Tang Le nhac si Manh Bich

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Tang Le nhac si Manh Bich

Postby nmchau » 31 Jan 2006 22:55

[center]TIN BUỒN

Xin thông báo cùng quý thi-văn-nghệ-sĩ và thân hữu :
Giáo sư, nhà văn NGUYỄN MẠNH YÊN
tự Mạnh Bích
vừa từ trần tại Paris
lúc 19g45, ngày Thứ Hai 30 tháng 01 năm 2006
nhằm ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tuất
Hưởng thọ 78 tuổi
Lễ hỏa táng sẽ cử hành vào ngày Thứ Hai 06 tháng 02 năm 2006
(Tang gia sẽ thông báo giờ và địa điểm sau)
Linh thể hiện quàn tại Hôpital Institut Mutualité Montsouris
59 Avenue Reille – 75014 Paris
Giờ thăm viếng : từ 14 giờ đến 16 giờ
Liên lạc tang gia : 25 rue Vaucouleurs – 75011 Paris
ĐT. 01 43 38 00 13[/center][/center]
Last edited by nmchau on 07 Feb 2006 14:28, edited 1 time in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 03 Feb 2006 14:36

Để đưa nhạc sĩ Mạnh Bích về nới an nghỉ cuối cùng , chúng ta sẽ đồng ca bài Thôn Trăng :


[music]http://nmchau.club.fr/mp3/thontrang.mp3[/music]

Thôn Trăng

nhạc : Mạnh Bích
lời : Nguyên Diệu

tiếng hát : Ngô Lộc & Duy Đức

Đêm nay trăng soi thôn trang,
Gió đưa gió đưa nhịp chảy vang (quê hương à ơi)
Trăng đến vui thôn làng cho nặng tình yêu thương
(âm vang) ...

Êm êm trên sông ven thôn,
Gió đưa gió đưa giọng hò khoan hò khoan (hò khoan hò khoan)
Nghe sóng vỗ mạn thuyền gợi tình, tình quê hương
Nghe sóng vỗ mạn thuyền thêm nặng lòng biết bao là tình .
Ớ! quê hương mình (hò dô hò) đồng rộng trời thanh
Ớ! nước non mình (hò dô hò) cảnh đẹp người xinh

Ớ ờ ơ, này là trai (ơ) gái (ớ ớ dô ớ hò) ta như đôi bàn tay,
Ớ ờ ơ, cùng một giòng (ư) máu (ớ ớ dô ớ hò) ta thương yêu (ờ) nhau.

Đêm nay trăng soi thôn trang,
Gió đưa gió đưa dật dìu cành tre (quê hương à ơi)
Ai hát câu thơ Kiều nặng tình quê hương (âm vang) ...

Đêm đêm ai ca ru con khẽ đưa, khẽ đưa à ơi câu buồn thương (khoan khoan hò khoan)
Bao trẻ thơ trong làng ra bờ đê cười ca vang
Ra ngắm ông trăng vàng thêm nặng lòng mến yêu thôn làng
Ớ! Quê hương ờ ơi! Ơi, quê hương ờ ơi!
Last edited by nmchau on 07 Feb 2006 21:21, edited 1 time in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Tang Le nhac si Manh Bich

Postby nmchau » 07 Feb 2006 00:00

Tang Lễ Nhạc Sĩ Mạnh Bích

Image
Hòa Thượng Thích Minh Tâm chùa Khánh Anh phân ưu cùng gia quyến và bạn hữu nhạc sĩ Mạnh Bích

Image
Tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và chú vãng sanh

Image
Bạn Hữu trước giờ hành lễ , thấy có các nhạc sĩ Trịnh Hưng, Lê Mộng Nguyên ...

Image
Điếu văn của Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Trung Tâm Âu Châu , Từ Nguyên & Từ Trì

Image
Thi Hữu Hồ Trọng Khôi đọc bài thơ tiển Mạnh Bích làm mọi người rơi lệ

Image
Điếu văn của GS Lê Trọng Quát, Việt Hưng Hợp Đoàn

Image
Chị Bích Khuê cảm tạ
Last edited by nmchau on 08 Feb 2006 22:22, edited 1 time in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Nhac Viet chia buon

Postby nmchau » 07 Feb 2006 21:08

Quý anh chi. Nhạc Việt thân mến,
LC vừa nhận được cú điện thoại báo tin Nhạc Sĩ Mạnh Bích vừa từ trần ngày hôm qua mồng 2 Tết vì bệnh tim hưởng thọ 77 tuổi .
LC sẽ thông báo sau quý anh chị em NS tại Paris để tham dư. Lễ Động Quan .
Trân trọng .
LC

Cám ơn Linh Chi cho hay tin buồn này . Tôi cũng vừa được Bạch Yến cho biết tin anh Mạnh Bích đã trút hơi thở cuối cùng vì bịnh tim . Thật là một tin bất ngờ . Tôi đang ở Seattle , chuẩn bị trình diễn Tết cộng đồng VN vào hai ngày 4 và 5 tháng 2, 2006 nên không thể có mặt để đưa anh Mạnh Bích về cõi niết bàn .
Xin cầu chúc hương linh anh Mạnh Bích được tiêu diêu nơi chốn cực lạc vàxin thành thật chia buồn cùng chi. Mạnh Bích và gia đình .

Tran Quang Hai & Bach Yen



Nhạc sỹ Mạnh Bích là một thành viên có tuổi, trầm tính, it' lên tiếng trong diễn đàn, nhưng chỉ qua một vài liên lạc chung và riêng, chúng ta có thể nhận ngay ra tác phong tư cách cao cả của ông trong lãnh vực âm nhạc, văn hoá, lẫn xã giao thông thường.
Xin chân thành chia buồn cùng gia đình nhạc sỹ Mạnh Bích và cầu chúc hương hồn ông được về cõi vĩnh hằng cực lạc.

Trần Đại Phước


Đang du lịch New Zealand thì nhận được tin buồn. Lệ Mai và tôi xin thành kính phân ưu cùng gia đình anh Mạnh Bích.

PQTuan


Nha^.n ddu+o+.c tin NS Ma.nh Bi'ch qua ddo+`i be^n Pha'p, hu+o+?ng tho. 77 tuo^?i
Xin chia buo^`n cu`ng gia ddi`nh NS Ma.nh Bi'ch
Mong hu+o+ng ho^`n NS MB cho'ng ve^` co~i Vi~nh Ha(`ng

Mo+`i ta^'t ca? cu`ng nghe ba`i nha.c no^?i tie^'ng Tho^n Trang (nha.c Ma.nh Bi'ch, lo+`i Nguye^n Die^.u):
http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?B ... AvJQ%3d%3d


Pha.m Anh Du~ng
http://www.saigonline.com/phamanhdung/CD/CDMain.php
http://www.saigonline.com/phamanhdung/


Xin Thành Kính Phân Ưu cùng chi. Mạnh Bích và Tang Quyến
Nguyện Cầu Hương Linh Anh Mạnh Bích sớm về Cõi Vĩnh Hằng
HienVy



THANH KINH PHAN UU CUNG TANG QUYEN NHAC SI MANH BICH

Tran Thuy Minh
Bergen, Norway



THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN ANH MẠNH-BÍCH.
NGUYỆN XIN HƯƠNG HỒN ANH SỚM SIÊU THOÁT NƠI MIỀN CỰC LẠC.
CÙNG VỚI ANH CHỊ EM GIA ĐÌNH NHẠC VIỆT NGẬM NGÙI VỚI SỰ MÁT THƯƠNG ĐAU CHUNG NÀY.
Nguyễn-Công Hùng
Bergen, Nauy



Thành kính phân ưu cùng gia đình.
Dungfl


Các anh chị em NViệt thân mến,
Trong PC của Trúc có giữ dược một tấm hình chụp anh Mạnh Bích - mặc dù chỉ là tấm hình chụp từ phía sau lưng - (bên tay phải, mặc áo veste màu chocolat), và đó co le cũng là lần cuối cùng. Hôm đó rat mắt CD của Kim Hằng, tuần lễ sau là ra mắt CD của Jazzy, vào tháng 12 năm 2005.
Tin anh Mạnh Bích ra đi thật đột ngột, Trúc được hay tin từ anh chi. Lê Trân & Diễm Thy (Ngày Mới - tập san Văn Hoá - Xã Hội tạp Pháp). Trúc không có nhiều cơ hội gặp và cũng chỉ đôi ba lần nói chuyện với anh Mạnh Bích khi tham dự văn nghê. Tết do Ngày Mới tổ chức, nhà anh chi. Mộc Lan Trang (Bồ Huynh), bao nhiêu lần nhỏ nhoi đó cũng vui ...
Thế mới biết, ra đường cứ hãy chào hỏi mọi người, vì biết đâu, đó là lần cuối ...
Cầu mong anh Mạnh Bích ra đi thật bình an ...
Thân quý,
Trang Thanh Trúc
Last edited by nmchau on 07 Feb 2006 21:55, edited 8 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Silicon Band và Qua'n Tho+ chia buo^`n

Postby nmchau » 07 Feb 2006 21:15

hyc đau buồn báo tin cho quí anh chị em, anh Mạnh Bích đã từ giã chúng ta và cõi ta bà hôm qua mồng 2 tết vì bệnh tim hưởng thọ 77 tuổi .

hyc chia buồn cùng chi. Bích Khuê và gia đình
cầu nguyện hương hồn anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc
hyc




thỏ tử hồ bi cùng nòI ngườI lẽ đâu không buồn khi anh Mạnh Bích ra đi xin chia buồn cùng chi. Bích Khuê và chúc anh Sớm vui miền cực lạc

LTĐQB

Thành kính phân ưu cùng chi. Mạnh Bích và tang quyến.
qh


Tin sét đánh.

Vưa nhân duoc tiếng cươi vui Anh Manh Bích truoc ngay giao thưa.

Xin kính gửi đên chi Bích Khuê và gia quyến lơi phân ưu chân thanh.

Dang The Kiet



Thành thật chia buồn cùng chi. Bích Khuê và tang quyến.

Xin cầu chúc linh hồn anh Mạnh Bích sớm tiêu diêu miền cực lạc.

Bùi Tiến



Kinh gui chi Bich Khue
Vua nhan duoc loi chuc cua anh chi hom 29 Janv. thi hom nay lai duoc hung tin !
Vo chong Danglan xin thanh that phan uu cung chi.
chung toi da bao tin cho cac cuu hoc sinh Taberd, hoc tro cu cua anh.
va hoi vien hoi Falaise ma anh chi da tham gia khuyen khich .
DangLan


Chi Bich Khue than men,
Tin Hyc bao qua la hung tin va khong the nao ngo duoc.
MN xin gui loi chan thanh phan uu den chi va gia quyen.
Mai Ninh


Pha^n U+u
Dear ca? la`ng tho+ nha.c Vie^.t
Mie^n Du vu+`a mo+'i nha^.n ddu+o+.c tin tu+` Pha'p
Nha.c si~ Ma.nh Bi'ch
(1929 - 2006)
vu+`a qua ddo+`i vi` be^.nh tim
do nha.c si~ Linh Chi ba'o tin
Chu+o+ng Tri`nh Ha?i Ngoa.i Thi Ca
Xin tha`nh ki'nh Pha^n U+u cu`ng Tang quye^'n


Diệu Hằng được tin anh Mạnh Bích vừa qua đời tối hôm qua, mồng Hai Tết. Anh kêu mệt và tức ngực. Samu tới chở Anh đi bệnh viện và Anh ra đi nhẹ nhàng không thể ngờ được. Anh mới vừa gởi cho Diệu Hằng bài để đăng Tết, kể chuyện lúc Anh còn bé. DH gọi điện thoại báo tin Anh là đã nhận bài. Vậy mà, bài chưa đăng thì Anh không còn nữa!

Sao vô lý vậy ?
Mới đây, Anh tổ chức bữa cơm từ thiện, vui vẻ lên hát...

Một người hiền

Vậy mà...!!

Buồn quá .

Cầu mong Anh được lên cõi Thiên Đàng sớm

Dieu Hang


Xin góp lời chia buồn cùng chi Bích Khuê,Hà kèm mấy dòng sau đây,có chi không phải xin thứ lỗi .
Kính

Chưa ráo mực xuân anh chúc năm
Chừ đây anh đã mộ yên nằm
Chia buồn cùng chị và tang quyến
Nguyện chúc hương linh hưởng vĩnh hằng.
Thành kính phân ưu.

Từ Thanh Hà,


Ôi ! Thật quá bàng hoàng sửng sốt vì mới đọc thơ anh Mạnh Bích chúc Tết đây...! Xin thành thật chia buồn cùng chi. Bích Khuê và gia quyến. Nhìn anh Mạnh Bi 'ch , không ai nói anh ấy đã 77 tuổi vì trông còn rất khỏe mạnh và nhậm lẹ, anh chi. Mạnh Bích hợp thành một cặp rất đẹp đôi tài sắc...!
ôi ! buồ n quá !
ac3 ơi ! có thể cho coordonnee của chi. BK vì tôi muốn đến chào lần cuối ?
ca 'm ơn ac3 nhiều.

Bopha Tuyet Hoa

Kinh chi Manh Bich ;
Duoc hung tin , chung toi xin thanh that chia buon cung chi va tang quyen .
Chung toi luon nho den hinh anh cua Anh , hien hoa , diem dam , ma rat nhieu tai nang .
Cau mong Anh Hon cua Anh som tieu dieu mien Cuc Lac .
Kinh phan uu

Pham Dang Thien - Minh Chau

Ci Yên oi,
ML không phone cho chi Bich vi hiêu trong luc này tang chu không thich tiêp ai ca. Và không nhân phung diêu, không hoa không gi hêt thi làm sao ? ML o xa qua' không di dua tang duoc. Yên cho ML chuyên loi chia buôn dên chi. Nhin a?nh anh MB trong bài phong vân cua anh Trân Quang Hai thây thuong qua'.
! Mai Lan


Cam on HYMC da bao tin ve anh Manh Yen.

Toi du tinh se dien thoai cho chi Bich Khue de chia buon va de hoi them ve ngay gio va dia diem cua Le An Tang. Tuy nhien chac la dien thoai cua chi ay se rat Busy.

Vay, neu trong nhung ngay toi HYMC biet them chi tiet ve ngay gio+ va dia diem cua Le An Tang thi nho+' email cho bon toi biet vo+'i. Nhu vay se chac hon.

Ngoai ra, neu Silicon Band co du tinh mua vong hoa thi cho bon toi tham du dong gop.


Than men,
nguyen minh tri


Ht rất đau buồn khi hay tin anh Mạnh Bích từ trần kính hương hồn anh sớm về cõi vĩnh hằng . Thành Kính Phân Ưu

Huyền Trân
Last edited by nmchau on 07 Feb 2006 21:50, edited 7 times in total.

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 07 Feb 2006 21:20

Go+?i ca'c ba.n Nha.c Vie^.t ba`i to^i vie^'t ve^` nha.c si~ Ma.nh Bi'ch ca'ch dda^y 1na(m 1/2
Tran Quang Hai

Phỏng vấn nhạc sĩ , nhà văn , nhà giáo Mạnh Bích

Trần Quang Hải thực hiện




Trần Quang Hải (TQH) : Xin Anh cho biết một chút về tiểu sử của anh (sinh quán, lúc còn đi học tiểu , trung , và đại học) , đã đưa anh đến ngành « gõ đầu trẻ » ở Việt Nam và tại Pháp cho đến lúc hưu trí .

Mạnh Bích (MB) : Tôi sinh năm 1929 ở Thừa Thiên (Trung Việt) . Lúc nhỏ học tiểu học ở trường Vạn Xuân (Thành Nội), và sau đó ở trường Quégnec tại Huế . Khi vào trung học thì học ở Lycée Khải Định (Huế) . Sau khi đậu tú tài, tôi vào đại học, đậu cử nhân giáo khoa văn chương Pháp và cao học văn minh Pháp ở đại học văn khoa Sài Gòn .
Tôi đà dạy văn chương Việt ở các trường Pháp như Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Taberd, Regina Pacis ở Sài Gòn và Fraternité ở Chợ Lớn cho đến năm 1975 .
Tôi cũng dạy văn chương Pháp ở Đại Học Vạn Hạnh (cấp cử nhân), và Institut Français (các lớp tốt nghiệp) ở Sài Gòn cho đến năm 1975
Khi sang Pháp, tôi dạy văn chương Pháp (cấp trung học) ở các trường Georges Brassens và André Maurois (Académie de Versailles, ngoại ô Paris) từ năm 1984 đến lúc hưu trí vào năm 1995.




TQH : « Vì lý do nào đưa anh đến âm nhạc (lúc nào ? học nhạc đầu tiên với ai ? biết đàn gì ? học nhạc lý với ai ? ) và khi nào sáng tác nhạc phẩm đầu tiên ? tại đâu ? nguyên do tại sao ? Phương pháp sáng tác của anh như thế nào ? (nhạc hay lời trước ? ) »

MB : Lúc đầu tiên tôi học nhạc bằng cách chơi đàn với bạn bè : mặng cầm (mandoline) và sáo tre với nhạc sĩ Văn Giảng (là Thông Đạt, tác giả ca khúc « Ai về sông Tương »). Khi Văn Giảng đến học hạ-uy-cầm với Ưng Lang thì tôi học tây ban cầm với Ưng Tiến. Trong thời kỳ này (từ 1942 đến 1949 ở Huế) tôi học thêm nhạc lý với trường hàm thụ ở Paris (Cours universels de correspondance)

- Từ lúc vào Sài gòn, học thêm nhạc lý (hòa âm và sáng tác) với nhạc sĩ Trần văn Lý, đài Pháp Á. Anh Lý là « ông thầy » khai tâm của tôi. Hôm ấy, tôi đem đến cho anh ấy một bản vừa sáng tác « Trở về chốn xưa » (sau này được sửa lại là « Nhà cũ vườn xưa ») anh Lý, tuy vừa ở phòng thâu ra và sắp phải tập dượt tiếp với Anh Ngọc, vẫn cầm lấy để xem. Sau khi đọc qua, anh ấy kéo tôi vào văn phòng và một cách ân cần và dịu dàng phân tích cho tôi nghe là tác phẩm đầu tay của tôi « hoàn toàn hỏng, complètement foutu ». Tôi ngẩn ngơ và rất buồn. Không ngẩn ngơ sao được vì lúc ấy, tôi không hiểu gì cả về những nguyên tắc căn bản của sự cấu tạo giai điệu (phrase mélodique), hòa âm (harmonisation), hợp âm (contre-point) và nhất là cấu trúc (structure) của một bản nhạc. Còn buồn thì tất nhiên rồi vì khi đến, tôi hí hửng tư ởng được khen là « tác phẩm đầu tay mà tuyệt tác quá, un coup d’essai valant un coup de maitre ! », đâu ngờ !!! Thấy vậy, anh Lý vỗ vai tôi và khuyên : « Em nên trau dồi thêm về hòa âm để làm nhạc ‘tốt’ hơn. Về cấu trúc, em chỉ cần học thật kỹ thơ Đường » Lại một chuyện lạ nữa. Sao lại phải học thơ Đường, tôi tự hỏi. Anh Lý, hình như đoán biết, liền tươi cười nói : « Thơ Đường có nhiều loại, có thể đem lại cho mình nhiều vần điệu cũng giống như nhạc vậy. Riêng loại thông dụng bốn câu năm chữ, loại tám câu bẩy chữ thì rất cần vì từ đó, mình mới nắm vững được sự cân đối của một bài nhạc. Về học đi »

Mấy tháng sau, nhận thấy tôi có thâm nhập được những lời khuyên của mình, anh Lý giới thiệu cho tôi anh Xuân Lôi (từ Hà Nội vào) và nhạc sư Grégor (pianiste). Theo anh Lý, đấy là hai nhạc sĩ mà anh quí trọng : « anh Xuân Lôi thổi saxo rất điêu luyện vì anh ấy có tâm hồn thi sĩ. Nhờ vậy mà anh ấy chơi nhạc hay. Còn ông Grégor là một giáo sư piano rất bổ ích cho việc soạn nhạc vì ông ấy rất chú trọng về "étude de gammes" (nghiên cứu thang âm hay âm giai)

Dù được soi đường như vậy, chuyện âm nhạc của tôi vẫn nằm trong nguyên lý văn chương trong truyền thống của gia đình : người có học (instruit) thì phải biết nhiều nghề (sĩ kiêm bách nghệ), nói cho gọn là phải biết hưởng BỐN sinh thú tinh thần : cầm, kỳ, thi, họa. Có bạn văn chương chưa đủ, phải có thêm bạn đờn, đấy là lời dạy bảo được lưu truyền từ đời ông-nội của tôi. Cho nên, tôi không bao giờ có ý định trở thành instrumentiste, cũng như cố leo lên bậc cao cấp của việc « học nhạc ». Tôi học tây–ban-cầm, cũng như dương cầm, cũng như măng cầm (mandoline) hay thổi sáo tre chỉ đến trình độ xoàng xĩnh, tầm thường, có thể xếp vào hạng chơi vớ vẩn vậy thôi. Có nghĩa là âm nhạc, đối với tôi, kể cả lúc viết nhạc, chỉ là một thú tiêu khiển như viết văn.






TQH : Bản nhạc nào của anh được nhiều người biết tới nhiều nhất . Đó có phải là đông cơ thúc đẩy anh tiếp tục sáng tác hay không ? và anh đã tạo sự nghiệp âm nhạc ở Việt nam (cho tới 1975) với bao nhiêu ca khúc ?

MB :Nói như vậy cũng có nghĩa là tôi chỉ viết được một bài nhạc khi có một sự xúc động thật thấm thía gây cảm hứng. Mà đã gọi là cảm hứng thì nó chợt đến, rồi có thể nguội dần rồi tan đi, tùy theo cường độ (intensité) và tiến trình (évolution) của tình cảm lúc bấy giờ. Do « căn bệnh » riêng biệt ấy, có bài tôi vừa viết nhạc xong là lời tuôn ra lẹ làng, gọn gàng, đẹp đẽ như bài Thôn trăng. Bài này được viết do một sự tình cờ. Hốm ấy, Hoàng Thi Thơ cũng ở đường Bùi thị Xuân, phía số chẵn, sang chơi để hỏi về « ngũ cung trong nhạc ta » và lối kết thúc của các bài « lý ». Tôi không biết giảng giải thế nào nên đem bài « lý con sáo » ra bàn chung. Hoàng Thi Thơ lấy làm lạ là « tại sao các cụ không dứt nó bằng tonique ». Do đấy tôi ngẫu hứng viết một lèo trọn bài với phần ca khúc lấy điệu lý con sáo làm « tung, inspiration) và điệp khúc theo tân nhạc, điệu bolero rất thịnh hành lúc bấy giờ. Em tôi, Nguyên Diệu chụp lấy viết luôn lời. Thế là chỉ trong vòng chưa đầy một giờ, bài Thôn trăng thành hình. Hoàng Thi Thơ rất bằng lòng và đem khoe với các anh Thẩm Oánh, Võ đức Tuyết, Hoàng Trọng.
Chỉ một tuần sau, sau khi đôi song ca Ngọc Cẩm/Nguyễn hữu Thiết trong ban Hoàng Thi Thơ trình bày, bài Thôn Trăng được trở thành tub trong gần nửa năm.

Trường hợp sáng tác nhanh, gọn như vậy cũng sẽ xảy ra với bài Tình ca người vượt biển. Hôm ấy, giữa đại dương, khi thuyền chúng tôi ra đến hải phận, trong khi mọi người đang hò reo mừng rỡ, tôi lần lượt hát cho vợ tôi nghe những mơ ước của tôi khi phải đổi mạng sống để tìm tự do. Với mười bài Tiếng hát trong tù cũng vậy. Những bài ấy được làm trong trại cải tạo, lúc ngẫu hứng, hát lên để cho vài người bạn đồng tâm nghe.
Trái lại có bài được xây dựng trên một ý nhạc rất vừa ý nhưng khi làm lời thì ghép mãi không có lời nào vừa ý nên đành bỏ dở. Thông thường là vậy. Từ trước cho đến khi sang Pháp, luôn luôn như vậy. Cho nên, tôi viết rất ít.
Trong thời kỳ này (1949-1981) tôi chỉ viết vỏn vẹn có những bài này :
- Dưới bóng dừa (với Y Vân)
- Cánh phượng (với Võ đức Tuyết)
- Tâm tư (với Hoàng Lang)
- Thư người chiến binh (với Nguyên Diệu)
- Về miền núi cao
- Những cánh mai vàng
- 10 ca khúc « Tiếng hát trong tù » : Tình ca người vượt biển, Ngoài song, Không bao giờ em khóc, Đón mẹ, Quà đau thương, Mưa buồn thế hệ, Giọt sương, Trăng mờ Ma Liêng, Giáng sinh Ma Liêng, Một ngày mai



TQH: Từ khi anh sang Pháp (năm nào ?) cho tới ngày hôm nay (2004), anh đã sáng tác bao nhiêu bài, viết cả nhạc lẫn lời , hay phổ thơ của người khác ?.

MB : Sau này, khi tôi bắt đầu hoạt động văn hóa tại Pháp, tôi quay sang lối viết bằng cách « phổ nhạc vào thơ » . Nguyên nhân là khi tôi nhận được một thi phẩm của một nhà thơ nào gửi đến tặng thì tôi cám ơn bằng cách « phổ nhạc » một vài bài tôi ưa thích nhất. Loại nhạc này được tôi xếp vào loại « Tình thơ ý nhạc » còn loại của tôi sáng tác trọn vẹn cả nhạc lẫn lời thì thuộc loại « Tình ca »
- Anh ghép tên em vào tên anh (Hồ trọng Khôi, 1991)
- Buồn xưa (Tùy Anh, 1996)
- Đà Lạt yêu (Vũ Thi An, 1998)
- Hoài hương (Minh T âm, 1997)
- Lẵng hoa trong mộng (Tuệ Nga, 1996)
- Màu thơ tôi (Hoài Việt, 1990)
- Ngày xưa (Tuệ Nga, 1996)
- Những giọt sương (Tùy Anh, 1998)
- Tình già (Hoài Việt, 1990)
- Ước thầm (Vũ Thi An, 1998)
- Về động Đào hoa (Phạm thị Nhung, 1998)
- Chốn cũ vườn xưa
- Cho tôi một ngày
- Nhớ Sài gòn
- Về với Paris
- Mẹ



TQH : Song song với sáng tác nhạc, anh còn viết sách bằng tiếng Việt và cả tiếng Pháp . Xin Anh cho biết anh có bao nhiêu tác phẩm, với đề tài nào ? và anh được giải thưởng nào ? ở Việt Nam hay ở Pháp ? hay cả hai nơi ?

MB : Viết sách là động cơ chính cho sự hoạt động văn hóa của tôi ở Pháp. Lúc đầu, từ khi ở trên đất Pháp, vì bận việc dạy học, tôi chỉ viết những quyển « Le douloureux voyage » (tâm sự lưu vong nói với con cháu) « Promenade dans leurs jardins » (dịch thơ hay của các bạn thơ) để dành cho con cháu, bạn bè thân xem chứ không cho phổ biến.
Chỉ bắt đầu từ năm 1997, sau biến cố lớn lao và đau buồn của Văn bút Việt nam hải ngoại, tôi mới nghĩ đến việc phổ biến tư tưởng văn học của mình. . Bản tiếng Pháp tựa là « Le Viêt nam crucifìé » được Giải thưởng Văn chương đặc biệt của Hội Văn gia Pháp ngữ Quốc tế năm 2001.
Những tác phẩm khác như « Những tâm hồn nổi loạn, Người công dân thế kỷ 21 » được viết cho lứa tuổi vị thành niên cũng nằm trong luận điệu ấy. Hai quyển « Tam giáo và Việt tính » (khảo luận) và « Lá rụng » (triết lý) chỉ có liên quan đến vấn đề « tĩnh lặng của tâm hồn ». Những bài báo của tôi thường lấy trọng tâm « Việt tính » mà thôi, kể cả những bài viết có tựa đề là « Chuyện tào lao » với biệt hiệu Ô.L.A.



TQH : Giữa nhạc và văn , đối với anh môn nào gần với anh nhất ? tại sao ?

MB: Trong khuôn khổ nghệ thuật với tinh thần tìm kiếm chân, thiện, mỹ thì « thi + ca » được xem là bộ môn cao cấp nhất nhưng với tư thế của một nhà giáo (enseignant), việc viết sách, làm văn học tất nhiên phải chiếm ưu thế trong sinh hoạt tinh thần của tôi. Hơn nữa, cuộc sống của một người hưu trí rất thuận lợi cho loại sinh hoạt này. Đối với một người thích « gần với sách vở » thật tình mà nói, không gì hạnh phúc bằng được sống cái cảnh tự do, thoải mái đọc sách, viết lách và làm thơ, viết nhạc lúc nào cũng được. Và mỗi ngày, sau vài giờ viết lách, đọc sách, tôi mới « đến » với âm nhạc để tâm hồn được nghỉ ngơì, thanh thản. Dạo vài bài nhạc trong cung cách này không thể nào gọi là « gần » với nhạc được. Nó chỉ giúp cho những gì tôi vừa thâu nhận được qua văn chương ngấm, lắng vào tâm hồn. Sự ngấm lắng ấy nhiều khi cũng tạo được một cảm hứng, gợi lên một ý nhạc, một câu thơ, mở đầu cho sự sáng tác một bản nhạc. Tôi nghĩ là vì vậy mà nét nhạc của tôi không có cái hồn nhiên, giản dị như của phần đông các nhạc sĩ thường xuyên « gần » với nhạc.



TQH : Cảm nghĩ của anh đối với tân nhạc Việt Nam hiện tại ở hải ngoại và ở quốc nội

MB : Tôi vẫn hằng theo dõi sự sinh động của tân nhạc Việt Nam, tuy sự « để tâm » ấy khoâng ñöôïc chuyeân chuù, vẫn có một cung cách tài tử thôi. Tuy nhieân tôi cần nhấn mạnh ở một điểm này : là tôi theo dõi sự sinh động của tân nhạc Việt Nam trên tinh thần của một người luôn luôn bận tâm về sự tồn vong, hưng thịnh của nước Việt Nam. Mà văn học, nghệ thuật là thước đo giá trị tinh thần của một dân tộc.
Nói như vậy thì ai cũng hiểu là tôi, cũng như đa số văn nghệ sĩ ở hải ngoại, rất bận tâm về phương hướng sáng tác văn, thơ, nhạc ở hải ngoại cũng như ở trong nước. Nhìn chung, mấy độ sau này, tất cả các bộ môn ấy đều chịu cảnh tản mạn và chưa thoát khỏi những trăn trở. Trong nước thì không nói làm gì nhiều. Bị gò bó trong bao nhiêu lâu bởi phương thức « hồng hơn chuyên », các nhạc sĩ, sau một thời chỉ chăm chú lo sáng tác những bài ca đấu tranh, tôn vinh Bác, Đảng, nên những tình cảm « người » thường trở nên gượng gạo, tẻ nhạt. Nay trong khuôn khổ chính trị/văn hóa của chính quyền đang thực hiện « chính sách đổi mới xã-hội chủ nghĩa », bộ môn ca nhạc được « thả lỏng » đôi chút. Nhiều nhà tân nhạc đã rẽ sang một con đường sáng tác mới chú trọng loại tình cảm, lyrique (tình cảm lãng mạn vẩn vơ chứ chưa có mức độ trữ tình sâu sắc) và đặc biệt là loại nhạc trẻ kích động lối Âu Mỹ. Rất tiếc là căn bản soạn nhạc của họ cho các loại này jazz, pop, soul…chưa được vững nên cấu trúc của những bài nhạc còn luộm thuộm. Lối trình diễn cũng được « bung » ra, trở thành xô bồ, hỗn loạn hơn là kích động và chưa thể nói là tân nhạc Việt Nam trong nước đang bước vào một giai đoạn « mới », mới với âm hưởng mới nhưng vẫn giữ được nét dân tộc, không bị lai căng.
Ở hải ngoại, nhờ những phương tiện phong phú sẵn có trong những xã hội tư bản tự do, các nhạc sĩ, nhìn chung, đã tạo cho tân nhạc một bộ mặt, một tầm vóc rất đáng khích lệ. Từ các nhạc sĩ thuộc diện cổ điển tây phương đến các nhạc sĩ « điện tử », nhiều thực hiện có giá trị đã ra đời gây sự chú ý của giới thưởng ngoạn Âu Mỹ. Điều đáng lưu ý là hầu hết sinh hoạt riêng rẽ nên không gây đưọc tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Nếu có được một mạnh-thường-quân (tinh thần thôi cũng được) đứng ra kết hợp họ, lập những ban hợp tấu để thỉnh thoảng trình diễn cho công chúng Âu Mỹ thì âm nhạc Việt Nam kể luôn cả tân, cổ nhạc sẽ nhờ đó mà khởi sắc. Ngành sáng tác nhạc cũng không thoát khỏi điều kiện ấy.
Xin nhắc lại : đấy là những ý kiến hoàn toàn cá nhân của một người bận tâm về giá trị nghệ thuật của nghệ sĩ Việt Nam chứ không phải của một nhà nghiên cứu, phê bình nhạc học.



TQH : Cám ơn Anh Mạnh Bích . Hy vọng một ngày gần đây giới yêu nhạc ở Paris sẽ có dịp thưởng thức những ca khúc của anh trong một buổi « Nhạc Mạnh Bích »


MB : (cười) Tôi cũng mong như vậy .



Trần Quang Hải
Nhạc sĩ và dân tộc nhạc học gia
Paris, Pháp
_________________

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 08 Feb 2006 22:18

Lời Chúc Tết Cuối Cùng của nhạc sĩ Mạnh Bích nhận được ngày 29/1/06


Tết Bính Tuất đến rồi
Xuân Mới lại về trên Quê Hương
Trong tâm cảnh chung Nhớ Nước Thương Nhà
xin gửi đến Các Bạn lời cầu chúc chân thành

Trọn 365 ngày Mạnh Khỏe
Suốt 12 tuần trăng An Bình

để thực hiện tốt đẹp mọi ước nguyện.

Nguyên Đán Bính Tuất
Mạnh&Bích

Việt Dương Nhân
Analog IC
Posts: 59
Joined: 02 Oct 2007 15:26

Postby Việt Dương Nhân » 10 Feb 2006 02:22

Thành Kính Phân Ưu
Cùng tang Quyến

Image


Return to “Say Hello ! Dire Bonjour !”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest