Viết nhạc có /không có nhạc cụ

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Vie^'t nha.c co'/kho^ng co' nha.c cu.

Postby nmchau » 29 Mar 2005 20:38

Các anh chị

Mới đọc bài phỏng vấn và nghe nhạc TNS. Nhờ Sơn giới thiệu giùm vài bản nhạc cho TTBN được không :-)

Nhân nói vv viết nhạc không nhạc cụ, dạo đó tôi hay viết nhạc khi ngồi trên xe lửa (tôi commute mỗi ngày 3-4 hours).
Sau này bỏ thói quen đó, 1 lý do là vì bây giờ mobile phone chung quanh kêu đinh tai nhức óc, nhưng lý do chính là nếu không dùng nhạc cụ thì mình không thực sự nghĩ ra được những điệu gì thật "mới" mà chính mình cũng không ngờ tới, mà có khuynh hướng chỉ đi theo những điệu nhạc quen tai, mà điều đó thì trái với mục tiêu riêng của tôi khi làm nhạc. Do đó tôi rất cần có nhạc cụ để phá vỡ những ý tưởng nằm sẵn trong đầụ Guitar cũng no good, tôi chơi quen rồi nên hay bị ngón tay "mai phục" vô những chords cũ, do đó phải dùng pianọ Bây giờ không bao giờ tôi viết nhạc khi không có nhạc cụ (trừ khi bản nhạc đã thành hình và chỉ cần sửa đổi trau chuốt).

Không biết các anh chị em khác thì saọ

Thân
Tuan

Hi anh Tuấn và các anh chị thân,

Tuỳ theo khả năng và sáng tạo của mình. Tôi thấy cách nào cũng đuoc. Miễn sao mình đạt đuoc tới mục đích thì thôi . Có người quen với cách này, có người quen với cách khác. Tuy nhiên, có vài điểm anh Tuấn nhắc tới là tôi biết đa số cũng đều bị dính vào truong hợp này vì ông thày trước đó cũng nhắc nhở tới:

Khi chúng ta đánh một nhạc cụ ruột của mình để sáng tác, chúng ta sẽ có khuynh hướng và thói quen ôm cây đàn và đánh dạo nhiều, và nhiều khi đánh vẩn vơ với hy vọng là mình sẽ tìm ra được những diều mớị Không focus vô trong điểm mình muốn làm vì mình đã thuộc cần đàn lẫn phím đàn. Cung như truong hợp anh Tuấn đã thuoc làu và quen nhung vị trí trên cần đàn guitar của anh. Sau đó anh phải mượn đến một loại nhạc
cụ mới để tạo một cảm hứng mới (có lẽ dựa vào âm thanh mới của nhạc cụ lạ) và anh sáng tạo ra những âm thanh mới của anh.

Theo riêng tôi, cái sự sáng tạo không nằm ở trên nhạc cụ, mà nó nằm ở trong đầu mình. Từ sáng tạo giòng nhạc (âm thanh) cho đến sáng tạo màu sác mới (phối khí). Tôi cảm thấy freely hơn khi tôi chỉ ngồi xuống và viết. Cái điểm quan trong đối với tôi hơn hết là tôi viết cái gì và mục đích của tôi làm cái gìkhi viết bản nhạc đó? Trường hợp điển hình qua kinh nghiệm. Khi tôi còn ở trong trường, mỗi tuần ông thày đưa cho mỗi học sinh một tơ giấy assignment, thí dụ trong đó sẽ nói ra là cần viết một bài nhạc dài 1 phút diễn tả cảnh một
người chạy một cách hoảng sợ trong đêm tối vì vưà bị lạc và vưà bị một thứ bẫy rình rập nguy hiểm. Sẽ có những lúc người ấy té vào hố, có lúc bị cây đập vào mặt, có lúc tưởng chừng như gặp thấy đôi mắt thú dũ ở phía trước.
Nhạc cụ sẽ gồm có oboe, clarinet, French horn, Tpet, Tbone, Timp, percussions, vài cây violin, vài cây Cellọ

Trong trường hợp này, muốn viết một composition thật chính xác cho những nhạc cụ này, nếu dựa vào Piano hay đàn guitar để viết là một đdiều sai lầm khá lớn...vì mỗi nhạc cụ đều khác nhau từ timbre, phrasing, cho đến cách bấm. Và những nhạc cụ cùng với nhạc công này đâu phải lúc nào cũng có ngồi sẵn cho mình hàng ngày để mình thử cái mà thường là những âm thanh mớị Nhạc cụ đã khác thì mình phải viết giòng nhạc
cùng với chấm phá để đúng với ngôn ngữ của nhạc cụ đó.
Muốn làm như vậy, mình phải nghe đuoc tiếng nhạc cụ đó hiện ra qua giòng nhạc sáng tác của mình ở trong đâụ Trường hợp này cho thấy, mình không thể dựa vào piano hoac guitar, hoac loại đàn mình quen thuộc để sáng tác. Một orchestral composition khác với một piano composition nhiều lắm, khác từ màu sác cho tới
ngôn ngữ, vì vậy khi sáng tác, nếu mình nghe đuoc trong đâu thì thật đỡ khổ. Chưa kể, có những trường hợp mình (ông thày của tôi kể lại ông đã đi qua kinh nghiệm đau thương này khi làm viec với phim trương) bị dòi hỏi sáng tác ngay tại chỗ trong studio trong vòng vài tiếng đồng hồ..! và hễ cứ tờ nào ông viết ra là có nhạc sĩ transcribe ngồi ngay đó viết lai cho nhac công đánh. bài nhạc....thật nóng hổị.. vừa thổi vưà đánh.

Tuy nhiên muốn nghe đuợc và quen thuộc đuoc với nhạc cụ trong đầu mình cũng cần phải trau giồi băng những audio samples và scores. Sau những lần khó khăn, rồi mình sẽ đạt được. Trong sự sáng tạo nếu mình hiểu là mình muốn gìmới là quan trong. Vấn đề tìm tòi khám phá những theory hoac system mới hoac sáng
tác theo cảm hứng, nếu mình nghe được trong đầu thì tốt, còn nếu phải dùng tới nhạc cụ trợ giúp thì mình vẫn cứ làm.

Nói đến đây tôi mơi nhớ đến bài Ode To Joy của Beethoven. Trong thời gian này he đã bị hoàn toàn điếc. nếu he có dùng đàn piano hoac có nguyên mot giàn nhạc bên cạnh him để sáng tác đi nữa he cũng đau có nghe được !......Ông viết lên những âm thanh mà trước đó chưa ai từng viết như vậỵ Có phải là vì ông không nghe được hay ông "nghe" được trong đầu của ông với his "heart" and his "soul" as his instruments?

Thân

Son

Hi Sơn và các anh chị

Nhạc Beethoven dù là mới đối với thời đó, cũng vẫn theo những quy ước của "common practice period". Tất cả nhạc common practice period đều có thể tưởng tượng trong đầu được dễ dàng, dù là mới hay cũ. Chỉ khi nào mình đi ra khỏi common practice music thì mới bắt đầu khó, và đi càng xa, càng khó tưởng tượng trong đầụ Tôi không nghĩ là Schoenberg tưởng tượng trong đầu những serial music của ổng - in fact, sở dĩ ông ta sáng chế ra serial method là để break out những mental habits cũ.

Còn những ti'nh cách, âm sắc và effect của các nhạc cụ như oboe, clarinet... thì tưởng tượng trong đầu cũng dễ, giống như 1 người nấu ăn có thể tưởng tượng effect của những ingredients mình sẽ dùng.

Tôi nghĩ rằng dù mình giỏi đến đâu, cũng vẫn có những cái mình không nghĩ được. Nếu mục đích của mình là tìm ra những gì mình không nghĩ được, thì dùng "external means" là điều tất yếu (chứ nếu không thì min`h thành "vạn năng" mất rồi :-)

Anyway, để illustrate what I mean, tôi xin attach 1 mẩu nhạc kiểu làm trên xe lửa (Tình ca đầu tiên) và 1 mẩu nhạc kiểu không làm trên xe lửa (Dạ khúc) :-). Xin clarify: Không tưởng tượng được điệu nhạc trong đầu, nhưng dĩ nhiên là phải tưởng tượng được cái mood mà mình muốn gợi lên, trước khi ngồi vào đàn làm ra bản nhạc.

Thân
Tuan

Dear anh Tuan,

T^oi nhớ cách đây vài năm lúc làm nhạc kịch, Cái đoạn Kiều thăm mộ Ðạm Tiên rồi hồn ma Dạm Tiên hiện ra, (có một đoạn nhac cho orchestra diễn tả gío thổi aò ào, ma hiện ra rồi dấu hài bước đi còn dấu trên cỏ rêụ.) Tôi cũng phải tạo thanh theo kiểu comtempo vì Ngũ Cung hay Diatonic khó diễn tả quá. Nhưg tôi khong thể nào dùng nhạc cụ nào dể đánh lên trước được vì sợ copy câu trước từ đàn xuong thì quên mất câu saụ Cái idea cuả doạn nhạc gần 1 phút này nó quá phức tạp và very continous. Lai có texture nhiều bè chen lẫn nhau tùm lum. Vì thế, tôi nằm lỳ và cứ thế mà viết luôn một lèo luôn. Sau đó thì tôi lại rất hài lòng.
Vì thế, không biêt cách nào hay hơn?.
Riêng tôi thì không thể nào sáng tác trên đàn được, vì vừa hút thuốc, uô"ng rươu, lại thích viết lúc.. nửa nằm nửa ngồị Không thể nào hực hiện tất cả các điễu trên cũn một lúc được :)))
Just kiđing nhưng theo tôi, dùng đàn mình dễ viết ra những giai đi^.u lẩn quẩn lắm.
Có thể viết ca khu'c thì đươc vì người nghe hay ngươi sáng tác chỉ cần tạo ra giai dieu cơ bản và đẹp là được

Thân,
Nam

Hi anh TQNam

Vậy thì đúng là mỗi người 1 khác.

Ðồng ý với anh là viết nhạc bằng nhạc cụ dễ bị luẩn quẩn, nhất là nếu đó là nhạc khí tủ của mình. Tuy nhiên,
cái quan trọng, theo tôi, là mình tìm cái gì khi soạn nhạc trên đàn. Tức là đầu mình phải in the right receptive mode .
Tôi thì tend to look for a certain collection of pitches. Sau khi được 1 cái collection mà mình thấy thích hợp (thường là theo kiểu guided random search, biết tính cách của các intervals rồi từ đó mầy mò thên), đi lên đi xuống nhiều cách hay nhảy vài octaves cho quen tai, rồi rearrange theo nhiều cách, khai triển, transpose, làm sequencẹ.. như thường lệ Những giai đoạn sau không càn đàn lắm một khi tai mình đã quen với cái pitch collection rồi .

Cái key của method của tôi là: thường thường những điệu nào mới nghe càng chướng và khó nghe (và do đó khó tự mình nghĩ ra), nghe nhiều lại càng haỵ Do đó phải vứt bỏ bất cứ cái gì mình thấy immediately pleasing. Unless you believe in this with all your heart, the method CANNOT work (and it's pointless to write on an instrument). Tuy nhiên, cũng cần 1 cái 6th sense để đoán được là điệu nào mình nghe 1 hồi sẽ thấy hay, dù lúc này nghe thấy chướng tai .
Thân
Tuan

Hello anh Tuấn,

nhưng điểm chính ở đây mình phải đặt câu hỏi là Schoenberg có dùng tới đàn Piano để sáng lập một hế thống twelvetone hay không hay là ông chỉ dùng tới đầu óc và suy diễn của ông để phát triển một đdường đi mớỉ

Và trong trường hợp của Guistav Holst với the Planets. Le Sacre Du Printemps của Stravinskỵ Hoslt cũng nằm trong thời kỳ của Stravisnky, Debussy, và Schoenberg. Holst là modern composer. Nhạc của ông nằm khong nằm trong common pratice period. Orchestral composition và unconventional orchestration technique của ông (bị ảnh hưởng không it' qua kỹ thuật của Stravinsky và Schoenberg) không thể phát tirển trên một cây Piano được. Tôi không biết chắc chắn phuong pháp sáng tác của ông Holst nhứng có lẽ nó phải do sự tưởng tượng developed ở trong đầu của ông.

Như anh Tuấn có nói "đi càng xa, càng khó tưởng tượng trong đầụ" Nếu vậy mình lại cần phải chinh phục được cái đầu của mình đừng để bị vào khuông khổ của mẫu nhạc cũ" và lại càng tập làm sao để nó không bị lệ thuộc vào cây đàn nữa . Riêng cách tập của tôi là dựa vào cái teaching của Kinh Dich. Nó giúp tôi suy nghĩ một cách phóng khoáng hơn và không bị gò bó vào quy luật either classic or modern conventional method. Khi tôi develop mot cái gì mới trong đầu, tôi viết ra ngay trên tờ giấy, và sau đó rất là excite dùng tới đàn để kiểm chứng cái tôi đang thử nghiệm.

Thân

Son

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 29 Mar 2005 20:40

Các bạn thân mến,
Tôi mới về từ Venice . Ðọc các e-mails các bạn viết về sáng tác có nhạc khí hay không có nhạc khí .
Ðiều này tùy theo sáng tác , theo ý riêng của tôi .

1. Sáng tác không nhạc khí .

Như Sơn đã viết . Lúc trước Sơn sáng tác khi ngồi trên xe lửa chỉ ghi nhạc theo ý nhạc trong đầu . Ðây là loại sáng tác ca khúc dễ , có thể theo những khuôn mẫu đã được nghe từ lâu . Tôi sáng tác những ca khúc ngắn loại phổ thông theo kiểu này vì sáng tác nhạc cho quần chúng trung bình (general public) thì không cần phải dùng trí óc để sáng tác cho khó khăn . Những bài hát được nổi tiếng trên thế giới không phải là những bài hát với những hợp âm khó nghe, hay những làn điệu khúc chiết .
Nhac sĩ Georges Auric (một trong 6 nhạc sĩ đương đại của nhóm Le Groupe des Six với Arthur Honegger, Louis Durey, Germaine Tailleferre, Darius Milhaud, Francis Poulenc, Georges Auric,) chỉ sáng tác một ca
khúc ngắn cho phim Le Moulin Rougẹ Ông chỉ mất có 30 phút để sáng tác. Bài nhạc được nổi tiếng trên thế giới và tiền tác quyền nhiều gấp 100 lần so với tất cả những symphonies, sonates, concertos ông ấy viết (hàng trăm bài) . Bài nhạc "Les Feuilles Mortes" của Joseph Kosma rất đơn giản nhưng đã mang lại cho tác giả hàng triệu dollars .
Trường hợp của nhạc sĩ Cung Tiến . Lúc Cung Tiến viết hai bản nhạc "Hoài Cảm" và "Thu Vàng " lúc anh chỉ có 14 tuổi (năm 1952) trong giai đoạn tập viết nhạc , rất đơn giản nhưng hai bài này đã đưa tên tuổi của Cung Tiến vào trong vườn tân nhạc VN . Những nhạc phẩm sau này của Cung Tiến với cách viết khúc chiết theo nhạc Tây phương cận đại (loại giao hưởng khúc, hay symphonic poem) cho cả dàn nhạc giao hưởng hay cho nhiều giọng với những hợp âm chõi tai, khó nghe nhưng không mấy thành công đối với quần chúng VN vì có mấy ai "hiểu " được nhạc đó vì đó là loại nhạc viết bằng trí óc, bằng phân tích để cho thấy trình độ âm nhạc của tác giả .

2. Sáng tác với nhạc khí .

Sáng tác với nhạc khí đòi hỏi một sự hiểu biết âm nhạc sâu rộng hơn, có theo học trường nhạc sáng tác. Nếu nhạc sĩ sáng tác có óc tìm tòi (như Trịnh Nam Sơn, như anh Tuấn) thì khi viết nhạc hay tìm những hợp âm lạ tai, phải thử qua đàn (piano, hay guitar)Tôi có nghe Trịnh Nam Sơn đàn vàhát cách đây 10 ngày tại nhà
Trần Quãng Nam. Nhạc của Sơn có màu sắc mới, những hợp âm mới theo Jazz, hay nhạc Brazil vì hai loại nhạc này dùng những hợp âm lạ tai hơn là những hợp âm thông thường . Với những hợp âm như thế, Sơn đa ~ đi về Jazz hay Bossa Nova nhiều hơn . Mà hai loại nhạc này đối với người Việt trung bình thì hoàn toàn lạ tai . Muốn sáng tác như thế , phải có đàn để thể nghiệm những hợp âm khó tạo một màu sắc mới lạ Khi đi vào nhạc cổ điển đương đại (contemporary classical music) thì cách dùng hợp âm lại khác nữa .
Viêt Nam có nhạc sĩ Tây ba n cầm tên là Trịnh Bách (sống ở New York trước kia, bây giờ thường sống ở Viêt Nam) đã nổi tiếng về Tây ban cầm và được học với nhạc sư Segovia (bên Spain). Cách sử dụng hợp âm trên guitar của Trịnh Bách trong các bài nhạc đương đại rất lạ tai . Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc châu cũng tìm tòi những hợp âm lạ tai khi soạn hòa âm cho các bài dân ca VN . Ðó là cách viết nhạc trí thức (intellectual composition) . Có khi viết nhạc theo lỗ tai, rồi khi dùng đàn để thay đổi những hợp âm cho khác lạ một chút .
Mỗi một nhạc sĩ có một sở thích riêng . Tôi không cho cách viết không nhạc khí là hay hơn hay dở hơn cách dùng nhạc khí để viết . Mỗi người có một quan niệ m sáng tác . Ðiều trọng yếu là mình muốn viết bài nhạc đó cho tầng lớp quần chúng nào, cho người nghe không trình độ hay có trình độ .
Vài hàng gởi các bạn
Tran Quang Hai

Anh Hải mến

Anh đã viết rõ ràng và ghi hết ý trong email trước rồi thì cũng khó biết thêm ý kiến gì khác vàọ Tôi chỉ có
vài nhận xét sau đây:

1. Trước đây tôi hay dùng đàn guitar để viết nhạc (sáng tác ca khúc) nhưng sau thì chuyển qua piano vì thấy
khả năng của cái piano rộng hơn.

2. Ðúng như các anh nói là dùng các nhạc khí quen thuộc thì mình hay bị rơi vào những lối mòn cũ. Nhất là tôi chỉ chuyên phổ nhạc từ thơ và trong đầu cứ hay bị các dòng nhạc cũ "mai phục" (tôi thấy chữ này rất hay và dường như được nhắc đến lần đầu trong một bài viết của anh PQTuấn. Anh Tuấn ơi, có phải anh là tác giả
chữ này không?)

3. Ðể tránh điều trên, tôi thường chuyển qua những cung ít khi dùng, để viết. Cũng là Thứ mà khi viết ở
La thứ thì không lối thoát . Trái lại cố gắng thử ơ Do minor ( 3b) hoặc Sol minor (2b) chẳng hạn thì lại có
nhiều ý mớị Không biết các anh chị có nhận thấy vậy không và có ai biết cách nào để giải thích hiện
tượng này không ?

4. Khi phải viết nhạc (soạn các transcription) cho guitar cổ điển thì dĩ nhiên không còn cách nào khác hơn là phải dùng đến cây đàn. Chỉ mới dạo sau này có vài người bạn như Quốc Dũng khuyên tôi nên thử sáng tác ca khúc không dùng đàn, và có lẽ tôi cũng sẽ thử Thật ra thì xưa nay vì phổ thơ quá nhiều, tôi chỉ cần nhìn 1 bài thơ là thấy có nhạc trong đầu, nhưng hầu hết những ý nhạc đầu tiên đó đều đã "mai phục" sẵn nên không có gì đặc sắc cả
Nhân nói chuyện sáng tác, tôi nhớ có một đêm trong giấc mơ tôi thấy chị Khánh Ly hát một ca khúc mới, bảo
là của Trịnh Công Sơn. Trong mơ tôi nhớ bài hát hay tuyệy vờị Cả nhạc và lời đến rõ ràng, song suốt vô cùng và trong trí tôi tự nhủ là chắc chắn sẽ nhớ không thể quên được. Thế nhưng tỉnh dậy lấy giây mang ra chép lại ngay thì lại quên gần hết !

Có lần tôi hỏi anh Trịnh Công Sơn là anh ấy viết nhạc hay lời trước. Anh Sơn bảo là cả nhạc và lời cùng
đến một lúc, nghe như từ đâu đến mà anh ấy chỉ cần với tay là có thể bắt lấỵ Nếu không ghi ra được thì thường chỉ vài ngày sau là dòng nhạc ấy lại trở lại ...

Có anh chị "kỹ sư" nào biết được cách gì để ... lắp một cái antenna sao cho mình bắt đúng làn sóng nhạc như
vậy thì tiện biết bao! Anh Châu nghĩ sao ?

Thân mến

Võ Tá Hân



Anh Hân mến

Quả là tôi dùng chữ "mai phục" nhưng thuổng của thi sĩ Chân Phương trong bài "Mừng thọ lục bát" (apologies to poets :-)

Buồn tình lấy giấy bút ra
điệu quen lục bát ngâm nga giải sầu
sáo ngôn mai phục đầy đầu
chẳng cần động não đã ào ào tuôn
lối mòn sẵn trớn phóng luôn
còn hơn nước lũ trên nguồn chảy ra ...

Thân
Tuan



Anh Hân thân mến,

1. Trước đây tôi hay dùng đàn guitar để viết nhạc (sáng tác ca khúc) nhưng sau thì chuyển qua piano vì thấy khả năng của cái piano rộng hơn.

Nếu anh thấy trên piano có nhiều phương tiện hơ n , cái đó cũng đúng một phần nào .
Với đàn guitar thì tiện hơn cho những ai không có piano tại nhà, và lại dễ di chuyển hơn trong khi đi du lịch . Có thể tạm tạo một cái sườn cho bài nhạc rồi về nhà kiểm lại trên piano với điều kiện là phải biết đàn piano, và phải quán thông hòa âm.

2. Ðúng như các anh nói là dùng các nhạc khí quen thuộc thì mình hay bị rơi vào những lối mòn cũ. Nhất là tôi chỉ chuyên phổ nhạc từ thơ và trong đầu cứ hay bị các dòng nhạc cũ "mai phục" (tôi thấy chữ này rất hay và dường như được nhắc đến lần đầu trong một bài viết của anh PQTuấn. Anh Tuấn ơi, có phải anh là tác giả chữ này không?)
Danh từ "mai phục" giống như đi đánh giặc , lâu lâu bị "phục kích " thì khó mà trở tay !


3. Ðể tránh điều trên, tôi thường chuyển qua những cung ít khi dùng, để viết. Cũng là Thứ mà khi viết ở La thứ thì không lối thoát . Trái lại cố gắng thử ơ Do minor ( 3b) hoặc Sol minor (2b) chẳng hạn thì lại có
nhiều ý mới . Không biết các anh chị có nhận thấy vậy không và có ai biết cách nào để giải thích hiện tượng này không ?

Vấn đề dùng cung La thứ để tránh những dấu thăng , giảm, dễviết hơn . Trong khi đi đường nên tạm sử dụng cung La thứ . Sau đó về nhà anh viết trên computer rôỘ transpose để nghe coi co "quen tai" hay không . Vấn đề có ý mới chỉ vì anh nghe lạ tai khác với cung La thứ anh thường dùng, chứ đó chỉ là transposition thôi .


4. Khi phải viết nhạc (soạn các transcription) cho guitar cổ điển thì dĩ nhiên không còn cách nào khác hơn là phải dùng đến cây đàn. Chỉ mới dạo sau này có vài người bạn như Quốc Dũng khuyên tôi nên thử sáng tác ca khúc không dùng đàn, và có lẽ tôi cũng sẽ thử Thật ra thì xưa nay vì phổ thơ quá nhiều, tôi chỉ cần nhìn 1 bài thơ là thấy có nhạc trong đầu, nhưng hầu hết những ý nhạc đầu tiên đó đều đã "mai phục" sẵn nên không có gì đặc sắc cả

Khi sáng tác nhạc trước thì ý nhạc hoàn toàn khác với phổ thơ vì anh bị gò ép bởi lời đã có sẵn với các dấu trong tiếng Việt . Do đó, anh bị lệ thuộc vào dấu của tiếng nói cho nên dòng nhạc của anh không thể thoát ra ngoài một cách phóng túng . Còn viết nhạc trước thì anh hoàn toàn tự do viết theo nguồn cảm hứng . Tôi có thử viết nhạc trước rồ`i viết lời sau, và viết lời trước rồi đặt nhạc sau .
Hai cách đó cho thấy điệu nhạc đi theo hai chiều hướng khác nhau .

Tran Quang Hai


Hello Anh Tuấn P.
vừa đập xi măng mà được nghe nhỮng rhythm (symmetrical and asymmetrical) rồi ađ other musical
elements on top là done! expressing the music of the moment.
sometimes in order for me to find new musical ideas, whether w/ inst. or not, mình phải hear outside of
music boundaries!
ex. những rhythm đang tap trên computer keyboard trong lúc viết mail này, record it, listen to it,
let it guide and lead me to my music treasure box!
vài lines to share with Anh Chị NV
..._ - -__....(silence)---...._--_....etc
cheers
bạch

Hi anh Tuan,

cám ơn anh đã cho nghẹ Như anh Hải có đề cầ.p về sở thích và popularity của bài nhạc. Tôi bây giờ chọn cách nghe nhạc với cái tâm hơn là analysis (tại tôi hơi bị fed up với analysis unless I have to). Có lẽ tôi gần gũi với cái bến hơn, nên tôi vẫn thích nghe cái "train" của anh hơn. Tôi cảm thấy nó trung thực hơn. Trong khi đó, cái "notrain" nó cho tôi thấy cái cảm giác cố gắng để vượt qua những cái thông thường.

Cám ơn anh Tuấn

Anh TuấnP. mến,

Nghe qua 2 bài midi "train" và "notrain" cuả anh V. thích bài "train" hơn. Không biết có phaỉ vì nó ở thể minor
cho nên "dễ cảm" hơn ????? Bài "notrain" nghe cầu kỳ, chords anh dùng dim, 9, 7, v.v.... nhưng theo nhận xét cuả V. thấy nó thiếu cái tình cảm để quyện với bài nhạc.


Thân
TDV

Hi Việt

Ủa, sao chưa biết bài ca muốn nói về tình cảm gì mà Việt
đã biết là nó thiếu tình cảm ? :-)

Lời nó như thế này:

Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Anh sợ những vòng dây sẽ cuốn lấy chúng ta
Sẽ cuốn lấy chúng ta
mọi hy vọng
bị bóp nghẹt...
nên anh dìu em
nên anh dìu em
dìu em
đi xạ..

Tức là nó muốn diễn tả một cảm giác ngột ngạt, uneasy, uncertain, giam hãm trong thành phố, không thơ mộng. Chữ "bóp nghẹt" được diễn tả bằng cách nhảy ra ngoài scale bằng 1 tritone step, combine với 1 chord không chứa note "nghẹt" (melody: Bb, chord: F). Tôi cốt ý để chữ "nghẹt" ở cuối câu, 1 điều rất kỵ trong việc đặt lời (vì khó ngân). Tất cả là để build up cvái tension, cái cảm giác ngột ngạt tới maximum (a kind of negative climax). Sau đó "Dìu em đi xa" thì resolve tension bằng cách trở lại conventional major chord.

Trong tất cả thơ văn Việt Nam trước Thanh Tâm Tuyền, chưa ai dùng những cột đèn và vòng dây điện trong một bài thơ tình cả. Do đó những tình cảm đó hoàn toàn ở ngoài cái "mental conditioning" của độc giả (vốn chỉ quen những gió thu, nai tơ, lá vàng...). Nếu dùng nhạc conventional, E minor à la Trịnh Công Sơn để diễn tả những tình cảm đó thì hoàn toàn trật jeụ Tôi nghĩ là 99% độc giả VN bây giờ cũng không enjoy nổi bài thơ nàỵ Nếu chỉ nghe nhạc phổ thông mà không đọc thơ, nhất là thơ hiện đại, "tình cảm" của mình sẽ bị giới hạn trong một vòng rất nhỏ.

Muốn enjoy được loại thơ này (và loại nhạc này), cần 1 thời gian conditioning khá lâụ Những người bạn tôi bảo là nghe chừng 5 lần thì mới bắt đầu thấy hay, nhưng càng nghe càng hypnotic. Tuy nhiên những người "on the right wavelength" và cực kỳ bén nhạy với tất cả các loại nhạc như Hoàng Ngọc Tuấn thì feel it on first hearing (Hoàng Ngọc Tuấn có hát và tự đệm bài này, tôi sẽ post mp3 cho ai tò mò muốn nghe).

Bài này có cầu kỳ không? Nó cũng chỉ dùng 12 notes nhạc như những bài khác thôi :-)

Ở Sydney có 2 người thích bài này, 1 là HNTuấn, còn người kia là anh Trần Ðình Lương. Sở dĩ anh ấy thích là
vì tôi mời đến nhà ăn cơm và sau đó ... bắt anh ấy hát chừng 10 lần. Sau đó nạn nhân đâm ra thích luôn! Còn các bạn khác thì ...thương hại tôi và bảo ráng làm sao làm nhạc cho ... ngay ngắn.

Phạm Ðình Chương có phổ bài này thành Dạ Tâm Khúc, khá nổi tiếng:

Ði đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em môi em như mật đắng
như móng sắc thương đau
như móng sắc thương đau

Cột đèn và dây điện của Thanh Tâm Tuyền đã được surgically removed, còn lại sanitised version, rất êm ái và tình tút suỵt! :-)

Thân
Tuan

Anh Sơn & Việt và các bạn NV mến,

Cứ xem mấy cái tựa nà anh PQT bật mí:

Bài Train là "Tình Ca đầu tiên", xuất phát từ tình cảm người viết, như vậy phải có nhiều tình cảm hơn.

Bài NoTrain là Dạ Khúc, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền thì phải có nhiều kỹ thuật hơn.

Nhân tiện xin tán phét về thói quen viết nhạc của tôi, cho vui thôị Chứ "nhạc sĩ giả mạo" thì chả có gì đáng trao đổi kinh nghiệm cả :-).

Tôi thường đem melody mai phục sẵn trong đầu ra làm melodỵ 10 phần những bài đã viết thì có đến 8 là có góp nhặt 1 đoạn nào đó mà tôi đã nghe và thích, thường là đoạn rất ngắn.` Tôi viết theo ý thích và hứng thú, hay để giải toả stress, chứ chẳng phải để cầu tiến gì hết trọị Có bài thì tự đến với mình khi lang bang đi chơi, đi làm, chờ xe, huýt sáo vớ vẩn, có bài do nghịch ngơm nhạc cụ (guitar hay keyboard), nhưng những bài từ nhạc cụ cũng cần qua giai đoạn thử nghiệm là nó có còn nhớ trong đầu không cái đã. Tôi luôn luôn có
melody trước, rồi vật lộn tìm cách cho lời vào saụ Càng ngày làm lời càng bí , vì tình cảm theo năm tháng cũng phải bớt "ướt át" đi, dù có cố tìm cách "ướt át hóa " nó. (Cũng như mái tóc xanh nó bye bye đi theo lá muà thu vậy). Ít nhất là làm kiểu nhạc trước lời sau thì mấy cái melody quá kém tôi sẽ chán không theo đuổi nó nữa .
Ðương nhiên, làm nhạc kiểu này chẳng bao lâu thì phá sản, cạn lời lẫn nhạc, nên bây giờ hầu như không có viết gì cả :-)

Vài dòng đuà với các bạn, xin đọc qua rồi bỏ :-)

Thân
MAT

Anh Hân mến,

--- In nhacviet@ỵ.., votahan@s... wrote:
>
> 3. Ðể tránh điều trên, tôi thường chuyển qua những cung ít khi dùng, để viết. Cũng là Thứ mà khi viết
ở La thứ thì không lối thoát . Trái lại cố gắng thử ơ Do minor ( 3b) hoặc Sol minor (2b) chẳng hạn thì lại có
> nhiều ý mớị Không biết các anh chị có nhận thấy vậy > không và có ai biết cách nào để giải thích hiện
> tượng này không ?

V. cũng có những kinh nghiệm như anh nói trên. Như các anh đã nói, với một cung nào mình quen thuộc khi xử dụng nhạc cụ thì các thế bấm cuả chords progression trong cung đó nó đã "mai phục" (từ anh TuấnP) trên các ngón tay mình rồị Còn khi anh dùng cung lạ như Do minor chẳng hạn, theo thiển nghĩ cuả V., mình sẽ "lọng cọng" chuyển chord cho dù bài nhạc có quen và trong đầu mình nghĩ phaỉ dùng chord gì (chỉ nghĩ được là chord bậc I,IV,V....
nhưng không nghĩ được chính xác là G7, Fm v.v.v...) cho trường canh đó hay phách đó. Có lẽ vì tay không quen các thế bấm trên đàn nên đầu có " cơ hội "nảy" ra nhiều ý mới hơn ????


> Nhân nói chuyện sáng tác, tôi nhớ có một đêm trong giấc mơ tôi thấy chị Khánh Ly hát một ca khúc mới, bảo là của Trịnh Công Sơn. Trong mơ tôi nhớ bài hát hay tuyệy vờị Cả nhạc và lời đến rõ ràng, song suốt
vô cùng và trong trí tôi tự nhủ là chắc chắn sẽ nhớ không thể quên được. Thế nhưng tỉnh dậy lấy giây
> mang ra chép lại ngay thì lại quên gần hết !

Hàhàhà!!! hình như ai viết nhạc đều trải qua những giấc mộng như anh nói thế này !!!!! :-)


>
> Có lần tôi hỏi anh Trịnh Công Sơn là anh ấy viết nhạc hay lời trước. Anh Sơn bảo là cả nhạc và lời cùng
> đến một lúc, nghe như từ đâu đến mà anh ấy chỉ > cần với tay là có thể bắt lấỵ Nếu không ghi ra
> được thì thường chỉ vài ngày sau là dòng nhạc ấy
lại
> trở lại ...

Thật vậỵ Riêng cá nhân mình, khi "chộp" được một câu cùng với melodie đi theo nó thì vài ngày sau sẽ nảy ra
rất nhiều ý mơí.

Thân
TDV

Hi anh MAT và các anh chị,

Ðọc email cua anh TuânP, anh Hân, anh Nam, và các anh chị ở đây, tôio mới chợt nhớ ra có mấy lần tôi muốn nói đến cái mà tôi vẫn cứ thường tự hỏi ho6`i còn trong trường... sau đó tôi quyết định nghĩ rằng... nó là như vậỵ. cứ để xuôi theo những gì mình nghe đuoc, hoac nhung gì mình muốn khác, vì cung quy nó đều có sẵn.....cứ lấy mà xài nếu mình biết được đến nó:

Tất cả những gì mình gọi là do mình sáng tác đều chưa chắc đã là của mình.. vì.... mình đã từng nghe được những cái pattern (the color of the contour) này it' nhất cũng là một lần.
Những system mới mẻ cũng không phải là do mình sáng chế ra ;
Mình chỉ "khám phá" ra là nó có hiện hữu từ đời nào rồi . Kể cả Schoenberg, hay PhillipGlass,.....hay ai đi nữa trong tương laị Sở dĩ có người nghe đuoc thế này và có người nghe đuoc thế kia là vì chúng ta sinh ra đều khác nhaụ..Măc dù mình cùng năm trong cái gọi là không gian ba chiều và chiều thời gian, Nhưng không có nghiã là mình sống trong cùng dimension của tâm linh. Tôi nghĩ khi mình cùng nghe thấy một doạn nhạc hay, hoac mình cùng cảm thấy mình gặp người mình hợp là vì lúc đó có thể mình đang gần hoac chạm giao điểm của chiều tâm linh......! ;-(... Thí du: có người sinh ra chỉ thích về toán hoc.. mấy con số.... người sinh ra chỉ say mê với mổ xẻ cơ thể, người sinh ra chỉ thích thi văn.....! Tại sao họ lại có sự suy nghĩ khác nhaủ

Các anh chị nghĩ saỏ

Thân
Son

Sơn mến

Tôi không nói là tất cả mọi loại nhạc đều có thể viết bằng piano được. Tôi chỉ nói là tôi hay dùng piano để
break out of old mental habits (và có rất nhiều famous composers dùng phương tiện này). Có người thì dùng twelve tone technique, computers, toss a coin, dùng math formulạ.. Có người thì tìm nghe nhạc những culture khác.

Cái khó nhất và piano có thể giúp mình nhiều nhất là invent và feel những scale/modes mới (where is the tonal center, how do the various steps and intervals relate and "feel" musically). Dù mình học nhiều và có trí nhớ và trí tưởng tượng kinh hồn đến đâu, cũng không thể đi ra ngoài cái modal conditioning của mình nếu chỉ dùng óc tưởng tượng. Mình học được và feel được 10 modes thì trong đầu mình chỉ có thể compose trong 10 modes đó mà thôị Debussy khi bắt đầu compose bằng whole tone scale, tôi nghĩ phải dùng piano vì chưa ai compose những khúc nhạc dài bằng whole tone nên khó lòng có thể tưởng tượng nó sound ra làm saọ

Thân
Tuan

Anh Tuấn thân mến,
Bài anh viết trên xe lửa thì nghe lọt vào lỗ tai ngay đối với người không cần phải có kiến thức về nhạc . Còn bài nhạc kia, nếu chịu khó nghe nhiều lần như anh nói thì dòng nhạc bắt đầu thấm vào các sớ thịt thì mới có thể cả m nhận và bắt đầu thích .
Hai bài với hai cách nghe khác nhau thì thấy có hai maŨ sắc tuy tương phản nhưng rất thú vị vì tìm thấy nơi bài thứ nhì một sự tìm tòi mới lạ
Congratulations anh Tuấn
Tran quang Hai

Anh Hải mến

Cám ơn anh đã có lời khuyến khích. Thực ra đó chỉ là 1 đoạn thôi anh ạ. Xin post lại cả bài cho đầy đủ (và
partition để có thể đọc lời).

Thân
Tuan

Anh Tuấn thân,
Bài Dạ Khúc của anh hoàn toàn viết theo lý trí . Sự tìm tòi của anh nhấn mạnh về cách dùng series of whole tone, cũng như second minor, hay triton ( Fa - Si) và những chords nghe "chõi " tai . Tôi nghĩ là anh viết với mục đích cho thấy sự tìm tòi cái mới với những hợp âm khác lạ chứ không phải để nghe với quả tim .
Mỗi một nhạc sĩ có một cách viết nhạc , một sáng tạo , một hướng đi khác với mọi người . Số người thích có
thể là rất ít nhưng cũng có người thích chứ không phải chỉ viết cho riêng mình .

Tôi đã có viết khi học về concrete music, hay electro-acoustical music chỉ toàn là tiếng động, nghe "không vô" hay có thể bị "tái mặt " vì chướng tai vô cùng. Một loại nhạc không chủ âm (atonal music, aleatory music) .

Tran Quang Hai

Anh Hải mến

Anh nói "hoàn toàn viết theo lý trí" cũng chưa đúng hẳn anh ạ, tuy có dùng lý trí nhưng mà với mục đích là để
chuyển đạt tình cảm. Lý trí chỉ là phương tiện mà thôị Trước khi ngồi xuống viết nhạc cho bài này, tôi bỏ ra
chừng ba tháng (ngồi trên xe lửa) để đọc đi đọc lại bài thơ và tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, chỗ nào là
climax, chữ nào ý nào là quan trọng. Tôi cũng đọc background information về nhà thơ này và đặc biệt là 1 bài viết rất dài của Hoàng Ngọc Tuấn về Thanh Tâm Tuyền (đăng trên Hợp Lưu hay Văn Học). Tôi cố gắng tưởng tượng những moods, những cảm giác, tình cảm diễn tả trong bài và decide là style phải ra làm saọ Sau khi "cảm" được bài thơ (yeah, took me three months để cảm nó, vì vậy tôi cũng hơị.. buồn 1 chút khi có người nghe qua một lần và chưa biết nó nói gì mà đã phê bình rằng nó... ít tình) - thì tôi mới ngồi xuống viết nhạc.

Tiện đây tôi cũng nói về "nghe nhạc bằng tâm". Bài này muốn appreciate đúng mức thì phải nghe bằng TÂM, nhưng mà 1 cái tâm rộng mở, receptive và không có thành kiến. Cũng như khi một người đàn bà da đen xấu xí với giọng nói khàn khàn tới gần mình, nếu mình cứ expect là "thấy phải mê liền" như là thấy Nicole Kidman, thì cái tâm của mình sẽ khép lại và mình sẽ tránh xa nó. Nhưng nếu mình để cái tâm của mình rộng mở, đón nhận những cái không quen thuộc, thì biết đâu mình sẽ dần dần thấy những cái đẹp mà thoạt nhìn mình không thấỵ Vì vậy, chúng ta nên tập MỞ RỘNG CÁI TÂM khi thưởng thức âm nhạc (và nghệ thuật mới, nói chuing). Cũng như trong HQ anh TNSơn kể vác băng đem những bài hát rất hay của anh ấy đi khắp nơi
nhưng các TTBN không chịu mở cái "tâm" ra để đón nhận nhạc mới của một người hãy còn vô danh tiểu tốt.

Thân
Tuan

Hi anh TuấnP.,


--- Tuan Pham wrote:
> (yeah, took me three months để cảm nó, vì vậy tôi cũng > hơị.. buồn 1 chút khi có người nghe qua một lần và > chưa biết nó nói gì mà đã phê bình rằng nó... ít > tình) - thì tôi mới ngồi xuống viết nhạc.

Không biết anh muốn nói ai vậy ???? :-) Nếu là V. thì anh nói như vậy không đúng. Không có thời giờ để lục
lại thư cũ nhưng nếu V. nhơ không lầm, anh đã post bài "notrain" (Quên tưạ là gì rồi) này lên NV cách đây cũng đã khá lâu . V. có nghe đi nghe lại, thấy lạ thật nhưng thật sự không "cảm" lắm! hình như anh PADũng cũng cho nhận xét bài này rồi thì phaỉ. Nói chung, bài anh có kỹ thuật cao nhưng chỉ để cho những ai thích đi tìm những nét nhạc lạ. Sorry khi thấy anh cất công làm bài này mà mình đã cho những lời phê bình thành thật.


> Cũng như trong HQ anh TNSơn kể vác > băng đem những bài hát rất hay của anh ấy đi khắp nơi
> nhưng các TTBN không chịu mở cái "tâm" ra để đón nhận > nhạc mới của một người hãy còn vô danh tiểu tốt.
>

Anh ví dụ như vậy không đúng rồi!!! :-) TTBN chỉ không muốn mở túi tiền họ ra thôi chứ chẳng có "tâm" nào
đâu !!! :-)


Mến,
TDV

Hi Việt

Yeah, tôi nói tắt nên không chính xác. TTBN là những trung gian nó phản ảnh cái tâm của quần chúng nói chung (nếu phản ảnh đúng, thì TTBN sống và làm giàu; nếu phản ảnh sai thì TTBN chết). Do đó, họ phản ảnh cái fact là cái tâm quần chúng thường thường khép kín với nhạc mới của nh~ người hãy còn là vô danh tiểu tốt. Việt đồng ý không?
:-)

Thân
Tuan

Hello anh Tuấn,

Anh phải thông cảm cho anh em... Chính bài thơ của TTT đã làm anh tốn mất ba tháng để có cảm giác. Bây giờlại cộng thêm nhạc của anh vào nữa thì nó lại theo inflationary rate màtăng độ cảm của anh em. Như vậy anh Tuấn cần phải kiên nhẫn :-)
Seriously, mỗi người có taste khác nhaụ Cách nghe cũng khác nhaụ Có bài mình thích nhưng người khác không thích. Th' dụ như nhạc của Antonio Salieri, có một thời nổi hơn cả works của Mozart...Hoă/c bài the Entertainer, cả muoi năm sau sau khi Scott Joplin chết đi rồi bài đó mới nổi tiếng. Bây giờ mình nghe mấy
bài đó thì thấy rất normal.....

Anh viết như vậy là để thoả mãn cho chính anh chư không phải cho người khác. Thành thử nếu chỉ một người appreciated là cũng đủ rồị. còn ai chia xẻ được thì tốt. Những cái gì mới qúa phải tranh đấu và phải từ từ. Tôi thích cái melody của anh, rất dễ hát. Nhưng nếu để những chords đó thì tôi phải hát nhiều lân để không bị một số nốt trong chord clash với giọng mình. Có một điều tôi biết.. là như thế nàỵ Là một ca sĩ bình thường ...khi hát một bản nhạc, họ đã quen với loại nhạc tonal. nên khi họ nghe thấy Major chords (not Dominant chords) và Minor chords họ sẽ có khuynh hướng nghĩ nó as tonal, và khi nốt melody bị minor 2nd (1-9b/4-3) clash, họ sẽ không nghe được... và đây là nói chung cho cả người nghẹ Vì nghe đã train với Tonal nên rất khó nghe nếu họ không đuoc preparẹ Chỉ có một cách prepare mà tôi thấy reasonable là anh giữ những nốt hợp âm đó nhưng invert nốt và kêu theo tên của Dominant chord . Nếu không, người bình thường khi nhìn vào bài nhạc họ sẽ bị psychological conditioning. Tôi nghĩ tôi cũng bị conditioned khi nhin` vào những major và minor chords đó clashed với melodỵ

Vài giòng tâm sư với anh Tuấn.

Thân.
TNS


Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests