Giai thoại chữ nghĩa

Giai thoại chữ nghĩa, Mỗi tuần 1 truyện kể
Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 23 Jun 2005 05:25

Bài thơ của Lê Quý Đôn


LQĐ là con của quan Nghè Lê Trọng Thứ, tước Trung Hiếu Công. Tục truyền rằng có lần một vị khách ở xa tới thăm quan Nghè Thứ, đến đầu làng gặp đứa trẻ khoảng 7, 8 tuổi đi tắm sông về, mình tồng ngồng không quần áo. Khách hỏi đường tới nhà quan Nghè, đứa bé nói :
_ Ông là bạn quan Nghè thì hẳn là hay chữ, vậy tôi đố ông chữ này, ông nói được thì tôi chỉ nhà cho.

Nói rồi đứa bé dang 2 tay và cả 2 chân ra, nhìn ông khách bộ dạng rất tức cười. Ông khách trả lời :
_ Chữ "đại" chớ có gì mà phải đố?

Chữ "đại" tiếng Hán có dạng giống 1 người dang tay dang chân ra.

Đứa bé cười ầm lên :
_ Là chữ "thái" có thế mà không biết !

Chữ "thái" giống chữ "đại", nhưng có thêm dấu chấm ở dưới, giữa 2 nét chân, khách sơ ý không thấy, hay không dám nghĩ tới.

Rồi nó hinh hinh mũi giễu cợt và chạy vào làng, không thèm chỉ đường cho khách.

Vị khách cuối cùng cũng hỏi được đường tời nhà quan Nghè. Khi quan Nghè gọi LQĐ ra chào hỏi, té ra chính là đứa bé gặp đầu làng. Nghe vị khách kể lại chuyện, quan Nghè quát sai lấy roi ra, định cho cậu con nghịch ngợm một trận. Khách vội vàng vái tạ xin tha cho. Quan Nghè nể lời tha và bảo con làm 1 bài thơ tạ tội với khách. Khách ra đề là "Rắn đầu biếng học". LQĐ liền đọc ngay :

_ Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng cam chịu vệt năm ba
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia

Khách buột miệng khen:
_ Giỏi quá ! Quả là thần đồng !

Thì ra mỗi câu trong bài thơ đều có tên 1 con rắn hay loài bò sát (liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, thằn lằn, hổ trâu, hổ mang), lại còn ví mình với Khổng tử (người nước Lỗ), Mạnh Tử (người nước Trâu) nữa. Mà chỉ là thơ của 1 đứa trẻ con hứa với cha mẹ xin chăm học !

Sau này có người làm một bài thơ, dẫu chưa sánh nổi với thần đồng LQĐ, song cũng khá hay nhan đề "Tặng cô Khế":

_ Song the mơ ước bấy lâu xa
Khế thoát duyên may cũng mặn mà
Trông thấy của chua tình quấn quýt
Ngẫm nghe lời ngọt bước cầm ca
Chát lòng vội vã sao cho đáng
Đắng chuyện dây dưa chút gọi là
Lạ dạ chưa cam đường cội rễ
Vườn hồng cay nỗi khách lân la

(Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ)

Bài thơ kể ra bảy thứ quả, mà còn nói tới các vị "the, mặn, chua, ngọt, đắng, chát và cay" nữa!
Last edited by Ai Hoa on 23 Jun 2005 05:35, edited 1 time in total.

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 23 Jun 2005 05:33

Vài bài thơ tập danh

CÂU CÁ

rìu rịt năm canh xét phận mình
Khoan nhân đất nước rộng mông mênh
Đã cam cui cút miền thôn dã
Đâu dám chàng màng chuyện lợi danh
ống chỉ dọc ngang cùng nước biếc
cái ve nghiêng ngửa giữ trời xanh
Đắn đo cho biết mùi trong đục
Mới gọi rằng tay mực thước sành

TẶNG CÔ ĐOÀI

Vẻ ngọc càng say, rượu ít nồng
Kìa ai vòng khảm đúc hình dong
Cấn nơi quán khách nghe dầy dụa
Chấn buớc mành hoa những uớc mong
Chiếc lá tốn công dòng bích chuỷ
Dấu bèo ly hận ngọn đông phong
Ngắm em xem chợ lời khôn hỏi
Ngoảnh mặt non đoài mảnh ráng hồng

< Không rõ tên >

Những ngậm ngùi xuân dáng ủ ê
vì ai khắng khít nỗi riêng tê
huyền vi máy tạo e lời lận
Sắc sảo câu thơ ít chữ đề
Nặng gánh tuơng tư ngày ép uổng
Hỏi nơi kì ngộ dạ đê mê
Trăm năm cốt cách còn y cũ
Giấy rách khuyên em giữ lấy lề

Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Postby ynguyen » 23 Jun 2005 08:19

Bài thơ kể ra bảy thứ quả, mà còn nói tới các vị "the, mặn, chua, ngọt, đắng, chát và cay" nữa!

c3 đếm ra sáu quả: mơ khế quít dưa cam hồng, thiếu 1 món công tử ơi!

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 23 Jun 2005 08:58

ynguyen wrote:
Bài thơ kể ra bảy thứ quả, mà còn nói tới các vị "the, mặn, chua, ngọt, đắng, chát và cay" nữa!

c3 đếm ra sáu quả: mơ khế quít dưa cam hồng, thiếu 1 món công tử ơi!


Để cô Bắc kỳ QH đếm xem sao! 8)

ynguyen
Digital IC
Posts: 151
Joined: 01 Oct 2007 17:21

Postby ynguyen » 23 Jun 2005 15:27

vậy thì công tử... Bạc Liêu zồi!
quả vả dấu hỏi công tử ui!

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 23 Jun 2005 16:26

Chị 3 không nói em cũng không tìm ra quả thứ 7 :shock:

đọc các truyện của công tử lý thú lắm :)

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 24 Jun 2005 05:18

ynguyen wrote:vậy thì công tử... Bạc Liêu zồi!
quả vả dấu hỏi công tử ui!


hong phải AH, mà là tác giả Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ. Cũng như bài sau ông ta dùng chữ càng thay vì chữ càn!

c3 khó tánh wá, Lê Văn Hưu còn dùng chữ "nguyên" với chữ "nghiên" muh có ai bắt bẻ đâu!


:cry:

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 24 Jun 2005 06:45

Mạc Đĩnh Chi đi sứ

Mạc Đĩnh Chi tự là Tiếu Phu quê ở làng Lũng Đổng huyện Chí Linh (Hải Dương), dòng dõi Thượng Thư Mạc Hiển Tích triều Lý. Ông vốn tư chất thông minh hơn người. Năm Giáp Thìn (1304) đời Anh Tôn nhà Trần, Mạc Đỉnh Chi thi Đình, văn chương tuyệt thế hơn hẳn mọi người nhưng vua thấy tướng người xấu xí không muốn cho đỗ đầu. Ông làm bài phú "ngọc tỉnh liên" dâng vua, tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc. Vua khen mới lấy đỗ Trạng nguyên. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được sung chức Nội thư gia và bốn năm sau (năm Mậu Thân, 1308), ông được cử cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Nguyên, mừng việc Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Có một mẩu chuyện thú vị đã xẩy ra trong chuyến đi sứ này của ông, được sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại như sau:

"Đĩnh Chi thấp bé nên người Nguyên khinh ông. Một hôm, viên tể tướng mời ông vào phủ, cho cùng ngồi. Lúc ấy, đang hồi tháng 5 tháng 6. Trong phủ có treo bức trướng mỏng, trên thêu hình con chim sẻ đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ làm như mình nhầm tưởng là chim sẻ thật rồi chạy đến bắt. Người Nguyên thấy vậy cười ồ, cho là người phương xa quê mùa. Bất thình lình, Mạc Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao, Đĩnh Chi đáp rằng: Tôi nghe người xưa vẽ chim sẻ đậu cành mai chứ chưa hề thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay bức trướng của tể tướng lại có hình chim sẻ đậu cành trúc. Trúc là biểu tượng của bậc quân tử, chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân, làm như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo đạo tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân vậy. Mọi người nghe vậy đều phục tài ông". Những kẻ ngạo mạn cười ồ khi Đĩnh Chi vờ bắt chim sẻ, sau khi nghe Đĩnh Chi giải thích việc làm của mình, ắt hẳn phải ngồi im thẹn thùng vì biết bị Đĩnh Chi nói xỏ là lũ tiểu nhân. Xé bức trướng xong lại nói vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân, Đĩnh Chi muốn ngầm bảo rằng, sao mà thánh triều lắm tiểu nhân đến vậy?

Tương truyền trong thời gian đi sứ Mạc Đĩnh Chi ứng đối với vua quan Tàu rất tài tình, khiến người Tàu vô cùng nể phục. Chẳng hạn khi qua quan ải do thời tiết xấu nên tới sai hẹn, người Tàu đóng cửa quan không cho vào. Đĩnh Chi xin mở cửa, quan trên thành ném xuống 1 câu đối, bảo đối được mới mở. Câu ra:
_ Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

Ông viết vào mảnh giấy gởi lại:
_ Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mở cửa ải cho vào. Đến khi vào triều gặp vua Nguyên, một viên quan Tàu bèn ra vế đối:
_ An, nữ khứ, thỉ nhập vi gia (chữ an, bỏ chữ nữ đi, cho chữ thỉ vào thì thành chữ gia). Thỉ có nghĩa là heo lợn.

Mạc Đĩnh Chi đối ngay:
_ Tù, nhân xuất, vương lai thành quốc (chữ tù, bỏ chữ nhân ra, đem chữ vương lại thành ra chữ quốc).

Một viên quan khác ra đối tiếp:
_ Li, vị, võng, lưỡng, tứ tiểu quỷ.

Đáp:
_ Cầm, sắt, tỳ, bà, tứ đại vương.

Lại ra:
_ Điểu tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri! (ý chê người Việt tiếng nói như chim)

Đối:
_ Oa minh tri thượng độc Trâu thư: Lạc dữ tiểu lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc (chê lại người Tàu đọc sách như ếch)

Người Tàu vốn kiêu căng tự ví nước Tàu như mặt trời vĩ đại, còn các nước khác là chư hầu như mặt trăng nhỏ bé. Để trấn áp sứ thần và tỏ ý coi thường nước Đại Việt, hoàng đế Nguyên đọc một câu đối (chắc do triều thần soạn sẵn), đòi Trạng Việt phải đối lại :

_ Nhật: hoả, vân: yên, bạch trú thiêu tàn ngọc thỏ.

nghĩa là: lấy mặt trời làm lửa, mây làm khói, ban ngày đốt tiêu thỏ ngọc (= mặt trăng)

MĐC ứng khẩu đọc ngay :

_ Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô.

nghĩa là: lấy mặt trăng làm cung, sao làm đạn, chiều tối bắn rớt quạ vàng (=mặt trời)

Vế đối thật hay và chỉnh cả về từ lẫn ý. Trăng lưỡi liềm như cánh cung, sao tròn như viên đạn, là hình dung thật tuyệt vời. Ngoài ra còn nêu lên được tinh thần bất khuất của nước nhỏ (mặt trăng) sẵn sàng đập tan mọi de doạ của nước lớn (ví như mặt trời).

Gặp lúc công chúa nhà Nguyên chết, các sứ thần đi dự lễ tang. Triều đình nhà Nguyên trao ông vinh dự đọc điếu văn đã soạn sẵn trong buổi lễ. Tới chừng lên đọc, giở tờ giấy ra chỉ thấy 4 chữ nhất, MĐC biết người Tàu muốn thử tài mình, ông không hề bối rối, ứng khẩu luôn bài văn điếu, nguyên văn như sau:

_Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Tạm dịch:

(Một) cụm mây trên trời xanh
(Một) đốm tuyết cạnh lò hồng
(Một) cánh hoa nơi vườn ngự
(Một) mảnh nguyệt dưới ao trong
Ôi! Mây tan, tuyết chảy,
hoa rụng, nguyệt mờ!

Bài văn này còn được chép lại trong tài liệu sử sách của Tàu. Ai cũng phải chịu là tài ứng đối nhanh.

Vua nhà Nguyên cảm phục tài của MĐC, sai mang lụa là, vàng bạc tặng ban và phong cho ông làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trạng nguyên của cả 2 nước), chữ phê do chính tay hoàng đế Nguyên viết.

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 27 Jun 2005 05:24

Cô Loan bán hàng cầu Cốc

Làng Lâm Kiền huyện Gia Phúc tỉnh Hải Dương có một người tên Phạm Trấn. Cùng huyện nhưng ở làng Đoàn Lâm bên cạnh có người tên Đỗ Uông. Hai ông đều nổi tiếng hay chữ.

Làng Đoàn Lâm có con yêu tinh hay biến hình trăm vẻ trêu ghẹo người ta. Đỗ Uông một đêm ngồi học trong nhà bị con yêu thò tay qua cửa sổ trước chỗ bàn học để trêu chọc. Đỗ Uông đi gặp thầy phù thủy, xin sợi chỉ ngũ sắc. Hôm sau con yêu lại tới thò tay vào. Đỗ Uông vội vàng lấy chỉ trói tay nó buộc vào cửa sổ. Con yêu không biến hình được, kêu van mãi, Đỗ Uông nhất định không tha. Gần sáng, con yêu sợ cuống cuồng, mới kêu rằng:
_ Ông ngày sau đại quý, tôi chỉ bỡn cợt tí thôi, lẽ nào lại hại tôi?

Đỗ Uông hỏi:
_ Tài sức tao có đỗ được Trạng nguyên không?

Con yêu nói:
_ Trạng nguyên đã dành sẵn cho một người họ Phạm, ông chỉ được tới Bảng nhãn thôi.

Uông hỏi:
_ Mày có gì hay cho tao thì tao tha cho mày.

Con yêu nhả ra một hòn ngọc, cầm lên tay sáng lòa, nói rằng:
_ Tôi tu luyện lâu năm mới tạo được của này, xin dâng cho ông để giúp ông học hành tăng tiến.

Đỗ Uông lấy ngọc nuốt vào bụng rồi cởi trói thả con yêu. Từ đó con yêu không quấy nhiễu nữa mà Đỗ Uông càng ngày càng giỏi, văn chương nức tiếng các trường.

Đến khoa thi Hội đời Quang Bảo nhà Mạc, Đỗ Uông và Phạm Trấn cùng đỗ và cùng vào thi Đình. Đỗ Uông nhìn đầu bài, chắc mẩm phen này nắm Trạng nguyên trong tay. Phạm Trấn ngồi làm bài, cảm thấy dường như có thần giúp. Một thần là Đông Phương Sóc, thần kia là Hàn Kỳ. Đông Phương Sóc bảo với Hàn Kỳ:
_ Phải sang làm cho Đỗ Uông đau bụng để giảm bớt sức văn của hắn đi mới được!

Một lát nghe tiếng Uông rên khừ khừ, không viết bài được. Mãi một hồi bớt đau, Đỗ Uông tiếp tục làm bài mà sức văn hơi kém đi.

Khi xướng danh quả nhiên Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên mà Đỗ Uông thì Bảng nhãn. Trấn mừng lắm nói:
_ Phen này ta mới đè nổi Đỗ Uông.

Uông lấy làm tức. Lúc vinh quy về chung đường, Bảng nhãn nhất định không nhường Trạng nguyên đi trước, cứ sóng ngựa cùng ngang hàng nhau. Đến chợ Bồng Khê làng Hoạch Trạch, người làng ấy biết tiếng hai ông hay chữ nay vinh quy về qua cầu làng nên ra xin hai ông cho bài thơ đề lên cầu. Hai ông hẹn nhau rằng:
_ Cầu này hơn mười gian, hạn đi bảy gian thì phải vịnh xong bài thơ, hễ ai xong trước thì đi trước, không được tranh nhau nữa.

Phạm Trấn ngồi ngựa vừa đi vừa vịnh, đi khỏi bảy gian thì đã xong 8 câu thơ, ai cũng khen tài. Đỗ Uông không chịu, nói:
_ Bài ấy làm sẵn tự bao giờ, không phải mới làm, tài gì mà khen?

Lại cứ đi ngang hàng. Đến làng Minh Luân có người mới làm xong nhà, đón đường xin thơ mừng nhà mới. Phạm Trấn ứng khẩu đọc luôn:
_ Năm năm thêm phú quý
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế
Nay mừng mới làm nhà

Uông hơi chịu tài Trấn nhanh hơn mình. Khi đến cầu Cốc làng Đoàn Lâm, ven cầu có người con gái bán hàng tên Loan, hai ông thách nhau làm thơ nôm đầu đề là: "Cô Loan bán hàng cầu Cốc", mỗi câu phải có 2 tiếng thuộc loài chim, qua cầu phải xong. Phạm Trấn lại xong trước, ngâm rằng:
_ Quai vạc đôi bên cánh phụng song
Giở giang bán chác tựa đồ công
Xanh le mở khép nem hồng mới
Bạc ác phô phang rượu vịt nồng
...
rất tiếc là bốn câu dưới đã thất lạc!

Đỗ Uông le lưỡi nói:
_ Thò đọc ra đã thành thơ, nếu không có quỷ thần trợ lực thì sao được thế?

Bèn nhường Trạng đi trước. Một hôm Đỗ Uông lẻn đi xem ngôi mộ tổ nhà Phạm Trấn, thấy có 2 gò đất nhỏ ở hai bên tụ lại, gọi là gò Thần Đồng. Uông trỏ vào nói:
_ Mấy phen thằng ấy đè ta là bởi có 2 đống đất này đây!

Mới lấy chân đạp vào 2 gò đất. Phạm Trấn từ ấy bị bệnh điếc tai, chữa không khỏi. Có người mách lại cho Phạm Trấn là Đỗ Uông đạp vào gò Thần Đồng. Phạm Trấn tâu lên vua, vua bắt Đỗ Uông phải tạ mả tổ nhà họ Phạm, bấy giờ Trấn mới khỏi.

(theo Phan Kế Bính)

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 09 Feb 2006 19:16

ai hoa wrote:Nguyễn Hiền

Năm đó thi đỗ thủ khoa. Vào thi đình, văn Nguyễn Hiền hay nhất, được vua chấm giải Trạng nguyên. Lúc vào bái mạng, vua thấy bé loắt choắt lấy làm lạ mới hỏi:
_ Trạng học ai ở nhà?

Hiền thưa:
_ Tôi sinh ra đã biết. Chỉ thỉnh thoảng vào chùa hỏi nhà sư vài chữ thôi.

Vua cho là Trạng chưa biết lễ phép, ăn nói không khiêm tốn, cho về nhà học lễ 3 năm rồi mới bổ làm quan.



Tiên học lễ hậu học văn
Có thể nhờ vậy mà Nguyễn Hiền khiêm tốn hơn
Cám ơn Ái Hoa nhiều

Hưng/

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Cau doi

Postby Le Van Hung » 09 Feb 2006 19:23

Đọc bài của Ái Hoa hay quá mới vừa nhớ 2 câu đối sau đây :

Nói về những người có hàng bán nhờ trước cửa nhà quan !
"Bán mãi cửa quan sợ cụ"

Nói về hai cha con nguoi đi buôn thuốc, cuối năm trở về quê ăn tết :
"Cha con về quê, gánh một gánh phụ tử hồi hương"

Không nhớ ra mấy câu đối cho hai câu trên, bao giờ nhớ ra thì viết tiếp vậy, các bạn ở đây có ai nhớ thì viết vào dùm vậy !

Tui nhớ được mấy câu đối hay nên viết vào đây chứ thực sự không dám đánh trống quá của nhà sấm đâu nhe !!!!

Hưng/

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 11 Feb 2006 06:42

Sư fò ơi, nhà có khách viếng thăm hỏi gì cà :P
Đi mô rồi ?
Cái Nan , Y Chiên có thấy sư fò đang hái hoa ở đâu không ? :lol:

Yen Chi
i3 Processor
Posts: 215
Joined: 01 Oct 2007 20:41

Postby Yen Chi » 11 Feb 2006 17:49


bớ sư fọ !

Hỡi bạn đường xa
hái hoa ...ừ ... cho khéo
hoa nào heo héo
thì hái bỏ đi
chớ để làm chi
ứ ư ... ừ ... hoa tàn ... :lol:


Chị Wình ơi ... để YC đi tìm đóa Hàm Tiếu hỏi cho ra lẽ mới được ! :roll:

Cái Nan ới ời .... từ ngày theo chàng dzìa dinh ... hic hic ... quên dạo phố rồi ! :wink:

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 23 Feb 2006 06:33

có 2 bông hoa nào tới nhà, làm nhà rạng rỡ hẳn lên :P


Return to “Truyện Xưa Tích Cũ - Histoires Anciennes”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest