Làm Trong Sáng Tiếng Việt

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Làm Trong Sáng Tiếng Việt

Postby nmchau » 26 Feb 2006 13:00

Kính các anh , chị ,

Xin cám ơn các anh , chị đã góp ý làm sáng tỏ cách dùng một vài từ ngữ . Liệu trong phạm vi khiêm tốn này ,
chúng ta có nên thử tạo một luồng gió " LÀM SẠCH CHỮ NGHĨA " hay " LÀM TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT " không ?
Tôi thắc mắc thấy có vài nhà văn , nhà thơ , nhà báo , nhà sử ... viết :

NGUYỄN Ạ là một người không tốt , " Y THỊ " từng gian lận ...
Cô TRẦN THI B. là một " NỮ ANH HÙNG "
Sự việc đó có thể đưa tới hai " KHẢ NĂNG " ; hoặc cãi nhau , hoặc đánh nhau ........

Các chữ " Y THỊ , NỮ ANH HÙNG , KHẢ NĂNG ..." dùng như trên có đúng không ?

Trân trọng ,
Tuệ Quang


Kính thưa anh Tuệ Quang,
Xin được tán thành đề nghị của Anh. Mình cố gắng đốt lên một đốm lửa nhỏ. Có thể nó sẽ bị tắt ngúm, nhưng cũng có thể nó sẽ gặp may và cháy bùng
lên. Tôi nghĩ là nhiều người trong anh em chúng ta rất khó chịu khi đọc thấy trên báo hay nghe trong radio những chữ được dùng một cách rất là lạ lùng... Nếu được Anh, một bậc đàn anh và trưởng thượng, đứng ra hô hào, thì tôi nghĩ là sẽ có nhiều người trong quán hưởng ứng.

Và nhân tiện cũng xin góp ý với anh về mấy chữ anh nêu ra. Đây chỉ là ý kiến riêng, có thể đúng, có thể sai, và cũng mong có sự góp ý thêm của quý anh chị
trong quán.

- Y thị : chữ này dùng để chỉ 1 người đàn bà, thay thế cho chữ chị ấy, người đàn bà ấy. Chữ này được dùng nhiều trong các văn thư của Toà án. Nếu là
đàn ông thì chỉ dùng chữ "Y" mà thôi.

- Nữ anh hùng: chữ này vì có nhiều người dùng thành ra mình thấy quen. Tuy nhiên, theo thiển ý, nếu chỉ người đàn bà tài giỏi... thì dùng chữ "anh thư"
hay "liệt nữ" có vẻ đúng hơn. Chữ hùng tự nó đã chỉ người đàn ông (hay một cách chung hơn: giống đực). Chữ Nữ thường được dùng để phân biệt và
trước một danh từ chỉ nghề nghiệp như: Nữ luật sư, nữ bác sĩ ...

- Khả năng: đây là chữ hiện đang được quý vị nhà báo và xướng ngôn viên dùng sai nhiều nhất với cái nghĩa là "có thể". Nếu tôi nhớ không lầm thì Khả na
(ng là ability chứ không phải là possibility. Một trường hợp tương tự nghe rất khó chịu là họ dùng chữ "liên hệ" để thay thế cho chữ "liên lạc" !!!!

Vài hàng thô thiển hầu chuyện cùng Anh.

Kính,
TVL


Kính các anh , chị,

Khả năng:

Trưóc đay, tư này duoc hiểu là:
Cái sức có thể làm được (capacité, capacity). (Xem HV Tu dien, Dao Duy Anh).

Bây giơ, ơ VN, hay dung theo nghia: Cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra, v.v.

Thưc ra, cách dung thư hai nay không có gi "sáng tạo", ma chỉ bắt chưoc cách dung chư của nguoi Trung Quôc: might (happen) / possible / probable / possibility / probability

<http://www.mdbg.net/chindict/chindict.php?dss=1&wdqchi=%E5%8F%>
AF&wdqchim=3


ĐTK


Đúng vậy , thưa anh Đặng Thế Kiệt
KHẢ : có thể NĂNG : tài , sức . KHẢ NĂNG : tài hay sức có thể làm một việc gì đó .
Tôi thật buồn phiền nhiều khi đọc một tờ báo ,thấy có những câu :
Khả năng mỹ đánh Iran là không tưởng .
Trời hôm nay có khả năng mưa .
Một buổi văn nghệ rất ấn tượng .

Năm 1976 , khi tôi còn ở trong nước , gặp một cụ già từ ngoài Bắc vào Nam thăm , cụ than thở với tôi :
" Đồng chí ơi , nếu năm 1972 mà Đế Quốc MỸ thả tiếp thêm một loạt bom nữa thì CÁCH MẠNG phải đầu hàng rôì . Tại sao Đế Quôc' Mỹ ngưng lại ngang đó ???
Tiếc quá , tôi tưởng các đồng chí sẽ ra GIẢI PHÓNG chúng tôi , đâu ngờ lại để cho ho. GIẢI PHÓNG các ĐỒNG CHÍ ".
Các từ ngữ được Cụ già này dùng theo thói quen lâu ngày như Đồng Chí , Cách Mạng , Giải phóng ... khiến chúng ta phải suy nghĩ đến tương lai của tiếng Việt .
Cứ cái đà đó thi " ngôn ngữ , văn tư. Việt " sẽ đi về đâu !
Tệ hơn nữa , từ một Nguyệt San Văn Hóa ở Cali , trong bài viết của một người ở hải ngoại có câu :
Trạng Quỳnh "khẩn trương" nhìn qua khe cửa để "tranh thủ" ngắm nhìn người đẹp (ĐTĐ) ...
Chao ôi ! Đọc thấy vừa buồn vừa uất !!!
Mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ đóng góp ý kiến về một số từ ngữ bị lạm dụng sai trái , bừa bãi để cùng nhau làm trong sáng lại phần nào ngôn ngữ Việt chính thống .

Tuệ Quang

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 26 Feb 2006 13:20

Kính thưa Độc Giả các Diễn Đàn,
Đề tài này rất thích thú và hứa hẹn rất hào hứng đây.
Chữ DÒNG viết D có lẽ đúng hơn. Nhưng nếu viết GI cũng không phải là sai (vì chúng ta chưa có Hàn-Lâm-Viện để thống nhất cách viết, nên 2 chữ này có thể dùng được.)
Là một người viết rất chú trọng đến ý nghĩa của chữ và lỗi chính tả, tôi xin đóng góp vài chữ Hán Việt thường hay bị dùng sai.
Có một chữ mà nhiều báo viết sai là dấu hỏi và nhiều người không để ý. Đó là chữ "NHŨ DANH" là tên người được đặt khi mới sanh (còn bú mẹ, vì "nhũ" chính là "cái vú ").
Thêm chữ nữa là chữ TÁI GIÁ và TỤC HUYỀN.
TÁI GIÁ dùng để chỉ người đàn bà lấy chồng lần nữa, sau khi chồng truớc chết. Không dùng Tái Giá cho người chồng bỏ hoặc bỏ chồng khi lấy chồng lần
nữa.
Do đó, lấy chồng lần đầu gọi là XUẤT GIÁ (như "Xuất Giá Tòng Phu" nghĩa là lấy chồng thì phải theo chồng").
Chỉ thiếu một dấu sắc của chữ GIÁ là "XUẤT GIA" lại có nghĩa là một người đi tụ.
Còn TỤC HUYỀN là người đàn ông bị chết vợ, lấy vợ lần nữa. Nghĩa đen là nối lại sợi dây đàn (huyền) bị đứt. Người đàn ông bị chết vợ, ví như cây đàn bị đứt dây. Do đó, khi lấy vợ khác, coi như dây đàn bị đứt đã được nối lại. Bỏ vợ hay vợ bỏ, lấy vợ khác, không dùng Tục Huyền được.

Chữ HỖ TRỢ, HỖ TƯƠNG (nếu chữ HỖ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau) đều là dấu ngã. Người Nam và Trung khi phát âm chữ Hỗ này sai (dấu hỏi) thì khó phân biệt, nhưng nếu người Bắc phát âm sai chữ Hỗ thành Hổ, nghe biết ngay. Hình như cô MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên có lần phát âm sai chữ này trên video Thúy-Nga Paris by Night.

Chữ Hổ (dấu hỏi) nghĩa là con hổ (cọp), hay rắn hổ và xấu hổ, hổ ngươi.
Còn nhiều lắm. Hẹn thư sau.
HHL


Kính quý vị thức giả. quý Thầy Cô, quý anh chị em vàchi. Hoa Hoàng Lan

Tôi không nhớ là thuở học trò nhỏ, tôi có bi. Thầy,Cô khẽ tay vì chính tả hay không, nhưng khi trưởng thành lăn vào làng chữ nghĩa, viết lách, tôi thỉnh thoảng vẫn viết sai chính tả. Viết thư cho nhau mà sai chính tả thì người nhận còn hiểu và xí xóa, nhưng viết vào sách để cho bà con đọc mà sai chính tả thì "có tội", vì các em có thể tin người viết mà sai theo. Phần đóng góp hôm nay của chi. HHL rất hay.
Chính vì thế, tôi thấy đề mục chương trình "Tiếng Việt Trong Sáng" rất cần thiết và hữu ích. Mong đề mục/chương trình này tồn tại dài lâu, vì nó đóng góp tích cực cho kho tàng văn học của Việt Nam. Tôi cũng tri ân những vị thức giả, Thầy, Cô, anh chị đóng góp trong chương trình/đề tài này, và tôi cũng đã học rất
nhiều.
Nhân đây, xin quý vị cho ý kiến về chữ Giục và Dục:
- Giục tốc bất đạt hay Dục tốc bất đạt ?
- Ba hồi trống giục hay Ba hồi trống dục ?
Ngoài ra, cách ngắt câu, chấm, phết và xuống dòng, phân đoạn trong cấu trúc hành văn cũng là chuyện nhức đầu. Tôi thấy có một số tác giả viết quá dài trong những đoạn văn nhiềy ý mà không ngắt hay phân đoạn để xuống hàng... làm người đọc đọc muốn đứt hơi.
Kính.
Hải Triều

Thưa anh HẢI TRIỀU ,
Theo thiển ý thì :
DỤC là một Từ HÁN , có nghĩa là MUỐN , NUÔI ... đã được VIỆT HÓA rồi .
GIỤC là một từ thuần VIỆT , có nghĩa là thúc hối , xúi biểu cho mau ...
DỤC trong nhóm chữ DỤC TỐC BẤT ĐẠT phải là D
GIỤC trong câu đối BA HỒI TRỐNG GIỤC ... của Cụ Cao Bá Quát phải là GI .
Kính chào và chúc anh Hải Triều mọi điều như ý .

Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ


Return to “Tham Luận”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests