Nhạc Trần Đại Phước

Cùng phổ bài thơ của Y Nguyên
nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Nhạc Trần Đại Phước

Postby nmchau » 29 Mar 2005 21:33

Image



Chị Hoàng Yến ơi!

Nghe chị không chê 4 câu thơ thêm vào, Phước này mới thở đánh phào một cái nhẹ nhõm. Sở dĩ dám liều mạng viết thêm mấy câu đó là vì tôi cần một đoạn A nữa để cho trọn kiếp cái chủ âm. Nhưng cái lý do thứ hai, khó thấy hơn, là muốn rào trước ý "tình thơ" cho đoạn climax (cực điểm; cao điểm) cuối bài, "Nhưng gương xưa nào thấy bóng ngườị..". Chữ "nhưng" thêm vào có ý dành cho anh Châu, hổng biết có làm ảnn nhói chút nào không?
Anh Châu cũng lẹ thiệt. Tôi mới nộp bài sáng sớm hôm qua, rồi đi múa nhịp cho ca đoàn suốt buổi, chiều về đã thấy anh hoà âm và làm midi xong rồị Ðiệu này anh ăn đứt Handel hay Schubert rồi đó nghẹ Bài hoà âm anh làm nghe cũng xôm tụ lắm; tôi thấy vài chỗ hình như mất nhịp, và chuyển hợp âm tôi sẽ cần góp ý thêm cho đúng với cái plan của tôi trong đầụ Nhưng để hát chơi thì cứ tạm như vậy, cũng hay rồị Bài này có một cách
trình bày nữa là hát theo kiểu hơi diễn tả, buông lơi (rubato), với một dương cầm rải theọ Tôi biết nếu dùng nét nhạc Á Ðông sẽ không cự lại hai anh Tuấn và Hân, nên dùng style cổ điển cho khác đị (Anh Tuấn chuyển khúc cuối nghe như tiếng ru vọng trong đêm, khéo lắm; và anh Hân chuyên về giọng Huế, tôi biết tiếng từ lâụ)

Ngoài cảm hứng qua bài thơ rất tình cảm của chị Yến, sự ân cần của anh Hân, tôi viết bài này cũng do sự khích lệ riêng của anh Mai Anh Tuấn. Phải đa tạ các anh chị mới đúng.


Thân,

TDP

Anh Phước và các anh,

Trưa nay lại nghe mấy bài trở về của các anh. Thấy nhịp điệu bài của nh Phước thật mới và thoát khỏi bài thơ Lục Bát. Anh có uốn lời khá kỹ nên melody consistent hơn, câu này đối với câu kia, và để lại nhiều ấn tượng. Chỉ có 1 chỗ là tôi thấy uốn hơi gượng: "lơ lững ngọn dưà", "lửng" lại còn thấp hơn "lơ", và "dưà" cao hơn "ngọn".

Thiệt tình, coi các anh phổ thơ tôi học được khá nhiềụ

Tuan

Anh Tuấn mến,

Tôi nghĩ rằng Hoàng Yến muốn viết "lơ lửng", nghĩa là "lưng chừng", nên dùng "fa mib", đi từ cao xuống thấp, là đúng dấu giọng rồi đấy chứ. Còn "lờ lững" thì đồng ý phải đi từ thấp lên cao, nhưng có nghĩa là "trôi vật vờ", không dùng vào câu này được.

Về dấu nhạc cho chữ "ngọn dừa", anh nói đúng, vì có lần tôi cũng nghĩ sẽ có người cho rằng tôi phổ nghe như "ngọn dưa", thiếu dấu huyền. Nhưng nghĩ lại, chỗ này có lẽ chấp nhận được, vì âm "nặng" có tính cách khựng (abrupt) cần đi với dấu nhạc "nặng nề" hơn âm "huyền", có tính cách trầm ngân.

Tôi đã đọc "Trở Về" của anh, và cũng nhận ra ngay điều anh PQT thấỵ Nhưng cái tiến trình giai điệu của anh nghe gợi cảm đấy chứ. Nếu muốn, anh vẫn còn giờ sửa mà; anh Phạm Anh Dũng cũng như các anh khác đã cho trình làng bài của mình đâu!

Thân,

TDP