Sĩ phu và trí thức - Vương văn Ðông

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Sĩ phu và trí thức - Vương văn Ðông

Postby nmchau » 24 Apr 2005 11:51

Vương văn Ðông

Về trí thức , nhiều người đã nói đến . Trong lúc này, bàn về trí thức có phải là phù phiếm không ? Hơn nữa lại còn là một đề tài rộng lớn, tế nhị và khó khăn . Cũng mong được các thân hữu và những bậc thức giả hiệu đính hoặc bổ sung cho những thiếu sót hoặc sai lầm . Ðược như vậy thì may mắn và hân hạnh thay .

Tuy vậy, bài này chỉ thu gọn trong vấn đề thái độ của sĩ phu và trí thức nên không đề cập tới vấn đề rộng hơn là khoa xã hội học về sự hình thành và phát triển của những người trí thức như một thành phần xã hội trên bình diện xã hội và chính trị .

Trước hết, thế nào là sĩ phu và trí thức ? Dựa trên tiêu chuẩn nào để chúng ta định nghĩa sĩ phu và trí thức ? Họ là những người * tầng lớp trên của xã hội, là những người có kiến thức rộng hoặc là người có bằng cấp, hay là những người lấy thái độ đối với những vấn đề liên quan đến những giá trị phổ biến của nhân loại ?

Ðịnh nghĩa sĩ phu có lẽ đơn giản hơn định nghĩa trí thức của thời buổi mới . Thời xưa , những nhà hán học uyên bác và, đặc biệt nho học, dù khoa bảng hay không đều có thể liệt vào hàng sĩ phu . Ai đã qua cửa Khổng sân Trình mà không tr* thành sĩ phu ? Thời chiến quốc, các nước đua nhau trọng dụng kẻ sĩ . Họ có điạ vị cao và có thể tự do nghị luận chính sự, tuy không thực thi chính sự . Mạnh tử nói " xử sĩ hoành nghị = kẻ sĩ nói dọc nói ngang " . Thời này, kẻ sĩ hay thuyết khách có cái gì tương tự như những học giả * Athènes, 5 thế kỉ trước Công nguyên, giảng dạy về lý thuyết và thực hành những kiến thức cho công dân nào muốn có vai trò trong hoạt động công cộng một cách hữu hiệu, hoặc ngay cả trong đời sống riêng tư . Họ tự nhận là những biện sĩ ( sophistes )
Hegel gọi những biện sĩ đầu tiên ở thành quốc Athènes thời Pericles là " những bậc thầy của Hi lạp " . Họ tự chọn làm những nhà giáo dục chuyên nghiệp, những du khách mang cái không ngoan, cái văn hoa, cái tinh thông của mình ra để kiếm tiền . Nhưng đồng thời họ cũng là những người có quyền thế, do sự biết thuyết phục những quan tòa, những hội đồng v.v..., làm các luật lệ cho các thành quốc mới lập, đào tạo cho dân chủ . Tóm lại, có tư cách chính trị .

Kẻ sĩ thời xưa học để trau dồi nhân cách theo lời giáo huấn của Thánh hiền . Học để biết đạo xử thế . Học để " tu, tề, trị, bình " . Tuân tử nói " Ðã là người đi học tức là kẻ sĩ, phải biết đức hạnh của người quân tử là thế nào " .

Mặc dầu có nhiều giai đoạn phát triển với những khuynh hướng khác nhau, nhưng cốt tủy của Nho giáo mà các nho gia cố gắng theo vẫn là tam cương ngũ thường . Trung hiếu và nhân nghĩa là quan trọng nhất trong đạo đức Nho giáo . Xét về chữ trung thì * Khổng giáo, trung hàm nghĩa là trung với vua, với dòng họ nhà vua . Do đó, * Trung hoa thời xưa, nho gia đi hết nước này sang nước khác . Ai dùng họ thì nơi ấy là tổ quốc . Nho gia khi nói mất nước, chỉ có nghĩa là vua mất quyền thống trị . Họ là thực khách của Mạnh thường quân, Tín lăng quân v.v... Hàng ngày được nuôi ăn để chờ dịp báo đáp, như Kinh Kha, Dự Nhượng, sẵn sàng chết cho một người để đền ơn tri ngộ . Ý thức về tổ quốc của họ không có hoặc khác với quan điểm Việt nam sau này vê Tổ quốc .

Cũng thấm nhuần tư tư*ng Quân thần - Phụ tử và Nhân nghĩa của Nho giáo thì thái độ của nho gia Việt nam ra sao ? - đây có lẽ nên nhìn thái độ của sĩ phu Việt nam dưới khía cạnh chính trị và khía cạnh quan hệ giữa người với người .

Về điểm thứ nhất, với tinh thần yêu nước, thì từ khi dựng nước, sĩ phu Việt nam cũng đã có phần đóng góp vào công cuộc giữ nước mỗi khi có ngoại xâm, giúp các anh hùng áo vải dựng cờ khởi nghĩa . Cái trung của một số sĩ phu Việt nam do đó phần nào khác cái trung mà Nho giáo đề cao * Trung quốc . Trần Hưng đạo " ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt " nói lên trách nhiệm người trí thức trước cảnh nước mất nhà tan, trước tàn bạo của quân thù . Nguyễn Trãi đã suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân khi quân Minh xâm chiếm đất nước, dân chúng lầm than :

Suốt đời ôm mãi lòng lo trước,
Chăn lạnh choàng vai thức suốt đêm
Bình sinh độc bão tiên ưu niệm,
Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên
( Hải khẩu dạ bạc hữu cảm )

Là người biết rộng, biết nhìn xa hơn người khác, vì thế người trí thức đã lo trước khi người khác chưa lo . Khi Cao Bá Quát suốt đêm chẳng ngủ, khi Nguyễn Ðình Chiểu muốn mù đôi mắt vì ưu tư đến những thống khổ của dân tộc thì chính đó là trách nhiệm của người trí thức . Sĩ phu đời Trần đã từng được Lê Quý Ðôn trong Kiến văn tiểu lục ca ngợi về khí tiết như sau : " Ðấy là lớp người trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như quân tử đời Tây Hán, thật không phải người tầm thường có htể theo kịp ".

Cuối thế kỉ 19, tinh thần trách nhiệm của người sĩ phu được tiêu biểu qua thái độ của Trương Ðịnh, dựng cờ về phương diện chính trị, khởi nghĩa chống Pháp ở Nam kì, và ngoài Bắc có Nguyễn Quang Bích, thay vua đôn đốc kháng chiến, đáp thư dụ hàng của Pháp là : " Thà chịu tội với quí quốc, quyết không chịu tội với nhà vua . Thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn thế ... " . Có Phan Ðình Phùng trả lời người bạn ra hàng :

Bách niên tông xã dư hoài nhiệt,
Nhất phiến cô trung tặc đởm hàng
Lòng ta nung nấu vì tôn miếu xã tắc trăm năm,
Một tấm lòng trung đơn độc của ta đủ làm giặc khiếp sợ
( Triết học và tư tưởng - Trần văn Giàu )

- đây cho thấy lòng trung của một số sĩ phu Việt nam là trung với đất nước, dân tộc .

Nhưng nếu có những sĩ phu với tiết tháo như trên thì cũng không thiếu những kẻ ngu trung . Những người lấy lý trung quân để theo Khải Ðịnh, cùng Pháp mang quân đánh d(c)p phong trào kháng chiến, cần vương .

Nho giáo chính thống chỉ nói trung quân mà không hề nói ái quốc . Nói quan hệ vua tôi mà không nói quan hệ nước dân . Do đó sĩ phu càng thâm nho càng ít phân biệt vua với nước, lầm lẫn bạn thù . Tiến sĩ Bùi Huy Bích thời Lê mạt, chống lại Nguyễn Huệ là người đã đánh đuổi quân Thanh do Lê Chiêu Thống dẫn về dày xéo đất nước . Khi Gia Long thống nhất đất nước ra Bắc thì, họ Bùi đã đến lạy Gia Long sáu lạy tạ ơn vì đã nhờ Gia Long mà Bùi " trả được quốc thù " . Quân quốc ở đây lẫn lộn trong trí óc họ Bùi .

Ðó cũng là thái độ của một số sĩ phu Bắc hà cựu thần nhà Lê khi chống lại triều đại Quang Trung . Cũng là điều dễ hiểu vì tôi trung không thờ hai chúa . Quan niệm h(c)p hòi về luân lý trung quân đã làm giảm đi phần nào khả năng đóng góp của sĩ phu vào vận mệnh đất nước . Phạm Thái, một người tài hoa, văn võ kiêm toàn cũng bị đám mây mù trung quân bao phủ như các sĩ phu khác . Ngược lại, Trần Nguyên Hãn, tôn thất nhà Trần, đã không ngần ngại đem tài năng phục vụ Lê Lợi . Và Ngô Thì Nhiệm, cựu thần nhà Lê, đã thờ Quang Trung, đảm trách nhiệm vụ giao dịch văn thư với Mãn Thanh .

Về phương diện chính trị, do văn bản thiếu sót ngoài một số thơ văn để lại, nên thái độ của sĩ phuđối với triều đại và thời cuộc mình sống ra sao, chúng ta không được rõ lắm . Nhưng căn cứ vào cái học lấy phương châm trung quân làm chỉ đạo thì ta có thể nghĩ rằng giới sĩ phu ít có tư tưởng phê phán đường lối của triều đình . Nếu có gặp phải hôn quân thì, sĩ phu đã tham chính nhiều lắm treo ấn từ quan, lui về * ẩn dạy học như trường hợp Chu văn An . Hoặc kí thác tâm sự vào văn chương như Nguyễn Du khi viết truyện Kiều . Nguyễn Du đã tả Từ Hải, một tướng giặc, như một đấng anh hùng, đầu đội trời chân đạp đất . Hoặc tả một cách hiện thực tình trạng xã hội đầy áp bức, cá lớn nuốt cá bé . Truyện Kiều phần nào nói lên niềm thao thức của Nguyễn Du đối với nỗi thống khổ của những người bé miệng thấp cổ . Trong một xã hội mà chữ trung đứng hàng đầu thì việc đề cao một nhân vật chống triều đình cũng là thái độ phê phán gay gắt nền quân chủ chuyên chế .

Sĩ phu vượt ra khỏi khái niệm trung quân, đứng lên dựng cờ kh*i nghĩa thì ta phải kể đến Nguyễn Hữu Cầu thời Lê Trịnh thế kỉ thứ 18, hoặc Cao Bá Quát thời Tự Ðức . Nhưng phải nói là sĩ phu có hành động như Cầu, Quát rât hiếm . Phần lớn, nho gia giải quyết quan hệ vua tôi một cách nửa chừng, rất thỏa hiệp .

Như trên đã viết, cái học ngày xưa nhằm tạo nên một mẫu người lấy nhân nghĩa làm phương châm đạo đức của người quân tử . Nhân biểu hiện qua mối quan hệ người với người . Nghĩa là nên hay không nên làm để khỏi th(c)n với lương tâm . Nhưng nếu có nho quân tử thì cũng có nho tiểu nhân . Nếu có những sĩ phu như Hồ Huân Nghiệp, trả lời bạn là : " làm việc nghĩa không kể đến thành bại ... ", có Trương Ðịnh, có Phan Ðình Phùng v.v... thì đồng thời cũng có những sĩ phu như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân ... đã thành công .

Khi nói tới mẫu người trong quan hệ người với người, ta không thể không nghĩ đến mẫu người " lương nhân " ( honnête homme ) của Pháp * thế kỉ thứ 17 .Một mẫu người có kiến thức rộng và những đức tính khả ái trong sự giao tế với xã hội, đúng với lý tưởng của thế kỉ thứ 17 ( Tự điển Pháp văn ) . Còn Nho giáo của Trần Trọng Kim nói về Nhân của Khổng giáo như sau : " Nhân là nói sự hành động của người ta phải hợp thiên lý, chí công và bỏ hết cái tâm tư tư ý, khiến cho đối với người cũng như đối với mình, lúc nào cũng kính cẩn và thân ái như một vậy ". " Vậy đã nhân thì yêu người, yêu vật, muốn cho vạn vật các đắt kì sở " . - đây, ta tự hỏi là trong một xã hội mà thứ bậc đã được xác định theo nguyên tắc gia trư*ng và, xã hội thu h(c)p trong đơn vị làng xã hay tổng, thì đức nhân đó có thấm nhuần tới đám lê dân hay không ? Hay nó chỉ là sáo ngữ của một tầng lớp xã hội trên hoặc chỉ thực hiện * cùng lớp người đồng đẳng .

Trong khi đang viết bài này thì tôi được đọc bài viết về tinh thần bao dung của Vũ Thiện Hân trên tờ Thông Luận . Có đoạn Vũ Thiện Hân viết : " Về quan hệ giữa người đối với người trong xã hội, tinh thần bao dung nằm trong đức từ bi của đạo Phật, cũng như tình bác ái của Thiên chúa giáo . Trong lãnh vực này bao dung đầu tiên có nghĩa là thành tâm đón nhận khác biệt và hơn thế nữa còn bao gồm ý muốn vị tha, hỗ tương để diệt khổ hay mưu cầu bình an hạnh phúc cho người khác ". Phải chăng chữ nhân đã được trình bày dưới một hình thức mới ? Và tranh đấu cho tinh thần bao dung cũng là một thái độ .

Luận về trí thức ngày nay có lẽ tế nhị hơn trong định nghĩa . Theo từ điển Bách khoa, ở thế kỉ thứ 18, những nhà tư tưởng ( penseurs ) ở Pháp và Anh cát lợi, tự nhận là triết gia, đứng lên chống lại các truyền thống, chống Giáo hội, chống siêu hình học và tôn giáo đã pháp điển hóa ( codifié ) . Ðiểm chung của họ là sự thù hằn cái quá khứ bóp ngh(c)t hiện tại . Họ muốn những phát triển kĩ thuật phải được đối lại bằng một tổ chức xã hội mới . Lịch sử tư tưởng chỉ định họ như những văn sĩ, lúc như các triết gia . Như vậy, họ có phải là trí thức không ?

Cũng theo sách trên, * những quốc gia dân chủ vào những năm 1934-1935, có những nhân vật tuyên bố là trí thức . Họ tự nhận lãnh trách nhiệm trong việc tranh đấu chống các chế độ đàn áp các nhà thông thái, các học giả, các văn nghệ sĩ không chịu khuất phục cường quyền . Tiêu biểu như A. Gide, A. Einstein, A. Malraux, B. Russel, J.P. Sartre v.v... hoặc ở Hoa kì, những nhà bác học giải thưởng Nobel đã thành lập nhóm Pugwash để nói lên hiểm họa đe dọa nhân loại trong việc sử dụng mù quáng những phát minh khoa học .

Tóm lại, đặc tính của người trí thức là họ " lấy thái độ " . Mặc dầu dấn thân và chịu nhận lãnh tất cả những bất trắc, rủi ro do thái độ của họ, nhưng họ không muốn thuộc một "đảng" nào . Họ cho rrằng đứng vào hàng ngũ của một đảng chính trị, tự nhiên sẽ có thành kiến và làm mất đi sự độc lập suy nghĩ của họ .

Trong cuốn sách nhỏ, Bernard Henri Levy, một trí thức trẻ tuổi của Pháp, đã viết về trí thức như sau : " Trí thức là chân lý, là công lý, là lý trí v.v... Trí thức là tranh luận . Trí thức là một người mà nguyên sự hiện diện của họ chứng tỏ xã hội đã chấp nhận quyền được tranh luận " . Trí thức là người dám đơn thương độc mã đứng ra bảo vệ những giá trị phổ biến của nhân loại . B.H. Levy viết : " Người trí thức chống lại tôn giáo của đa số, chống lại độc tài của dư luận " ( l'intellectuel, contre la dictature de l'opinion - l'intellectuel contre la religion des majorités ). Trí thức, cũng theo Levy, là dám vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn của mình để tham gia vào cuộc tranh luận về những vấn đề của xã hội .

Có thể nói rằng hành động của trí thức nhằm đả phá các huyền hoặc, hoặc để giải ngộ . Và nhân danh những nguyên tắc căn bản như Tự do, Công lý, Nhân quyền, người trí thức bằng lời nói, bằng văn bản khai triển phê bình những thực tại hiện hành .

Vấn đề thường xuyên đặt ra là trí thức có bắt buộc là những khoa bảng không ? Bằng cấp có thể là điều kiện cần thiết vì nó chứng tỏ một trình độ hiểu biết . Nhưng theo những quan niệm trên thì chưa đủ . Trí thức thực sự chỉ xuất hiện mỗi khi có hoàn cảnh hay cơ hội đặc biệt . Như trường hợp đại úy Dreyfus khi bị hàm oan, Zola, J. Jaurès, M. Proust đã không ngần ngại đứng lên bênh vực mặc dầu dư luận thời đó đều kết tội Dreyfus làm gián điệp cho Ðức . Sau này, nội chiến Tây ban nha cho ta thấy xuất hiện những nhân vật A. Malraux, Hemingway V.V... và gần chúng ta hơn với B. Russel, Sartre, Aron trong phong trào chống chiến tranh Việt nam .

Tuy định nghĩa danh từ trí thức còn là đề tài của tranh luận,

Vương văn Ðông,
Tháng ba năm 1995

Return to “Tham Luận”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest