Thơ Nghiên Hoa Mộng --- Hư Chu

Giai thoại chữ nghĩa, Mỗi tuần 1 truyện kể
Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 07 Sep 2007 21:05

Lão Mỗ gật đầu :
- Tôi cũng đoán trước như vậy. Hồi con mẹ lũ nhỏ này còn ở với tôi, nó vẫn có tính không bao giờ chịu nhận là mình kém. Ngay những văn thơ tôi làm ra, nó cũng cố mà bẻ. Bẻ cho đến được. Nó thật giống cái tính cứng đầu của bà lão nhà tôi ngày xưa. Bà lão nhà tôi ngày xưa ....
Nói đến đây, lão chợt cảm thấy mình đi ra ngoài câu chuyện, liền ngập ngừng , rồi bỏ lửng câu nói đó mà thở dài:
- Cái hay nó cũng vô cùng cô ạ. Chớ có bao giờ nên tự thị. Phải luôn luôn nghĩ mình là kém thì mới biết mà học hỏi được cái sở trường của người ta và người ta mới thèm vạch cho mình thấy cái sở đoản của mình. Ấy, chồng nó lại biết nghe người, biết phục thiện lắm. Mà tôi biết vậy cho nên trước kia mới chịu nhận làm rể. Anh Tịch Lý không có thiên tài, nhưng được cái biết nghe, nghe những người hơn mà lại nghe cả những người kém nửa.
- Thưa cụ ....
- Khi người ta còn trẻ tuổi, người ta đều hiếu thắng. Chính tôi cũng thế. Hồi niên thiếu, gặp những ai hơn mình, tôi cũng không chịu phục họ là hơn. Nói về văn, tôi cho văn tôi cũng chẳng thua gì mấy bậc đàn anh như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Nói về thơ thì tôi lại càng ngông quá quắt, tự nghĩ thơ mình sẽ có ngày làm mờ được cả tên tuổi bậc thượng tướng tiền bối Tản Đà .... Đã hay rằng có ghen tài thì tài mới tiến. Nhưng ghen sao cho mình tiến được, chứ ghen hậm ghen hực một cách mê muội thì chỉ là cái thái độ của kẻ ngu ngoan .... Ấy mà cô, tôi già rồi, nói năng lẩm cẩm lắm đấy. Câu nào lầm lẫn thì cô khá bỏ, mà câu nào nghe được thì cô hãy cũng nên nghe. Cô nay còn ít tuổi. Đời cô còn dài !
Chị bếp mắt như ướt lệ, mãi mới thốt được một câu, giọng nghẹn ngào :
- Dạ bẩm, cháu xin bái lĩnh.
Con Nhã bây giờ chờ lão lâu quá đã rủ thằng Đắc cùng ngồi xuống chơi tung đá sỏi, bỗng nghe giọng xệu mệu của chị bếp thì chỗi đứng ngay lên :
- Đắc oi, chị Hoàn ngủ nhè như mày đấy !
Chị bếp thẹn quá, chận lời nói lảng :
- Ấy chết chưa ! Rước cụ vào nghĩ trong nhà. Cháu xin pha mau ấm nước trà thơm ....
- Thôi đừng. Cô cứ nấu bữa. Tối nay đã bỏ hẳn bữa trà trưa, chỉ uống lúc sớm thôi. Già thì cũng phải bớt bớt cái nghiện đi chứ. Thôi, cô nấu cơm đi.
Nói rồi lão quay gót, hai tay dắt hai cháu mà thấp giọng:
- Tôi muốn xem qua vườn cúc của nhà này một chút.
Anh Lý Tịch năm nay , cúc chắc ương nhiều.Chị bếp thấy ông khách già từ chối bữa nước, cũng không nài. Nhưng khi khách đi đuoc mươi bước, chị ta lại hỏi với theo :
- Thưa cụ, cứ dùng thứ rượu gì để cháu chạy đi mua ?
Lão Mỗ chừng đôi tai nghễnh ngãng, quay hẳn người lại rồi mới đáp :
- Vâng, năm nay gặp phải mưa Ngâu tầm tã, những cây nào ương dưới vườn thì mười cây thối gốc đến chín. Bên nhà tôi cũng phải ương lại mất đến vài mươi ngọn. Cũng tại nhà ít chậu, không đủ chổ để mà ương.
Last edited by Le Van Hung on 19 Sep 2007 18:22, edited 1 time in total.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 08 Sep 2007 20:28

Đáp đoạn, không thấy chị bếp hỏi câu gì nữa, lão liền dẫn cháu ra vườn , khom người cúi nhì kỹ những mầm cúc non ương trong hai hàng chậu bầy dài ở hai bên lối. Rồi như có vẻ bằng lòng chàng rể , lão mỉm cười nói với hai đứa cháu mà tưởng là với người bạn nhỏ sớm biết đến cái thú chơi hoa :
- Các cháu ạ, ở bên mình khí hậu nóng quá nên tiếng rằng là tháng cúc nguyệt mà làm gì đã có hoa vàng. Cúc bên mình muộn lắm. Hạ tuần tháng mười này mà ông cháu ta đã có cúc chơi thì kể cũng là sớm đấy.
Thằng Đắc bỗng như sực nhớ :
- Ông ơi, bố cứ bắt nhiều cái cây nầy tắm nước đái cháu đấy ông ạ. Nước đái cháu, cả nước đái anh Duy.
Con Nhã chỉ vào chiếc vại để ở một góc vườn :
- Anh Duy anh ấy lớn anh ấy đái được. Còn thằng Đắc bé cũng đòi học mót, nó phải trèo lên cái hòn đá kia mới để cu đến
Thằng Đắc ưỡn ngay bụng :
- Cháu đái xuống nó kêu tách tách !
Nói xong, hai đứa đều cười rúc rích. Nhưng chúng cười chưa dứt thì có một thằng tuổi độ mười ba , tay xách cặp, vừa chạy tếu vào sân vừa hét :
- Quân bay đâu ? Mỗ gia hôm nay bắt đầu được học thế giới ngữ ! Quân bay ra gãi chân hầu mỗ gia rồi mỗ gia sẽ nói cho nghe !
Con Nhã mau miệng gọi to :
- Anh Duy ! Anh Duy ! Ông ngoại đây này.
Thằng mỗ già nọ toan vào nhà cất cặp, nghe tiếng gọi, liền hớn hở chạy thẳng vào vườn :
- Lạy ông ạ. Thưa ông vừa sang ?
Rồi lại tíu tít :
- À phải rồi. Ban nãy tan học, cháu ra bãi đá bóng có thấy ông đi qua nhưng hôm nay ông mặc âu phục, cháu lại nghĩ là không phải.
Lão Mỗ liền cười :
- Ừ. Hôm nay ông đi tảo mộ, mặc thế này cho gọn. Quần áo ta, vướng gai ngã thì khổ .... Này, mộ bà ngoại mày xây kỹ thế mà còn sụt đấy... Gớm, làng ta cái gì cũng đổi mới sớm hơn mọi làng mà có việc lập nghĩa địa vẫn chưa tính xong. Các làng khác họ đã lập từ những bao giờ. Làng mình thì cứ mỗi một mảnh ruộng lại có vài ba nấm mộ vừa không tiện thăm nom, vừa bị máy cày đụng xây sứt cả mà lại vừa choán mất nhiều đất làm màu. Từ ngày ông thiên cư sang ở bên Cốc, kể đã có ngót mười năm, mỗi lần về đây gặp họ đều đem việc ấy bàn, vậy mà vẫn đâu hoàn đó. Hỏng thật !

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 09 Sep 2007 22:11

Thằng Duy trông xuống chân lão :
- Giầy ông dính đất ruộng bê bết. Mời ông vào trong mái tạ để chúng cháu lau đi.
Lão theo lời. Bốn ông cháu liền thong thả đi vòng qua mấy luống hồng, huệ và thược dược rồi vào ngồi trên chiếc ghế dài kê sát với bức lan can trong nhà mát hình lục lăng. Thắng Duy mở cặp lấy giẻ lao phấn đưa hai em, bắt mỗi đứa lao giày cho ông ngoại. Rồi nó lại moi ra hai tờ nhật báo thông tin và hai tờ tạp chí :
- Cháu vừa ghé hiệu sách ngoài chợ lấy báo mới đây ông. Chốc nữa ông xơi cơm xong cháu đọc ông nghe. Tờ Chương Chương họ viết hay lắm. Cách đây một kỳ, thầy cháu cũng có bài đăng.
Lão cầm cả bốn tờ rồi chợt hỏi :
- Cháu học thế nào ? Luận có khá không ?
Con Nhã ngửng mặt nói leo :
- Anh Duy lười làm ông ạ. Cả ngày chỉ cứ vẻ sơn xanh đỏ vào chuồng bồ câu.
Thằng anh trợn mắt :
- Mấy chỉ láo. Tao vẻ từng lúc chứ đâu mà cả ngày ?
Mày thì chăm làm hử ? Hờ, hễ hôm nào bố mẹ đi vắng cho nghỉ học thì mừng rơn..
Lão Mỗ nhắc lại :
- Bài luận cháu làm có bao giờ đuoc điểm cao không ?
Thằng Duy đáp lảng :
- Cháu được thứ ba về sử ký.
- Ừ ông khen. Vậy sử ký cháu học đến đâu rồi ?
Con Nhã lại lanh chanh :
- Anh ấy học đến "vi trùng Cốc".
Thằng bé Đắc cũng nói theo :
- Học cả... cả .... cả "hoành bánh mô".
Lão phì cười. Thằng Duy giọng tự phụ :
- Chúng mày có mà biết ăn. Lau mau mau cho sạch giày ông cái hãy... Thưa ông, cháu học đến vụ đói năm 1943 ở miền bắc Việt Nam.
- Vậy đâu, đem bài ra đọc ông nghe xem người ta chép thế nào nào !
Thằng Duy lấy vở mở ra đọc. Lão nghe dứt một câu lại gật đầu một cái. Khi nghe hết lão mới rằng :
- Sử gia chép đúng đấy. Cháu học nên phải để ý từng chữ, đừng coi sử ký là một môn học tầm thường. Về vụ đó, bao giờ cháu học lên lớp lớn sẽ biết kỹ càng hơn. Bài này vắn tắc quá.
- Ngày ông còn bé, ông cũng học bài này như cháu à ông ?
- Không. Hồi năm 1943 ông đã ... đã ... à tính xem nào ... ông đã hai mươi mốt tuổi rồi. Năm nay ông chẵn bẩy mươi, vì chi là cách đây bốn mươi chín năm. Nhưng ông còn nhớ rõ. Ông còn nhớ ngày ấy người ta nằm chết đây đường. Có làng nghèo quá, trừ một số người bỏ ra đi, còn thì chết hết. Những thây người, chưa được chôn, ruồi nhặng bâu kín như là đậu đen.
- Ruồi nhặng là cái gì ?
- À, đó là con ruồi con nhặng. Hai giống nầy ưa ăn những đồ thối tha dơ bẩn. Nó truyền bệnh dịch tả nên các nhà bác học mới cố tìm được thư thuốc giết tuyệt nòi đi. Năm cháu mới sinh, giống ấy hãy còn một số ít. Nay thì tuyệt hẳn.
Last edited by Le Van Hung on 19 Sep 2007 18:22, edited 1 time in total.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 10 Sep 2007 19:07

Thắng Duy ngẫm nghĩ rồi bỗng hỏi :
- Câu Kiều " Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh " thì có phải ruồi ấy không ? .... À mà thưa ông , con ruồi kêu vang mà lại ưa ăn đồ dơ bẩn thì chắc nó cũng là một giống chó.
Lão lại phì cười :
- Không phải. Nó là một giống côn trùng, chỉ nhỏ bằng hạt đậu và có cánh bay đi xa được. Cháu muốn biết hình thù, cứ mở tra chữ ruồi hay bảng vẽ côn trùng trong từ điển. Ngày ấy nó bay đậu lên mặt mũi những người chết, trong ghê quá.
Thằng Đắc bấy giờ lau giầy thi với chị đã chán, liền đứng lên ngả đầu vào lòng lão :
- Làm sao chết hở ông ?
- Vì đói quá, không có cơm ăn.
- Còn ông có cơm ăn hay không có ?
- Có chứ. Ông không có thì ông cũng đói, thì ông cũng chết rồi.
- Vậy ông đi cầy ông có gạo à ?
- Không. Ông không đi cầy ông cũng có gạo.
Thắng Duy thẫn mặt :
- Bài học nói phần nhiều những nông phu ở hai tỉnh Nam Định Thái Bình bị chết đói. Sao lạ thế ? Ông không làm ruộng thì ông có gạo còn những người làm ruộng ấy thì lại không có. Đời bấy giờ lạ thật !
Con Nhã ngồi xệp xuống đất cho đỡ mỏi, chêm lời :
- Lạ gì mà lạ. Bấy giờ ông ngoài còn bé, ông ngoại tham ăn, ông ngoại không có cơm thì ông ngoại khóc. Ai dám để ông khóc ông nhỉ !
Lão Mỗ không đáp, nhìn thẳng vào mặt thằng cháu lớn mà thở dài. Thắng Duy thấy ông nó buồn , không hiểu vì đâu, nhưng cũng không dám hỏi. Một lát, nó mới lại rằng :
- Thầy giáo cháu bảo sang tháng sau nữa, học đến vụ binh biến bốn sáu năm lăm.
Lão hơi tuoi mặt lại :
- Ừ, hồi đó loạn lạc, các thanh niên đều ra đầu quân chống ngoại địch. Chẳng mấy ai trai trẻ là không đi đánh giặc.
- Vậy ông có đánh thắng được trận nào không ? Ông giết được bao nhiêu người tất cả ?
- Không, Ông không đầu quân.
- Hồi đó ông còn trẻ sao ông lại không đầu quân ?
Lão lim dim mắt rồi ngồi nín lặng. Con Nhã cười khanh khách :
- Chắc ông sợ súng bắn thủng đầu ông chứ gì ?
Thằng Đắc thấy chị nói cũng nói hùa :
- Súng nó lại bắn vỡ kính ông nữa. Súng nó lại bắn đứt râu ông nữa. Ông chẳng còn râu vuốt vuốt.
Giữa lúc ấy bỗng trong nhà đèn bật sáng , chiều ánh lòe.
Con Nhã reo lên :
- A ! Chị Hoàn dọn cơm lên rồi ! Tao vào lấy củ khoai hấp nồi cơm của tao đây.
Thằng Đắc cuống quít nắm áo chị kéo lại:
- Củ em to, củ em to, củ chị bé. Chị Hoàn đánh ghi tao rồi.
Nói xong nó sấn lên chạy trước con Nhã.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 19 Sep 2007 18:56

Lão Mỗ nhìn theo hai đứa cháu nhỏ, cất giọng trầm trầm :

Phong hoả chiếu tây kinh
Tâm trung tự bất bình
Nha chương từ phượng khuyết
Thiết kỵ nhiễu long thành
Tuyết ám điêu kỳ sắc
Phong đa tạp cổ thanh
Ninh vi bách phu trưởng
Thắng tác nhất thư sinh

Thằng Duy chờ lão ngâm dứt, mắt sáng ngời lên :
- Bẩm ông, bài thơ ông vừa ngâm là bài "Tòng quân hành" của Dương Quýnh.
Lão ngạc nhiên :
- Quái ! Sao mày biết thế con ?
Thằng nọ thú vị, mỉm cười :
- Tại vì nhà trường có dạy anh Khanh. Anh Khanh nhà ở giáp vườn nhà cháu. Hôm trước cháu theo anh Khanh đi câu cá ngoài hồ, anh Khanh đọc cho cháu nghe rồi dạy lại cho cháu thuộc. Có cả bài dịch nữa.
- Mày đọc ông xem.
Thằng Duy đọc mau miệng :

Khói lửa bốc Tây-kinh
Lòng riêng những bất bình
Ấn ngà ra cửa phượng
Quân kỵ diễu khu thành
Tuyết phủ cờ hoen ố
Gió dồn trống rập rình
Thà làm anh đội trưởng
Hơn làm gã thư sinh

Lão gật gù rồi hỏi :
- Tên ai dịch ?
- Dạ, người dịch tên Dương Quýnh
- Đâu phải Dương Quýnh là tên tác giả bài thơ người Trung Hoa, chứ đâu phải là tên dịch giả... Bài dịch này cũng tạm nghe được, chưa đáng gọi là hay. Để mai rồi, ông thử dịch lại xem sao.... Kể nguyên văn cũng không có câu nào nặng nghĩa quá... À ầm... Ninh vi bách phu trưởng, thắng tác nhất thư sinh ... không biết lúc bấy giờ ông bị mắc míu cái gì để đến nỗi phải thẹn với bài thơ.
Thằng Duy ngơ ngác :
- Thưa ông, sao ông phải thẹn ?

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 19 Sep 2007 21:37

- À không, ông không còn nhớ tại sao khi ấy ông cứ lần lữa ngồi nhà chẳng đi đầu ngũ.
- Ông chẳng đi đầu ngũ thì ông làm gì ?
Lão cúi nhìn vào bốn tờ báo cầm tay :
- Ông viết văn. Ông viết báo.... À này con, con có thấy báo chí nhắc nhở đến ông không ?
Thằng Duy cúi nhặt hai miếng giẻ bỏ vào cặp rồi rằng :
- Dạ có, có. Có một lần bố cháu viết một bài về ông trong tờ Chương Chương tạp chí. Bố cháu viết nhân khi cậu Tiêu Liêu đem in lại cuốn Thơ nghiên hoa mộng.
Lão cười xòa :
- Ừ, việc ấy cậu mày đã thưa với ông rồi. Nhưng mẹ hát con khen, chàng rể nhắc đến bố vợ thì có gì đáng thích. Ông hỏi là hỏi về người ngoài kia chứ.
- Thưa vậy thì nhất định là chẳng có ai.
Lão, giọng buồn buồn :
- Ông cũng đoán thế. Đã bất tài còn cố tham lam thì hỏi có được cái chi cho đáng ra trò.
- Trò gì thưa ông ?
- Ông bảo rằng ông tài chẳng có mà lại tham lam nhiều thứ quá. Thấy người ta viết tiểu thuyết cũng viết tiểu thuyết. Thấy người ta viết kịch cũng viết kịch. Rồi thấy người ta viết đủ các lối, cùng học đòi theo. Thành thử ba mươi lăm năm mài ngòi bút mà ngòi bút vẫn cùn. Vì không chuyên, ngón nào cũng vụng. Mà nay về già bị loại bỏ thì mới thật rõ rằng cái chút lòng tự đắc ở thiếu thời rất là đáng mỉa mai.
Đoạn như quên rằng thằng cháu mình mới mười mấy tuổi chưa phải là một kẻ đã bước vào làng văn tự, lão khuyên :
- Con ạ, "dũ học dũ ngu" ông khuyên con chớ có vội khoe mình. Bao giờ con thôi nghề cầm bút, lúc ấy xem thiên hạ còn nhớ đến con chăng, còn hãy nên mừng. Nếu con có thực tài thì dẫu có kiêu một chút, đời vẫn cười xòa mà tha thứ . Nhưng nếu con ngông ngạo mà lại tài hèn thì thật là một điều sỉ nhục. Hừm ... Vậy hãy đợi khi về già có đang kiêu thì hãy nên kiêu. Cái kiêu ấy dẫu cũng không khả ái song cũng khả kham.... Hừm....hừ...hừ...
Nói đến đây, lão đã mệt và ho sù sụ. Tuy nhiên dường hư đang say nói, lão lại tiếp :
- Mà muốn cho thành tài, con cũng nhớ đừng theo vết xe đổ của ông. Con thích lối văn nào thì chuyện một lối ấy. Đừng có ôm đồm tham lam để cốt tỏ ra mình là một tay lỗi lạc. Hừ...hừ.... Hỏng mất thôi.
Thắng Duy từ nãy ngồi bên nghe, dẫu có lắng tai mà thật chẳng hiểu rõ ông ngoại nó nói cái gì. Mãi đến câu sau cùng nó mới hơi hiểu, bèn tỏ vẻ ngẩn ngơ :
- Vậy sao ông lại cứ tham lam ?
- Hừ... tại ông... không phải tại ông tham lam mà tại ông nghèo. Ông riêng thích nghề thơ nhưng hồi đó văn mới bán ra tiền, ông đành phải cố nghề văn.
- Vậy năm xưa ông bán văn chắc cũng được tiền nhiều chứ ạ ?
Lão Mỗ thở dài :
- Ông không mắc ho lao, tóc được bạc, kể ra đã là may. Nói rằng bán văn ra tiền mà bán văn hồi ấy nào có ra gì. Đâu có như bây giờ, mỗi tuần nhật chỉ viết chừng mười trang giấy cũng đã đủ phong lưu.
- Bán chẳng được tiền nhiều thì sao ông không làm nghề khác ?
- Có. Đã mấy lần ông nghĩ viết đi buôn bán, nhưng rồi nhớ bút, nhớ những người tri kỷ, lại phải bỏ nghề buôn.
Thằng Duy ranh mãnh cười tủm tỉm. Rồi sau không nín được, nó lại cười ra tiếng. Lão xoa đầu thằng cháu :
- Mày cười gì vậy hở con ?
Thằng nọ bíu tay lão ngập ngừng :
- Thưa ông, mẹ cháu kể rằng bà ngoại kể lại rằng ông... ông...
- ?
- Ông nhiều khi bực mình túng mãi, quyết bỏ hẳn nghề viết. Nhưng ông lại vụng qua, buôn gì cũng cứ lỗ nhăn. Bỏ đồng vốn nào ra thì là cứ hết tong. Sau bà phải gắt lên bảo thà ông cứ viết vẫn còn hơn. Viết văn chỉ kiếm được đôi ba đồng nhưng còn hơn buôn bán mà phá cửa nhà.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 30 Sep 2007 00:16

Lão cười. Thắng Duy thấy ông ngoại vui vui lại nhăn nhở :
- Thế rồi khi lỗ hết vốn, ông lại viết văn được mấy người gửi thư khen thì một hôm ông bảo bà rằng ông thật không nên làm cái nghề gì khác cái nghề bán chữ.
Lão lại tủm tỉm :
- Ừ, đúng đấy. Ngoài cái nghiệp văn chương, ông chẳng có cái nghề ngỗng nào xem ra trò trống cả. Làm thư ký thi chủ đuổi. Thầu việc rừng thì ngã nước. Chế trà bán thì trà mốc. Lập trại gà thì gà toi. Dạy học trò thì học trò chê. Mà đi buôn thì khù khờ....Ấy con ạ, vốn ông cũng thích giàu có chứ không phải thích cái sự nghèo. Chỉ vì day tay mắm miệng mãi vẫn không giàu được đánh mới chịu nghèo túng mà thôi. Nhưng khi đã biết mình tất phải túng thiếu cả đời thì an phận lắm. Mà cũng đến lúc ấy ông mới thấy cái tiếng thanh khổ cũng có chỗ nên mong. Còn như trước, còn như lúc còn đang háo hức đồng tiền ông tuy có viết mấy bài khoe khoang cái nghèo của ông cùng thiên hạ, ấy chỉ là ông đã ghen tức với những ai giàu. Hừ, cái bụng ông hồi đó nghĩ thật là tầm thường, nghĩ thật là đáng bỉ.
Lão nói một thôi, lại ôm ngực mà ho. Thắng Duy toan mở miệng thì lão đã vỗ vỗ vào vai cháu :
- Vì có mấy bài ấy, độc giả cũng có nhiều người lầm tưởng ông đã sớm biết làm người cao thượng. Ông thật là trí trá, chỉ mong sao cho độc giả phải khen ông. Vậy một mai ông chết, bố cháu có dịp viết về ông thì bỏ bố cháu sẽ bày tỏ cho đàn sau được hiểu. Cái tuổi thiếu niên, thường vẫn có lắm sự cuồng !
- Ông bảo bố cháu viết thế nào cơ ?
Lão bỗng chép miệng :
- Mà thôi cháu ạ. Bố cháu cũng đừng có viết gì về ông nữa là hơn. Văn nghiệp của ông nào có đáng gì đâu. Ông vừa gác bút, đời đã quên ngay. Mà đời đã quên rồi thì có vỗ ngực cũng chẳng còn ai thèm nhìn nhỏ đến. Phuơng chi, bao giờ mà chẳng thể, một kẻ vô danh thì dẫu làm điều lầm lỡ đến mười mươi cũng chẳng đáng gì khinh trọng cả. Phải không con ?
Thằng Duy vì tuân lời mẹ dặn, hễ hầu chuyện ông ngoại thì dù ông nói dài dòng lần thẩn thể mấy cũng phải chịu khó chăm chú mà nghe. Nhưng đến lúc nầy trời đã tối hẳn, nó đói bụng quá, mới không đáp thẳng vào câu lão nhủ :
- Ông ạ chị Hoàng ra mời ông vào sơi cơm từ ban nãy mà còn đang đứng đợi ở đang cửa vườn kia .
Lão thốt một tiếng "à" rồi đứng dậy. Hai ông cháu đi ra đến đầu lối thì gặp chị bếp chắp tay thưa :
- Thưa, rước cụ vào nhà dùng bữa. Hai em nhỏ đã xin phép trước rồi.
- Vậy ra cô phải chờ tôi mãi ở đây ư ?
- Dạ, tại cháu thấy cụ còn đang ban cho em Duy những điều giáo huấn.
Lão tiến lên đi trước :
- Tôi nay già cả, thích nói chuyện với trẻ con cho khuây buồn. Vả lại ngồi đây gió mát nên quên khuấy cả thời giờ. Để cô chờ lâu, thật tôi lỗi quá !
Chị bếp bước theo sau, toan đáp lời lão thì hốt nhiên dừng ngay chân lại rồi ngửng mặt lên trời trong bốn phía :
- Này Duy ! Có phải tiếng máy bay không ? Trăng chưa mọc mà sao đã về thế nhỉ !
Nhưng thằng Duy không ghe thấy tiếng máy bay mà cũng chẳng để ý gì đến câu hỏi, một tay ôm cặp sách, một tay vỗ nhip, nối gót ông ngoại nó mà lùi lũi bước lên hiên.



Truyện Lão Mỗ đến đây là hết.
Sách ở nhà Hưng cũ lắm không biết có mất trang nào không !
Các truyện khác Hư Chu viết xong đều có ghi ngày, truyện Lão Mỗ không thấy ghi ngày viết xong.
Nhưng Hưng xem lại các trang giấy thì hình như không có bị rách hay mất trang nào cả !
Ai có xem được cuốn truyện này thì nếu có thiếu xin bổ túc dùm.
Hưng có đi kiếm ở Saigon để mua lại cuốn này nhưng tìm không ra.

Le Van Hung
Analog IC
Posts: 91
Joined: 03 Oct 2007 18:54

Postby Le Van Hung » 04 Oct 2007 18:22

Nghiên



Cái nghiên mực




[right]Tiểu-thuyết kịch-thể[/right]


Return to “Truyện Xưa Tích Cũ - Histoires Anciennes”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest