CON D-U+O+`NG NGHE^. THUA^.T

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

CON D-U+O+`NG NGHE^. THUA^.T

Postby nmchau » 24 May 2006 21:55

CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT

Nhạc trưởng Vũ Tôn Bình nói chuyện với Nguyễn Linh Giang

bài do chị Vũ Sương gởi


LTS: Có rất nhiều người muốn dấn thân trên con đường âm nhạc và nghệ thuật. Con đường ấy không bằng phẳng mà nhiều chông gai, nhiều khúc quanh khó đoán. Nhạc trường Vũ Tôn Bình, PhD in conducting, là người đã đi trên con đường này trong hơn 40 năm qua, từ những năm còn rất nhỏ tuổi. Nhạc trưởng đã nói về những suy nghĩ cũng như những nhận định của ông về con đường nghệ thuật, đồng thời đưa những lời khuyên cho các bạn trẻ đang muốn bước vào con đường chông gai nhưng quyến rũ này.


Hai loại âm nhạc

Cái mình cần phải phân định là thế giới âm nhạc chia ra làm 2 loại. Một là popular art có tính cách giải trí. Hai là high art, nhưng tôi thích dùng chữ cultural art hơn. Cả 2 loại art này đều là cách bầy tỏ lối sống, sự suy nghĩ, triết lý sống và phong tục tập quán của 1 nhóm người nhưng popular art thì thường thuộc về quần chúng còn cultural art là của nhóm người tiếng Việt Nam gọi là kẻ sĩ.
Chuyện phân định này rất quan trọng vì nếu mệnh của mình là cultural art mà mình cứ nhắm tới cái popular art thì mình sẽ không thành công được vì có sự xung khắc. Còn nếu mệnh của mình là popular art mà mình lại đi về cultural art thì cũng xung khắc như vậy.
Sau khi mình định nghĩa được là mệnh của mình là gì thì đường đi của mình sẽ suông sẻ, dễ đi đến đích hơn. Có những người không định nghĩa rõ những chuyện này nên họ không đến đích hoặc đến đích rồi nhưng không thỏa mãn. Vì khi họ đến đích rồi họ mới thấy là họ ở sai vùng.

Thiên mệnh

Yếu tố đầu tiên tôi muốn nêu ra là destination, có thể dịch là định mệnh hay thiên mệnh. Khi nói tới chữ này nhiều người cho là tiêu cực nhưng thực ra mình phải tích cực thì mình mới được ở trong cái mệnh của mình. Khi mình nói tới cái mệnh có nghĩa là cái yếu tố huyền bí vì trong đời mình ai cũng thấy là có những yếu tố không thể giải thích bằng khoa học được. Người tôn giáo thì tin rằng đó là do Trời Phật hay Thượng Đế. Tôi đạo Tin Lành nên tôi gọi đó là thiên mệnh. Và mình phải tích cực thì mới ở trong cái thiên mệnh được. Mình tiêu cực thì có thể mình bị mất cái thiên mệnh đó.
-Tại sao? Vì khi nói đến thiên mệnh thì có thể nói rằng Chúa đã đặt để cho mình như vậy. Mình phải chịu như vậy thôi.
-Thật sự là như vầy: Chúa không có đặt để mình vào một vị thế nhưn g Chúa đặt mình vào một cái hướng. Rồi trong khi mình đi, nếu người nào tin là có Thượng Đế thì mình nói là Thượng Đế cho người đến giúp mình.
-Để giữ cho mình trong hướng đó?
-Để giúp cho mình thành công. Có người đến giúp mình trong khi mình đi. Nếu mình không dùng sự giúp đỡ của họ thì có thể cuối cùng mình cũng đến được mục đích nhưng mất nhiều thì giờ và đau khổ hơn. Nhưng nếu mình tích cực và sẵn sàng để ý thì khi người mà thiên mệnh đưa đến để giúp mình thì mình chụp lấy ngay cơ hội đó là mình thành công liền.
- Nhưng làm sao biết được đó đúng là cái hướng mà Thượng Đế đã đặt mình vào?
- Có vài yếu tố để mình có thể verify. Chuyện đầu tiên là mình phải khám phá ra cái mệnh của mình. Không ai có thể biết được hoàn toàn cái mệnh của mình mà chỉ biết từng đoạn ngắn thôi. Như một cái thủy lôi, khi nó được phóng ra, không phải lúc nào cũng đi đúng hướng, nhưng mà có gắn cái radar rà qua rà lại. Khi thấy sai đường là nó adjust nên nó cứ rà đi rà lại rồi mới đến đích được. Thành ra không phải bắn ra một cái là tới đích liền mà phải đổi qua đổi lại để hướng tới đúng chỗ được. Cái thiên mệnh cũng vậy, trong khi đi có những lúc mình phải đổi hướng. Đó là cái thiên mệnh của mình.

Tích cực vs Tiêu Cực:

Nếu tích cực, mình sẽ đi nhanh hơn.
Trong cuộc sống khi mình đang đi đến đích, sẽ có những người không hiểu mình thành ra sẽ có những chỉ trích tại sao không làm cái này không làm cái kia. Có người chỉ trích để phá chơi. Người tiêu cực sẽ đi rất chậm mà khi ta đi chậm, cái người phá chơi kia họ nhắm sẽ bắn trúng liền. Còn người tích cực họ đi nhanh nên người phá nhắm khó trúng hơn vì mình đi nhanh thì khi họ chỉ trích là họ đang chỉ trích cái quá khứ của mình. Mình đã có những thành công mới nó làm cái chỉ trích kia vô hại, thành ra sự tích cực của mình giúp ích mình trong vấn đề đó nữa.
Nhưng khi tích cực như vậy mình cũng phải thận trọng. Vì mình đi nhanh như vậy có nghĩa là khi gặp những cái đi ngược lại, mình sẽ đụng nó Ềhead onỂ rất mạnh. Thành ra trong khi đi, mình phải nhắm để đừng có những cái đụngỀhead onỂ tóe lửa đó rất có hại cho mình về sau. Thí dụ tôi muốn làm chuyện này nhưng có người chống đối. Nếu đi thẳng thì tôi phải đụng họ thành ra có thể tôi phải né họ tôi đi vòng vì cái đụng đầu head on dù sao chăng nữa cũng có cái làm cho mình bị tổn thương hay chậm lại.

Tích cực và đam mê

Cái tích cực với cái đam mê rất giống nhau, có thể nói là 1, rất nguy hiểm. Thành ra có một cách để check xem cái tích cực của mình có đúng vào thiên mệnh hay không là mình xem coi mình vị tha hay vị kỷ. Nếu sự tích cực củ a mình vị kỷ thì rất là nguy hiểm vì sẽ có những người quanh mình bị tổn thương.

Vị tha - Vị kỷ

Tích cực là dễ có cái vị kỷ trong đó vì muốn nhắm tới, muốn đi nhanh. Thí dụ nếu ai cũng muốn đi đến đích nhưng trên đường đi có những người chung quanh, nếu mình là người vị kỷ thì ai chết mặc ai nhưng nếu mình là người vị tha thì trong khi mình đi sẽ có những người họ cùng đường với mình thì mình cũng giúp họ. Có thể họ chỉ đi cùng với mình đoạn này thôi, mình giúp họ trong giai đoạn này xong họ tẻ ra đi đường khác. Trong khi mình đi, mình giúp người này người nọ thì khi mình giúp như vậy, tự những cái đó nó cũng giúp mình. Nó như cái radar của cái thủy lôi vậy, nó giúp mình rà đường để đi cho đúng. Thiên mệnh có cái nó giúp cho 1 cộng đồng để mà tốt hơn cái tính chất của đời sống, để giúp cộng đồng tiến triển cuộc sống cho nó thoải mái hơn, sung túc hơn. Thành ra khi 1 người đạt được mục đích trong cái thiên mệnh của mình thì rất nhiều người được hưởng. Khi đó tiếng Việt mình có câu nói là thiên thời địa lợi nhân hòa, tức là khi mình đạt được mục đích nằm trong thiên mệnh, thì thiên thời địa lợi mà nhân cũng hòa. Nhưng cẩn thận vì có thể có những khi mình muốn cho nhân hòa, nhưng mình không thể bỏ được cái nhân bản hay cái tư cách của mình. Nếu người nào muốn mình làm một cái gì phản lại cái bản tính tốt của mình thì mình không nên làm vì nếu mình xung khắc với chính cái bản tính tốt của mình thì mình không thể thành công trong bất cứ việc gì cả. Và cho dù mình thành công đi chăng nữa mình cũng không được thỏa nguyện.
Hồi nẫy chị có hỏi làm sao mà mình kiếm ra được cái thiên mệnh của mình? Người theo đạo Chúa thì họ cầu nguyện, theo Phật giáo thì họ thiền hay tĩnh tâm. Đó là những phương pháp giúp mình kiếm ra được thiên mệnh của mình.
- Nếu họ không tin Chúa Phật gì hết thì sao?
- Theo tôi hiểu ngày nay trong chính cộng đồng của Âu châu họ cũng để ý đến vấn đề cầu nguyện hay thiền. Cách đây mấy tuần một bài báo của báo Times liệt kê những người thành công thì có kể ra 1 ông là một nhà kinh doanh rất giàu có. Ông này nói mỗi ngày ông phải tĩnh tâm mấy tiếng đồng hồ nghĩa là cái gì khác ông có thể thay đổi được nhưng giờ tĩnh tâm của ông là không ai được đụng đến. Đây là điểm mà Á Đông mình đặt rất nặng và cũng là điểm Âu châu cũng đặt nặng trong quá khứ và ngày hôm nay họ trở lại đặt nặng vấn đề đó.
- Vậy đây là yếu tố giúp cho mình tìm được thiên mệnh của mình. Nếu không làm như vậy thì khó mà tìm được?
- Mình làm như trên nhưng mình cũng cần phải có những lúc check and balance xem mình vị kỷ hay vị tha, đường mình đi chỉ có lợi cho mình hay cho một số những người khác chung quanh mình.
- Những điều anh nói có vẻ như áp dụng cho mọi thứ chứ không phải cho chuyện học hát?
- Lấy thí dụ tôi học hát chẳng hạn. Nhìn lên thì có nhiều người hát hay hơn tôi. Nhưng nhìn xuống thì cũng có nhiều người hát dở hơn tôi. Thành ra trong khi tôi đi, tôi nên giúp những người thấp hơn tôi. Thực sự ra nhiều người thấy rằng lúc mình học được nhiều nhất chính là lúc mình giúp cho người khác. Khi giúp người thấp hơn mình, thì mình thấy người ta có những nhược điểm này ưu điểm nọ, làm sao dùng những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của họ. Trong khi mình làm vậy thì mình cũng thấy được những nhược điểm của mình, gần như là mình đang nhìn vào một cái gương, thấy được chính mình. Thành ra khi mình giúp người khác là lúc mình học được rất nhiều. Vì thế tôi rất thích dậy, vì khi tôi dậy người khác, tôi cũng học nữa.
Tôi nghĩ những người dìu dắt Ngàn Khơi nhiều năm qua đã làm được nhiều chuyện tốt. Ngàn Khơi đã tạo ra một môi trường để nuôi dưỡng âm nhạc và giúp rất nhiều người. Cái đó là điểm mà tôi nói là vị tha hay vị kỷ. Ngàn Khơi trong mười mấy năm qua (cái này tôi nói được là vì tôi mới vào Ngàn Khơi có 1 năm thôi, bề gì tôi vẫn là lính mới) có 1 vị thế là phục vụ một nhu cầu văn hóa. Điểm này là điểm quan trọng. Ngàn Khơi phục vụ một nhu cầu văn hóa chứ không phải là nhu cầu giải trí, tức thiên mệnh của NK là cultural art chứ không phải là popular art. Bây giờ mà NK đổi qua làm popular art là sụm liền. Vì nó không nằm trong vị thế của mình.

Vị tha phải nhìn xa hiểu rộng

Thường thường, để mình có thể vị tha, mình phải có tầm hiểu rất là rộng, rất là bác ái, lấy thí dụ như thế này: nói về phân chia giai cấp, ngay chính xã hội Mỹ này năm 1950 người da đen còn phải ngồi ở chỗ cuối cùng g của xe bus và nếu không còn chỗ, họ phải đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Nhưng thực ra tư tưởng xã hội bình đẳng đã được nói tới từ thế kỷ thứ 1, thí dụ ông thánh Phao lồ đã viết rằng người giầu kẻ nghèo đều như nhau, chủ tớ như nhau, ông nói như vậy để khuyến khích người ta đối xử tử tế với người làm. Thành ra những người vị tha phải có tầm nhìn rộng trước những người khác hết. Và người hoạt động trong lãnh vực văn hóa phải có tầm nhìn bao quát để thấy được sinh hoạt của cả 1 cộng đồng chứ không phải chỉ của một nhóm nhỏ.

Thầy dẫn đường

Trong khi đi đường trong cái thiên mệnh của mình, sẽ có những người thầy được đưa đến để giúp mình. Khổng Tử có câu nói rất hay là Ềkhi người học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiệnỂ. Người thầy hiện ra có thể dưới nhiều hình thức. Thí dụ có người hiện ra như 1 mạnh thuờng quân, có người hiện ra như một người huấn luyện hướng dẫn chỉ bảo mình. Như có người bạn luôn luôn hỗ trợ mình, mình hát ở đâu họ cũng đến coi rồi thỉnh thoảng họ nói 1 câu rất nhẹ, rất thoáng nhưng nếu mình có tinh thần học hỏi và để ý thì mình nghe câu đó là nắm được ngay. Thầy không có nghĩa là người luôn luôn xỉa xói vào mặt mình nói cái đó là sai, mà người thường làm như vậy thì lại không phải là thầy mình mà là kẻ chống đối mình.
Người Á đông thường đặt vấn đề trung thành, theo thầy là phải theo suốt đời nhưng thực ra điều này bị lạm dụng. Một người minh sư sẽ hiểu rằng người thầy chỉ là người giúp học trò mình trong một giai đoạn thôi. Đến khi người học trò đã đi hết đoạn đường đó thì người thầy có bổn phận đưa họ qua người thầy khác. Nếu đã tới lúc người học trò phải đi qua người thầy khác mà bị cản trở, ông thầy không chịu cho đi thì có chuyện, thế nào họ cũng dứt bỏ người thầy này để qua người thầy kế tiếp. Người minh sư sẽ không đợi tới lúc học trò phải giết mình mà trước đó đã lo kiếm thầy khác hoặc đẩy người học trò đó đi. Ngày xưa mình hay nghe chuyện thầy cho học trò xuống núi khi học trò đã học thành tài. Học trò có không muốn xuống họ cũng đẩy xuống vì đã đến lúc.
Người ta có thể học hát với một người thầy này một thời gian rồi được thầy đưa qua thầy khác hoặc mình phải tự kiếm thầy khác. Lần trước tôi có nói chuyện phải tìm ra cái vocal image của mình tức là một tiếng hát, một phong cách đặc biệt của mình. Mình nên kiếm một số người và lấy cái hay của họ hợp lại, trộn lẫn nhau để thành phong cách riêng của mình. Mình học người thầy này 1 ít, người thầy kia 1 ít thì nó sẽ hòa trộn lại thành ra một hình ảnh mới, có bóng dáng của người này, người kia trong đó nhưng không hẳn là bắt chước giống hệt ai hết. Một người minh sư sẽ hiểu rằng mình chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc đào tạo người học trò chứ không phải là tất cả.

Giá phải trả

Đôi khi mình đi đúng theo thiên mệnh thì mình phải trả một cái giá rất đắt. Nhưng nếu mình không đi theo thiên mệnh của mình thì nhiều khi mình còn phải trả một cái giá mắc hơn nữa. Vì nếu mình không đi theo thiên mệnh thì cái thiên mệnh đó nó sẽ không nằm im mà nó sẽ cháy. Càng lớn tuổi thì cái lửa cháy đó càng nóng hơn. Còn nếu đi theo thiên mệnh thì cái lửa đó nó giúp mình tiến tới mục đích của mình.
Cái giá phải trả khi đi theo thiên mệnh có thể là mình phải đi học với thầy giỏi nên phải trả nhiều tiền. Lấy thí dụ mình đi học về financing chẳng hạn, mình muốn đi trước muốn thành công mà lại tiếc tiền chỉ đi mua sách sale tức lúc nó đã bán gần hết không còn ai mua nữa nó mới sale thì mình đã chậm chân hơn người khác rồi làm sao mà thành công được. Học nhạc cũng vậy, muốn giỏi mà cứ đi kiếm thầy rẻ tiền học hoặc không muốn trả tiền thì làm sao tiến được, cũng như muốn hát giỏi mà không chịu đi tập hát, miss hết những điều thầy giảng. Thành ra cái giá phải trả nhiều khi là hi sinh thì giờ hay những thú vui chơi khác để đi tập hát.
Tôi nghĩ thiên mệnh của Ngàn Khơi là trở thành một Ềartistic voiceỂ của cộng đồng Việt hải ngoại. NK có thể đạt được, có thể không. Có nhiều người được đưa lại để giúp NK đạt được thiên mệnh đó. Có 1 số người đến với NK một thời gian này, rồi một số người khác đến vào thời gian khác. NK giúp họ mà họ cũng giúp NK, có qua có lại mới tồn tại lâu. Dù có vị tha cách mấy mà giúp người ta mãi, không có ai giúp mình thì cũng nản.
Lại nói thêm về cái giá phải trả. Nếu mình không theo thiên mệnh thì có thể mình phải trả cái giá mắc bằng hình thức physical. Khi tôi làm computer, tới một thời điểm đó, tôi cảm thấy mình phải qua làm nhạc nhưng tôi cứ cố giữ computer. Thì lúc đó tôi bị đau lưng ghê gớm, tuần nào cũng phải đi chiropractor. Đến lúc tôi bỏ computer qua làm nhạc thì hết luôn. Thành ra cái giá phải trả là sức khỏe của mình. Có nhiều người lớn tuổi tính tình họ quạu quọ khó chịu, có thể vì họ có thiên mệnh nào đó nhưng họ không theo, cái năng lượng đó nó cháy trong lòng họ khiến họ trở thành quạu quọ.

Chờ thời

Sau khi có tất cả những điều trên, còn 1 điều quan trọng nữa là cái thời. Mình có thể làm tất cả những điều trên nhưng cũng phải có thời mới được. Tới thời là mình biết, mình nên để ý check thiên mệnh của mình để biết thời đã tới chưa. Người Việt mình có câu Ềcờ đến tay thì phấtỂ. Còn nếu mình không để ý thì nhiều khi cờ tới tay mà mình không biết phải làm gì. Người nào để ý thì khi có một người thầy nào xuất hiện thì họ sẽ bám lấy trong giai đoạn đó. Xong đoạn đường đó họ sẽ tạ ơn thầy và qua một đoạn đường khác với người thầy khác. Nhưng vẫn phải có thời. Mình có thể học hát, có giọng hay nhưng phải có thời. Nếu chưa tới thời mình phải ngồi chờ. Nếu chưa tới thời mà mình ráng quất cờ thì không những không thành công mà nó còn có tai hại vì đến lúc mà mình tới thời thì trong cộng đồng họ sẽ nhớ về cái lúc mà mình quất cờ không đúng lúc, có khi mình quất nhằm người khác. Họ bị đau thì bây giờ họ sẽ phản đối mình. Giống như những cái head collision đụng đầu tôi nói hồi nẫy. Có những người lúc trước họ chống mình không phải vì họ muốn chống mà vì họ không hiểu cái thiên mệnh của mình nên họ nghĩ là mình vị kỷ. Nhưng mình đừng có đụng đầu mà nên tránh họ vì khi đến thời của mình, mình quất cờ thì họ sẽ hiểu là mình không phải vị kỷ. Đến lúc hiểu như vậy thì họ chính là những người sẽ nhẩy qua giúp mình. Nhưng nếu khi có những người chống đối mình mà mình đụng đầu họ thì khi mình có cờ trong tay, họ không giúp mình được. Cũng có khi đến lúc đó mình cần họ nhưng vì có cuộc đụng đầu trước kia, mình không dám nhờ họ giúp. Rút cuộc có 1 hàng rào ở giữa thành ra cái người đáng lẽ có thể đến giúp mình được thì không được. Do đó trong khi chờ thời mình nên nhớ là có những người họ nghịch mình, mình nên né. Nhưng nếu những người đó họ bắt mình phải bỏ những cái tốt của mình để theo họ thì mình phải nói tôi không làm chuyện đó được. Nhưng mình nên làm sao cho nó càng ít xung đột càng tốt để đến khi tới thời mình có sự giúp đỡ của họ mà mình không bị muối mặt.

Những người đứng sau lưng nghệ sĩ

Có những người tôi tạm gọi là có hai nghề. Họ thường là những người đã làm nên trong lãnh vực professional như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư...Nhưng họ cũng có năng khiếu, có tài trong lãnh vực nghệ thuật, thí dụ như bà ngoại trưởng Mỹ hiện nay là bà Condoleeza Rice, cũng là một nhạc sĩ dương cầm có hạng . Tài nghệ âm nhạc của bà đã từng được nhắc đến nhiều lần, không thua kém ai trong lãnh vực này cả. Cũng có nhiều người khác có năng khiếu nhưng chưa đạt tới mức thành công. Vì họ đã sinh hoạt nghệ thuật và có năng khiếu, họ chính là những người đứng sau lưng nghệ sĩ để giúp nghệ sĩ. Ngày xưa, chính những vương tôn, bá tước đóng vai trò này. Beethoven được nuôi ăn, cho chỗ ở, cho người nấu nướng dọn dẹp để ông có nhiều thì giờ sáng tác nhạc.

Tóm lại

Nói chung một người luôn luôn nên tìm hiểu cái thiên mệnh của mình cũng như cái thủy lôi đi được đến đích của nó là nhờ những radar dò đường. Không ai biết được cái đích của thiên mệnh của mình hết nhưng biết được là nó khoảng chỗ đó nên khi mình đi mình rà đường để thay đổi cho đúng hướng. Trong khi đi mình phải tích cực. Trường hợp thiên mệnh đưa đẩy tới một thời điểm có thiên thời, nhân hòa, có người đến giúp mình thì mình phải chụp lấy nó. Cũng vậy, có thầy giỏi đến mà mình không chụp lấy thì mình sẽ bị mất cơ hội.
Một mặt mình cũng phải xem xem mình vị tha hay vị kỷ và cũng phải chọn thầy, phải rất cẩn thận khi chọn thầy vì nếu mình chọn thầy không đúng thì mình sẽ đi khó hơn, nhiều chông gai hơn. Không theo thiên mệnh thì trả giá mắc hơn và theo thì cũng phải trả một cái giá. Và sau cùng là phải kiên nhẫn chờ thời. Như hồi xưa các cụ nói một số các vị chân sư mà phải về nhà chăn gà cho vợ cho đến khi gặp thời mới lên được.

Quỳnh Hương
Pentium 4
Posts: 815
Joined: 01 Oct 2007 17:29

Postby Quỳnh Hương » 25 May 2006 02:02

Small world :D
Anh Vũ Tôn Bình cũng là dentist của wình á .
Hiện thời đang được mời đi trình diễn bên Áo .


Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests