Đệm hát ... tán gái

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

D-e^.m hát ... tán gái

Postby nmchau » 26 Mar 2005 01:20

Đệm hát tán gái
(sưu tầm)

Đệm hát, nó là một điều không hề đơn giản như nhiều người từng nghĩ. Và nếu là đệm để tán tỉnh một ả nào đó thì lại là cả một nghệ thuật. Nên nhớ là trong một cuộc phỏng vấn xét nghiệm tâm lý mới đây nhất, với câu hỏi: Người đàn ông lý tưởng của bạn là gì, 70% các cô thiếu nữ xinh đẹp được hỏi đã nói là: Một người biết chơi Guitar…
Ấy, không hiểu sao các chị em rất nhạy cảm với cái tiếng đàn Guitar, nó quyến rũ lắm, nó ma quái lắm… một thằng đàn ông mà có thêm được cây guitar bên cạnh thì phải tăng thêm 10 thành công lực. Cũng phải thôi, chịu làm sao thấu khi vào một buổi chiều vắng lặng, ở cửa sổ nhà bên cạnh văng vẳng lên một tiếng rỉa guitar và một tiếng ca nhè nhẹ, ấm áp. Đến đá cũng phải mềm ra ấy chứ… Và trong một buổi picnic, khi thằng này thằng nọ thi nhau khoe hàng: Điện thoại anh cực xịn… bố anh vừa đi nước ngoài về… anh vừa đăng ký mãi mới xong cái con Dylan..v..v, thì chàng trai chỉ việc ngồi một góc, yên lặng và.. rỉa guitar – tóc xoã rủ cần đàn, mắt nhìn ra xa xăm, miệng thì thào êm ái... Đảm bảo hàng tá chị em cứ nhấp nhổm ngồi không yên… có lẽ chỉ trừ mấy con tóc vàng hoe, đầu đ’o có óc, tai đ’o có màng nhĩ mới có thể thờ ơ mà thôi…

Nhưng cũng như tôi đã nói, để đạt được tới cái bản lĩnh thâm hậu đến nỗi tất thảy chị em đều cảm thấy rạo rực theo từng tiếng đàn của mình, quên ăn quên ngủ, chỉ muốn kêu lên theo cùng tiếng đàn… thì cái sự luyện tập không phải chỉ là ngày một ngày hai...

Khi bạn định đệm đàn cho một cô ả nào đó hát, thì điều đầu tiên là bạn cần quan tâm đến, đó là xác định được gam chủ đạo của bài hát ấy. Sẽ có ba trường hợp chính xảy ra.

Trường hợp thứ nhất là cô ả ấy có biết đôi chút về âm nhạc, và nói trước với bạn là: “Em chỉ hát ở giọng La thứ thôi, ứ hát được giọng khác đâu…” Ờ, thế thì tốt rồi, cần đ’o gì phải đắn đo nữa, cứ hợp âm chủ đấy mà táng.

Trường hợp thứ hai là “… em đeck biết đâu, anh cứ dạo đi rồi em nhẩy vào…” Trường hợp này cũng đơn giản thôi, cứ chọn một gam tương đối và quen tay nhất mà dạo đi dạo lại theo vòng gam rồi chờ con bé nó nhấy vào hát…

Trường hợp thứ ba phát sinh sau trường hợp thứ hai. Ấy là khi bạn dạo lấy dạo để đúng mấy vòng gam quen thuộc rồi thì con bé ấy lại nhẩy vào rống lên một câu lạc mẹ nó sang gam khác…

Đấy, cái cần bàn chính là ở đây, ở trường hợp thứ ba này. Như vậy, chỉ còn cách cho nó hát trước, rồi mình hùng hục tìm gam để đệm sau. Vậy mới phát sinh ra chuyện DÒ TÌM GAM như thế nào? Và sẽ tìm gam nào trước? Phân biệt gam Trưởng; Thứ ra sao… sau đó thì sẽ chuyển từ gam này sang gam khác kiểu gì, bao giờ thì chuyển? Dựa vào đâu thì chuyển…

Ta sẽ bàn đến cụ thể từng vấn đề trên sau, nhưng bây giờ trước tiên, ta nên bàn đến khái niệm gam và tổ hợp gam, sau đó sẽ có cách để DÒ TÌM GAM (Nên nhớ là tớ chỉ nói nôm na cho thật dễ hiểu – còn bố nào muốn khoe nhạc lý thì ra chỗ khác tranh luận sau nhé):
Gam nhạc là khái niệm về một tổ hợp các nốt nhạc được đặt cùng nhau (nói thế cho ngắn gọn)
Bạn đã biết âm nhạc gồm 7 nốt chính: Đồ rê mi fa sol la si đô. Ngoài ra, còn có các nốt thăng giáng của từng nốt nhạc.
Và khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. (còn vì sao lại thế thì sẽ nói sau)
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn… (đơn giản thôi mà) Vậy là lại phát sinh ra một yếu tố: GAM NÀO THÌ CÓ NHỮNG NỐT GÌ

Lại nói một chút đến các nhạc phẩm Việt Nam... có một điều không thể phủ nhận là các tác phẩm của Việt Nam ta hầu như đều thuộc dạng giai điệu đơn giản. Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 3 gam cơ bản là có thể đệm được hàng đống bài. (ta không bàn đến chuyện hay-dở ở đây) mà điều chủ yếu là hầu hết những tác phẩm nhạc Việt vẫn quẩn quanh ở vòng gam cơ bản (1): 1- 6 - 8 (và theo quy luật: 1thứ - 6 thứ - 8 trưởng)

Nào, ta hãy đi vào lý thuyết một chút:
Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. ( Viết theo ký hiệu nhạc lý: C, D, E, F, G, A, H) Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố (1 quãng 8 ) ta có đến 12 nốt:
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.
Dựa theo cái vòng hoà âm cơ bản (1): 1-6-8, ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - ** - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H.

Chỉ cần nắm chắc cái hoà âm cơ bản (1) kia, bạn có thể chơi được rất nhiều nhạc phẩm của Việt Nam... Và dĩ nhiên là cũng có thể dùng thêm nhiều hợp âm khác nữa đi kèm, nhưng dẫu sao điều tôi muốn nói đến đó là 3 hợp âm chính, cột sống trong một tác phẩm là như vậy...

Ví dụ cụ thể:
Cát bụi:
Hạt bụi (Am)nào hoá kiếp thân tôi, để một (**)mai tôi về làm cát (Am)bụi, (E)ôi cát bụi tuyệt (**)vời, mặt trời (E)soi một kiếp rong (E)chơi...

Tóc gió thôi bay:
Chiều (Am)mưa có một (**)người con gái nhớ (Am)quê xa vời (E)vợi, dòng (**)sông giấc mơ (Am)xưa một thời thiếu (F)nữ buồn (E)trôi, tuổi ©thơ xưa đã (**)xa, người xưa xa cách (Am)xa, còn (**)đâu bóng quê (Am)nhà trong chiều xa (E)vắng, thuyền ©xưa xuôi (**)dòng, người (F)xưa đã có (Am)chồng, buồn (**)vui những tháng năm bên người yêu (F)dấu, tóc gió thôi (E)bay, như ngày (Am)xưa..
(Ở bài Tóc gió thôi bay này, có thêm 2 gam phụ là Đô trưởng ©, và Fa trưởng (F))

Chắc các bạn nhận ra một điều là hầu như mở đầu, sau gam chủ đạo đều là gam 6... và trước khi kết về gam chủ đạo, cũng đều là gam 8... bạn nghĩ gì về điều này???

Về đệm hát, có nhiều kiểu đệm lắm. Một thằng chơi Guitar giỏi không phải là một thằng chơi đúng nốt nhạc, đúng bài bản nhạc, chơi một lèo từ đầu đến cuối không sai câu nào. Không phải vậy! Một thằng chơi Guitar giỏi là một thằng biết chơi đúng lúc, biết sai đúng lúc, biết quên đúng lúc, biết dừng đúng lúc, biết bấm "sai" đúng chỗ... Biết nên chơi thế nào và chơi trước ai. Bởi vậy, xét nghĩ cũng giống như cái trò quân sự ấy - biết rõ đối thủ, phân tích thời điểm, ra đòn chuẩn xác. Như vậy tiếng đàn của ta mới thực sự có hiệu lực và đạt kết quả như ý. Ta nên phân ra nhiều trường hợp cụ thể với nhiều cách đệm như sau:

- Đệm phừng phừng_ như mấy chú tá điền bổ củi - kiểu này thường đệm vào những lúc cao trào của những cuộc hội trại, khi mà "một mình giữa bầy sói", chỉ mình mình với cây đàn giữa một rừng mồm đang gào thét: "nổi lửa lên em... nổi lửa lên em..."

- Đệm thong thả_ khi mà cuộc vui đã vào cuối canh, bọn tá điền "giọng hát to, tay đàn khoẻ" đã mệt mỏi hết rồi. Chỉ còn mình và mấy ả mặt đang nghệt ra, vừa buồn ngủ vừa mệt...

- Đệm trữ tình_ khi chỉ mình mình với nàng... trong một không gian tĩnh mịch, khi mà những thằng phá đám và những con ả xấu xí đã không còn quấy rầy.

- Đệm dụ dỗ_ Khi mình biết rằng ở bên kia bờ tường, có một ả đang vừa... tắm giặt vừa lắng nghe tiếng đàn của mình.

- Đệm lãng mạn_ Khi ngồi trước những ả: Sống nội tâm, yêu mầu tím, ghét sự giả dối, thích hoa bất tử...

- Đệm theo mốt_ khi ngồi trước những con ranh con quần ngố tóc vàng hoe chỉ thích phim hàn quốc và trai hàn quốc...

------

+ Với trường hợp đệm tá điền ở hội trại, đòi hỏi bạn chỉ cần có một .. sức khỏe phi thường ... bởi vì ở trường hợp này, không phải là tiếng đàn của bạn hoà cùng tiếng hát của nó, mà là chúng nó gào rú và bạn phải làm nhiệm vụ đệm theo cho đúng nhịp, đúng giai điệu của chúng nó. Và không nhất thiết phải đúng Gam, bởi vì chúng nó cũng chẳng cần biết bạn đang chơi gam gì đâu...

+ Trường hợp đệm thong thả, khi mà chỉ còn ít người thưởng thức. Trường hợp này thì bạn cần phải chơi quạt chả nhẹ nhàng. Nếu như chơi cho ả nào đó hát solo thì nên dò nốt trước khi nó hát. Tránh trường hợp nó cứ gào một đằng, mình phừng phừng một nẻo, mãi mới mò ra đúng gam thì nó đã hát xong mẹ nó rồi... (Phần sau tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách dò gam sao cho nhanh và chuẩn xác)

+ Trường hợp đệm trữ tình, khi chỉ còn mình mình với ả. Lúc này thì không thể quạt chả phừng phừng được, mất mẹ nó hết sự lãng mạng. Lúc này chỉ nên đệm theo kiểu rải nốt hợp âm (cũng sẽ nói cụ thể sau). Kiểu rải hợp âm này nó sẽ như từng giọt nước, tí tách... tí tách len lỏi vào sâu thẳm tâm hồn nàng. Đôi khi ngừng lại một vài giây, như thể mình đang bị không gian và thời gian chế ngự... (lúc này thì có thể đưa tay lên ngoáy mũi hoặc nắm lấy tay nàng - tuỳ thời điểm chọn) Những lúc này đôi khi phải đá thêm mấy bản nhạc không lời trữ tình như Rô-măng, lá thư gửi Ê-Ly, hay Triệu bông hồng... Đảm bảo mặt mũi ả sẽ ngu đi, mắt lờ đờ ngây dại, chân tay mềm nhũn ra (thôi, đ''o dám tưởng tượng nữa!)

+ Đệm dụ dỗ_ áp dụng khi mình đang ở trong căn phòng ký túc xá chẳng hạn, bên bờ tường bên kia là khu nữ sinh. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi các con giời xôi thịt đã đi ngủ hết... chỉ còn tiếng xào xạc của những cơn gió mùa Thu hiu hắt thổi vào các tán lá cùng với tiếng róc rách nước trong cái chậu thau mà nàng đang... giặt đồ. Những lúc này thì tuyệt đối không thể dùng phương pháp quạt chả, một là sẽ bị bọn cùng phòng úp xô vào đầu mà tẩn vì tội phá vỡ giấc ngủ, hai là giữa trưa yên ả, tiếng gào rú thảm thiết của ta sẽ không khác gì tiếng sói tru nửa đêm. Lúc này cũng chỉ nên rải hợp âm nhè nhẹ, nhưng đôi khi nên có những đoạn cao trào thống thiết, thê lương. Chủ đề thì nên nói đến quê hương, nói đến dòng sông, nói đến cây tre, mái đình... và cố gắng quên đi các khoản nợ ở căn-tin, cố gắng quên đi cái ngứa của căn bệnh ghẻ quen thuộc đang hành hạ cơ thể... hãy chơi thật dịu dàng, cứ như là mình là một người sống nội tâm lắm ấy...

+ Đệm lãng mạn: Kiểu này dành cho những ả thường sống với một tâm hồn... dở hơi. Những ả luôn găm ở cạp quần một hai cuốn sổ thơ tình Xuân Diệu... Với những ả này thì ta nên tỏ một vẻ phớt đời. Tay rải rải vài nốt, miệng lảm nhảm vài câu, mắt nhìn ra xa xăm... quên đi mọi thứ, thờ ơ mọi thứ... cứ như xung quanh ta chỉ toàn ruồi nhặng vậy. Cái ngữ hâm hâm này mà ta tỏ vẻ quan tâm đến nó là hỏng hết mọi việc. Ta phải thể hiện mình là một con người sống với một tâm hồn bao la, một tinh thần bay bổng, lãng mạn. Mà cũng nên chọn những bài phổ nhạc từ các bài thơ quen thuộc như: "..Khung cửa sổ hai nhà cuối phố... chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ..." hay "...em không nghe mùa thu, lá thu kêu xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô..."... và thể nào cái ả này cũng tỏ vẻ hiểu biết thốt lên: "- à, hình như bài này là Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư anh nhẩy!" Lúc này mình nên ngừng tiếng đàn và giả vờ khen lấy một câu: "- Ôi, sao em cũng biết bài này à, em thật lãng mạn đấy!" (thực ra đứa đ''o nào học qua phổ thông mà chẳng biết)

- Còn kiểu đệm theo mốt_ để phục vụ mấy con tóc vàng hoe, thì tốt nhất là bạn nên học thuộc mấy bài nhạc trong phim hàn Quốc, như bài Forever, Hình bóng đợi chờ, và cả Ếch-chan-tơ nữa (bài này là bài Rô-măng nhưng dùng để quảng cáo nước gội đầu ếch-chan-tơ nên bọn tóc vàng toàn goi là bài ếch-chan-tơ thôi)... và thỉnh thoảng lại buông ra vài câu hát tiếng Anh hay tiếng Hàn (yên tâm, mấy con thuộc dạng này thì tiếng mẹ đẻ còn chưa thõi - huống hồ tiếng nước ngoài. Đ''o biết đâu mà lần)
Last edited by nmchau on 27 Mar 2005 09:48, edited 2 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 26 Mar 2005 01:21

Đấy! chỉ sơ sơ vài kiểu đệm như vậy, mọi người tham khảo và ghi nhớ. Và tuyệt đối không nên mắc sai lầm. Mỗi trường hợp sẽ có từng chiêu thức, kỹ thuật riêng để ứng dụng (tôi sẽ nói cụ thể). Nếu bạn tuân thủ đúng như vậy, đảm bảo tiếng đàn của bạn sẽ tăng thêm rất nhiều sức mạnh... Còn chuyện con gái có đổ không, thì chỉ sợ là nó đổ bẹp mẹ nó đàn của mình. Lúc đấy chỉ sợ cong cần (cần đàn ấy), đứt giây (giây đàn ấy), rạn thùng đàn...

Vậy đấy, ta đã liệt kê ra các thể loại gái để từ đó có thể tuỳ cơ ứng biến. Nhưng gái gì thì gái, tốt nhất là mình cứ phải nắm chắc hết các kỹ thuật thì mới tung hoành ngang dọc, đi vào lòng chị em như đi vào chỗ không người được.

Và điều này cũng quan trọng vô cùng: Đó là khi tập luyện, các chú phải thực sự nghiêm túc và chăm chỉ, và nhất là hãy loại bỏ khỏi đầu cái tư tưởng Gái Mú đầy xôi thịt kia. Nhiều chú mới tập luyện bập bõm được vài ba câu cú giản đơn, đã hí hửng chăm chăm vác đồ nghề đi Thực tế... với một số Gái thuộc dạng đánh gì nó cũng gật, làm gì nó cũng thích - thì không kể (chẳng qua nó thích chú mẹ nó rồi - đàn chỉ là cái cớ thôi - những con này thì thường xấu và ngu ngu, chơi đàn cho nó nghe chỉ tổ tự nhục với cây đàn).
Còn với những đứa khó chiều, chú mà không đủ bản lĩnh thì dăm bữa là nó chán. Lúc đấy thì lại tự trách mình: Tốn thời gian đi đánh Hắp-lai làm cái .... gì nhở, biết thế ngồi nhà tập mẹ nó cái bài Ếch-chan-tơ thì có phải là "xong" ..rồi không!!

Đấy, thế nghĩa là phải học hết các bí kíp, đừng sốt ruột, đừng vội vã và cũng đừng chán nản.
Ta tóm tắt lại những thứ cần học như sau:
+ Có hai cách đệm chính: Đệm hợp âm (thường gọi là Quạt chả) và Đệm rải nốt trong hợp âm. (tớ sẽ có hướng dẫn cụ thể Quạt chả từng điệu thì thế nào và khi rải hợp âm cho điệu đó thì rải thế nào...)
+ Chơi theo cách nhạc cổ điển, bán cổ điển.
Tại sao đây là một Topic đệm hát lại có chút Cổ điển ở đây? Vì nó là một yếu tố không thể thiếu được trong cái mệnh đề Cưa gái mà chúng ta đã xác định mục đích khi chơi Guitar (Gái thì thường tỏ ra rất thích nhạc cổ điển, bởi các ả cứ tưởng như thế là có tâm hồn, có lãng mạn. Ngay cả những con Nặc nô chẳng thể ngồi yên nổi một lúc và mồm không khép lại nổi một giây nhưng khi hai đứa ngồi trong một quán Dilmah nó cũng giả vờ mơ màng nghe một bản cổ điển đang vọng tới. Chắc chắn lúc đó nó đang toan tính âm mưu gì hoặc đang nghĩ tới đĩa chân gà nướng hay bát phở Gia truyền nghi ngút khói.) Kệ nó thôi, nó giả vờ thích thì mình giả vờ chơi, miễn là được việc... nhẩy!

Mà xét về mặt chuyên môn, đôi khi ta vẫn phải chơi một số đoạn theo kiểu bán cổ điển.

Vậy Bán cổ điển là như thế nào?
Cái này lại bàn đến một khái niệm lý thuyết. Đấy là CẤU TRÚC MỘT BÀI HÁT.
+ Một bài hát thường có một cấu trúc cơ bản sau đây:
1. Dạo đầu.
2. Hát lời 1
3. Điệp khúc
4. Dạo giữa bài
5. Hát lời 2
6. Điệp khúc
7. Kết
Như vậy, ta có 7 phần. Với một số tác phẩm thì sẽ có đôi chút thay đổi, có thể ở phần 5, sau khi Dạo giữa bài xong thì hát tiếp đoạn Điệp khúc rồi kết, hoặc là hát luôn lời 2 một lần rồi kết luôn (không lặp lại điệp khúc nữa) Cũng có thể có tác phẩm không có điệp khúc...
Nhưng gì thì gì, ta vẫn phải có mấy phần chính sau: Dạo đầu, Hát chính, Dạo giữa, và Kết...

Đoạn dạo đầu là phần vô cùng quan trọng trong một bài hát, nó vừa có nhiệm vụ xác định rõ tông, gam chính của tác phẩm để ca sĩ đỡ vào lệch giọng (ca sĩ thường nghe qua đoạn dạo đầu để xác định rõ gam của bài hát). Đoạn dạo đầu thường tạo ra một ấn tượng tốt cho bài hát ngay từ lúc đầu tiên. Và có thể, nó cũng là cái để thể hiện trình độ thằng chơi đàn.
Với trường hợp chơi trong đêm hội trại hay giữa một đám đông, thì đoạn dạo đầu ta cứ nên đánh "quạt chả" mấy cái hợp âm chủ đạo của bài hát (như vòng hợp âm cơ bàn Am, **, E7) rồi chờ đứa ca sĩ nhẩy vào hát. Dạo xong 1 vòng mà Nó chưa nhẩy vào hát thì ta lại dạo tiếp một lượt nữa, xong một lượt nữa mà nó vẫn chưa vào thì lại một lượt nữa... mà lượt nữa rồi mà nó vẫn chưa vào thì... đuổi cụ nó đi. Hát hò đe''''o gì cái đứa đầu đất đấy!
Với trường hợp đệm êm ái và dịu dàng thì ta cứ rải nốt hợp âm nhè nhẹ theo vòng gam như trên. (rải thế nào thì sẽ nói cụ thể ở Lesson sau)

Đấy, cái khái niệm Bán Cổ điển nó phát sinh ra ở trường hợp này đây. Với một thằng mới vào nghề thì nó cứ rải hợp âm một vòng theo vòng hợp âm đơn giản, còn với một thằng "Có nghề" thì nên rải và bấm cả nốt nhạc theo giai điệu cơ bản của bài hát. Không phải là chỉ đánh giai điệu của bài theo cái kiểu tá điền là chỉ bấm đúng từng nốt, từng nốt (như cái bài Tóc gió thôi bay: Chiều mưa, có một người con gái... thì đánh đủ từng nốt: Tèn ten, tén ten tèn ten tén...) Mà ở đây là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa rải đệm và bấm nốt nhạc. Chơi nốt Tèn tén (Chiều mưa) thì đến đoạn nghỉ, ta phải rải luôn vài nốt nhạc của hợp âm (mà cũng phải theo đúng giai điệu) sau đó mới nhẩy vào đoạn tiếp theo (có một người con gái...)

Đây là cách cơ bản mà một số nhà soạn nhạc đã soạn một số ca khúc nhạc Trẻ theo kiểu Cổ điển. Nhiều người gọi đây là một tác phẩm Bán cổ điển - một tác phẩm nhạc trẻ hay nhạc nước ngoài được chơi theo kiểu Cổ điển.
Để đạt được cái trình độ này, thì bạn phải nhuần nhuyễn cả hai yếu tố: Đánh được theo đúng nốt nhạc của bài (không thừa, không thiếu) và yếu tố thứ hai là phải đệm rải được bài thật chắc nhịp. Sau đó, kết hợp hai cái đó lại với nhau.

Ta lại quay lại tiếp phần Cấu trúc tác phẩm:

- Phần dạo đầu là như vậy... tiếp theo sau là phần vào bài thì ta cứ đệm như thường (đệm thế nào thì sẽ có hướng dẫn cụ thể sau)
- Phần điệp khúc: hầu hết các Tác phẩm đều có một đoạn gọi là Điệp khúc (Khúc là đoạn, điệp là lặp lại - đoạn lặp lại trong bài) Đoạn này thường là đoạn cao trào của bài, đến đoạn này ca sĩ thường rống lên tha thiết, như bài Đồng xanh (ta yêu đồng xanh, như gió yêu mây trời... ta yêu đôi tình nhân, như đã yêu thương con người...)
Ấy vậy mà vẫn có một số tác phẩm không có điệp khúc (như bài Tóc gió thôi bay chẳng hạn) Đấy là tuỳ theo ý đồ của tác giả.

- Đoạn dạo giữa bài cũng gần giống như dạo đầu tiên. Nếu là bài đệm mạnh phừng phừng cả bài thì đoạn dạo cứ phừng phừng tiếp luôn, còn tác phẩm nhẹ nhàng thì đừng dại mà quạt chả... phải thật nhẹ nhàng, lắng đọng... Giai điệu thì nên chạy theo giai điệu của điệp khúc, để rồi khi dạo xong người hát dễ vào theo...
_________________

Phần này nó hơi "cầm đèn chạy trước ô tô" một chút, bởi nó lại đi sâu vào phần Lý thuyết, khi mà các khái niệm cơ bản tớ vẫn chưa liệt kê ra hết. Nhưng không sao, tớ sẽ tổng kết lại sau vậy, mới cả lúc này đang có hứng về đề tài này.

Lại nhớ lại hồi xưa, có ông thầy bảo tớ rằng: Khi con đi xuống núi đem tiếng đàn để chinh phục giang hồ hay phục vụ cái sự sung sướng của gái thì ngoài cây đàn ra, con nên mang theo một cái khăn...
Ấy, lúc đấy cứ trầm trồ khen cụ là cẩn thận và yêu quý đàn (cứ nghĩ rằng dùng khăn để lau chùi đàn) Nhưng sau này gặng hỏi mãi cụ mới nói: Để dùng khi nào con đệm đàn mãi mà cái con ả của con không vào đúng nhạc...
....
- Ơ, thế thì dùng khăn để làm gì ạ!
- Thì nhét mẹ vào mồm nó cho nó đừng hát nữa chứ còn làm gì nữa!
-----
Thế đấy, sau này mới nghiệm, càng nghiệm càng thấy đúng.

Tớ nói thật, không có gì tức bằng đệm nhạc cho một đứa ko biết hát.
Biết hát ở đâu không phải là hát hay hoặc dở, không phải là chuyện nhớ lời hay quên lời bài hát.
- Hát dở thì vẫn có thể dùng tiếng đàn của mình để át đi... xong ngay!
- Hát sai nhịp thì chỉ cần mình đảo phách và chạy theo nó... xong ngay!
- Quên lời thì nó vẫn có thể "na, na, na" hay chu mỏ lại huýt sáo thay lời được... cũng xong ngay!

Vấn đề ở đây là nó không hát đúng tông của nốt nhạc. 7 nốt nhạc cơ bản thì nó rành rành ra đấy... Ngoài 7 nốt ra, còn có các nốt phụ nữa, đó là các nốt thăng (#) giáng (. Tất cả cũng chỉ có 12 nốt chính sau:
- Đô - Đô(#) - Rê - Rê(#) - Mi - Fa - Fa(#) - Sol - Sol(#)- La - La(#) - Si.

Các nốt giáng( chẳng qua cũng vẫn là các nốt phụ tính theo kiểu ngược lại. Như nốt Đô(#) thì vẫn có thể gọi là nốt Rê(

12 nốt từ thấp đến cao như thế nối tiếp nhau. Như ta xếp gạch vậy. Đều đặn từ nốt 1 đến nốt 2, từ nốt 2 đến nốt 3...
Nếu đến qua nốt Si thì lại tiếp tục một thứ tự 12 nốt cao hơn như vậy. Khoảng cách từ nốt Đồ này đến nốt Đô kia người ta gọi là Quãng 8.

Đấy, 12 nốt trong một quãng như vậy. Nếu đứa hát nó hát một tác phẩm như bài Làng Tôi: "làng tôi xanh bóng tre" hát theo gam Đô: "Đồ mi sol lá sol", hoặc có thể nó hát cao hơn thành: "Rề Fa(#) La Si La" thì ta vẫn có thể chuyển gam thành gam Rê để đệm cho nó (hơi vất vả và không quen tay một chút thôi)
Nhưng điều đáng nói ở đây là có nhiều con nó hát chẳng vào nốt mẹ nào cả. (thề là tớ đã gặp không ít trường hợp) Nốt Đồ rành rành ra đấy. Nốt Rê gẩy to đùng ra đấy, kể cả nốt Đô(#) thì mình vẫn có thể chơi với gam Đô thăng (C#) được. ấy vậy mà giọng nó cứ nhừa nhựa nằm ở giữa nốt Đô và Đô#... Đe''''''''''''''''o biết làm sao để chơi, chỉ còn cách lên lại dây đàn.
------
Thôi thì ta bỏ qua cái trường hợp rủi ro ấy... Nếu các chú không mang theo cái khăn hay cái giẻ nào thì cũng chịu khó cắn răng đệm cho hết bài... gam gì cũng được, cái loại này thì nó chẳng biết các chú chơi thế nào đâu.
-----
Còn nếu may mắn mà ca sĩ hát rõ đúng nốt thì ta nên tìm thế nào.
Điều này thực sự không đơn giản, đòi hỏi người đệm phải có một cảm nhận nhạc thật tốt và đã có kinh nghiệm chinh chiến.
Ở đây ta lại phải bàn đến một khái niệm Lý thuyết nữa... đó là Phách.
Phách là nhịp trong một điệu nhạc. Có Phách nặng và Phách nhẹ. Phách nặng phách nhẹ khiến cho ta phân biệt được điệu nhạc.
Ví dụ điệu Valse: Điệu này có nhịp là 3/4. Có nghĩa là trong một khổ có 3 phách. Ở đây có một phách NẶNG và hai phách NHẸ. Được xếp theo: 1 nặng, 2 nhẹ, 3 nhẹ.
Ta nghe thì sẽ thấy như sau: Xình chát chát - xình chát chát - xình chát chát.

Điệu Tango: Nhịp 4/4. Có 4 phách. Xếp theo: 1 nhẹ, 2 nhẹ, 3nhẹ, 4nặng. Giữa phách 3 và phách 4 có thêm một phách phụ.
Ta nghe thấy như sau: CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH - CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH

V..v....

Phách nặng chính là yếu tố quyết định để ta dò ra gam của một bài hát. Để mọi người dễ hiểu, tớ lại phải tiếp tục nói đến khái niệm nốt chính trong một gam. Bởi vì khi một gam có 3 nốt chính (như gam La thứ - Am là: La, Đô, Mí) thì những phách mạnh của những nốt đầu bài hát hay cuối bài hát thường rơi vào đúng 3 nốt chính của gam đấy. Cái này nó cũng cần thiết khi bạn chơi Solo ngẫu hững một gam nhạc. Nếu bạn chơi trên gam Am thì cứ chạy một hồi các nốt xung quanh đi, chờ đến lúc vào đúng phách mạnh thì làm sao trở về bấm đúng 1 trong 3 nốt chính của gam Am - như vậy tiếng solo của bạn sẽ nghe thuận và hợp lý hơn.
Đệm cũng vậy, bởi khi sáng tác một bài hát người ta vẫn phải sáng tác theo cách vậy (các nốt vào phách mạnh thường là các nốt chính) nên việc dò gam sẽ chỉ là việc bạn xác định đúng mấy nốt chủ đạo.
Nói thì dễ phải không? Nhưng nếu chịu khó lắng nghe và nhiều lần đệm thì sẽ dễ thật ấy mà!

Một gam có 3 nốt chính. Trước tiên ta nói đến gam thứ (m). Đó là 3 nốt được tìm theo quy luật như sau.
Nốt 1: (đúng tên gam. Ví dụ gam La-thứ thì nốt 1 là nốt La)
Nốt 2: Tiến lên đến nốt thứ 4 (theo thứ tự đầy đủ 12 nốt) thử đếm xem: La, La#, Si, Đô. Ta được nốt Đô.
Nốt 3: Tiến lên đến nốt thứ 8, ta được nốt Mi.

Ta đã tìm được gam Am gồm những nốt gì...

Vậy là quy luật một gam thứ sẽ có 3 nốt tính theo thứ tự: 1-4-8.

VD: Khi cần tìm gam Rê thứ, bạn chỉ cần dõi thứ tự theo cái thứ tự 12 nốt đầy đủ thăng giáng mà tớ đã nói trên. Bắt đầu từ nốt Rê.

Có một điều may mắn là hầu hết các nốt đầu tiên của một bản nhạc Việt Nam đều xuất phát chính từ nốt 1. Có nghĩa là câu đầu tiên là nốt gì thì nó chính là tên gam chủ đạo của bài.
Lấy ví dụ:
+ Tóc gió thôi bay (Am):
chiều mưa có một người con gái nhớ quê xa, vời vợi
Là mí, fa mi rề mi fa lá mi, rê sì...
+ Cát Bụi (Am)
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
Là là là mi fá mi mi
+ Đêm đông (Am)
Chiều chưa đi màn đêm buông xuống
Là đô mi là đô mi lá
-----
Đấy là trường hợp nốt đầu tiên (nốt 1 trong số 3 nốt: 1-4- rơi đúng vào gam chính. Ngoài ra thì có một số bài hát rơi vào nốt thứ 8. (Nên nhớ là hầu hết chỉ rơi vào hai nốt chính này - nốt thứ 1 và nốt thứ 8 - của một gam)

(nốt thứ 8 của gam Am là nốt Mi)
Trường hợp rơi vào nốt "thứ 8" thường là những bài có kiểu mở đầu "treo" (kiểu xuống xề trong cải lương ấy... mở đầu cao ơi là cao sau đó lời hát rơi xuống đánh Pẹt một cái)

Ví dụ:
+ Diễm xưa (Am)
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...
Mi fa Mi Mi Đô Là Đô Mì...
+ Cây cầu kỷ niệm (Am)
Nhớ hôm nào chúng ta ôm hôn nhau trên cầu, nhớ về...
Mi Đô Là Fa Mi Rê Đô Si La Sol#, Si Mì...
+ Những nẻo đường phù xa
Thoáng trong gió buồn..
Mí rê mí đồ...
...

Hoặc là những bài xuất phát trầm buồn (cũng bắt đầu từ nốt thứ 8 nhưng là nốt trầm xuống một quãng 8 )
+ Biển nhớ
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Mì la la la, mì la mi mi rề rề...
+


Vậy đấy! Rất rất hiếm khi các nốt đầu tiên rơi vào các nốt ngoài 2 nốt chính này. Bởi vậy nên khi dò gam một bài hát mà ca sĩ đã hát, trước tiên là bạn tóm ngay lấy đoạn đầu bài hát, nhớ ngay lấy nốt đầu đó và dò tìm trên cần đàn. Ví dụ như người ta vừa hát "hạt bụi nào, hoá kiếp thân tôi..." thì phải tìm ngay nốt của từ "hạt" nó nằm ở đâu. Cứ lẩm bẩm "hạt, hạt, hạt..." rồi bấm các nút trên cần đàn xem nó là nốt gì...
Nếu nó là nốt Fa thì gam mình chơi sẽ là Fa thứ (Fm), nếu là nốt C# thì gam chính sẽ là gam C#m....
Và bởi vì cũng rất có thể nốt đầu là nốt 8 nên bạn nên tỉnh táo và nhận xét. Theo kinh nghiệm của tôi thì hầu như những bài trong trường hợp nốt 8 (không phải là nốt chủ đạo) thì toàn là những đoạn mở đầu cao rồi rơi xuống thấp (xuống xề) hoặc là những đoạn mở đầu trầm trầm để dùng nốt thứ 8 thấp dưới quãng 8...

Đì En

QuynhHuong
Transistor
Posts: 31
Joined: 01 Oct 2007 20:19

Postby QuynhHuong » 27 Mar 2005 04:59

a3 ...

chưa bao giờ Út cầm cây guitar để đập vào tai người khác nên chưa bao giờ thưởng thức giống như vầy ...... tại Út cứ tưởng là nhạc cụ chỉ có 3 thứ là ôm đàn (Tì) Bà , wýnh đàn (Tuỳ) Ông , và gẩy đàn (Tuỳ) Cô thôi ai ngờ còn sang đến mức này ... )))

.........

+ Trường hợp đệm trữ tình, khi chỉ còn mình mình với ả. Lúc này thì không thể quạt chả phừng phừng được, mất mẹ nó hết sự lãng mạng. Lúc này chỉ nên đệm theo kiểu rải nốt hợp âm (cũng sẽ nói cụ thể sau). Kiểu rải hợp âm này nó sẽ như từng giọt nước, tí tách... tí tách len lỏi vào sâu thẳm tâm hồn nàng. Đôi khi ngừng lại một vài giây, như thể mình đang bị không gian và thời gian chế ngự... (lúc này thì có thể đưa tay lên ngoáy mũi hoặc nắm lấy tay nàng - tuỳ thời điểm chọn) Những lúc này đôi khi phải đá thêm mấy bản nhạc không lời trữ tình như Rô-măng, lá thư gửi Ê-Ly, hay Triệu bông hồng... Đảm bảo mặt mũi ả sẽ ngu đi, mắt lờ đờ ngây dại, chân tay mềm nhũn ra (thôi, đ'o dám tưởng tượng nữa!)

+ Đệm dụ dỗ áp dụng khi mình đang ở trong căn phòng ký túc xá chẳng hạn, bên bờ tường bên kia là khu nữ sinh. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi các con giời xôi thịt đã đi ngủ hết... chỉ còn tiếng xào xạc của những cơn gió mùa Thu hiu hắt thổi vào các tán lá cùng với tiếng róc rách nước trong cái chậu thau mà nàng đang... giặt đồ. Những lúc này thì tuyệt đối không thể dùng phương pháp quạt chả, một là sẽ bị bọn cùng phòng úp xô vào đầu mà tẩn vì tội phá vỡ giấc ngủ, hai là giữa trưa yên ả, tiếng gào rú thảm thiết của ta sẽ không khác gì tiếng sói tru nửa đêm. Lúc này cũng chỉ nên rải hợp âm nhè nhẹ, nhưng đôi khi nên có những đoạn cao trào thống thiết, thê lương. Chủ đề thì nên nói đến quê hương, nói đến dòng sông, nói đến cây tre, mái đình... và cố gắng quên đi các khoản nợ ở căn-tin, cố gắng quên đi cái ngứa của căn bệnh ghẻ quen thuộc đang hành hạ cơ thể... hãy chơi thật dịu dàng, cứ như là mình là một người sống nội tâm lắm ấy...

+ Đệm lãng mạn: Kiểu này dành cho những ả thường sống với một tâm hồn... dở hơi. Những ả luôn găm ở cạp quần một hai cuốn sổ thơ tình Xuân Diệu... Với những ả này thì ta nên tỏ một vẻ phớt đời. Tay rải rải vài nốt, miệng lảm nhảm vài câu, mắt nhìn ra xa xăm... quên đi mọi thứ, thờ ơ mọi thứ... cứ như xung quanh ta chỉ toàn ruồi nhặng vậy. Cái ngữ hâm hâm này mà ta tỏ vẻ quan tâm đến nó là hỏng hết mọi việc. Ta phải thể hiện mình là một con người sống với một tâm hồn bao la, một tinh thần bay bổng, lãng mạn. Mà cũng nên chọn những bài phổ nhạc từ các bài thơ quen thuộc như: "..Khung cửa sổ hai nhà cuối phố... chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ..." hay "...em không nghe mùa thu, lá thu kêu xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô..."... và thể nào cái ả này cũng tỏ vẻ hiểu biết thốt lên: "- à, hình như bài này là Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư anh nhẩy!" Lúc này mình nên ngừng tiếng đàn và giả vờ khen lấy một câu: "- Ôi, sao em cũng biết bài này à, em thật lãng mạn đấy!" (thực ra đứa đ''o nào học qua phổ thông mà chẳng biết)


..... hehehehehe , bái a3 !!!!!! thua !!
còn khi nào thì xài bài Lời Buồn Thánh .... cứ gam 7 quẹt miết hử Sư Ca ??? hủng chiu. hết bài ???


Return to “Học làm nhạc”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests