Tu+o+ng ddo^`ng va` di. bie^.t cu?a nhu+~ng ca khu'c

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Tu+o+ng ddo^`ng va` di. bie^.t cu?a nhu+~ng ca khu'c

Postby nmchau » 10 Dec 2005 10:00

[center][music]http://nmchau.club.fr/mp3/07212004amthanh.mp3[/music][/center]


Anh Phan Anh Dũng
Chương trình của anh Thế Ngữ nghe thật thú vị Nhiều chi tiết quá và tôi mới nghe qua 1 lần thành chỉ có vài điểm nhận xét nhanh:

1. Về bài Nguyệt Cầm của Cung Tiến tôi thấy anh Thế Ngữ nêu ra 1 nhận xét đúng là có 1 câu nhạc giống bài của Mozart và anh ấy đàn cho nghe Tuy nhiên, có thể tôi sai, nhưng bài này chính ra anh Cung Tiến dựa theo 1 câu nhạc của Beethoven

2. Bài Nửa Hồn Thương Đau, anh Thế Ngữ có cho biết Phạm Đình Chương mượn 1 câu trong bài Lệ Đá Xanh của anh Cung Tiến "đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin... Ôi những người khóc lẻ loi một mình...". Chuyện này đã có bàn ở Nhạc Việt khoảng 4 năm trước và anh Trần Đại Phước có viết hỏi anh Cung Tiến (cứ mỗi lần "dính" vào anh Cung Tiến là anh TDP lại phải "làm
việc" thêm) và theo anh Cung Tiến thì anh ấy không hề biết có chuyện PDC xin phép mượn câu này. NS Cung Tiến viết là mãi về sau mới biết

3. Hai bài 1 của anh Từ Công Phụng (Mắt Lệ Cho Người) và 1 của anh Đăng Khánh (tôi không nhớ tên) anh Thế Ngữ cho ý kiến có 1 đoạn 4 câu (chắc là 8 trường canh) 99.9% giống nhau và tôi nghe phải đồng ý cũng thấy giống nhau thật

4. Tôi không thấy anh Thế Ngữ bàn về bài thơ phổ thơ Du Tử Lê là Tôi Xa Người (Phạm Anh Dũng) và Khúc Ca Của Lê (Đăng Khánh)như anh viết

Anh Hiếu Anh khi còn sinh thời, độ khoảng 2 năm trước, có cho anh chị em Nhạc Việt 1 bài học, nhân tiện này tôi xin nhắc lại, cũng nhân tiện tưởng nhớ người đàn anh của chúng ta:

Mấy Dặm Sơn Khê (Nguyễn Văn Đông):
Anh đến thăm
Áo anh mùi thuốc súng
Ngoài khuya mưa lê thê
Qua ngàn chốn sơn khê...



Tiễn Em (Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng):
Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly...

Thân mến
pad

Anh Phạm Anh Dũng -CA thân mến:
- Nhạc cũng vui chứ đấy anh, lâu lâu nghe những ca khúc có âm hưởng từa tựa, tôi không giám nói là giống nhau, theo mặt người nghe thôi, chứ phân tích cặn kẽ thì để anh Thế Ngữ hay các ace giỏi khác bàn.
- Câu hỏi số 4 của anh, nằm trong một chương trình khác của Thế Ngữ, nếu tôi nhớ không lầm: không phân tích về những điểm giống nhau hay khác nhau mà chỉ nói cách hòa âm của Duy Cường thôi ... Tôi chưa tìm ra, khi có, sẽ post lên ngay.
- Cám ơn anh nhắc lại những chuyện thảo luận những năm đầu của NV. Tôi nghĩ rằng, khi đưa thí dụ của anh HA về hai bài Tiễn Em và Mấy Dặm Sơn Khê thì ... tùy theo anh nào có luật sư giỏi thôi ... may là VN ta, ít khi tranh tụng nhau ...
Thân mến,
PAĐVA

Anh Phạm Anh Dũng nhớ đúng đó. Anh Thế Ngữ này nói tía lia mà không sợ người ta giận nhỉ :-) Viết giai điệu cho ca khúc, quanh đi quẩn lại chỉ có chừng 20 notes (1 octave rưỡi) mà lại còn theo đủ mấy quy luật về nhịp điệu, cấu trúc, âm giai ... nên dễ đụng nhau là phải, tuy nhiên đụng cả 8 trường canh thì hơi ... hiếm :-)

Cách đây vài năm tôi có đề nghị vài quy tắc để tự hướng dẫn mình viết nhạc sao cho khỏi vô tình dẫm phải ... chân người khác, mấy ace nào chưa coi có thể coi thử ở

<http://www.tuanpham.org/songwriting.htm> .

Thân
Tuan

Người này công nhận "tía lia" hay thiệt ha Lão :-) nhưng có nói sai một điểm khi so sánh Thaiis của Massenet với bài nhạc broadway nào đó. Đó là hai note Fa và Sol giáng. Thêm nữa là nếu cứ đem "hàm số" giống nhau ra so sánh thì mệt lắm vì có đến... ti tỉ bài cơ :-)

Lão thích One Note Samba vì chỉ một note mà hòa âm biến đổi khôn lường. Vậy nghĩa là nếu BIẾT soạn hòa âm thì cứ tha hồ về chủ âm cũng được phải không ạ ? :-)

jazzy

Chào anh Dũng CA, anh Dũng VA và tất cả ACE -dang bàn về -dề tài này.

Dũng meo -dây. Thấy anh Dũng CA trả lời anh Dũng VA về bài hát Tôi Xa Người nên cho Dũng meo -dóng góp tí xíu nhé.

Cách -dây hơn 3 tháng, anh Dũng CA -dã mến Dũng meo nên có gởi tặng Dũng meo 3 cái CDs của anh, -Dưa Người Về Phương -Dông, Tình Khúc Hồi Hương và Dạ Quỳnh Hương.
Bên trong cái hộp CD -Dưa Người Về Phương -Dông (DNVPD) anh có -dể cái note: "Nhạc của anh thuộc loại xưa".
À, chắc anh Dũng CA nghĩ là Dũng meo còn trẻ và CD DNVPD toàn do ca sĩ thuộc loại ...cao niên hát, cộng thêm việc CD này do Duy Cường làm hoà âm mà nhiều người trẻ tuổi cho là lối hoà âm hơi ...già.
Sự thật thì em nghe CD DNVPD nhiều hơn 2 CDs kia.

CD DNVPD không phải thuộc loại xưa nhưng cũng không thuộc loại Easy Listening . Ý Dũng meo muốn nói ở -dây là, khi nghe cái CD DNVPD thì mình không -dược làm gì hết, mà phải ngồi trong phòng riêng (nhờ bà xã hay ông xã coi con giùm), và phải nghe một cách rất là nghiêm túc, có thế thì nó mới thấm từng câu từng chữ, và thưởng thức trọn vẹn cái hay tuyệt vời của phần hoà âm. Dũng meo không thể nào nghe loại nhạc này qua máy computer trong mấy cái MINI system trong khi -dang làm việc -dược

Dũng meo không -dủ khả năng -dể phân tích kỹ thuật cái khác biệt giữa bài Tôi Xa Người (TXN) của anh Phạm Anh Dũng và K. khúc của Lê (KKCL) của anh -Dăng Khánh nhưng Dũng meo thấy 2 bài này -dều hay cả. Bài KKCL thì -doạn -diệp khúc nghe nó có vẻ êm dịu vui vẻ hơn trong khi bài TXN thì phần -diệp khúc nó vẫn mang một cái buồn luyến tiếc không dứt khoát. Nói tóm lại tùy theo người viết nhạc, khi họ -dọc bài thơ, họ có những cái cảm xúc riêng mặc dầu là họ phổ từ một bài thơ mà ra, những cái cảm xúc này -dược thể hiện qua cái giòng nhạc của họ . Mặc dầu anh Dũng CA có cho biết anh phổ bài thơ này trước anh -Dăng Khánh nhưng sự giống nhau trong câu -dầu tiên (Tôi xa người như xa núi sông) chỉ là một trùng hợp rất là ngẫu nhiên và thích thú. Dũng chắc rằng anh -Dăng Khánh không hề có ý gì khác.

Ở -dây Dũng meo cũng xin nói là không phải ai cũng thích lối Hoà Âm của Duy Cường cả mặc dầu Duy Cường là một trong những thần tượng của Dũng meo. Có người cho rằng nếu anh không nghe -dược hoà âm của Duy Cường thì anh là người nghe nhạc không có trình -dô. -Diều này cũng không -dúng. CD Em Ngũ Trong Một Mùa -Dông của anh -Dăng Khánh, trong -dó có bài KKCL, thì có 2 nhạc sĩ Hoà Âm, -dó là Duy Cường và Tuấn -Dức mà Dũng nhận thấy là người nào chọn bài cho Duy Cường và Tuấn -Dức hoà âm rất là hay. Bài Tiễn Em Chiều Mưa do Ý Lan hát, Tuấn -Dức hoà âm quá xuất sắc, bài này -diệu Boston nhưng nghe nó không có thê lương hay rỉ rả gì cả nhưng vẫn giữ -dược cái buồn mênh mông của -diệu Boston cố hữu, Dũng nghĩ Duy Cường hoà âm bài này sẽ không -dạt bằng Tuấn -Dức, -dây không phải là nhận xét riêng của Dũng nhưng mà của nhiều người bạn khi tụi này nhận xét với nhau. Trong khi -dó bản Em Ngũ Trong Một Mùa -Dông, nếu -dưa cho Duy Cường hoà âm thì hay hơn.

Bài Giết Người Trong Mộng của Phạm Duy và bài Người Di Tản Buồn của Nam Lộc có câu -dầu tiên rất là giống nhau:

1. Giết Người Trong Mộng:

Làm Sao Giết -Dược Người Trong Mộng

2. Người Di Tản Buồn

Chiều Nay Có Một Người Di Tản Buồn

Dũng meo không biết -dây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có gì khác mặc dù bài Giết Người Trong Mộng của Phạm Duy -dã có từ lâu và Dũng nghĩ là người VN nào trên 40 tuổi cũng biết. Dũng meo thì hát theo version riêng của Dũng là:

Làm Sao Giết -Dược Người Di Tản Buồn.


From Melbourne, Dũng (meo)

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 10 Dec 2005 10:04

Hello Dũng Meo,

Dũng phờ lờ đây, nghe rõ trả lời:-)))
1/ Đồng ý với Dũng Meo là CD Đưa Người Về Phương Đông của anh Phạm Anh Dũng là một trong những CDs hay. Tôi có nhận xét với anh Dũng Cali là trong CD này tôi thích nhất bài Tháng 7 Chưa Mưa, phổ thơ Y Dịch.
2/ Cũng đồng ý với Dũng Meo là Vũ Tuấn Đức nhiều bài hoà âm rất hay. Tôi nhớ đã lâu có 1 DVD nhạc TCS do Vĩnh Trinh hát do Vũ Tuấn Đức hoà âm. Tuyệt cú mèo!
3/ Một số bài hát VN có một số melody hơi giống nhau tôi nghĩ là chuyện chấp nhận được, miễn là đừng bê nguyên bài vô đổi lời rồi đặt tên mình vô là đươ.c\.
Dungfl

Chào anh Dũng phờ lờ (anh Dũng FL).

Nghe rõ lắm anh Dũng FL ơi.
-Dồng ý với anh là giống một câu thì chả nhằm nhò gì hết còn bưng nguyên bài rồi -dổi tên, -dổ lời thì cái này kẹt quá. Cách -dây vài tháng trong nước xôn xao vụ một số nhạc sĩ bưng nguyên một bài hoặc một phần nhạc ngoại quốc
làm của riêng ta như Bảo Chấn, Quốc Bảo etc... mà ACE trong NV cũng bàn tán. Một trong những lời giải thích của Bảo Chấn là tại vì anh nghe nhạc nhiều quá nên nó bị nhiễm lúc nào không hay. Dũng meo thấy lời giải thích này nó cũng -dúng nhưng nhiều người cho là giải thích lấy lê. Vấn -dề là nếu nghe nhạc nhiều thì dễ bị nhiễm mà nghe ít thì không biết là bị giống.
Cái này là nói -dến sự vô tình thôi còn nếu là cố ý thì không có lời giải thích. :))))

Dũng meo chưa -dược nghe cái DVD của Trịnh Vĩnh Trinh do Tuấn -Dức hoà âm, sẽ kiếm -dể nghe. Cám ơn anh -dã cho biết về DVD này.

Chúc anh lúc nào cũng -dược hưởng cái nắng ấm của vùng biển Florida, cát trắng bao la (không biết có -dẹp như Nha Trang không anh ?).

Thân, Dũng meo.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 10 Dec 2005 10:14

hôm nay tình cờ được nghe một bài hát nữa của nhạc sĩ Đăng Khánh do Tuấn Ngọc hát, nghe câu đầu làm em nhớ liền tới một bài hát khác đã khá xưa , có lời hát hình như là ....." cuộc tình mười mấy năm qua nay đã cách xa......" rồi cái gì mà "em đã phụ lòng anh... đã phụ lòng anh..." gì gì nữa em hông nhớ á .... Cũng không biết bài nào ra đời trước bài nào luôn ... hìhì

link: http://www.megaupload.com/?d=8QONF9YU

và một số bản tình ca nữa của NS Đăng Khánh mà em tình cờ được nghẹ... hông hiểu sao cứ quen quen tai thế nào, cảm giác như được lắp ráp từ nhiều những giai điệu nổi tiếng quen thuộc vào với nhau vậy ...

đó là cảm nhận riêng của em thôi, không biết các anh chị khác thấy thế nào... Album này hình như rất được nhiều người yêu thích, và được xếp vào dòng nhạc "sang".

không phải vì em không biết NS Đăng Khánh, không sợ ông giận nên mới nói tùm lum, mà là nếu có dịp quen biết ông, em cũng sẽ đề cập tới để hỏi ông xem khi sáng tác cảm xúc ông thế nào, những giai điệu đó từ đâu ra... biết đâu sẽ giải tỏa được thắc mắc của anh Thế Ngữ :-)

jazzy


Jazzy,
Anh Thế Ngữ viết bài đó nhưng không biết giải "hàm số" ra sao vì anh làm cho đài VOVN Houston do chi. Phương Hoa, vợ anh Đăng Khánh làm giám đốc! :-)))
PAĐVA

Jazzy,

Bài hát mà Jazzy -dề cập tới là bài Cánh Hoa Xưa cũng trong cái CD Em Ngủ Trong Một Mùa -Dông. Dũng nghĩ là một trong những lý "ro" mà nhiều người thích CD này là vì có 2 người Hoà Âm rất hay với 2 cái styles hoàn toàn khác
nhau nên nghe nó -dỡ...ngán, -dây cũng là mộ t trong những lý do mà Dũng thích CD này, còn một lý "ro" nữa là trong thời gian -Dăng Khánh phát hành CD này, năm 1994 (hay 95, già rồi trí nhớ nó rủ nhau -di coi phim hết rồi), thì rất ít nhạc mới VN, quanh -di quẩn lại cứ xào nấu mấy cái món cũ nên khán giả trông -dợi những cái mới mẽ nhưng -dừng mới quá, khán giả -dón nhận CD này rất nhiều, Dũng không biết CD này ai xếp vào loại "sang" thì không biết nhưng Dũng xếp vào loại nghe -dược và thường thì chỉ nghe 1 bài là "Tiễn Em Chiều Mưa".

Có một cái Dũng thắc mắc, là ông Thế Ngữ nói chuyện hay, người Việt mình ít có ai nói một cách suông xẻ như ông ta nhưng khi phân tích về cái hoà âm của DC, sao mà ông ta cứ nói về mấy cái Hợp Âm (chords) cho bài nhạc thôi vậy,Dũng nghĩ soạn hoà âm còn phải làm nhiều hơn thế nữa chứ, như phải soạn trống, Bass, Strings cho cả giàn nhạc chứ không lẽ cứ -dưa mấy cái chords cho ban nhạc là mọi người biết phải làm gì sao. ACE nào giải thích thêm giùm nhé.

Anh Dũng-VA,

Hiểu ý anh rồi.

Thân, Dũng (meo)

Dũng mến

Cái mà Dũng nói (soạn trống, Bass, Strings) là phối khí. Hòa âm là soạn ra và sắp xếp các giọng, mà bước căn bản nhất là phải quyết định dùng những hợp âm nào. Có cái sườn hợp âm đó rồi mới viết ra các arrangements cho các
nhạc khí. Nếu dùng chung những hợp âm thì dù là soạn cho cả 1 giàn giao hưởng hay cho 1 guitar hay piano, bản nhạc vẫn giữ được cá tính, màu sắc của nó. Dĩ nhiên, phối khí cũng sẽ góp phần trong việc gia tăng (hay làm hỏng) hiệu ứng gây cảm xúc của bản nhạc. Trong nhạc cổ điển thì phần hòa âm coi là 1 phần không thể tách rời của bản nhạc, nếu thay đổi hợp âm thì không còn là bản nhạc đó nữa.

Tuan


hello anh Dũng Meo,

em đã hoàn toàn không thắc mắc gì cả, và rất hiểu lý do tại sao người ta yêu thích & đón nhận CD này của NS Đăng Khánh chứ. Chỉ là mỗi tội em haỵ... "nhiều chuyện", đem cảm nghĩ của mình ra bày tỏ tí vậy thôi .. hìhì :-) À, anh Dũng có thể cho biết nhạc sĩ hòa âm trong CD này ngoài Duy Cường ra còn người kia là ai được không ạ ?

Còn về thắc mắc của anh, tại sao anh Thế Ngữ chỉ nhắc tới Hòa Thanh (harmony) mà không nhắc tới các phần khác (instrumentation: bass, drums, strings...) thì Lão TD đã trả lời rất chi tiết và rõ ràng rồi. Em chỉ ké thêm một điểm nữa là bởi vì anh Duy Cường đâu có dùng drums & bass đâu mà nói tới được nè :-) (đó cũng là điểm đặc trưng của anh ấy, thường ít sử dụng các yếu tố có tính rhythmic) Thay vào đó giàn Strings được anh ấy sử dụng rất nhiều, và em nhớ là anh Thế Ngữ cũng có đề cập tới đó mà. Tuy vậy, điểm chính mà anh Thế Ngữ muốn nói đến vẫn là cái sườn hòa thanh của một ca khúc (mà Lão đã nói rồi) .

jazzy cũng xin nói sơ một chút về chuyện "đưa cái chords là mọi người phải biết làm gì sao" , đó là chuyện có thật ! Nhưng dĩ nhiên là yêu cầu này chỉ có thể áp dụng với những band members có nhiều kinh nghiệm "đánh đấm", có một kỹ năng trình tấu căn bản tốt, biết ứng tác và biết nghe các band members khác ..v.v.. O*? đây, họ chỉ cần ghi những điều tối thiểu cần thiết như Keys, Mood, Style ,Chord-progression.... và khi chơi chung với nhau thì có thể hội ý trước để phân chia phần solo, phần đệm cho các thành viên. Ngoài ra nếu có ý tưởng về một motive quan trọng nào cần sự đồng nhất (cho cả ban nhạc) thì cần ghi rõ trên score, score này người ta gọi là Lead Sheet. Đó là cách viết score cho một combo band thường thấy (gồm drums, bass, guitar, keys) . Nhưng nếu soạn cho giàn nhạc lớn (ensemble or orchestra) thì phải có bản phối khí cho từng bè, và người trưởng nhóm (hay chỉ huy) thì phải có tổng phổ. Khi đó mới cần ghi rõ hết mọi chi tiết về note cho mỗi member của dàn nhạc.

vài kinh nghiệm của em xin chia sẻ cùng anh Dũng.
jazzy


1/ Hôm qua tôi mới có dịp vào forum của anh Nguyễn Minh Châu để nghe anh Thế Ngữ nói về hoà âm cho bài Khúc K của anh Đăng Khánh phổ từ thơ Du Thử Lệ Phải công nhận anh Thế Ngữ bình nhạc giống như lấy đồ từ trong túi:-))) Giọng anh dí dỏm và bình dị\. Tôi thích chữ anh hay dùng như"thật độc" Anh đã rất hay và tự tin (chứng tỏ anh có kiến thức về nhạc) khi bình về cách Duy Cường hoà âm bài hát này cho Duy Trác và Tuấn Ngọc khác làm sao (tôi thấy anh hơi be về cá tính của Duy Trác và Tuấn Ngọc nhưng chấp nhận được:-))), tại sao DC lại chuyển từ Cm qua Gm, tại sao chỗ này lại dùng hợp âm đảo, Dim hoặc augment... Rồi lại còn dùng giọng hát và rải hợp âm bằng piano để mô tả nữa chứ. Làm như vậy khiến thính giả có thể nắm băt được những gì anh đang trình bày. Phải chi mỗi tuần có được MP3 bài anh phát trên đài thì hay biết mấy! Ngoài ra tôi nghĩ anh Thế Ngữ còn có giọng nói manger mike :-)))

2/ Tôi không quen anh Đăng Khánh mà chỉ biết anh qua anh Ngiêm Xuân Cường và anh Phạm Anh Dũng. Tôi thích nhạc của anh vì nó nhẹ nhàng ,dễ nghe. Lại thường do Duy Cường hoà âm và Tuấn Ngọc nên tôi lại càng thích. Nhà tôi có đến 2 CDs của anh, 1 do ông anh mua tặng và 1 do một người bạn gửi cho\. Nghe vài lần nhưng không có bài nào khiến mình đê ý là giông giống bài nào. Nay nghe Jazzy và anh Tuấn Phạm nói là có một số bài nghe giông giống nhau thì mới hơi ngạc nhiên.
Jazzy và anh PQT có thể chỉ ra bài nào của anh Đăng Khánh giống bài nào của ai đó không? Trong này tôi nghĩ có nhiều bạn bè của anh Đăng Khánh, họ có thể chuyển đến anh để hỏi giống như lần nào bàn luận dính đến Cung Tiến là chúng ta lại nhờ đến anh Trần Đại Phước:-))
3/ Cái vụ đưa cái chords cho nhạc công để họ biết đánh làm sao thì có thật và xưa rồi\. Tôi nhớ hồi trong trại cải tạo, tối tối đi vác đàn thọ giáo với một đàn anh tên Sơn. Anh ấy ở ngoài có chơi đàn cho các phòng trà. Anh kể là hồi đi xin việc, ông trưởng ban có đưa cho tờ nhạc ghi các hợp âm, bảo mày hot cho tao 16 trường canh chỗ này xem sao, ảnh muốn xỉu luôn vì hồi xưa chơi nhạc ảnh toàn nghe băng không à. Sau này được học hỏi anh ấy mới chơi được cùng ban nhạc.

Dungfl

Hi anh Dũngfl

Sự tthực tôi không đủ quan tâm bản nhạc đó đến độ muốn biết nh~ motivations etc. của tác giả khi làm ra nó.
Nhưng nếu anh quen anh DK mà hỏi về 8 cái trường canh kia (giống nhạc TCPhụng) thì chắc cũng hay đấy.

Anh cũng đã viết: "Tôi thích nhạc của anh vì nó nhẹ nhàng ,dễ nghe". Thời này mà viết nhạc nhẹ nhàng dễ nghe thì cái xác xuất bị nh~ câu nhạc cũ mai phục nó tới 90%. Thực ra, giống 1, 2 câu không hẳn làvấn đề: nếu mình lấy 1 cái motif rồi develop ra (transpose, invert, vary, etc.) thì cũng rất dễ có câu trùng 1 câu khác đã có trước. Tuy nhiên vì idea được develop logically nên ng` nghe sẽ không để ý và cái đó chấp nhận được. Nhưng nếu bỗng đem 1 câu không cần thiết hay xa lạ cho cái sự phát triển của ý chính, mà rất giống 1 câu đã có, thì nghe sẽ chắp nối (như jazzy đa nói) và cái giống sẽ rõ rệt.

Thường tôi nghe ca khúc thì phải tìm 1 cái điểm nổi bật của giai điệu, 1 leading idea (dĩ nhiên phải có chút original).
Nếu không có cái leading idea đó thì dù trang điểm bằng hoà âm màu mè đến đâu, cũng chỉ là chè bắp mà thôi.

Tuan

Anh Tuấn thân,
Tiếc là tôi không đuợc quen anh DK nên không thể hỏi được vì vấn đề này nó cũng hơi tế nhị\. Tôi không rõ bài này giống bài nào của TCP????
Dungfl

Anh Dũng Fờ vì Lo ơiiii,

Trong chương trình anh Thế Ngữ so sánh mấy bài nhạc nghe na ná nhau có một bài của NS Đăng Khánh đã được đem ra so sánh, anh có thể vào nghe. Còn trong mail trước của em có một cái link bài Cánh Hoa Xưa của ông, nghe câu đầu và câu thứ 2 có thể anh sẽ nhận ra sự giống nhau với bài Tình Phụ của Đỗ Lễ.

Dĩ nhiên ở đây em chỉ nêu ra sự giống nhau giữa 2 bài nhạc thôi chứ không có ý gì thêm. Chắc anh Dũng còn nhớ hồi năm ngoái ý kiến của em như thế nào về scandale đạo nhạc, và em đã đưa ra ví dụ về bản Cantabille viết cho guitar của một nhạc sĩ gì em quên tên rồi (nhưng nổi tiếng lắm) rất giống với đoạn đầu piano concerto Nọ 1 của Chopin (chính xác gần như từng nốt đến 5 trường canh), để thấy rằng vẫn có những sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó xảy ra trong âm nhạc. Tuy nhiên nếu xác suất sự trùng hợp này xảy ra nhiều quá thì hơi đáng tiếc, nói như Lão TD là thường bị "phục kích" bởi những giai điệu đã in sâu trong tiềm thức.

Hôm nay ngồi nghe bài Dốc Mơ của chú Ngô Thuy. Miên em tự nhiên nghe ra mấy câu trong Come Back To Soriento (câu thứ 3 & 5) mới ngộ chứ... hihihi Cũng như anh Dũng, trước giờ em nghe chỉ thấy giai điệu mượt mà là khoái, và chỉ biết khoái vậy thôi chứ đâu để ý gì hơn. Nhưng Lão TD thật có lý khi nói rằng một giai điệu mượt mà dễ nghe thường có khả năng đến 90% bị "phục kích" (Lão nói hơi quá, jazzy nghĩ chỉ ..... 85% thui à )

hìhì
jazzy

Hello Jazzy,
Hừm, hình như có sự lầm lẫn gì ở đây, như vậy là anh không được nghe bài nói chuyện thứ hai của anh Thế Ngữ về chuyện có những bài nhạc giống nhau rồi nên mới ấm ớ hỏi anh Tuấn Phạm về bài nào giống bài nào. Sorry! Jazzy có thể cho anh cái link để nghe không??? Thanks.

Cái vụ phục kích nhạc này anh Tuấn Phạm đã bàn nhiều trong những ngàyđầu của NV. Nguy hiểm thật!!!! Cái kiểu này chắc phải làm nhạc mọi mới không giống ai:-))) Anh thì nghĩ chắc khoảng 50% là bị phục kích:-)) Hồi đó anh nhớ Jazzy có nói là nhạc mà giống tới 8 trường canh thì coi như là đạo nhạc????
Dungfl
Last edited by nmchau on 10 Dec 2005 10:27, edited 5 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 10 Dec 2005 10:16

Cám ơn anh Tuấn và Jazzy -dã trả lời cái thắc mắc của Dũng và chia xẻ những kinh nghiệm bản thân.

Hồi xưa Dũng cũng từng chơi trong ban nhạc vườn và cũng chơi kiểu dựa trên những cái chords -dã soạn sẵn.
Tụi này nhờ mấy ông thầy dạy nhạc soạn chords giùm và nói sơ sơ về cách chơi rồi tụi này về phân chia ra chơi với nhau.

Những bài hát do DC hoà âm thì nó không thuộc loại -dơn giản và cũng không phức tạp như soạn cho ensemble hay orchestra nhưng Dũng vẫn nghĩ là những bài hát do DC hoà âm thì anh ta phải viết score riêng cho giàn strings và brass và một số nhạc cụ khác như sáo hay synthesiser nữa chứ không chỉ có viết chords không -dâu và nếu anh không soạn trống thì ít ra anh cũng "chỉ -dạo" cho Drummer là "hey man, -dừng có chơi trống quậy quá nhen ông nội".
-Dồng ý với Jazzy là sở trường của DC không phải về những nhạc cụ có tính rhythmic như trống với Bass, -diển hình là bài Người Tình Trăm Năm của -Dức Huy do DC hoà âm cho cô em gái Thái Hiền hát trong CD "Thu Ca -Diệu
Ru -Dơn", nói thật thì DC hoà âm bài này Dũng nghe không nổi.

Jazzy có hỏi về tên người ns hoà âm chung với DC trong CD của ns -DK, -dó là anh Tuấn -Dức, Dũng có -dề cập tới anh TD trong 1 email cách -dây dài hôm.

Sắp sửa tính bấm cái email gởi -di thì có cái email của anh Dũng FL, cảm ơn anh -dã -dóng góp ý kiến. Vâng thưa anh, khi nói cái thắc mắc của Dũng meo là Dũng meo muốn anh Thế Ngữ nên nói sâu hơn về cái quá trình hoà âm
và phối khí một bài hát của DC. Nếu anh TN bình về sự hoà âm của DC với mục -dích văn nghệ thuần tuý chứ không vì một lý do nào khác thì Dũng meo nghĩ là anh ta có thể làm tiếp -dược -dể mọi người học hỏi.
Khi nói về vấn -dề hoà âm và phối khí thì nó không chỉ riêng cho những người -dang học làm hoà âm không -dâu mà nó rất là có lợi cho mọi người, ví dụ như
người viết ca khúc thì nên biết những khó khăn gì khi người làm hoà âm gặp phải khi -dụng một note nhạc "khó tiêu" và người nghe nhạc cũng hiểu -dược ý của người làm hoà âm -dể khi nghe nhạc thì khám phá thêm những ý tưởng ẩn chứa trong phần nhạc -dệm.

Anh Dũng FL ơi, nhân vô thập toàn, anh TN nói chuyện hay nhưng em -dồng ý là anh ta "be" về cá tính của DT và TN. Dũng meo nghĩ là anh DC chỉ muốn soạn hai cái hoà âm khác nhau vì anh ta muốn thế chứ không phải vì anh soạn theo giọng hát và cá tính từng người, -dồng ý là chuyện này cũng có thể
xảy ra. Anh Dũng FL mê Duy Cường, ý quên mê hoà âm của Duy Cường thì chắc anh có CD "Thu Ca -Diệu Ru -Dơn"?

Thân, Dũng (meo)

Mừng quá, gặp phe ta rồi. Thấy Dũng bỏ chữ "be" vào ngoặc kép là tôi biết Dũng hiểu nghĩa của chữ này. Cho tôi bắt tay Dũng một phát:-))
Tôi không có CD "Thu Ca Điệu Cô Đơn" do Duy Cường hoà âm. Khoảng '88, '89 còn ở VN, có được nghe lén một cuộn băng casette do DC hoà âm nên thích. Tôi nghĩ thế mạnh của DC là dàn strings. Bài nào cũng có tiếng violin. Lúc đó chỉ biết be là DC hoà âm đầy quá:-)))
Dungfl
Last edited by nmchau on 10 Dec 2005 10:27, edited 1 time in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 10 Dec 2005 10:17

Hi anh Dũng Mèo buồn & anh Dũng Fờ vì Lo :-)

"Những bài hát do DC hoà âm thì nó không thuộc loại -dơn giản và cũng không phức tạp như soạn cho ensemble hay orchestra nhưng Dũng vẫn nghĩ là những bài hát do DC hoà âm thì anh ta phải viết score riêng cho giàn strings và brass và một số nhạc cụ khác như sáo hay synthesiser nữa chứ không chỉ có viết chords không -dâu"

===> em không biết anh Duy Cường khi làm một arrangement có quá trình thế nào, nên việc anh Dũng Meo nghĩ rằng anh ấy có viết score riêng cho từng giọng, từng bè thì em không dám bàn. Riêng theo kinh nghiệm bản thân em và của một số bạn bè là Arranger mà em biết thì không có đứa nào ngồi viết notation ra từng phần cho chính bản thân mình đánh cả, vì cũng như anh Duy Cường, hầu hết tụi nó đều ngồi một mình trong studio đánh tất cả các voices bằng cây keyboard vào trong chương trình làm nhạc mà họ có (Logic, Cubase, Sonar, Nuendọ...) rồi xử lý các midi signal trong đó bằng các sound fonts mà họ có lấy từ các VST instrument, hay sample sounds của Giga Studio ...v.v... Trước tiên sẽ là ngồi bên đàn, score (melody & lyrics) trước mặt, uýnh tới uýnh lui sao đó để có một cái sườn hòa âm cho bài nhạc. Sau đó sẽ tùy thói quen làm việc của từng người mà họ sẽ thâu drums loop (or creating) trước, rồi bass, rồi piano (hay ngược lại).... và tùy ý tưởng cho bài nhạc thế nào mà có các quá trình thâu các nhạc cụ trước sau khác nhau. Thường thì khi creating từng voice cho các instruments sẽ được đánh đi đánh lại cho đến lúc ưng ý. Và như vậy ngay lúc thâu âm cũng là lúc ý tưởng phát sinh, nên không cần có một notation nào trước đó. Vì là midi signal nên ta có thể viewing chúng bằng nốt nhạc, có thể dùng mắt để kiểm tra lại xem giàn string có chỗ nào bị quãng 5 hay quãng 8 song song không (vì nhiều khi đánh không để ý) nếu tai không nhận ra :-)
Đó là quá trình làm việc trong thời hiện đại, chỉ cần có ý tưởng cũng có thể làm được cả một orchestration rất nhanh vì có điều kiện kiểm tra ngay bằng âm thanh qua máy tính. Chứ không cần mất thời gian ngồi viết hết notation ra cho từng bè làm chi nữa (ngoại trừ trường hợp phải đưa cho giàn nhạc thật chơi và thâu live!!!)

Em nói sơ sơ cho gọn vậy thôi, có thể anh Dũng đã được làm quen và biết những cách làm việc khác hiệu quả hơn, xin cho biết thêm anh nhé.

jazzy


Hi Jazzy,

Lý do Dũng nghĩ là anh DC có viết score cho strings hay các nhạc cụ khác là bởi vì trong nhiều cái CD thấy có -dể là do giàn strings do member of hollywood symphony chơi hay những cái giàn strings khác. Dĩ nhiên có nhiều cái nghe thì biết anh xài sound samples rồi. Dũng thì cũng làm mình ên thôi không có khác gì Jazzy nói -dâu nhưng vì là người mê tiếng trống từ nhỏ nên Dũng bao giờ cũng soạn trống trước, và vì biết chơi trống sơ sơ nên Dũng
hay ngồi trên giàn trống thiệt rồi mò ra từ -dó. Dũng làm việc theo lời khuyên của nhiều người là : Con tim, trí óc và lỗ tai. Nghĩa là khi soạn từng track hay instrument thì cứ chơi theo con tim của mình không biết -dúng hay sai, rồi -dến giai -doạn trí óc thì cũng giống như Jazzy nói là check lại xem có bị quảng 5 hay 8 trong giàn string hay brass hay không, hay là mấy cái leaps quảng 7, quảng 6. Rồi coi có em nào bị lạc bầy hay không nếu có thì kéo em về với -dại gia -dình không thì sủa nhà lại cho em ở nghĩa là thêm cái Major 7 hay Minor 7 hay cái Dim cho hợp.
Hoặc là bỏ bớt chords nếu chơi Bass theo những cái pattern mà -dôi khi một cái pattern nó cần cả một trường canh mới xong. Cái này thì Dũng làm theo sự hiểu biết rất hạn hẹp mà thôi, mà còn -dang học hỏi thêm rất nhiều (kiếm thì giờ học khó quá, cứ phải lo làm kiếm tiền nên lúc nào rảnh rỗi thì -dã mệt phờ râu, cầm cuốn sách nhạc lên -dọc thì notes và chữ nó cứ nhảy múa lung tung.
Nội cái học -dể setup cái studio cũng tốn biết bao nhiêu thì giờ rồi)
Rồi -dến phần xài cái lỗ tai, ok, có bị phạm luật nhưng nếu mình nghe nó ok hoặc nhờ người khác nghe giùm rồi thấy nó ok thì cứ -dể vậy luôn. Có -dôi lúc Dũng ngồi viết ra cái sườn trước nhưng khi bắt -dầu chơi thì nhiều khi nó cũng chẳng giống cái sườn gì hết :))) và thường -dể tránh xài lại -dồ củ, Dũng không bao giờ lôi mấy cái bài cũ ra soạn cho bài mới, cho nên cái gì cũng phải ngồi setup lại từ -dầu, nó tốn thì giơ nhưng fresh.

Thân, Dũng (meo)
Last edited by nmchau on 10 Dec 2005 10:19, edited 1 time in total.


Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests