Mỗi tuần một truyện kể

Giai thoại chữ nghĩa, Mỗi tuần 1 truyện kể
Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 12 Sep 2005 05:28

Vương Khản (tt)


Trong huyện có nhà giàu họ Lưu có con trai tên Lưu Triền . Nghe nói em gái VK đẹp bèn nhờ mối mai cầu hôn . VK bằng lòng nhưng vợ không đồng ý . Chàng hỏi :
_Nhà họ Lưu giàu có như thế tại sao gả em gái không được ?

Người vợ thấy chồng kiên quyết thì đổi giọng nói :
_Nếu chàng muốn gả em gái cho họ Lưu em cũng không phản đối nữa, nhưng em nói trước một điều là đừng để chàng rể thấy mặt em . Dù tới nhà cũng đừng kêu em tiếp kiến

VK bằng lòng , gả em gái về cho Lưu Triền .

Ít lâu sau LT nghe nói vợ VK đẹp lắm bèn muốn tới coi mặt . Hỏi VK nhiều lần chàng không đồng ý . LT nghĩ ra kế , mời VK tới nhà uống rượu , phục rượu cho say mèm . Sau đó thừa cơ tới nhà VK xem mặt vợ chàng .

LT len lén bước vào nhà . Vợ VK thấy người thì giật nảy mình , lấy ống tay áo che mặt lại , ngồi yên không động đậy .

LT ngắm nghía nàng một hồi , chợt kinh hoàng loạng choạng chạy ra cửa . Về nhà mặt còn tái mét sợ hãi không nói nên lời . Anh em VK hỏi , một lúc sau hắn mới ấp úng nói :
_Nhà các người có yêu quái !

Hắn kể lại ba năm trước LT đi tảo mộ gặp một cô gái trẻ xinh đẹp đi một mình đằng trước . Hắn bèn bước lên mở lời trêu ghẹo cô gái .

Cô gái bằng lòng theo hắn về nhà , nhưng yêu cầu không được để ai trông thấy mình .

Từ đó LT trở nên xanh xao vàng vọt không còn thần sắc . Cha mẹ LT cho là con bị tà ám mời một vị đạo sĩ tới giải tà . Đạo sĩ vẽ hai đạo bùa , một đạo đem đốt ở phòng LT , một đạo bảo cất giữ phòng thân sau này .

Đạo bùa vừa đốt xong thấy một luồng gió thấy như dạng một thần lực sĩ . Vị thần giơ tay như túm bắt vật gì thì thấy một người con gái hốt hoảng chạy ra , tóc cô để xoả , chân trần theo gió bay lên trời . Sau đó LT mới khoẻ dần .

LT nói với anh em VK :
_Chẳng giấu gì , vừa rồi ta lén tới nhà coi mặt chị dâu , không ngờ gặp lại chính nàng con gái ấy .

VK nửa tin nửa ngờ hỏi :
_ Nhà của ngươi đốt đạo bùa vào ngày nào ?

Họ nhẩm tính một lúc thấy đúng vào ngày VK cứu cô gái trên đồng .

LT nói:
_ Vậy nó là yêu quái không còn nghi ngờ gì nữa, phải sớm liệu mà trừ đi .

VK nói :
_Từ khi nàng đến ở với ta, chúng ta rất thương yêu nhau, chưa bao giờ nàng làm gì hại đến gia đình ta . Cuộc sống nhà ta cũng chính nhờ nàng giúp mới tốt đẹp như vậy . Dù nàng không phải là loài người , ta cũng nhứt quyết thương yêu nàng , không thể lấy oán báo ân được .

VK trở về nhà , không nói gì với vợ cả . LT cứ thúc giục vợ mang đạo bùa còn giữ về nhà đốt đi . Vợ LT đành phải lén về nhà họ Vương , mang đạo bùa đốt ngay phòng ở của anh chị .

Bỗng chốc gió thổi mạnh , chị dâu chạy ra được mấy bước thì ngã chúi xuống hoá thành một con cáo đen . Luồng gió xoáy mãnh liệt cuốn nó đi mất .

VK thấy vợ bị gió cuốn mất thì buồn rầu lắm , nhịn ăn uống mấy ngày rồi cũng chết theo .


AH

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 20 Sep 2005 07:39

BẢO KIẾM

Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới nhờ đúc gươm. Âu Dã Tử vâng lệnh cho đốt lò nung vàng và sắt theo lượng đã tính toán, nhưng đã bao ngày đêm ròng rã mà luyện mãi không thành. Cuối cùng ông ta cùng vợ nhảy vào lò luyện thì sắt mới chảy ra và học trò ông ta luyện thành 5 thanh gươm quý đem dâng lên vua Việt. Năm thanh gươm được đặt tên là: Tử Điển, Trảm Lư, Cự Khuyết, Bàng Dĩnh, Trủy Thủ.

Sau vua nước Việt đem 3 thanh gươm Trảm Lư, Bàng Dĩnh và Trủy Thủ dâng cho vua nước Ngô là Chư Phàn. Vua Ngô ban thanh Trủy Thủ cho con là công Tử Quang. Khi sắp mất thì Chư Phàn vâng theo di ý tiên vương không truyền ngôi cho con mà truyền cho các em Dư Sái, Di Muội lần lượt nối ngôi. Di Muội mất, đáng lẽ ngôi vua về em út là công tử Quý Trát, nhưng Quý Trát không chịu làm vua. Ngôi vua đáng lẽ phải trở về tay con Chư Phàn là công tử Quang, nhưng con Di Muội là Vương Liêu cậy thế lực tự lên làm vua. Công tử Quang bất mãn bèn âm mưu với Ngũ Tử Tư chống Vương Liêu. Ngũ Tử Tư tiến cử Chuyên Chư là tay dũng sĩ có tiếng hiếu thảo với mẹ.

Công tử Quang đem vàng lụa, gạo thịt chu cấp cho Chuyên Chư nuôi mẹ. Chuyên Chư cảm nghĩa nhận hy sinh hành thích Vương Liêu. Vì Vương Liêu mê ăn uống món ngon vật lạ, Chuyên Chư phải qua Thái Hồ học nghề nướng cá. Khi thành nghề, Chuyên Chư trở về. Công tử Quang mời Vương Liêu qua nhà đãi tiệc. Vương Liêu mặc 3 lần áo giáp sắt, mang theo 100 giáp sĩ qua nhà công tử Quang. Tất cả mọi người vào nhà đều bị khám xét kỹ lưỡng. Công tử Quang giao thanh gươm Trủy Thủ cho Chuyên Chư, thanh gươm này rất sắc bén mà lưỡi rất ngắn. Chuyên Chư bèn giấu thanh gươm trong ruột con cá mang vào dâng Vương Liêu. Giáp sĩ khám người Chuyên Chư không thấy vũ khí nên cho vào.

Mang mâm cá tới gần Vương Liêu, Chuyên Chư rút thanh Trủy Thủ ra đâm vào bụng Vương Liêu, thủng qua 3 lần áo giáp sắt, giết chết hắn. Giáp sĩ xông tới bằm nát Chuyên Chư. Công tử Quang phục sẵn quân đánh tan quân Vương Liêu và kéo vào triều xưng làm vua, tức là Hạp Lư. Hạp Lư sai quân đuổi đánh các con của Vương Liêu, sai Yêu Ly làm khổ nhục kế lén đâm chết Khánh Kỵ dứt hậu họa.

Thanh gươm Trủy Thủ giấu trong bụng cá nên được gọi là Ngư Trường.

Hạp Lư sau này sai Can Tương đúc gươm báu. Can Tương là sư đệ cùng thầy với Âu Dã Tử. Can Tương lập lò nấu sắt hoài không chảy, vợ là nàng Mạc Gia nhớ lại câu truyện của vợ chồng Âu Dã Tử bèn ăn chay tắm gội sạch sẽ rồi nhảy vào lò. Can Tương luyện được 2 thanh gươm, đặt tên thanh trống là Can Tương, thanh mái là Mạc Gia, chém sắt đá đều đứt ngọt. Can Tương dâng thanh Mạc Gia cho Hạp Lư, còn mình giữ thanh Can Tương. Ít lâu sau, Hạp Lư nghe nói Can Tương còn giữ 1 thanh gươm báu bèn truyền lệnh phải đem dâng vua. Quân sĩ tới nhà bắt, Can Tương rút thanh Can Tương ra, thanh gươm hóa thành con rồng chở Can Tương bay đi mất.

Nguyễn Công Trứ đã dùng chữ Can Tương để chỉ thanh gươm như trong câu thơ:

"Trong lang miếu ra tài lương đống
Ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương"

Qua các cuộc chiến tranh liên miên các thanh gươm báu đều thất lạc. Thanh Trảm Lư lọt vào tay vua Tần, được cẩn thêm viên ngọc và đổi tên là Thái A. Khác với Ngư Trường, thanh Thái A kiếm rất dài, vua Tần luôn đeo bên mình. Khi Thái tử Đan nước Yên sai Kinh Kha đi sứ để hành thích Tần Thủy Hoàng, Kinh Kha rút đoản kiếm giấu trong tấm bản đồ ra đâm vua Tần. Tần Thủy Hoàng tránh được bỏ chạy, Kinh Kha cầm gươm rượt theo. TTH rút gươm nhưng vì thanh Thái A dài quá bị vướng vào bao gươm, TTH trong lúc lúng túng không rút ra được. Các quan trong triều thì không ai được phép mang vũ khí nên chỉ đưa mắt ngó. Nội thị là Triệu Cao bèn nhắc vua Tần cắt bỏ bao gươm, nên TTH rút được gươm chém Kinh Kha. KK đưa gươm đỡ bị Thái A kiếm chém đứt lưỡi gươm sả luôn xuống đùi. Lúc đó giáp sĩ bên ngoài ào vào bắt KK giết. Triệu Cao có công cứu giá được gia phong chức tước, sau lên tới chức Tả Thừa Tướng.

Thanh gươm Thái A sau này được truyền qua các đời vua, đổi tên là Long Tuyền và được coi như là biểu hiệu uy quyền của nhà vua. Tuy nhiên người đời sau vẫn dùng chữ Long Tuyền để chỉ thanh gươm báu. Chẳng hạn như trong bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung sau đây:

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Phan Kế Bính dịch:

Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay
Vai khiêng trái đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày

Ai Hoa

Yen Chi
i3 Processor
Posts: 215
Joined: 01 Oct 2007 20:41

Postby Yen Chi » 21 Sep 2005 07:26


câu chuyện hay quá ! không biết có phải là lịch sử hay chỉ là chuyện dã sử ? :oops:

hôì nhỏ YC cũng được nghe kể chuyện về Ngũ Tử Tư, Kinh Kha, Tần Thủy Hoàng ... bây giờ còn nhớ ...nhưng nhớ lẫn lộn lung tung, cũng may có huynh AH bỏ thời giờ kể lại cho mọi người cùng được biết ... :D

YC nhớ mang máng câu chuyện Thái Tử Đan chặt luôn đôi bàn tay ngọc ngà của một nàng hầu mà dâng cho Kinh Kha để tỏ lòng qúi trọng khi KK buột miệng khen đôi bàn tay đẹp ... Sau này KK không hành thích được Tần TH ...
YC còn nhớ có hai câu thơ nhưng không biết có đúng không ?
Kinh Kha độ ấy không về nữa
Thái Tử Yên Đan rũ rượi buồn ?


Còn bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung cũng đã có một thời bàn luận sôi nổi bên ĐV, chỉ hai chữ "đồ điếu" mà cãi nhau chí choé vui lắm, phải chi lúc đó có huynh chắc còn chí choé hơn nữa á ! :lol:


Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 18 Oct 2005 04:41

Cám ơn YC

Thái Tử Đan là kẻ vô lương tâm, chỉ muốn đạt mục đích mà không nghĩ gì tới kẻ khác . Chặt tay người hầu thiếp tặng là vì biết là Kinh Kha đã đi hành thích TTH thì dù thành công hay thất bại cũng phải chết, chỉ cốt cho KK nghĩ rằng TT Đan quý mình không tiếc thứ gì mà hi sinh tính mạng cho mưu đồ của ông ta . Nhưng ông ta lại quá nôn nóng, hối KK đi trong lúc KK còn chờ người bạn tới giúp mới chắc chắn giết được TTH, vì TT Đan lấy dạ tiểu nhân đãi người, nghĩ rằng KK sợ chết, để lâu KK sẽ suy nghĩ lại mà từ bỏ ý định . Lúc KK đi có than là Trời còn độ TTH nên mới khiến vậy!

Những truyện như vậy thì chỉ ghi trong dã sử thôi
:D

Yen Chi
i3 Processor
Posts: 215
Joined: 01 Oct 2007 20:41

Postby Yen Chi » 10 Dec 2005 05:56

ai hoa wrote:Cám ơn YC

Thái Tử Đan là kẻ vô lương tâm, chỉ muốn đạt mục đích mà không nghĩ gì tới kẻ khác . Chặt tay người hầu thiếp tặng là vì biết là Kinh Kha đã đi hành thích TTH thì dù thành công hay thất bại cũng phải chết, chỉ cốt cho KK nghĩ rằng TT Đan quý mình không tiếc thứ gì mà hi sinh tính mạng cho mưu đồ của ông ta . Nhưng ông ta lại quá nôn nóng, hối KK đi trong lúc KK còn chờ người bạn tới giúp mới chắc chắn giết được TTH, vì TT Đan lấy dạ tiểu nhân đãi người, nghĩ rằng KK sợ chết, để lâu KK sẽ suy nghĩ lại mà từ bỏ ý định . Lúc KK đi có than là Trời còn độ TTH nên mới khiến vậy!

Những truyện như vậy thì chỉ ghi trong dã sử thôi
:D


hihi ... bởi vậy nên Kinh Kha mới đi luôn ... không về ! :D dùng người khác để làm công cụ cho những mục đích của mình là không đúng rồi ! "Mượn dao giết người" thì còn là điều thất đức nữa ... :!:

Chờ sư phọ kể chuyện tiếp mà sư phọ đi đâu biền biệt ? :oops:


Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 23 Jan 2006 06:29

Nữ Tú Tài

Đời nhà Tống quan Tham Tướng Văn Sách có người con gái tên là Phi Nga, tuổi mới chừng 18 mà dung mạo xinh đẹp, lại giỏi nghề cỡi ngựa bắn cung từ thuở nhỏ . Bởi vì triều đại nhà Tống trọng văn khinh võ Phi Nga bèn cải dạng nam trang, lấy tên là Tuấn Khanh theo nghề nghiên bút . Ở trường học TK kết bạn với hai người tên Đỗ Tử Trung và Nguỵ Soạn Chi . Tử Trung bằng tuổi TK còn Soạn Chi lớn hơn 2 tuổi, cà hai đều tài hoa anh tuấn, cùng TK giao tình rất thân mật . Đến kỳ thi Hương cả ba người đều đỗ Tú Tài . Một hôm TT nói đùa với TK:

- Chúng ta nếu có 1 người là con gái thì nhất định lấy nhau!

Soạn Chi cũng cười nói đùa lại:

- Nếu vậy tôi cũng bằng lòng cho 2 người lấy nhau .

Kẻ nói thì vô tình mà người nghe thì hữu ý . TK về nhà ngày đêm tơ tưởng mãi lời nói của 2 bạn . Hai người đều tài mạo song toàn, nàng phân vân chưa biết chọn ai , chợt nghe tiếng chim sẻ kêu ở xa xa vừa tầm tên bắn, TK bèn rút tên ra đề bài thơ bát tự và chữ tên mình lên đó , miệng lâm râm khấn vái cầu hoàng thiên ứng tạo lương duyên . Bị tên xuyên qua đầu chim rớt xuống bên trường học, Tử Trung bước ra gặp bèn nhổ tên ra xem, không hiểu chuyện gì . Chàng đem vào trao cho Soạn Chi nói :

- Không biết người nào bắn tên giỏi như vậy, tài nghệ có thể sánh với Hậu Nghệ, Dưỡng Do Cơ thời Chiến quốc !

Sau đó Tử Trung trở về quê thăm cha mẹ . Soạn Chi cầm mũi tên băn khoăn nghĩ ngợi , không rõ Phi Nga là gái hay trai và bài thơ có ý nói gì .

(còn tiếp)


Lời bàn của Ái Hoa

Người đẹp Phi Nga này ác gớm, con chim sẻ chỉ lỡ kêu một tiếng mà bị nàng bắn cho 1 mũi tên xuyên đầu để bói tình duyên, làm nó chết tức tửi! Phải là rắn thì chắc hiện hình báo oán rồi ! Hèn chi người ta chẳng nói : "Tối độc phụ nhân tâm ...!"
Last edited by Ai Hoa on 27 Jan 2006 06:00, edited 2 times in total.

Yen Chi
i3 Processor
Posts: 215
Joined: 01 Oct 2007 20:41

Postby Yen Chi » 23 Jan 2006 16:14


... cứ tưởng sư phọ đi theo Kinh Kha rồi quên luôn đường về nhà ! :D
lâu nay sư phọ có gì vui không ? :oops:


Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 27 Jan 2006 05:54

YenChi wrote:
... cứ tưởng sư phọ đi theo Kinh Kha rồi quên luôn đường về nhà ! :D
lâu nay sư phọ có gì vui không ? :oops:



Đi theo hoa thì có, ngu gì theo Kinh Kha huh ?

Yen Chi
i3 Processor
Posts: 215
Joined: 01 Oct 2007 20:41

Postby Yen Chi » 27 Jan 2006 06:15

ai hoa wrote:Đi theo hoa thì có, ngu gì theo Kinh Kha huh ?


thật vậy sao ? :roll:

YC thấy trong phố nhà mình có nhiều hoa lắm cơ mà ... vậy mà sư phọ ............................................. ứ ư ................... là đi theo ??? :lol:

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 27 Jan 2006 06:57

Nữ Tú Tài (tiếp theo)

Tuấn Khanh sau khi bắn tên bói xong bèn cải nam trang trởi lại xăm xăm bước vào trường học . Chợt thấy Soạn Chi mặt mày ngơ ngẩn, tay cầm mũi tên ngắm nghía mấy câu thơ đề, TK mới hỏi:

- Mũi tên có gì lạ mà huynh săm soi mãi thế ?

Soạn Chi đáp:

- Vừa rồi có con chim bị bắn rớt tên cắm vào đầu, trên thân tên có đôi câu thơ đề, ký tên là Phi Nga, nữ nhân mà tài nghệ phi thường như vầy trên đời hồ dễ có mấy người ?

TK giả nói rằng:

- Phi Nga đích thực là tên chị của đệ . Hồi sáng chị đi dạo ngoài hiên bắn con chim sẻ làm rớt qua bên này . Chị ấy thật là tay anh hùng nữ kiệt đó .

SC bèn hỏi tới :

- Ồ, sao ngẫu nhiên trùng hợp thế, nàng là chị của huynh ư ? Thế lệnh tỷ năm nay bao nhiêu xuân xanh, đã sánh đôi cùng bậc anh hào nào chưa hay vẫn còn lầu cao cổng kín vậy ?

TK đáp :

- Huynh hỏi chi vậy ? Đệ thì mười tám, chị thì hai mươi, hình dáng dung mạo chị giống tôi như đúc, hôn nhân mẹ cha chưa định, người còn đang treo giá ngọc đó !

SC nghe nói thì mừng rỡ nói liền:

- THú thật cùng huynh, đệ đây muốn kết nghĩa Châu Trần cùng lệnh tỷ, cũng mong nhờ huynh ra tay giúp một phen !

TK trả lời :

- Để đệ về hỏi thử xem, may ra chị đồng ý không chừng . Mà huynh phải đưa vật gì làm tin mới được .

SC mở tráp lấy ra một chiếc ngọc trang trao cho TK, lại đề một bài thơ nhờ TK trao lại cho chị . TK nhận lấy tín vật, từ tạ quay về nhà .

Về nhà nàng ngồi thừ nhìn chiếc ngọc trang, hồi lâu than thở :

- Mình đã rắp tâm muốn lấy Tử Trung, mà bói tên lại qua người khác, thật là trời cao khéo trêu ghẹo người ta ! Tử Trung là đồng niên , lại phong thái oai dung, văn tài lỗi lạc , tiếc thay ý trời chẳng để cùng ta kết duyên cầm sắt !

Soạn Chi sau khi đưa tín vật, đêm ngày tơ tưởng người ngọc mãi . TK lại đến trường tập văn, SC lật đật hỏi thăm sự tình, nàng nói :

- Đệ đã trao thơ cho chị rồi . Chị đã nhận ngọc trang nhưng lại bảo rằng chừng nào huynh đỗ kỳ thi Hội này sẽ hay ! Vinh quy rồi mới có ngày vu quy sau .

Soạn Chi đáp :

- Cũng chẳng còn bao lâu đâu, nhất định sẽ làm vui lòng lệnh tỷ . Chỉ xin nàng đừng thay đổi tham đó bỏ đăng, chơi trăng phụ đèn thì được rồi !

TK mỉm cười nói :

- Có trời đất chứng giám, người nhân đức ắt gặp điều lành, ân nghĩa có trước có sau, chị của đệ nhất định không phải là kẻ tráo trở hai lời, huynh đừng có e ngại .

(còn tiếp)



Lời bàn của Ái hoa

"Dò sông dò biển dễ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng ... đàn bà"

Đã thầm muốn kết hôn cùng Tử Trung còn bày đặt bói tên, làm ra vẻ tôn trọng ý trời ! Hễ đúng ý mình thì đổ cho trời, không phải tại mình ham muốn (mắc cỡ), còn khác ý thì than trách trời không chìu người, rồi tìm cách tráo trở tránh né không giữ lời , thiệt tình !!!!

Chỉ tội nghiệp con chim sẻ chết oan !


AH

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 27 Jan 2006 07:04

YenChi wrote:
ai hoa wrote:Đi theo hoa thì có, ngu gì theo Kinh Kha huh ?


thật vậy sao ? :roll:

YC thấy trong phố nhà mình có nhiều hoa lắm cơ mà ... vậy mà sư phọ ............................................. ứ ư ................... là đi theo ??? :lol:


Thì ở đâu cũng có hoa muh, chạy theo hụt hơi hông hoa nào thèm ngó :oops:

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 28 Feb 2006 04:54

Nữ Tú Tài (tt)

Triều đình khai khoa mở hội, Soạn Chi rủ hai bạn lên Kinh thi. Tuấn Khanh về nhà xin quan Tham Tướng cho phép đi, nhưng ông dạy rằng:
_ Con là phận gái, thi Hương đã đỗ Tú Tài đủ người ta biết tài rồi! Lên Kinh thi Hội lỡ triều đình biết không sao tránh nổi tội, chi bằng cáo bệnh ở lại mới là thượng sách.

TK vâng lời cáo bệnh không đi thi. Hai chàng Tử Trung và Soạn Chi vào Kinh thi Hội cùng chiếm tam khôi. NSC mừng rỡ, nhớ lời hẹn ước đính hôn quay về.

Nào ngờ có quan Binh Đạo tư thù với Tham Tướng làm bản vọng tấu vu cáo. Tham Tướng bị bắt vào ngục, nhà cửa gia sản bị tịch thu, thân thích đều bắt giam, ngoại trừ Tuấn Khanh vì là văn nhân đỗ đạt nên được miễn tội.

TK vào ngục, lấy vàng đút lót để được gặp cha. Nàng bày tỏ ý định sẽ lên Kinh kêu oan với vua. Quan Tham Tướng ngần ngại ngăn cản nhưng TK một mực xin đi. Về nhà gọi người đầy tớ tên Văn Long than thở:
_ Ta là thân gái, vì cha mà phải liều mình lên Kinh. Vượt đường xa vạn dặm chẳng ta quản chi, hiềm vì thiếu nữ hầu thật là bất tiện. Ngươi có cách nào giúp không?

Văn Long trả lời:
_ Xin tiểu thư cho cả vợ chồng tôi dắt ngựa mang cung theo hầu người.

Rồi về bảo vợ rằng:
_ Nhà Tham Tướng đối với ta tình sâu nghĩa nặng chưa đền đáp. Nay người mắc phải oan khiên, tiểu thư phận gái con nhà khuê các còn liều thân đi huống gì chúng ta là phận tôi đòi. Mình đừng ngại dường xa mà từ chối! Chúng ta ăn ở có nhân có nghĩa trời cũng sẽ giúp.

Vợ Văn Long cũng là người hiền ngoan, nghe lời chồng bước vào trong thay đổi xiêm y, cải trang thành nam tử cùng chồng đi theo hầu Tuấn Khanh.

(còn tiếp)

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 03 Mar 2006 05:39

Nữ Tú Tài (tt)

Thầy trò Tuấn Khanh chẳng nề mưa nắng dãi dầu, một mực hướng Thành đô rong ruổi, vừa đi vừa cầu khẩn Phật A Di Đà hộ thân và khấn Thái Thượng Lão Quân giúp giải oan cha già. Nàng làm một tờ văn sớ tấu vua, phong kín lại, đem theo bên mình.

Tới Thành đô, mấy người bèn vào trọ nhà hàng. Cách nhà hàng một bức tường là một toà hoa viên, ở đó có một tiểu thư họ Cảnh, con quan Tướng Quốc ngày xưa, nay về ở với ông ngoại là Phú Ông. Cảnh tiểu thư thấy TK dung mạo tuấn tú tuyệt vời, dáng vẻ khoan thai, phong thái đoan trang rõ ràng bậc thư sinh danh sĩ thì chợt động lòng nghĩ:
_ Rõ là bậc khách văn thư tài ba, không hiểu đi đâu tới chốn này? Hay là ông Tơ bà Nguyệt đẩy đưa cho chàng đến xe duyên với mình? Nhưng không biết gia cảnh chàng thế nào, gặp mình sẽ đối đãi ra sao đây?

Càng nghĩ càng thấy bối rối xốn xang trong lòng, không sao cầm được ao ước muốn cùng chàng đính ước nhân duyên, nàng liền sai mụ đầy tớ già qua bên nhà trọ. TK đang cùng tiểu đồng uống rượu, chợt thấy mụ già lễ mễ bưng đồ trà trái cây tươi qua trình:
_ Tiểu thư tôi ở kề bên, ngưỡng mộ danh tài công tử sai tôi đem trà thơm và bánh trái sang làm lễ ra mắt. Tuy của tầm thường nhỏ bé nhưng tấm lòng thì nặng tợ nghìn vàng, xin công tử chớ từ chối!

TK đang say ngà ngà, nói rằng:
_ Tiểu thư có lòng, không nhận e thất lễ, nhưng lấy thì không rõ căn nguyên e cũng không phải. Xin bà cứ nói rõ ra mọi sự cho tiểu sinh được tường.

Mụ già đáp:
_ Cảnh tiểu thư là con quan Tướng Quốc khi xưa đang kén chồng, thấy chàng dung mạo đoan trang lộ vẻ anh tài nên sẵn có của nhà đem sang làm quen, hoạ là mai sau nên duyên kim cải thì cũng là việc lành!

TK mỉm cười, muốn thử tài Cảnh tiểu thư bèn vung bút ngọc thảo một bức hoa tiên đề 4 câu thơ trao mụ già đem về và nhắn lời cảm tạ. Mụ già ra ngoài hỏi thăm Văn Long về gia cảnh TK, y bèn mách rằng:
_ Công tử tôi họ Văn, chưa có nơi nào đính ước hôn nhân, bà hỏi làm chi vậy?

Mụ già nói:
_ Tiểu thư tôi ngưỡng mộ Văn công tử nên mới hỏi, biết đâu sau này chúng ta sẽ thành người một nhà cả!

Mụ già đem thơ về cho tiểu thư xem. Tiểu thư đã yêu tướng mạo TK, lại thấy văn tài khí khái hơn người, chữ viết như rồng bay phượng múa thì tâm thần càng thêm mê mẩn. Nàng bèn đền thơ hoạ vần lại giục mụ đầy tớ đem qua đưa Văn công tử, dặn lựa lời ăn nói cho ân cần. Rồi nàng vào thưa lại Phú Ông rằng:
_ Con thấy Văn công tử tướng mạo đàng hoàng, văn tài trác tuyệt thật xứng bậc danh sĩ, đang trọ trong tửu điếm bên cạnh nhà. Mụ già đã tra rõ gia cảnh chàng còn độc thân, con đây muốn kết duyên với người, trình ông dạy xem có nên chăng?

Phú Ông đáp:
_ Con đã chọn kỹ càng thì ông cũng đồng ý thôi, để ông bảo hầu đem áo ra ông thay rồi qua đó nói chuyện cùng Văn công tử.

(còn tiếp)

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 03 Mar 2006 06:36

Đi theo hoa bao lâu nay, giờ về nhà lại đem theo Nữ Tú Tài :lol:

Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 10 Mar 2006 06:31

Nữ Tú Tài (tt)

Tuấn Khanh đang ngồi uống rượu thì thấy mụ già đã trở lại trình rằng:
_ Thơ này của tiểu thư tôi dạy mang tới thưa cùng công tử, nguyện hai đàng kết tóc se tơ, phượng loan hoà hiệp cho phỉ lòng mong ước!

TK liền mở bức hoa tiên đọc thơ, lòng tấm tắc khen ngợi nàng quả là bậc nữ lưu tài sắc, tiếc mình vốn là con gái, bằng không thì loan sánh phượng đẹp đôi biết chừng nào! Nàng ngồi lặng thinh một hồi không biết tính sao cho phải. Cuối cùng bèn nói với mụ già:
_ Tiểu thư có lòng thương mến, tiểu sinh thật cảm kích, chẳng khác nào như Từ Thức lạc cung tiên được nàng Giáng Hương đoái tưởng, lẽ nào dám không vâng. Nhưng mà tiểu sinh đã có gia cang rồi, thật là phụ lòng tiểu thư quá đổi!

Mụ già trả lời:
_ Tiểu thư tôi đã biết tỏ tường công tử còn chưa có người nâng khăn sửa trấp mới đem dạ đèo bòng, những mong mang thân liễu bồ khuê các mà nương nấp bóng tùng quân, lẽ nào công tử nỡ chê bai tiểu thư tôi mà đang tâm ruồng rẫy, tìm cớ nói tránh ra như vậy?

Mụ già còn đang năn nỉ thì đã thấy Phú ông bước vào. Phú ông tuổi ngoại thất tuần, tóc bạc phơ phơ, thân hình tráng kiện, tướng mạo đẹp đẽ đến gần chào TK:
_ Mừng được hạnh ngộ cùng công tử! Già này chỉ có một cháu gái là con Cảnh Tướng Quốc xưa kia, mồ côi nay ở cùng già. Nó vẫn giữ mình con nhà dòng dõi, xưa nay chỉ theo đòi kim chỉ nữ công, tính nết đoan trang, hiền hậu, vẫn còn đang mong đợi kẻ sĩ hiền. Nay thấy chàng là bậc văn nhân tài năng đức độ nên muốn cùng kết ước, hỏi có nên chăng?

TK đáp:
_ Đội ơn Quốc Lão đoái thương kẻ hàn sĩ này chẳng so hơn thiệt chẳng phân sang hèn mà phán lời định phận lương duyên như vậy. Chỉ hiềm nàng là dòng khanh tướng, quốc sắc danh tài, còn tiểu sinh nhà bần khó, ăn học ít đâu dám trèo cao. Huống chi gia phụ đang mắc án oan còn chưa giải. Bao giờ gia phụ được thoát nạn, bản thân công danh thành đạt, áo gấm xênh xang về làng thì mới dám nghĩ tới nhân duyên riêng mình. Xin tôn nhan vui lòng thứ tội.

Phú ông nghe nói khen thầm rằng:
_ Thực là kẻ hiền sĩ, hiếu trung vẹn toàn. Bây giờ dỗ chàng chẳng chịu nghe, về không thì mất lòng cháu! Chi bằng tìm kế trói buộc trước rồi từ từ tính sau.

Nghĩ đoạn nói:
_ Sang hèn sá kể gì. Bậc anh tài rồi sẽ có lúc tiến thân thành khanh tướng. Hai bên đã xứng lứa vừa đôi thì công tử cứ chịu lời rồi về thưa lên cùng nghiêm phụ. Xong việc hãy trở lại đây làm lễ nghênh hôn, mọi sự già xin lo liệu cả.

TK từ chối không xong, chợt nhớ tới Tử Trung còn chưa đính ước, mới tính tạm quyền giả danh để định hôn sự cho bạn. Nàng bèn giả thưa rằng:
_ Quốc lão đã đối đãi hậu tình, cung kính không bằng tuân mệnh, vậy xin gởi chút vật làm tin trao người rồi tiểu sinh xin phép khởi trình. Khi mọi việc xong xuôi xin trở về biện lễ.

TK lấy ngọc trang đưa cho Phú ông mang về trao lại Cảnh tiểu thư. Sau đó truyền làm tiệc rượu mừng tân lang và tiễn chàng lên đường.

(còn tiếp)


Return to “Truyện Xưa Tích Cũ - Histoires Anciennes”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest