nó chính là Việt Nam.”

Giọng hát Phạm Quỳnh Anh thiếu sự điêu luyện của một người thợ hát, hơi vụng dại nữa là khác, nhưng thank khiết như một dòng suối. Thính giả ríu rít soi bóng giọt châu lã chã thấy giấc mơ mình long lanh đáy nước. “Bonjour Vietnam’’ bỗng chốc lát thành một cái biển cho người ta mang cả khối sầu ly hương trút xuống. Chết thật! Quê hương gần quá! Ngay trước mặt. Những hình ảnh linh động của quê hương qua ống kính của Andy được Donny Trương ghép làm nền cho “Bonjour Vietnam” khiến thính giả chói chang trước hạnh phúc đột ngột đến bàng hoàng ứa nước mắt. Kìa, mái rạ, bến sông xưa, trăng in sóng. Ồ, tà áo nữ sinh, em bé nhếch nhác, thập tự vươn lên trong màn sương mờ ảo...

Có phải vì vậy mà thính giả yêu “Bonjour Vietnam” nhanh đến thế hay vì lời ca của “Bonjour Vietnam” đã khơi đúng vết thương sâu thẳm trong lòng người Việt: thân càng trôi dạt, lòng càng muốn trở về.

Cho đến bây giờ 90% người Việt vẫn là nông dân. 10% dù ở thành thị, ông bà cha mẹ vẫn là nông dân. Hơn một thế kỷ, bom đạn đẩy dân quê ra khỏi thôn làng. Xác thôn nữ dưới mương. Thây thanh niên bằm nát. Trẻ thơ khô héo quăn queo. Ông già bà cả bẻ làm ba làm bẩy. Rặng tre hàng cau cụt đầu. Ruộng lúa nương dâu cháy rụi. Dẫu nhạc sĩ lạc loài ở thành phố vẫn cố tô vẽ một thôn quê đẹp mờ ảo như Ðường thi, “Người ơi một ngày nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mưa sa. Người ơi đường xa lắm con đường về làng từ mấy thu qua...” [1] , cái quê gọt giũa đó nghe ra rất lầu son gác tía, hay nhưng không cảm.

Thật ra quê hương và niềm luyến tiếc bao giờ cũng là mối quan tâm của nghệ sĩ, “Ta ra đi một chiều thắm vang lời ca buồn trong khóm lá, nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi”. [2] Những người di cư vào Nam năm 1954 cứ ngỡ ra đi không mang theo được chút gì ngoài vài cái tay nải may quàng. Có hay đâu trong lòng những người ly hương năm ấy đều ẩn giấu một hành trang bí mật, đó là lòng thương nhớ quê hương. Nỗi thương nhớ oan khiên ấy bốc tận trời, ông Nguyễn Bính kêu lên “Em ra bến ấy trông về Bắc. Chỉ thấy mây trôi chẳng thấy làng”.



Chiến tranh Việt Nam: Vụ thảm sát Mỹ Lai
Năm 1975, một lần nữa sự lựa chọn giữa lưu xứ và quê nhà lại như một tiếng thét rền vang làm thế giới dửng dưng phải rùng mình. Không một dân tộc nào chỉ trong một thế hệ, lặp lại một lần thứ hai cuộc hành trình sinh tử như thế.

Biết trả lời thế nào cho bồn chồn của thế hệ Phạm Quỳnh Anh? “Raconte moi le vieil empire... Hãy kể cho em nghe về vương triều cũ...” Nào có phải lần đầu dân tộc Viêt Nam phiêu lưu như thế? Kể cho em nghe cuộc hành trình gian nan của một Việt tộc kiêu dũng và cô độc trong cơn đồng hóa như nước lũ của dòng Hán. Kể cho em nghe “một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, tám mươi năm nô lệ giặc Tây”. Thật thà kể hết cho em về triều đại cuối cùng có 13 ông vua, duy chỉ 6 ông băng hà yên ổn, lăng miếu rõ ràng. Còn 7 ông vua khác đều bị bức tử thảm khốc hay lưu đầy biệt xứ. [3]

Cũng thành thật kể cho em nghe vài trăm năm kiêu binh/nội chiến tự tàn phá lẫn nhau. Từ 1592 đến 1789 có sông Gianh, Ðàng Trong/Ðàng Ngoài. Từ 1954 đến 1975 có sông Bến Hải, quốc gia/cộng sản. Từ 1975 đến nay là cả một Thái Bình Dương, Việt kiều/Việt cộng. Kể hết. Kể hết. Nhưng chịu thua, không thể giải thích nổi cho em nghe tại sao 30 năm rồi, từ 1975 đến nay, súng đạn Nga/Tầu/Tiệp/Mỹ trải trên đất nước Việt Nam đã ngừng, nhưng giữa người Việt, lời lẽ ném vào nhau còn tàn phá hơn bom đạn?


Phần còn lại của một bức tượng Stalin trên đường phố Hungary 1956
Làm sao có thể hân hoan nói với em rằng trang sử đẫm máu của dân tộc đã khép lại, rằng đây là dịp may ngàn năm một thuở dân tộc Việt thống nhất từ Bắc đến Nam. Làm sao trả lời em người Việt còn chờ gì? Hay phải chờ... một ông Tây chỉ đường chỉ nẻo theo như thói quen khốn khổ khốn nạn lúc nào cũng chỉ cúi đầu sát đất cam tâm làm nô lệ “vun xới giấc mơ của người khác, hoặc để người khác vun xới giấc mơ hộ mình”. Khúm núm xem ông Tây đòi cái này, quì lết đợi ông Nhật cho phép cái nọ. Cả hai miền Nam Bắc lạy van rước ông Mao ông Mỹ ông Nga trút mớ bom đạn phế thải lên đầu dân Việt. Sung sướng thấy số bom này nhiều hơn cả bom dùng trong Đệ nhị Thế chiến.

Bây giờ tượng quí ông Staline đã bị hạ bệ. Nhưng cả nước Việt, học trò vẫn phải học “chủ nghĩa Mác nói thế này thế nọ”, mà không hề đuợc quyền thắc mắc ông Karl Marx nếu sống lại sẽ nói gì khi thấy các ông Mao, ông Lenin, ông Staline khai triển ý tưởng của ông thành một chủ nghĩa và áp dụng nó theo con đường riêng của họ, một con đường khiến họ trở thành bất tử bằng máu của người khác.

Phạm Quỳnh Anh hát rồi, ông Tây Marc Lavoine viết hộ rồi. Người cầm bút lên tiếng rồi. Dân lành vô tội cũng góp ý kiến rồi. Chỉ còn thiếu quí ông “thằng ma cô” [4] nữa là dân tộc Việt Nam có thể gặp nhau cuối con đường cay đắng, dù trễ tràng đến 30 năm. Nhưng nếu ồn ào thổn thức xong, “Bonjour Vietnam’’ lại chìm xuống đáy hồ, như tiếng sáo ai oán của ông Võ Thành Minh năm ấy [5] thì liệu thế hệ sau Phạm Quỳnh Anh có còn đủ tâm tư, đủ niềm hoài vọng, đủ thanh khiết hát một bài như thế? Chẳng lẽ lịch sử nghiệt ngã với dân Việt đến thế? Biết lùng kiếm đâu ra một ông Tây tử tế. Lại thắp nến ê a cầu nguyện cho có một ông Tây? Chỉ tốn tiền mua nến.

Tháng Ba, 2006

© 2006 talawas



--------------------------------------------------------------------------------
[1]“Hương xưa”, Cung Tiến
[2]“Tình quê hương”, Việt Lang, Hưng Yên 1946
[3]Sáu vì vua có lăng mộ: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh. Bẩy vua kia là Dục Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Ðại
[4]Phan Văn Hưng, Australia 2002: “Bạn bè của tôi, tựa chiếc lá trong trận bão dân tộc /Thằng thật tài ba, thì đạp xích lô / Còn thằng giàu cha, là thằng ma cô / Còn thằng đảng viên, sống trong ân hận...”
http://www.rfa.org/service/audio_popup. ... CuaToi.mp3
[5]Năm 1954, bên bờ hồ Leman, Thụy Sĩ, ông Võ Thành Minh cắm lều thổi sáo phản đối Hiệp định Genève chia cắt Việt Nam làm hai mảnh.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 24 Mar 2006 00:37

Cảm ơn anh Châu đã bổ túc hồ sơ. Bài viết thật hay, nhưng đọc xong lại thấy hình như có vị đang đắng trong cổ, bài viết rất đúng nhưng đọc xong hình như vẫn còn đều gi nuối tiếc.
Trưa nay từ trường đi ra gặp đứa học trò đợi xe về Paris đi biểu tình chống CPE, nghĩ thầm trong lòng, lúc mình bằng tuổi của bọn trẻ này, biểu tình ở Saigon, vừa ra khỏi cửa trường Pétrus Ký thì đã thấy đầy dây kẽm gai, đi được ba bước thì đã bị lưu đạn cay chạy không ra hơi có đâu mà lại được đi như bọn trẻ ở Paris, về nhà xem tin tức thấy tụi trẻ bị đánh lại lo không biết học trò mình có bị đánh hay không ? Được tự do dân chủ như ở Âu Châu này thì không phải đôi ba ngày mà có được, dân đã được giáo dục từ mày thế hệ mới được như ngày hôm nay. Giáo dục phải có thì giờ, dân chủ không thể ban bố, đem đến trong đôi ba ngày. Tự do dân chủ là cùng sống với những người mình không đồng ý, không cùng lý tưởng với mình. Việt Nam mình có câu "Được làm vua thua làm giặc" có lẽ vì vậy mà mình không sống chung một cách dân chủ với nhau được.
Bài "Bonjour Việt Nam" có thể sẽ là một giọt nước lại chìm xuống đáy hồ, nhưng cũng có thề là giọt nước làm tràn một chén nước đầy.
Những người trẻ đang lớn lên ở Việt Nam không biết thế nào là chiến tranh, chỉ nghe nói đến sông Bẽn Hải, cầu Hiền Lương, có lẽ những người trẻ này sẽ có thể sống chung và cùng nhìn về một hướng tương lai như Saint Ex nói. Thời gian luôn là một cách hữu hiệu để xoá nhòa những dĩ vảng, vui cũng như buồn, 30 năm có lẽ cũng gần đủ để xoá những dĩ vảng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu bài Bonjour Việt Nam được viết vào những năm 75-80 thì chắc chắn ít có "thính giả nghiêng người lắng nghe. Thổn thức. Mối thổn thức dịu dàng, sâu lắng và êm mượt". Nếu có những Mối thổn thức dịu dàng, sâu lắng và êm mượt thi chắc chắn là những dĩ vảng của những phân ly, hận thù đã được xóa nhòa phần nào rồi.
Chỉ có những gặp gỡ, trao đổi mới có thể thay đổi những tư tưởng thành kiến của con người. Việt Nam ngày hôm nay có cơ hội để tiếp xúc với những người Việt Nam ở hải ngoại, những cách suy nghĩ, hành động, lời nói được trao đổi,qua sự trao đổi thì những thai đổi sẽ đến một cách tự nhiên. Trong cuộc đối thoại, tranh luận nếu mình biết tôn trọng ý kiến, dù không đồng ý, của người đối diện thì sự thai đổi sẽ phải đến.
Tôi đã chờ 30 năm thì nếu phải chờ thêm 30 năm nữa thì trong lịch sử Việt Nam có là bao ? 30 năm trong một đời người là nhiều, 30 năm trong lịch sử Việt Nam thì có lẽ là nhiều hơn một bóng câu qua cửa sổ.
Hung/

Duy Nhien
Transistor
Posts: 42
Joined: 02 Oct 2007 19:41

Postby Duy Nhien » 27 Mar 2006 01:39

traunuoc wrote:không biết tiếng pháp rồi, bài này của từ một tờ báo Bỉ nói về QA:
http://www.dhnet.be/dhculture/article.phtml?id=145780

Nếu chưa quen với tiếng Pháp thì có thể đọc bài này:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=312

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 06 Apr 2006 21:52

Chạy vào chào hỏi thăm các anh DN, LQT, Hung, traunuoc ...mọi người vẫn tồn tại sau khi đã Bonjour Vietnam xong rồi chứ ? :wink:

wình chạy đi tiếp .....

Chúc các anh luôn sức khỏe dồi dào và viết lách cũng ...dào dồi :P


Return to “Giới Thiệu Nhạc Mới”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests