Xin hoi tich ... "Nga nga luong nga Nga"

Giai thoại chữ nghĩa, Mỗi tuần 1 truyện kể
Ai Hoa
i3 Processor
Posts: 238
Joined: 01 Oct 2007 23:45

Postby Ai Hoa » 07 Apr 2006 04:26

Chào bạn TNP, cám ơn bạn ghé qua thăm. Xin trả lời cho thắc mắc của bạn như sau:

Năm Thiên Phúc thứ VII (986), sứ nhà Tống là Lý Giác sang nước ta, vua Lê Đại Hành nhờ ngài Khuông Việt Thái sư giữ việc ngoại giao để ứng tiếp với sứ giả. Còn thiền sư Pháp Thuận cải trang làm chú lái đò cho sứ giả. Tình cờ có đôi ngỗng bơi trên mặt nước, Lý Giác vốn có tài văn thơ, liền tức cảnh:

Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
(Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó ven trời )

Chú lái đò - tức thiền sư Pháp Thuận - đã ứng đối:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba.
(Lông trắng phơi giòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi )


Sứ giả nghe xong lấy làm ngạc nhiên và kính phục, không ngờ nước Việt lại có lắm nhân tài. Qua những lần tiếp đãi lịch sự của một thiền sư (Khuông Việt Thái sư đại diện cho triều đình) đối với sứ giả một nước lớn là Trung Hoa, Lý Giác càng lúc càng tỏ ra kính trọng vua nước ta, nên ông đã viết tặng bài thơ:

Hạnh ngộ minh thời tân thịnh du
Nhất thân lưỡng độ xứ Giao Châu
Đông đô tái biệt tâm lưu luyến
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.

Thiền sư Mật Thể đã dịch bài thơ ấy ra tiếng Việt:

May gặp minh quân giúp việc làm
Một mình hai lượt sứ miền Nam
Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ
Muôn dặm non sông mắt chửa nhàm
Ngựa đạp mây bay qua suối đá
Xe vòng núi chạy tới giòng lam
Ngoài trời lại có trời soi sáng,
Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm.

Câu thứ bảy của bài thơ tác giả có ý xưng tụng vua nước Việt cũng như vua của họ. Thật là thần tình, chỉ do khẩu khí thơ văn xướng họa mà đã làm chuyển đổi được vận mệnh của cả nước đang từ thế yếu sang hẳn một thế mạnh. Và, vì cảm mến đức hóa của người xưa, Lê Quí Đôn, nhà bác học thế kỷ XVIII, đã hết lời ca tụng hai vị thiền sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận:

"Câu thơ của thiền sư Pháp Thuận, làm cho sứ giả nhà Tống phải kinh dị; điện từ của đại sư Ngô Chân Lưu đã nổi danh một thuở (Sư Thuận thi ca, Tống sứ kinh dị, Chân Lưu từ điệu, danh chấn nhất thời).

(Theo Đạo Phật và Sử Việt - Hoà Thượng Thích Đức Nhuận)


Return to “Truyện Xưa Tích Cũ - Histoires Anciennes”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest