Bàn về ngũ cung

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Ba`n ve^` ngu~ cung

Postby nmchau » 29 Mar 2005 20:54

Trần Quang Hải:



Các bạn thân mến,
Tôi vừa đi ba tuần bên Nhựt và Taiwan về Pháp hôm 18 tháng 10 vừa qua . Cho nên tôi không có thì giờ chia xẻ cùng các bạn trong hội nhạc một cách thường trực
Bên Nhựt, tôi dạy tại Osaka University of Arts cho 200 sinh viên nhạc học (musicology) và âm thanh học (acoustics) ngày 2 october.
Sau đó tôi được mời trao đổi ý kiến về acoustics và spectral analyses của overtones với các chuyên gia nghiên cứu Nhựt .
Từ 3 tới 6 October, tôi là thượng khách của đại hội âm thanh học (International Congress of Acoustics) tại tỉnh Kumamoto (đảo Kyushu Islands, gần Nagasaki). Tôi tham luận về "Some experimental and introspective researches on overtone singing style"
Từ7 tới 17 October tôi được mời tham dự hội nghị quốc tế : Rebirth of Traditional Performing Arts in Asia and Pacific Region. Tôi thuyết trình về "Siberian Throat Singing Style used in different types of music in the Western World", đồ ng thời tôi có dạy hát đồng song thanh, nghệ thuật gõ muỗ ng, đàn môi Mông. Có hơn 500 sinh viên Ðài Loan theo học trong một tuần đại hội . Tôi được mời dạy tại National Taiwan University về công trình nghiên cứu hát đồng song thanh của tôi .
Vì lý do đó mà tôi vắng mặt gần một tháng tại Pháp, không có liên lạc với các bạn

Trở về vấn đề nhận diện ngũ cung, anh Phước có nói tới Hoàng CHung với 12 bán cung của Trung quốc . HOàng Chung là nốt nhạc đầu tiên của loạt 12 bán cung được thiết lập trước Tây Lịch do người Tàu nghĩ ra . Có dịp tôi sẽ bàn về vấn đề này . 12 nốt nhạc được tạo ra theo quy luật ngũ cung chứ không phải nhạc ngũ cung, tức là thí dụ nốt Hoàng Chung là DO , thì cứ nhảy quãng 5 ra nốt kế là SOL, rồ i nhảy quãng 5 nữa là RE,vv... Nhứ thế sẽ có một loạt 12 nốt nhạc bán cung

> DO
> SOL
> RE
> LA
> MI
> SI
> FA#
> DO#
> SOL#
> RE#
> LA#
> MI#

Trong nhạc Trung quốc chỉ có loại nhạc ngũ cung tức trong một bát độ chỉ có 5 nốt nhạc cố định. Ðể tránh các nôt' thăng , giảm, họ lựa 5 nốt đâu tiên của loạt 12 nốt bán cung kể trên để từ đó đưa ra âm giai ngũ cung đầu tiên theo thứ tự thấp cao như sau:
DO SOL RE LA MI biến thành âm giai ngũ cung đầu tiên như sau:
DO RE MI SOL LA

Những âm giai ngũ cung bất bán cung (giữa các nốt nhạc không có bán cung) được trình bày như sau:
(hệthống 1)DO RE MI SOL LA DO
(hệ thống 2) RE MI SOL LA DO RE
(hệ thống 3) MI SOL LA DO RE MI
(hệ thống 4) SOL LA DO RE MI SOL
(hệ thống 5) LA DO RE MI SOL LA

Trong tân nhạc VN , hai âm giai ngũ cung (hệ thống 4 và 5) được dùng thường hơn.
Ngoài ra còn có những âm giai ngũ cung có bán cung (như trong nhạc Nhựt, nhạc Sunda của Nam Dương, nhạc sắc tộc Jarai của Việt Nam:
> điệu HIRAJOSHI của Nhựt : DO RE MIb SOL LAb DO
> điệu KUMOIJOSHI Nhựt : DO REb FA SOL LAb DO
> ngũcung vùng Sunda (đảo Java)DO MI FA SOL SI DO
> ngũ cung Jarai (Vietnam) DO MI FA SOL SI DO
> nhạc đảo OKINAWĂNhựt) DO RE FA SOL SI DO
>
Ngoài những âm giai cố định, còn có âm giai ngũ cung với vài nốt thỉnh thoảng xuất hiện tạo một màu sắc lạ như nhạc Quãng của Tàu .
> DO RE (mi) FA SOL LA (si) DO

Nhạc Việt cổ truyền có những thang nhạc lạ như:
> DO RE hơi thấp, FA hơi cao, SOL, LA hơi thấp, DO
Với thang âm này thể hiện nhạc miền Trung Việt Nam. Anh Võ Tá Hân thường dùng âm giai này để diê~ễn đạt những ca khúc theo âm hưởng miền Trung.
Thang âm ai oán miền Nam thuộc ngũ cung như sau
> DO, MI (hơi thấp) FA, SOL, LA (hơi thấp) DO

> Tôi chỉ góp chút ý kiến với các anh . Có một dịp khác tôi sẽ đi sâu vào chi tiết nhạc ngũ cung, hệ thống ngũ cung, và điệu ngũ cung .
Chúc các bạn một ngày vui vẻ cuối tuần.
Toĩ sắp lấy máy bay đi Montpellier (một tỉnh miền Nam xứ Pháp, cách Paris 800 Km để tham dự một Music Festival of Mediterranean Culture trong hai ngày 21 và 22 october , 2000)
TRAN QUANG HAI







Nguyễn Tiến Dũng:

Các anh chị,

Tôi có 1 anh bạn hỏi câu sau đây, nhờ anh chị giải thích giùm vì tôi không rành lắm về ngũ cung:
"1. Tôi cứ thường đọc thấy các tác giả viết đại khái là: "ứng dụng (nhạc Tây phương) vào ngũ cung Việt Nam" - họ nói thế mà chẳng giải thích gì thêm (hay là điều này căn bản quá không cần giải thích?) -
riêng tôi thì không hiểu sure là họ muốn nói gì??? Anyway, nhờ quí vị giải thích dễể ễ hiểu tí cho tớ nhờ...
Thanks.
dungfl



Trần Duy Việt:

Anh Dũng,

V. không rành về Ngũ Cung lắm nhưng V. đoán răn`g ý các tác giả nào đó có thể muốn noí đến theo 3 khiá cạnh sau đây:

1. Dùng cách viết note cuả nhạc tây phương để viết melodie cho nhạc "ta" mà chúng ta vẫn thường hay dùng ?

2. Dùng tiết tấu cuả nhạc tây phương mà áp dụng cho nhạc "ta" ? (vd: Bolero,Rumba ...)

3. Dùng hoà âm cuả nhạc tây phương để hoà âm cho melodie nhạc "ta" mà V. vẫn thường hay dùng (vd: bỏ mấy caí hợp âm Am7,
Cmaj7....)


Ðoán vậy, nhờ anh chị khác bổ túc thêm....

Thân mến
TDV


Nguyễn Hồng:

Hồng thì không biết rành về cổ nhạc VN, nhưng dựa vào nhạc lý tây phương thì Ngũ Cung có thể giaỉ nghiã một cách như sau:
Trong âm nhạc Tây Phương gồm có 7 note nhạc, tính từ 1 - 8, mà note thứ 8 là note thứ 1, nhưng ơ/ một cung (register) cao hơn. Nếu mà dùng danh từ nhạc lý bằng tiếng Anh thì những notes đó có nhữ`ng cái tên sau đây:
1 = Tonic
2 = Supertonic
3 = Mediant
4 = Subdominant
5 = Dominant
6 = Submediant
7 = Leading tone
8 = Tonic
Nếu Tonic = C (DO) thì cung nầy gồm có các notes:
C,D,E,F,G,A,B and C.

Nhạc di truyền ở VN và ở nhiều nước Á Châu khác dùng một hệ thống goị là Ngũ Cung (Pentatonic) mà hệ thống nầy khác vơí hệ thống Diatonic của Tây Phương là nó không có note thứ 3 (Mediant) va note thứ 7 (Leading Tone). Cũng như các bạn đã biết là cái note thứ 3 là note quyết định la hợp âm Trưởng (Major) hay Thứ (Minor). Do đó trong Ngũ Cung không có Trưởng hay Thứ!
Nhạc theo Ngũ Cung được nhiều nhạc sỹ trên thế giới áp dụng đdể san'g tác, trong số đó có Maurice Ravel, Claude Debussy, Antonio Dvorak, Mussorsky ...
Nhạc Vietnam thì có mâý bài hát dân ca và một số bài ca thịnh hành của Pham Duy, Nhật Trường, Hoàng Thi Thơ v.v..
Khi ưng dụng nhạc Tây Phương vào Ngũ Cung có nghĩa là mix hai loại hơp âm lạị Ðôi khi dùng mâý "passing tones" để mà chuyển âm hay trong hợp âm có 2nds, or 4ths. Thí dụ như Em9m Em11. Cũng có trường hợp người ta dùng Ngũ Cung trong một đoạn cho nó có "special effects" cũng như trong bản Mgậm Ngùi của Pham Duy .

Hope this helps,
Hong Nguyen



Phạm Quang Tuấn:

Hi anh Dũng

Ðiểm khác biệt lớn nhất của nhạc Tây phương đối với các loại nhạc khác là hệ thống hòa âm. Khi hát 1 bài dân ca VN mà có guitar đệm theo tức là ứng dụng nhạc Tây phương rồi . Ðệm ra sao cho khỏi mất cái vẻ ngũ cung cũng là 1 vấn đề. Bartok là tổ sư về nghệ thuật này . Tôi cũng hay thí nghiệm về việc này .Có nhiều chords cho vào là phá hủy hoàn toàn âm điệu ngũ cung (chẳng hạn như V7).

Có lẽ nên đặt câu hỏi hơi khác là nên ứng dụng ngũ cung ra sao trong việc sáng tác nhạc. Bởi vì khi sáng tác nhạc tức là ta tạo ra cái gì mới, mà ngũ cung VN là 1 trong những chất liệu để tạo ra cái nhạc mới ấy . Phải pha trộn với nh~ yếu tố khác ra làm sao để tasteful và đạt được cái ý mà mình muốn diễểễn tả. Chẳng hạn, Lê Thương đã dùng ngũ cung trong Hòn Vọng Phu, nhưng ông đã trộn với
nh~ yếu tố khác. Hay Debussy, v.v. như anh Hồng đã nói .

Trong nhạc nghệ thuật thế giới (art music hay serious music), người ta đã chán ngấy diatonic scales (major, minor) và một trong những cách đổi mới là đi tìm về những modes (điệu thức) cổ như Dorian, Lydian, Mixolydian và các modes
ngũ cung. Có rất nhiều loại ngũ cung - ngũ cung blues của da đen khác của VN khác của Tàu khác của Âu châụ Mỗi khi quen thuộc với 1 điệu thức khác, ta sẽ thấy như là cả 1 kho tàng melodies mới mở rộng ra trước mặt mình.

Tôi nghĩ vấn đề này rất quan trọng cho nghề viết ca khúc, đề nghị các anh chị bàn cãi thêm.

Thân
Tuan



Nguyễn Tiến Dũng:

Cám ơn Việt, anh Hồng và anh Tuấn Phạm đã giải thích tương đối rõ về câu hỏi của người bạn tôi. Ðã lỡ hỏi thì hỏi luôn, các anh có thể cho biết những nốt trong ngũ cung VN gọi là gì không (xáng,..xê, cống???)??? Thanks.
dungfl



Nguyễn Tuấn:

Anh Dũng

Hò: C
Xự: D
Xư: Eb
Y: E
Xang: F
Xê: G
Cống non: Ab
Cống: A
Phan: Bb
Oan: B
Liu: C cao

Những cái này không phải là exact equivalent vì thang âm Tây phương là equal temperament (bình quân luật) còn thang âm VN thì không. Tai người nào nghe Tân nhạc quen thì khi nghe thang âm VN sẽ thấy lạc, nhưng nghe quen sẽ thấy rất hay .
Ðiệu thức (mode) Bắc là C D F G A, điệu thức Nam là C Eb F G Bb, Oán là C Eb F G Ạ Mấy notes này đều là tương đối, có thể transpose tùy ý.

Tôi trích dẫn từ cuốn Thang Âm Ðiệu Thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam VN của Viện Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, 1993.

Thân
Tuan

Anh Tuấn,



Nguyễn Bình:

Có lẽ tôi cũng xin mạn phép góp ý 1 chút.

Tôi thì mù tịt không hiểu "bình quân luật" là sao, nhưng mà tôi biết là thang âm theo kiểu Tây phương thì mỗi cung cách nhau ít nhất nửa bậc trở lên. Còn trong "thang âm Việt Nam" -- nếu có-- hai cung gần nhau nhất có thể cách nhau 1/3, 1/4, 1/5 bậc, và nhỏ hơn nữa . Ðiều này chúng ta có thể nhận ra dê~ễ dàng khi chơi đàn tranh và nhất là đàn bầu (Tôi viết "thang âm Việt Nam" trong
ngoặc kép vì âm nhạc VN thực ra chưa thấy hệ thống hoá một cách chính xác bao giờ. Dù rằng một số các tác giả có viết sách về âm nhạc VN, nhưng họ lại dùng ký âm Tây Phương thì làm sao mà diê~ễn tả đúng được những cái vi tế trong âm nhạc nước ta !).

Thật vậy, trong khi các nhạc cụ khác chỉ có thể "hát", thì đàn bầu - vì có thể produce được những cung bậc rất gần nhau -- không những có thể "hát" mà còn có thể "nói", "ngâm", ngay cả "khóc" được. Hy vọng nhận định này của tôi cũng đủ để trả lời được message số 1282 của anh , khi anh viết (để phản bác lại ý kiến tôi cho rằng "không có 1 nhạc cụ Tây phương nào diê~ễn tả đúng hoàn toàn ngôn ngữ VN, nhất là các dấu hỏi và nặng") rằng :

<<(...)
Và cũng không có 1 nốt nhạc hay 1 nhạc cụ Ðông Phương, kể cả VN, diê~ễn tả "đúng hoàn toàn" cả. Khi đi từ tiếng nói sang tiếng hát là đã có 1 sự "dịch"
(translation) theo 1 convention nào đó rồị Nếu không dịch thì hát sẽ identical với nói . Sự thực, "dịch" dấu hỏi và nặng ra tân nhạc rất dê~ễ, chỉ cần dùng 1 cái melisma (xin nghe thử bài "Ðoản khúc mưa" trong trang nhạc của tôi, trong đó tôi dùng dấu hỏi của chữ "chảy" để làm cao điểm cho toàn bài). Hoặc muốn dê~ễ hơn thì xin coi chữ "bưởi" hay "hỏi" trong bài NụTầm Xuân.>>


Ðoạn viết về melisma, có lẽ anh đúng phần nào . Còn đoạn trước, tôi biết chắc chắn rằng khi anh viết như vậy là anh chỉ ... võ đoán mà thôi, chắc theo cách
phân tích của 1 khoa học giạ Nhưng tôi nghĩ trong phạm vi này, nếu lại dùng lối phân tích và lý luận như vậy thì có lẽ anh đã ... "méo mó nghề nghiệp rồi" !

Thân,

Bình



Trần Quang Hải :

Vấn đề dùng nhạc Tây phương vào nhạc ngũ cung của Việt Nam có nhiều cách . Trước khi giải thích hiện tượng đó, tôi xin tóm lược một số thang âm ngũ cung trong nhạc Việt Nam
1. Nhạc ngũ cung của Việt Nam có nhiều loại ngũ cung:
1. Do, Re, Fa, Sol, La, Do, còn gọi là "dây Bắc " trong cổ nhạc VN
2. Do, Re, Fa, Sol, Sib, Do
3. Do, Re, Mi, Sol, La, Do
4. Do, Mib, Fa, Sol, Sib, Do , còn gọi là "dây Nam" trong cổ nhạc VN
5. Do , Mib, Fa, Lab, Sib, Do
Ở miền Nam có thang âm ngủ cung còn gọi là "dây Oán" từ đó phát sinh ra "dây Vọng cổ" Do, Mib, Fa, Sol, La, Do
Trong nhạc cao nguyên trung phần, có thang âm sắc tộ Gia Rai thuộc ngũ cung có bán cung Do, Mi, Fa, Sol, Si, Do
Thang âm này có trong nhạc của đảo Okinawa (Nhựt) và của đảo Java phía Tây (West Java hay còn gọi là Sunda)

Việc dùng nhạc Tây phương trong nhạc ngũ cung VN có nhiều kiểu:
1. Dùng cách ký âm Tây phương (do, re, mi , fa, sol, vv.....)
2. Dùng cấu trúc âm nhạc Tây phương để viết nhạc
3. Dùng thang âm thất cung với các dấu thăng , giảm để tạo những giai điệu biến dạng dù vẫn giữ căn bản ngũ cung .
Nhạc mang nặng ngũ cung như các nhạc sĩ Trịnh Hưng (bản "Lối Về Xóm Nhỏ "), nhạc sĩ Xuân Tiên (bản "Khúc Hát Ân Tình" hay còn được gọi là"Tình Bắc Duyên Nam")
Nhạc có màu sắc Tây phương nhưng còn giữ nền ngũ cung như bản "Tai Nạn Cái Tê lê phôn" của Trần Văn Trạch.
Nhạc hoàn toàn chịu ảnh hưởng Tây phương cổ điển như bản "Dạ Khúc " của Nguyê~ễn My Ca
Nhạc của Trịnh Công Sơn có màu sắc của "modal music" Tây phương .
Nhạc Phạm Duy có nhiều bài rất dân ca như các bài trong Con Ðường Cái Quan, nhưng cũng có bài rất Tây phương như bài "Giọt Mưa Trên Lá "

Ngoài ra còn có cách vận dụng hai thang âm ngũ cung vào trong một bài tạo thành hiện tượng "chuyển hệ" (metabole) (Do, Re, Fa, Sol, La, Do, rồi chuyển sang Fa, Sol, La, Do, Re, Fa, và sau cùng trở về Do, Re, Fa, Sol, La, Do để
chấm dứt bản nhạc
Có người dùng "chuyển thể (transposition), có thể nâng giai điệu lên nửa cung ở giữa bài, hay có khi nâng giai điệu lên một quãng ba thứ (minor third).

Những nốt trong ngũ cung VN ngày xưa trước nhà Nguyên (Mông cổ) bên Tàu là Cung Thương, Giốc, Chùy Vũ tương đương với Fa , Sol, La, Do, Re . Ngoài ra có hai nốt khác là Biến Cung (Mi) và Biến Chùy (Si)
Nhà Hậu Lê áp dụng lý thuyết nhạc nhà Minh bên Tàu . Lúc đó bên Tàu đã dùng các nốt nhạc của Mông cổ sau khi Mông cổ thôn tính Trung Quốc lập ra nhà Nguyên (thế kỷ XII-XIII). Các nốt nhạc đó là : Hò, Xự, (I) , Xang, Xê, Công, (Phạn), Liu, tương đương với Do, Re, (Mi), Fa, Sol, La, (Si) Do .

Chỉ giải thích sơ về việc tại sao "ứng dụng nhạc Tây phương vào nhạc ngũ cung" .
Chúc các bạn hăng say sáng tác .
Trần Quang Hải
Paris, Pháp

Trong nhạc Tây phương thì dùng trưởng /thứ vì dựa vào TONALITY (Tonalite theo tiếng Pháp). Còn nhạc Việt thì không có trưởng /thứ nhưng có điệu .
> Ðiệu Bắc (Do, Re, Fa, Sol, La, Do) diê~ễn tả niềm vui (modal system expressing JOY / systeme modal exprimant la JOIE), tương đương với thể trưởng (Fa Trưởng) của Tây phương khi dùng Do, Fa, La, Do
> Ðiệu Nam (Do, Mib, Fa, Sol, Sib, Do) diê~ễn tả tâm trạng buồn (modal system expressing SADNESS / systeme modal exprimant la TRISTESSE) rất gần với thể thứ (Do thứ) của Tây phương khi dùng Do, Mib, Sol, Do
Dân ca VietNam đa số thuộc ngũ cung.
Tôi đã có viết cho các bạn về hiện tượng ngũ cung trong nhạc cổ điển tây phương cách đây và i tháng .
Về nhạc ngũ cung, hai nhạc sĩ Trịnh Hưng , Xuân Tiên chuyên môn viết nhạc ngũ cung và chỉ ngũ cung mà thôi . Nhạc sĩ Xuân Lôi cũng thế . Lê Thương sử dụng ngũcung rất tuyệt trong ba bà i HÒn Vọng PHu, hay bà i "Thằng Cuội".

Trần Quang Hải

Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest