Ky luc Guinness o Viet Nam

Dao Hung
i5 processor
Posts: 324
Joined: 01 Oct 2007 21:49

Ky luc Guinness o Viet Nam

Postby Dao Hung » 19 Jun 2005 16:26

[center]
Giếng đá cổ nhất Việt Nam
[/center]

Xã Mai Lâm là vùng đất có nhiều gắn bó với những thăng trầm của triều Lý (1010-1225). Trải qua nhiều biến cố lịch sử, các di tích ở Mai Lâm đã bị tàn phá, duy chỉ có giếng đá cổ trong khuôn viên chùa Phúc Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là còn tồn tại đến ngày nay. Giếng đá này đã trên 600 năm tuổi và được các nhà khảo cổ học đánh giá là giếng đá cổ nhất Việt Nam hiện nay.

[center]Image
Giếng đá cổ nhất
[/center]
Sở dĩ có kết luận này, vì theo các nhà nghiên cứu, chùa Phúc Lâm được thành lập vào năm 1224, thời nhà Lý, đến nay đã gần 800 năm. Đặc biệt, căn cứ vào các vết tích người xưa để lại khi dùng dây kéo nước, trên thành miệng giếng hiện nay còn lại những rãnh đá bị mòn lõm sâu, có thể đặt vừa cả ngón tay.

Giếng đá cổ được xây bằng những tảng đá lớn nguyên khối, phần cổ giếng được tạo bởi hai khối đá cao 30cm, đường kính của giếng khoảng 80cm. Dưới bàn tay khéo léo, tài tình của những người thợ xưa, giếng đá cổ được xây rất đẹp mắt và vững chắc. Chính vì thế, qua thăng trầm của thời cuộc, giếng đá cổ vẫn tồn tại vững vàng như một biểu tượng về văn hóa, lịch sử của đất Hà thành.

Vietnam Records Books
Last edited by Dao Hung on 19 Jun 2005 16:40, edited 1 time in total.

Dao Hung
i5 processor
Posts: 324
Joined: 01 Oct 2007 21:49

Truyen tho duoc viet tiep nhieu nhat

Postby Dao Hung » 19 Jun 2005 16:30

[center]
Truyện thơ được viết tiếp nhiều nhất
[/center]

Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tiểu thuyết được nhiều người viết tiếp nhất. Hiện đã có 7 ấn phẩm Hậu Truyện Kiều với hàng ngàn câu thơ lục bát kể về cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều.

[center]Image
Đào Hoa Mộng ký Diễn Ca và Kiều Tân thời - hai ấn phẩm Hậu Truyện Kiều
[/center]
Đó là các tác phẩm:

- Đào Hoa Mộng ký, với khoảng 3.000 câu thơ lục bát; tác giả là Mộng Liên Đình, được phát hiện năm 1993, do giáo sư Trần Nghĩa dịch, in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - Tập 4 (NXB Thế giới, 1995).
- Đào Hoa Mộng ký Diễn Ca, với 1.910 câu thơ lục bát; tác giả Hà Đạm Hiên, do Phạm Văn Phương dịch ra chữ Quốc ngữ từ bản chữ Nôm, Mạc Đình Tư xuất bản tại Hà Nội năm 1917.
- Kiều Tân thời, với 304 câu thơ lục bát; tác giả Bạch Diện, nhà in Trung Bắc, Hà Nội 1935
- Kiều Bình dân học vụ với 2.050 câu thơ lục bát; tác giả Nguyễn Văn Trinh, Sở Giáo dục Hà Nội, 1958 - 1985
- Đoạn Trường Vô Thanh, với 3.296 câu thơ lục bát; tác giả Phạm Thiên Thư, NXB Nến Hồng, Sài Gòn 1972
- Đoạn Trường Nhất Thanh, với 1.028 câu thơ lục bát; tác giả Trần Thanh Vân, NXB Kiên Giang, 1990
- Truyện Kiều đọc ngược, với toàn bộ 3.254 câu Kiều xếp dần ngược lại; tác giả Phạm Đan Quế, NXB Thanh Niên, 2002.

Xung quanh vấn đề Hậu Truyện Kiều, ông Phạm Đan Quế đã bàn bạc trong quyển Lục bát Hậu Truyện Kiều (NXB Thanh Niên, 2002).

Vietnam Records Books

Dao Hung
i5 processor
Posts: 324
Joined: 01 Oct 2007 21:49

Ngoi nha co nhat Sai-Gon

Postby Dao Hung » 19 Jun 2005 16:32

[center]
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Image

Nhà cổ nhất Sài-Gòn[/center]
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi. Cuối thế kỷ 18, các quan lại triều Nguyễn thường sống trong những ngôi nhà với kiểu dáng như thế. Ngôi nhà với ba gian, hai chái. Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc. Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời.

Sau năm 1945, những bức vách gỗ bị mối mọt ăn đã được thay thế bằng gạch. Trong lần tu sửa vào năm 1980, những người thợ đã thay phần lõi bên trong của những cột gỗ bị mối mọt ăn bằng cách đổ bê tông vào. Phần mặt ngoài những cột gỗ này vẫn được giữ nguyên nên chúng trông vẫn có vẻ cổ xưa. Đồng thời, những người thợ này cũng đã nâng phần đế cột lên 30cm.

Năm 1790, Nguyễn Ánh, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng ngôi nhà này để Giám mục xứ Adran, Pierre Pigneau de Behaine trú ngụ. Vị Giám mục này đã giúp đở Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh chống lại những người nông dân áo vải Tây Sơn. Chính trong ngôi nhà này, Vị Giám mục này đã dạy học cho Hoàng tử Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh.

Khởi thủy, ngôi nhà tọa lạc gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ. Năm 1799, sau khi Pierre Pigneau mất, một Giám mục Pháp khác đã đến thay thế và ở trong ngôi nhà, nhưng giữa những năm 1811 và 1864, do triều đình Huế cấm đạo Công Giáo, ngôi nhà bị đóng cửa. Trong triều đại Tự Đức, ông Vua này đã ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển lại cho Tòa Giám mục và di chuyển về đường Alexandre de Rhodes, gần nhà thờ Chánh tòa. Năm 1900, cùng với Tòa Giám mục, ngôi nhà được di chuyển về địa điểm hiện tại. Hiện nó được sử dụng như nhà nguyện.

Với tình trạng nguyên thủy vẫn được vẫn giữ nguyên, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ khi tham quan ngôi nhà cổ đã được tu sửa rất tốt này. Một số tòa nhà di tích lịch sử của Sài Gòn không may là đã bị phá hỏng hình dáng nguyên thủy do sự tu sửa quá tệ.

(ST)

Dao Hung
i5 processor
Posts: 324
Joined: 01 Oct 2007 21:49

Bo suu tap sac phong

Postby Dao Hung » 19 Jun 2005 16:34

[center]
Người giữ bộ sưu tập sắc phong lớn nhất Việt Nam
[/center]

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hồng Bàng hiện đang lưu giữ khoảng 181 bản sắc phong cho các vị thần.

Các vị thần trong dân gian dẫu có linh thiêng và được dân chúng thờ phụng, nhưng nếu vẫn chưa được một ông vua trần thế sắc phong thì chỉ là vị thần chưa có “đẳng cấp”. Sắc phong của các vị vua trần thế chính là tấm bằng chứng nhận đẳng cấp của các thần một cách “chính quy”.

[center]Image
Sắc phong[/center]
Sau khi thăng chức và đặt tên cho các vị thần, vua liền ra lệnh: “thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân” (thần hãy phù hộ và bảo vệ cho dân đen của trẫm). Đây là những sắc phong có ý nghĩa lịch sử rất lớn.

Cơ duyên đưa Nhà giáo Nguyễn Mạnh Hùng đến việc sưu tầm các bản sắc phong trong một dịp tình cờ của những năm 1960, một lần ông vào một tiệm sách cũ để mua sách báo cổ viết bằng chữ Hán, ở đây ông đã bắt gặp một quyển sắc phong của đời vua Thiệu Trị.

[center]Image
Sắc phong[/center]

Sau khi đọc xong ông lập tức mua ngay và từ đó ông bắt đầu sưu tập. Hiện tại ông có 181 bản sắc phong, trong đó phần lớn thuộc về các vua triều Nguyễn, một số ít thời Lê Mạc và đặc biệt là hai sắc phong thời Quang Trung. Đây được xem là bộ sắc phong vô cùng quý giá và có số lượng lớn nhất Việt Nam.

Vietnam Records Books

Dao Hung
i5 processor
Posts: 324
Joined: 01 Oct 2007 21:49

Cap nen nang nhat VN

Postby Dao Hung » 19 Jun 2005 16:37

[center]
Cặp nến nặng nhất Việt Nam

Image

Cặp nến[/center]

Cặp nến (đèn cầy) này nặng hơn 1.800kg, cao 3.40m đặt tại chùa An Phú - 24 Chánh Hưng, quận 8, TP.Sài-Gòn.

Trên thân của cặp nến khổng lồ này được chạm trổ hình rồng uốn quanh thân tháp cho đến đỉnh. Dưới đế nến khắc hình 5 con rồng nhỏ rất đẹp, được gọi là “Ngũ long chầu đăng”. Cặp nến này do Thượng tọa Thích Hiển Chơn (thường gọi là thầy Duyên) - Phó trụ trì chùa An Phú - người có nhiều kinh nghiệm trong việc đúc nến làm nên.

Để làm cặp nến này, thầy Thích Hiển Chơn đã dùng đến 2.080kg sáp, được chở từ Trung Quốc về. Sau đó, ông cùng 8 người thợ nhóm 4 bếp lớn để nấu sáp bằng 4 thùng phuy to. Khuôn sáp là hai ống rỗng, tròn, đường kính hơn nửa thước, được hàn khít vào một cái đế hình chữ nhật cũng rỗng ruột. Trên cùng của khuôn là một cái nắp đậy hình chóp. Dưới đáy khuôn lót một miếng sắt có đính khoen tròn để sau khi sáp khô có thể dùng tay nắm khoen mà kéo cả một khối sáp di chuyển.

Sau khi hoàn thành khuôn, một giàn giáo cao hơn miệng khuôn cũng được lắp đặt. Hòa thượng Thích Hiển Chơn đích thân leo lên đứng sẵn, mở nắp hình chóp, cho người chuyền sáp lên và từ từ đổ sáp vào khuôn cho tới khi đầy. Tuy nhiên, để đức được một cây nến khổng lồ như thế không đơn giản chút nào, vì sáp đổ vào khuôn có khi bị xì lại phải đổ ra, hàn khuôn và làm lại. Lúc sáp đã đầy khuôn, mọi người phải thay nhau thức canh chừng, xem sáp thụt xuống bao nhiêu vì lực ép thì lập tức đổ thêm vào cho đầy như cũ. Sau nửa tháng sáp khô, khung bọc ngoài được tháo ra và bắt đầu chạm trổ.

Cặp nến được làm liên tục hơn 40 ngày mới hoàn thành.

Vietnam Records Books


Return to “Việt Nam - Images du Viet Nam”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests