Ra mat sach Manh Bich 12-6-2005

Những sinh họat văn nghệ; sắp đến
nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Ra mat sach Manh Bich 12-6-2005

Postby nmchau » 09 May 2005 19:52

Gió cuốn mây bay
của Mạnh Bích

Đây là quyển thứ ba trong bộ tam thức của Mạnh Bích.
Tâm thức ''Cuộc đời là một giòng sông trầm lặng'' được tác giả khai triển liên tục trong ba quyển truyện qua những trăn trở của Con-Người trong cái cảnh giới chờn vờn bởi gió cuốn mây bay giữa trời và trong lòng mình.
Cuộc sống lưu vong với những vấn đề làm chao đảo, choáng ngợp tim óc chúng ta, hiện thực trong mô thức tình yêu, tình người, tình quê hương, tình bè bạn, tình gia đình, lẽ sống tự do, lý tưởng thiện mỹ đã được đúc kết thành từng mẩu chuyện để đặt rõ vấn đề trầm lặng của tâm hồn.
Ta sống nơi này mà hồn ta còn vương vấn nơi nao, trong quá khứ, giữa hôm nay, của mai sau ?


Hội Bạn Văn


Trân trọng kính mời

....................................................


Vui lòng bỏ chút thì giờ quí đến chung vui với chúng tôi nhân dịp

Buổi Giới Thiệu

TậP SAN DUO 3
do Hoài Việt chủ trương
và tác phẩm
GIÓ CU-N MÂY BAY
của Mạnh Bích

lúc 15 giờ ngày 12-06-2005
tại Hội trường FIAP Paris 14
Métro : Glacière


Sự hiện diện của ................là
một niềm khích lệ quí báu vô cùng đối với chúng tôi
và công tác văn hóa ở hải ngoại
Xin chân thành cám ơn

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

Postby nmchau » 26 Jun 2005 19:49

Tường Thuật Buổi Giới thiệu truyện « GIÓ CUỐN MÂY BAY » của MẠNH BÍCH
Do Hội BẠN VĂN tổ chức
Ngày 12-06-2005 Tại hội trường FIAP - Jean Monnet - PARIS Pháp


của BÌNH HUYÊN

Đi tìm Êm Lặng chẳng dừng chân
Gió Cuốn Mây Bay mấy vạn lần
Cánh én lao xao đùa Lá Rụng
Giòng Sông Trầm Lặng chiếu tàn vân
Tâm sáng mầu gương lồng cõi nhạc
Hồn xanh vị lá trải rừng văn,
Quê hương Đất Mẹ còn thiêng lắm
Cầu ước Khuê Yên sẽ được phần.
Những vần thơ trên đây đã được cảm hứng tại chỗ rồi ghi tạm trên mảnh giấy trong buổi ra mắt tác phẩm DUO 3 của Hội Bạn Văn (thi sĩ HOÀI VIỆT chủ trương) và tác phẩm GIÓ CUỐN MÂY BAY của nhà-văn MẠNH BÍCH, được tổ chức tại Paris Quận 14 trong Hội Trường F.I.A.P. số 30 đường Cabanis vào lúc 15 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2005.
Tuy nhiên, trước đó vài giờ, chúng tôi (cặp nhà văn Trọng Bình+Thùy Huyên) đã đến tham dự Bữa Cơm Xã Hội "Tình Thương 11" ở quận bên cạnh. Đây là một trong những hoạt động hàng năm của HỘI BẠN CỦA THƯƠNG BINH VIỆT NAM CỘNG HOÀ (Association d'Aide aux Victimes de Guerre du Vietnam)
Cặp Bình Huyên cũng như một số văn nghệ sĩ và thân hữu đã phải cầm đũa gắp thật nhanh ba món ăn đầu tiên trong thực đơn mười món tuyệt vời do Nhà Hàng CHINA TOWN cung cấp, rồi đứng lên cáo biệt các người cùng bàn và một số bè bạn, để chạy xe ngay đến Hội Trường F.I.A.P. cho đúng giờ hẹn.



Nữ Mạnh-Thường-Quân Văn Hoá Nghệ Thuật VN tại Paris Vũ Thị Hiền và nữ sĩ Thùy Huyên

Trước cửa Hội Trường F.I.A.P., từng vũng nắng lung linh như chào đón những đợt quan khách tới tham dự các buổi hội họp của các cộng đồng khác nhau. Riêng các vị thuộc cộng đồng người Việt đi xuống thính phòng Berlin. Ở đó, trên tường treo nhiều bức hoạ quí giá đẹp mắt. Bên ngoài cửa dẫn vào thính phòng, hai chị Bích Khuê, Huệ Châu cùng Ban Tiếp Tân đang vui vẻ chào đón quan khách. Khi thấy cặp Bình Huyên đi vào, hai chị chạy tới nắm tay hôn má, dẫn hai người vào trong thính phòng lên hàng ghế trên cùng. Thấy cặp uyên ương Phạm Đình Liên - Minh Cầm ngồi ở hàng ghế thứ nhì, cặp Bình Huyên lại gần bắt tay hôn má hai nghệ sĩ, rồi chọn hai ghế của hàng này. Vài nhiếp ảnh gia bắt đầu giơ máy chụp hình. Trọng Bình cũng đứng vào một góc thu vào máy của mình những bức hình kỷ niệm và làm tài liệu. Thính phòng chứa hơn một trăm người dần dần đầy chật những quan khách, đa số là những vị có nhiều tiếng tăm : Giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư Võ Thu Tịnh, giáo sư Hàn Lâm Viện Pháp kiêm nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, nữ sĩ Anh Trần, nhà văn Võ Hùng Anh, Đạo diễn Điện ảnh Trần Song Thu, cựu sĩ quan và cựu tù nhân trại cải tạo cộng sản bác sĩ Châu Văn Lộc, nhạc sĩ Trịnh Hưng, nhiếp ảnh gia Đặng Vũ Chính, nữ sĩ Xuân Sương và phu quân (khoa học gia Nguyễn Văn Khoa) … Có cả ông bà Trần Văn Ngô, tức nhà báo Từ Nguyên và phu nhân Từ Dung, hiện hoạt động cho Mạng Lưới Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp <http://www.congdongnguoiviet.fr/>
Đúng 15 giờ, chị Bích Khuê lên giới thiệu Chương Trình, gồm ba phần : Giới Thiệu tạp chí đa ngữ DUO 3, giới thiệu tác phẩm GIÓ CUỐN MÂY BAY của Mạnh Bích, giải lao và văn nghệ.

Thi sĩ Hoài Việt lên nói về những khó khăn trong việc hoàn thành DUO 3, cũng như hai DUO trước. Phu nhân của ông là Huệ Châu tiếp lời, cho cử toạ biết chủ đề của DUO 3 là "Mẹ và Quê Hương", rồi giới thiệu nhà văn Từ Trì lên nói về các bài viết trong tập san kỳ này. Các cộng tác viên như Aùi Liên, Bạch Thái Hảo, Hoàng Nguyên, Nguyễn Hoàng Bảo Việt, và Từ Trì, các nhà văn Vĩnh Đào, Mạnh Bích, Vân Hải, Trần Bình Nam, Huệ Châu, Phạm Thị Ngoạn, Bích Khuê, Lê Mộng Nguyên, Phạm Thị Nhung, Trọng Lễ, Quyện Tâm, Vũ Lang được giới thiệu qua sự tóm tắt mỗi bài viết một cách gọn gàng nhưng súc tích, lôi cuốn chú ý của từng quan khách tới tác phẩm DUO 3.


Thi sĩ Hoài Việt


Nhà văn Mạnh Bích

Đến đây, Huệ Châu trân trọng giới thiệu giáo sư VŨ QUỐC THÚC lên cho biết cảm tưởng của ông trên cương vị một độc giả : Cách nay bốn năm, DUO 1 ra đời làm ông hoài nghi, vì ông không biết tác phẩm đa ngữ này sẽ có được những độc giả nào ở phương trời tây này. Nơi đây, một số chỉ quen đọc ngoại ngữ ; một số biết quá nhiều ; bên cạnh đó, có các bạn trẻ gốc Việt rất yếu tiếng Việt, lại còn lười nói và khó hiểu tiếng Việt. Chưa kể sự kiện hiển nhiên : Người xuất bản sách thường bị thiệt thòi về tài chánh, vì số tiền đầu tư thường không thể thu lại được. Mặt khác, giáo sư Vũ Quốc Thúc vinh danh Ban Biên Tập DUO về những khôn khéo tài tình trong việc thi hành chủ trương của họ.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc đưa ra hai chủ đề trong DUO 3. Ông đọc hai câu thơ của một thi sĩ đã qua đời cách nay mấy năm :
Đừng lo chiều xuống quan hà
Nơi đâu tình thắm đó là Quê Hương
Để nói tới chủ đề thứ nhất "Nhớ Quê Hương" được khai triển bởi các ngòi bút khéo léo trình bày những Kỷ niệm, những Tình cảm cao đẹp gắn bó vào hình ảnh Con Người làm nảy sinh lòng nhớ Quê Hương. Ông nhấn mạnh bổn phận thế hệ thứ nhất phải cho thế hệ thứ hai, thứ ba,… biết rõ Cội Nguồn Việt Nam, cho Giơi Trẻ thấy những cái hay cái đẹp truyền thống của Quê Hương Việt Nam. Do đó, trọng trách cùng sứ mạng của Ban Biên Tâp tự đặt ra cho mình rất đáng khen.



Giáo sư Vũ Quốc Thúc

Bên cạnh chủ đề Quê Hương, giáo sư nói tiếp, là chủ đề "Mẹ" với những bài giá trị diễn tả nỗi lòng, sự hy sinh, nỗi khổ đau, của Đàn Bà Việt Nam từ ngày Việt Nam Cộng Hoà mất đi. Rồi giáo sư kết luận rằng cái hay nét đẹp trong DUO 3 là tác phẩm này nói lên được lòng Hy Sinh cao cả của những Bà Mẹ Việt Nam từ ngàn xưa cũng như từ mấy thập niên qua.
Thi sĩ Hoài Việt lên cám ơn giáo sư Vũ Quốc Thúc, đồng thời kêu gọi sự đóng góp bài vở của các tác giả cho DUO 4.

Nhà văn Từ Trì


Điện ảnh gia Nguyễn Phan Huy
Sau những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt của cử toạ, chị Bích Khuê lên giới thiệu bộ tam thức “Giòng sông trầm lặng” và tác phẩm GIÓ CUỐN MÂY BAY của MẠNH BÍCH và mời nhà văn Từ Trì lên giới thiệu cuốn truyện dài thứ ba này.
Bằng một lối phân tích tinh tế và suy diễn mạch lạc, nhà văn Từ Trì đã giới thiệu “cuộc hành trình “Tìm kiếm an bình cho tâm hồn” trong bộ tam thức. Từ cuốn “Giòng sông trầm lặng” qua cuốn “Lá rụng”, Mạnh Bích nhìn lại những cơn sóng gió đã nổi lên trong cuộc đời của mình để tìm hiểu tại sao mình phải chọn lựa cảnh lưu vong. Ông đã có nhiều trăn trở, băn khoăn khi thoát khỏi trại tù cộng sản, khi rứt khoát lìa bỏ quê hương nhưng khi đặt chân lên mảnh đất tự do tại Pháp, ông lại bắt đầu thấy mình rơi vào trạng thái bất an với các nghi vấn "Lưu vong có đem lại Tự Do thật sự không? Ta còn là ta không ?"
Trong cuộc sống ở một vùng đất Tự Do, vẫn có vấn đề Tình Người, Tình Quê Hương, Tình Bằng Hữu thường là nguyên nhân của một cuộc đối lực giữa Ta và Người và Mạnh Bích nhận thấy đời sống lưu vong tạo ra những lo âu khác. Phải làm sao để hủy diệt được mọi cái Sợ để cho cái-Ta được nguyên vẹn, Ta được hoàn toàn Tự Do, nghĩa là Ta được An Bình?
Trong khuôn khổ vấn đề “Lưu Vong” và “Tự Do” , nhấn mạnh vào Tình Quê Hương, Mạnh Bích phân tích phần tâm linh của mình hầu tìm kiếm lời giải đáp cho toàn bộ nghi vấn nói trên.
Diễn giả Từ Trì đặc biệt chú trọng bút pháp đặc sắc của Mạnh Bích : “ Ông đã tận dụng thuyết nhị hóa nhân cách (dédoublement de la personnalité)õ để giải thích phần tế nhị của mỗi tâm cảnh ” và đấy là một thành công lớn của ông”.

Đến đây, nhà văn Từ Trì nhường chỗ cho chính tác giả cuốn truyện "Gió Cuốn Mây Bay" lên tâm sự và trần tình. Sau khi cám ơn nhà văn Từ Trì về lối giới thiệu vừa tinh tế vừa chính xác đã khéo kích động trí tò mò của thính giả về vấn đề “lưu vong và tự do”, Mạnh Bích nhận xét là buổi giới thiệu sách hôm ấy có sự tham dự đông đảo của giới trẻ. Đấy là một dấu hiệu tốt đối với sự bảo trì văn hóa Việt Nam, cho nên Mạnh Bích mời nhà điện ảnh NGUYỄN PHAN HUY lên cho biết cảm tưởng về nội dung của “Gíó Cuốn Mây Bay”
Anh Nguyễn Phan Huy, chủ nhiệm Nguyễn Du Productions, so sánh thân phận Mạnh Bích trong bước đường lưu vong với thân phận truân chuyên của cô Kiều. Anh nói : “ Tại trang 10 của "Gió Cuốn Mây Bay", sau khi đã xác định vị thế lưu vong (exilé) của mình khác hẳn sự ly hương (expatrié), ta đọc những dòng chữ mô tả sự nuối tiếc ngày cũ : mối trăn trở cùng tâm tư rung động của Mạnh Bích không khác mấy với những vần thơ của Nguyễn Du dùng tâm sự Kiều khi xa nhà. Có hai điểm vừa dị biệt vừa tương đồng nữa là Mạnh Bích lưu vong thì phải sống xa quê hương, còn Nguyễn Du thì lưu vong ngay trong xứ sở của mình và Nguyễn Du sáng tạo nhân vật Kiều để ai oán nỗi lòng “hàng thần lơ láo” của mình còn Mạnh Bích dùng Hồn Bướm để diễn tả tâm tư ray rứt về thân phận lưu vong, rõ nét nhất là trong Chương Bảy, chương cuối của truyện Gió cuốn mây bay. Chính với Chương này, ta mới thưởng thức được bút pháp riêng biệt của Mạnh Bích. Đấy là phương thức phân cảnh của những người scénariste dùng. Theo tôi, Mạnh Bích phải dùng tính siêu hiện thực, nhất là bằng hình ảnh để diễn đạt lãnh vực tâm linh. Sau cùng, tôi nghĩ là Mạnh Bích và Hội Bạn Văn nói chung đã và đang làm đủ mọi cách bằng văn chương để có thể đến gần Giới Trẻ, hy vọng đưa họ trở về với tinh thần Việt Nam. Phải làm sao đây ? Xin thưa Quí Vị rằng, trước Chương Bảy này, từ Chương Một đến Chương Sáu, độc giả được xem “hình ảnh” của những chuyện bình thường của Con Người khi sống với những “chuyện đời” hiện thực. Khi đọc xong chương Bảy, xếp quyển Gió Cuốn Mây Bay lại, tôi nghĩ rằng, đối với những câu hỏi của Mạnh Bích nêu ra, mỗi độc giả sẽ có câu trả lời cho riêng mình.”

Môn sinh Nguyễn Trung Nghĩa


Nhạc sĩ Trọng Lễ

Một bạn trẻ khác được giới thiệu là Nguyễn Trung Nghĩa lên tâm tình với tác giả Mạnh Bích, qua tác phẩm "Gió Cuốn Mây Bay". Anh tự giới thiệu là học trò cũ của “thầy” Nguyễn Mạnh Bích. Bằng giọng xúc động chân thành, anh nói vào máy vi-âm : “ Con xin được cám ơn Thầøy trước mặt mọi người. Nhờ Thầøy, nhờ lời giảng dạy của Thầy lúc trước và nhất là nhờ việc nghiền ngẫm văn chương trong bộ tam thức của Thầøy, tuy con vẫn tự nhận là “phải nhận nơi này làm quê hương” nhưng con nhớ lại được tiếng Việt. Hơn nữa, con đã hiểu được vấn đề lưu vong và học được ý nghĩa cuộc sống bên Pháp, thấu hiểu cách sống ở xứ người. Tóm lại, con cũng mong rằng các bạn trẻ khi đọc "Gió Cuốn Mây Bay" sẽ hiểu được giá trị của văn học và văn chương Việt Nam”. Những lời chân tình của “chàng” kỹ sư trẻ tuổi làm quan khách trong phòng vô cùng xúc động.

Chị Bích Khuê lên ngỏ lời cám ơn toàn thể Ban Tổ Chức, các diễn giả thuộc hai thế hệ, cùng toàn thể cử toạ, và tuyên bố ngừng phần Hai của Chương Trình ra mắt sách, để mời toàn thể các người tham dự ra phòng bên cạnh giải lao, dùng các món uống và nếm mấy thứ bánh nhà làm. Đồng thời chị cũng lưu ý mọi người rằng hai tác giả Hoài Việt và Mạnh Bích đang chờ tặng bút ký lên các cuốn sách bày sẵn trên bàn cạnh cửa ra vào. Do đó, mấy bàn sách và bánh nước được tấp nập chiếu cố trong những tiếng nói tiếng cười vô cùng vui tươi thân mật !

17 giờ. Mọi người trở lại thính phòng. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu cùng các nghệ sĩ tài tử trong Silicon Band mở đầu cho những mục văn nghệ đặc sắc.

Hồng Thư trình bày "Tiếng Lòng" của Hoàng Trọng.
Mộng đẹp về trong đêm lắng mơ
Nhạc triền miên lâng lâng ý thơ …

Kim Dung trình bày "Vọng Ngày Xanh" của Khánh Băng.
Trời mưa gió lá cây tơi bời khắp nơi,
Tan nát bao cánh hoa tươi bên thềm gió chiều thét gào não nề
Ôi trời mưa gió điêu tàn gieo bao đau thương …

Nguyễn Minh Châu, Đỗ Quyên


Kim Dung

Trọng Lễ trình diễn đàn bầu bản "Con Thuyền Không Bến" của Đặng Thế Phong.
Thúy Lan trình bày "Giáng Ngọc" của Ngô Thụy Miên.
…Nhạc chiều lang thang rũ say
Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn …

Đỗ Quyên trình bày "Suối Tóc" của Văn Phụng bằng giọng opéra cao vút đam mê.
… Tìm cho thấy liễu xanh-xanh lả lơi
Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai.
Tôi với em một đêm Thu êm ái …
Cặp uyên ương Phạm Đình Liên (Tây-Ban-Cầm) và Minh Cầm lên trình bày "Em Còn Nhớ Mùa Xuân" của Ngô Thụy Miên.
… Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sàigòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sàigòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương…

Phạm Đình Liên và Minh Cầm



Việt Hoài Phương

Sau khi Minh Trí và Victorine lên song ca bản "Xin Một Bóng Mát Bên Đường", Việt Hoài Phương ngâm thơ về xứ Huế do chính nữ sĩ sáng tác
Trọng Lễ đàn độc huyền cầm bản "Tiếng Xưa" của Dương Thiệu Tước
Kim Dung trở lại ca bài "Tà Áo Tím" của Hoàng Nguyên, bằng giọng hát vô cùng rung động.
… Để rồi chiều chiều lê chân bên giòng Hương Giang
Tôi gặp một tà áo tím …

Để thay đổi không khí, Mạnh Bích lên kể chuyện vui về vụ một người bạn học thời còn là học sinh trường trung học Khải Định (Huế) “tán gái… hụt”, bằng tiếng Huế rồi hò Huế bằng … tiếng Pháp làm cho cả thính phòng Berlin rung chuyển bởi tiếng cười ào ạt và vỗ tay hết mình của khán giả !

Đỗ Quyên tiếp tục chuơng trình với bản "Kiếp Dã Tràng" của Từ Công Phụng.
…Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình niềm cay đắng…

Chị Bích Khuê có nhã ý mời một quan khách lên góp vui và anh Nguyễn văn Hải lên ca bài "Cô Láng Giềng" với giọng trầm thật truyền cảm.
Cặp uyên ương Phạm Đình Liên - Minh Cầm được mời lên trình bày bản "Nỗi Niềm" của Tuấn Khanh.
… Nào ngờ đêm nay tim nghe ấm áp
Ngỡ đã xa nhau nên khóc một lần từ giã
Giờ thì đôi tay đan tay quấn quít
Xin cho đêm đêm tình đầy mộng say...

Tiếng hát trong êm quí phái mang âm hưởng Kim Tước, Châu Hà, đưa khán giả vào thế giới lãng mạn đầy cảm xúc bùi ngùi. Có người cô đơn đã rơi lệ. Có người nắm chặt tay bạn lòng.
Sau khi chị Bích Khuê ngỏ lời cám ơn và cáo biệt quan khách, mọi người từ từ đứng lên, trong tay cầm mấy tác phẩm nặng Tình Quê Hương, lòng bâng khuâng với thân phận lưu vong chưa biết đến bao giơ mới hết ray rứtø. Buổi ra mắt sách của Hội Bạn Văn được tổ chức hoàn hảo ngừng lại lúc 18 giờ 30. Nữ sĩ Xuân Sương và nhạc sĩ Trọng Lễ nhận xét : “Từ trước đến giờ, chưa có một buổi Giới thiệu Sách nào được các thuyết trình viên tôn trọng giờ giấc của chương trình như vậy. Thật là đáng phục, đáng khen”.
Tiếng đàn hát vẫn văng vẳng trong tai mọi người, tiễn đưa họ ra khỏi Hội Trường F.I.A.P.. Bình Huyên lên xe đi về phía dòng sông Seine vô cùng lãng mạn của kinh thành ánh sáng Paris. Nơi đây người Việt lưu vong thường tới thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, để nhớ tới những dòng sông tại quê nhà : Nhị Hà, Hương Giang, La Ngà, Sài Gòn, Thị Nghè, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cửu Long, … mong tìm được một chút Êm Lặng cho tâm hồn đang chợt sôi sục với hình ảnh Đất Mẹ nơi kia hãy còn rách rưới suy sụp đủ mọi mặt, trong khi cộng đồng người Việt trên mảnh đất dung thân nơi này càng ngày càng tự do tiến bộ, giá trị đời sống xã hội được nâng cao, từng người dân được săn sóc tối đa. Nghĩ mà thương cho dân nghèo thấp cổ bé miệng ở Quê Hương Việt Nam …!

BÌNH HUYÊN
(Pháp quốc, Mùa Hè Ất-Dậu Lưu Vong Biệt Xứ)


Return to “Next Cultural activities”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests