Luật Cân Phương

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Lua^.t Ca^n Phu+o+ng

Postby nmchau » 29 Mar 2005 20:51

Anh Sơn và chị Yến mến,

Kể tên TDP vào số các "thầy" của nhạc sỹ mới Hoàng Yến là dư rồi đấy, vì hồi đó tôi bận, hơi chậm chạp chưa lên tiếng được chút nào đã thấy các anh chị khác nói đầy đủ cả rồi, nên đâu có nói gì.

Lúc chị Yến đưa ra hai bản mới viết, tôi cũng có đọc vấn đề luật cân phương do anh VTHân đưa ra, và thấy chưa nên bàn thêm vào để tránh confusion. Ấy cũng là câu chuyện "lái xe" mà thôi: trên nguyên tắc, đối với người mới tập lái, đúng là nên dẫn vào trong khuôn thuốc mẫu mực trước đã rồi sau đó mới phá lệ dần dần. (Tôi nói "trên nguyên tắc" là vì thật ra có những người có năng khiếu, vừa bắt đầu lái xe, hay viết nhạc, đã có thể xuất sắc ngay, huống chi chị Yến còn ở trong môi trường văn nghệ khá lâu năm, chưa chắc đã là người "mới bắt đầu".)

Trên căn bản, cảm giác về cân phương / bất cân phương có một điểm giống như cảm giác về hoà âm thuận / nghịch, it' ra là giống về một chiềụ Một bài hát đang có nhiều hoà âm nghịch - như nhạc anh PQT - tự dưng xen vào hợp âm thuận, nghe chói tai, thì một bản nhạc đang cân phương không nên tự dưng xen vào một sự bất cân phương, mà không có gì sau đó để giải toả. Tôi nhớ trong sách của Lê Hoàng Long, có một chỗ phê bình bài "Học Sinh Hành Khúc" (Lê Thương) chính vì bài ấy có một chỗ bất cân phương hơi đột ngột, không nên.

Viết bất cân phương cũng có mấy cách. Có thể viết không cân từ đầu đến cuối suốt cả bản nhạc (đánh hoả mù), như anh PADũng mới đâỵ Hoặc viết không cân phương rồi giải toả đi ngay bằng một sự không cân phương tiếp theo sau, như trong các bài "Trở Về", "Mặt Trời Yêu Dấu" (hà hà, tự quảng cáo!).

Thân,

TDP

Hi anh TDP,

Tôi đồng ý với anh về cái ví dụ như lái xe.. Tuy nhiên, xin bổ túc thêm, khi đã biết lái rồi, mình cần phải có cái sense gọi là tuỳ cơ ứng biến. Thí dụ: đèn đỏ là phải ngừng.
Nhưng sau xe mình là còi hụ cứu thương thì mình phải hiểu rằng mình phải chuyển xe mình đến chỗ an toàn và nhường cho xe cưu thương quyền ưu tiên.

Trong sáng tác cũng vậy thôi: Ðiểm chính không phải là mình cố làm cho nó cân phương hay không cân phương....Nếu mình cứ cố bẻ cái phrase (the way it was reasonably sounded) của mình vào khuong khổ để cho đuoc cân phương thì mình đã đi ngược với chữ sáng tác.


Thân

TNS

Hi H.Yến

Mới học nhạc thì thầy hay sách sẽ dạy mình rất nhiều rules về rhythms, melody, harmony, form... Tuy không có cái nào trói buộc cả, nhưng cũng nên làm 1 số bài theo nh~ quy ước đó để hiểu rõ cái effects của nó, rồi sau đó hẵng tùy tiện gạt bỏ theo ý mình.

Nếu bỏ cái "rụp" 1 lượt tất cả những quy ước thì khó nghe lắm, thường thì mình phải xem what the audience (including yourself) can bear. Chẳng hạn, nếu innovate hoàn toàn về scale and harmony (như Schoenberg đã làm với twelve-tone) thì nên giữ những quy ước cũ về form, rhythm để người nghe, kể cả mình, còn có chỗ bấu víụ Nếu chỉ innovate vừa phải thì có thể bỏ nhiều quy ước 1 lượt. Ngoài ra còn tùy target audience, muốn hẹp hay rộng.

Luật cân phương thì hồi đó nhacviet có bàn rồi, các nhạc sĩ ngoại quốc không ai để ý lắm, tuy nhiên nếu bỏ thì vẫn cần nghe xem bản nhạc có cân đối (*theo nghĩa rộng) không, như TNSơn đã nói, hoặc có lệch lạc theo kiểu mình muốn không (vì có kiểu lệch đẹp, có kiểu lệch xấu).

Thân
Tuan

Anh Sơn thân,

Tuy anh Võ Tá Hân và anh đưa ra hai lời khuyên khác nhau (cân phương - bất cân phương) với chị Hoàng Yến, nhưng tôi đồng ý với cả hai, bởi vì mỗi lời khuyên nhằm vào một đối tượng khác nhau (người bắt đầu viết nhạc - người viết nhạc đã thành thạo).

Ðể vắn tắt, tôi tạm tóm lược ý tôi vào 3 điểm sau:

1. Luật cân phương là một khuôn thước (guideline) tốt cho người mới viết nhạc để có thể tạo nên một hình thể ca khúc chỉnh tề.

2. Cân phương có thể tạo nên gò bó, nhàm chán, nên người viết nhạc có kinh nghiệm nên (đúng ra là cần) thoát dần ra khỏi nó, nhiều hoặc ít, cách này hay cách khác.

3. Tuy nhiên, bất cân phương không có nghĩa là viết sao cũng được; phải có nghệ thuật của nó, kiểm soát bằng suy luận của trí óc hoặc bằng trực giác của đôi taị Những sự kiểm soát đó thường có tính cách rất nội tại, ngấm ngầm, và chớp nhoáng, nên đôi khi ta cứ tưởng rằng ta không cần suy luận chi hết (giống như lái xe).

Mấy điều trên cũng có thể áp dụng cho cả nhiều "luật" khác trong âm nhạc chứ không riêng gì cân phương.

Sách nhạc Tây Phương cũng có khi đề cập đến cân phương (symmetry), để mà đưa sang chuyện bất cân phương (assymmetry), hoặc cân bằng (balance), chứ không như sách nhạc của mình chỉ đưa ra một chuyện khiến người học hiểu lầm đó là điều bất di dịch.

Mến,

TDP

Cám ơn anh Tuấn huynh,

Ym ngoan lắm, đã định buông dao đồ tể một lúc, đợi học hiểu đàng hoàng rồi mới hành cho có phương pháp, chưa tới lúc innovate này nọ đâu ! Thế nhưng định làmột chiện ... mà lúc hứng lên thì ... hyc hyc !!!

Chỉ cái luật cân phương thôi, vừa rồi em thầy LC mới khen, đã té hen tức khắc ! Tại vì Ym nhân giỗ mẹ lại cục tác, lần này chăm phần chăm không mượn thơ ai, đã tính 1 câu 12 mesures, mà khi chép vào Encore loay hoay thế nào lại thòi ra 13e mesure ! Chắc tại có duyên với số 13 : nhà bên VN ở quốc lộ 13, qua Tây về xứ (Năm) Caen ngày 13 và cũng phải lấy đường 13 cả qlộ lẫn xa lộ đến từ Paris, giờ về TBNgựa cũng nằm trên đường 13 . Suýt đám cưới ngày 13, nhàlàng đăng bố cáo hằng tháng xong không cho cưới vì thiếu cái giấy cho phép của Bố Mẹ tới không kịp !
Thế nên, làm chi có chiện "có lệch lạc theo kiểu mình muốn không (vì có kiểu lệch đẹp, có kiểu lệch xấu)", hyc hyc, lại què nữa thôi !

Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests