Ho`a A^m

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Ho`a A^m

Postby nmchau » 22 Nov 2005 08:37

Chào anh NM Châu,

En cũng -dã từng xài cái sequencer giống như trong cái -dàn keyboard của anh rồi. Theo em thấy thì anh không thể nào so sánh giữa những cái sequencer này với những cái software mà em nói.
Em có cái music sequencer Yamaha QY300 mà bây giờ em không còn xài nữa. Em cũng có cây Korg i3 mà trong -dó cũng có cái sequencer.
Em không dám nói bài Hoài Nhớ em soạn hoà âm hay nhưng anh không thể nào làm -dược hoà âm như thế nếu anh xài cái sequencer trên cây -dàn, thậm chí như cái QY300 là cái music sequencer chuyên môn, mà em cũng không thể nào làm -dược như bài Hoài Nhớ, ráng năn nỉ c3 -dị

Khi anh -dề nghi. Dũng viết về Hoà Âm, Dũng rất là ngại bởi vì Dũng không muốn làm cái mà Dũng rằng là múa rìu qua mắt thợ Có nhiều vị có khả năng hơn em rất nhiều. Vì thế em không muốn -dưa loạt bài viết này lên NV. Anh -dọc rồi cho em biết ý kiến nếu anh muốn Dũng thêm bớt cái gì hoặc là anh nghĩ nó không giúp gì -dược cho anh thì cũng cho Dũng biết.

Bây giờ em bắt -dầu nói về phần hòa âm.
Xin nói trước là -dây là những kinh nghiệm của Dũng và nó work cho Dũng.

Hoà Âm có nhiều phương pháp lắm anh, nó tùy thuộc vào cách làm việc và khả năng của mỗi người. Có những người làm hoà âm trên cây -dàn
Piano và biên soạn từng nốt nhạc cho mỗi nhạc cụ, -dây là những bậc thầy, những tổ sư trong ngành hoà âm. Rồi -dến những người hoà âm phụ thuộc vào tài nghệ cá nhân của các nhạc công/nhạc sĩ trong ban nhạc, họ chỉ soạn cái -diệu, cái sườn bài hát, các hợp âm, set cái mood, phần còn lại là do các nhạc sĩ trong ban nhạc bổ túc thêm vào, trường hợp này rất là phổ biến trong các ban nhạc, rồi khi những music sequencer và những cái recording software càng ngày
càng phổ biến thì lại có thêm một cách hoà âm thứ ba, -dó là người soạn hoà âm kiêm luôn phần chơi nhạc và thâu âm, phần lớn -dây là cách làm việc của lớp trẻ. -Dồng ý là những software càng về sau này thì càng dễ xài nhưng tùy thuộc vào anh muốn -di tới -dâu, How far do you want to go? Nếu anh muốn nối software này với software khác hay nối ra những cái outboard processing device, thì nó phức tạp hơn nhiều. Dũng -dã xài qua nên Dũng biết chứ Dũng không chỉ nói thôi.
Dũng thuộc loại thứ ba vì thế Dũng mới có bài trước nói về sequencer, recording etc...Anh hỏi làm hoà âm bằng những software này bao lâu, thưa anh tùy, nhiều khi rất lâu bởi vì anh có thể làm -dược rất nhiều nên anh có thể ngồi mà làm thêm làm thêm hoài.

Trong loạt bài viết này Dũng sẽ lấy bài Hoài Nhớ làm thí dụ




Khi hoà âm một bài hát có cấu trúc bình thường nghĩa là Verse 1 - Verse 2 - Chorus - Verse 3 , thì Dũng sẽ chia cái hoà âm thành 7 phần.

1. Intro.
2. Verse 1
3. Verse 2
4. Chorus
6. Verse 3
5. Instrumental
6. Repeating Verse/Chorus.
7. Ending.

Ngoại trừ phần 6 tức là lập lại cái verse 2 hay 3 hay chorus, 6 phần còn lại Dũng sẽ cố làm cho nó khác nhau. Có thể cái Verse 3 nó giống cái Verse 2 nhưng mình có cái Chorus nó nằm ở giữa nên cũng ok.
Ngoài 7 phần kể trên, còn có những cái transitions tức là chuyển -doạn, chuyển từ Intro vô Verse 1 hay từ Verse 1 vô Verse 2 etc... Những chuyển
-doạn này rất là quan trọng. Bây giờ mình sẽ nói về từng phần.

1. Intro.

-Dây là một trong những phần rất là quan trọng.
Thời buổi này người ta nghe nhạc bằng CD với cái remote control ở trên tay, người ta chỉ cần vài giây -dồng hồ trong phần Intro -dể họ quyết -dịnh nghe tiếp hay là bấm cái nút qua bài kế. Họ không cho anh cơ hội dài dòng với cái Intro nên những giây phút -dầu tiên rất là quan trọng. Intro nên ngắn gọn nhưng phải -dủ dài -dể anh set cái mood cho cả bài hát của anh. Trong phần Intro, nên tránh xài một nhạc cụ solo từ -dầu -dến cuối, nếu muốn thì anh phải build up cái nhạc lên từ từ -dể cho nguời nghe có cảm giác họ -dang -dược dìu -di từ từ vào bản nhạc chứ không phải -di lòng vòng -dể rồi họ không biết lúc nào tiếng hát vô (build up tiếng Việt là gì xin quí vị nào biết giúp -dỡ, Dũng dốt tiếng Việt mà).

Trong bài Hoài Nhớ, Dũng chia Intro thành 2 -doạn, -doạn -dầu tiếng Flute thổi, tiếng -dàn Piano rải -dệm theo từng nốt và tiếng strings cũng lơ lững rượt bắt theo tiếng sáo (tiếng sáo lên, thì tiếng strings cũng lên, tiếng sáo xuống thì Strings nó cũng xuống).
Lúc này em chưa muốn tiếng Bass vô, em sẽ dành nó cho phần 2 -dể cho phần hai nó -dầy hơn.
Nói tóm lại -doạn này êm dịu và chiếm khoảng 8 trường canh. Sang -doạn hai, vì muốn diễn tả nỗi nhớ càng ngày càng ray rứt nên nhạc cũng mạnh hơn, phần này Dũng cho dàn violins kéo réo rắt ở trên, dàn cello kéo -dệm theo ở dưới, và tiếng Bass cũng bắt -dầu bằng những nốt trong phách mạnh, -dàn Piano vẫn tiếp tục rải -dệm theo. Anh chú ý là từ Intro -doạn 1 qua -doạn 2 Dũng rung cymbal từ trái qua phải, từ nhỏ dần tới lớn và kết thúc bằng cái
cymbal bên tay phải ngay phách -dầu tiên của trừờng canh thứ 9. -Dây là một cái Transition từ Intro phần 1 qua phần 2. Anh thấy trong phần intro cái
-dàn Piano là cái sườn dể nó giữ nhịp cho các nhạc cụ khắc. Thử tưởng tượng -doạn Intro mà không có cây Piano? Anh -dể ý thấy là trong cái -doạn 2 của phần intro, sau khi tiếng Strings dịu xuống thì cái tiếng sáo nó vuốt -duôi theo tí xíu, Dũng có thể xài một nhạc cụ khác ở -dây nhưng Dũng muốn xài tiếng sáo lại vì tiếng sáo mới thổi phần -dầu, người ta vẫn còn nhớ nó, khi nghe lại nó cho mình cái cảm giác là có một cái gì tưởng -dã qua -di nhưng vẫn trở lại, ở -dây Dũng muốn nói -dến hình bóng cũ theo ý bài hát.
Thật ra thì mục -dích mình muốn vậy nhưng người nghe có hiểu -dược hay không thì -dó là chuyện khác.

Thôi thơ ngắn, tình dài, sẽ tiếp tục nhưng mong nhận -dược ý kiến từ anh trước khi Dũng viết tiếp.

(Dũng diết như dậy -dược chưa?)


Thân, Dũng.