25/4/2008 Session de prosternation de repentance

nmchau
Site Admin
Posts: 1654
Joined: 01 Oct 2007 17:02
Contact:

25/4/2008 Session de prosternation de repentance

Postby nmchau » 09 May 2008 22:01

Lương Hoàng Sám phần 1



Lương Hoàng Sám Phần 2




Lương Hoàng Sám Phần 3


Cúng hoa tượng trưng cho sự khai mở của tấm lòng mình, của lối sống khai mở.

There are 10 books in this bowing session, each book we will make a different offerings. Book one: incense represents our sincerity. Fragrance permeates everywhere. Sincerity is the beginning of everything. We should begin our journey with sincerity.
Book two: flowers represent beauty and the openness. The language of our heart is the language of beauty. Flowers always go through many steps/stages from conception till fully blooming similar to a cultivated person. What we want to offer to the Buddha is the beauty in our heart, in our actions: be able to be open, to give people a feeling of freshness, not burdened with prejudices, to let people come into our heart unguarded.

Bowing is a powerful symbolic posture. Bowing down, you are returning to the stage when you are in the womb, not creating any bad karma yet. When you stand up, you become the Buddha that you are bowing to, you have the quality and virtue of the Buddha (name) that you are bowing to. We slowly recognize the potentials that you have, to recognize the beauty in you.

Gặp người xuống trong hình dạng em bé trong bào thai, trong bụng mẹ. Hình ảnh đó rất quan trọng: đó là chỗ khởi điểm, lúc mình chưa có tạo nghiệp. Mình bắt đầu sự tu hành từ chỗ chưa có nghiẹp chướng gì cả, dung Phật Tánh làm điểm tựa biểu hiện bằng lúc mình ở trong bào thai. Đứng lên trở thành vị Phật mà mình lạy, có đặc tánh của vị Phật mà mình lạy. Giúp mình nhận diện ra mình có khả năng có đức tánh đẹp của Phật, giúp những đặc tánh Phật trong người mình có cơ hội càng ngày càng trồi lên.

Những giai đoạn tiến hóa trong sự tu hành:
1. Mặc cảm tội lỗi - mình sám hối.
2. Sám hối, tự sửa đổi lỗi lầm và làm nhiều việc thiện.
3. Sám hối, tự sửa đổi lỗi lầm, làm thiện nhiều hơn và bớt làm ác.
4. Nhận ra chân tâm là cái gì ra ngoài thiện ác. Nhận ra cái đẹp của mình. Càng ngày càng trở nên hài hòa, càng ngày càng dễ thương, càng ngày càng trung thực với chính mình.

Nên lạy Phật giai đoạn 4 thay vì lạy Phật giai đoạn 1.

Câu hỏi: Bồ Đề Đạt Ma chỉ có đem theo một chiếc giầy đi về phương tây có thiệt không?
Trả lời: Chuyện này có sự vô lý. Bồ tát cần gì phải đi về Án Độ làm gì. Bồ tát đi khắp mọi nơi để giúp chúng sanh. Ngài là người giải thoát cần gì để cho người khác thấy để làm gì? người Tàu đặt ra để cho người ta tin đồng thời nhớ hiểu bài học ngài dạy. Mình nên hiểu biểu tượng việc này rất hay.
Biểu tượng: con đường bất nhị - không âm dương, đúng sai, etc…
Tu thì phải thực hành, đi bằng chân nên có đôi giày. Nhưng không đi hai chiếc giày mà chỉ có một chiếc (bất nhị). Nếu ngài mang một chiếc giày mà đi thì thành ra Nhất nguyên, nên ngài chỉ treo lơ lững một chiếc giày (không phải hai, không phải một, lơ lững trên không).

The story of Boddhidharma going to the west (after he died) with one shoe/slipper hanging on a stick. The story is used has a symbolic meaning (not a true story) to remind cultivators that:
They need to practice the dharma to reach non-duality, transcend rights and wrongs, good and bad, yin and yang, etc… You need to walk the Path, to relate to people with the way the dharma teaches. But you have to walk the Path without the dual mentality, try to transcend and embrace rights and wrongs, good and bad. From there the image of shoe (for walking the Path, you do need shoes) but only one (non-dual) and also he is not wearing it but have it hang on a stick in the air (meaning emptiness – not relying or based on anything wordly).

Câu hỏi: khi quy y cần phải quy y với một minh sư, có đúng như vậy không?
Trả lời: quy y là trở về và nương tựa với con đường chân thiện mỹ. Bất cứ vị sư, thầy nào có thể hướng dẫn, dạy mình trở về con đường chân thiện, thiện, mỹ là được.
You can take refuge with any monk that can teach/remind/train you the path of beauty, truthfulness and goodness. Taking refuge is not the ceremony to join a group or community.
Chân: chân thật. Chỉ cần chân thật hoàn toàn là có thể gần gũi Phật, thánh hiền.
Thiện: nghĩ đến người khác, giúp người khác, hy sinh cho người khác.
Mỹ: hài hòa.
Tu là sự tiến hóa từ từ, từng bước.
Quy y khác thọ giới. Thọ giới là nhận lãnh một giới và cố gắng làm theo giới đó.

Câu hỏi: quy y nhiều lần có nhiều pháp danh khác nhau, có thể làm như vậy được không?
Mổi người có thể ở một trong các giai đoạn sau, không có hay hay dở, đúng hay sai:
1. Survival - không an toàn – quy y một Thầy để nương tựa.
2. Belongingness need – thiếu an toàn, quy túc cảm. Quy y với nhiều Thầy. tạo duyên với nhiều Thầy gia nhập phái của nhiều Thầy.
3. Hiểu ra quy y là trở về chân thiện mỹ. Ờ nhà làm thiện, thay đổi cách sống, cách hoạt động, cách suy nghĩ.
4. Nhân duyên đưa mình gặp một vị thầy mà mình thấy giáo pháp thích hợp với mình, hợp với cái nhìn và nhận thức của mình. Người thầy đó cần có chân thiện mỹ. Khi đó mình quy y và vị thầy đó trở thành người hướng dẩn con đường tu chuyển hóa và thăng hóa của mình.
5. Sau khi tu một thời gian và bắt đầu thấm nhuần và biểu hiện được một phần nào chân thiện mỹ nơi chính mình thì khi đó mình cần hoàn cảnh chứ không phải một người nữa.
6. Mình trở nên chổ dựa cho người khác.
Do đó, không phê bình mà nhận ra, hiểu và tôn trọng mọi người ở từng giai đoạn của họ.
Mình promotes spiritual democracy.

Should we take refuge with one or many master.
When you are at
Level 1. Survival need: someone you can hang on to. One master.
Level 2. Belongingness need: need to take refuge with many masters, belong to many communities. Explore what is out there available for you.
Level 3. Do not want to subscribe to any club, simply want to subscribe to truth, beauty and goodness. You want to be alone and work with yourself, dedicate yourself to others’ well-beings and be in harmony with people and environment around you.
Level 4: meet and learn with a good teacher, his teaching resonates with you and teach you the way to truth, beauty and goodness. Feel very open and feel connected with the master – it is a natural selection – and you become his student. You do not seek for that master. The relation between the two is very beautiful, where there is complete trust and both will grow along the way.
Level 5: You do not need a person but an environment (chaotic, back-stabbing, etc…) where you can exercise what you have learned (beauty, goodness and truth) and learn to become more caring/dedicate to others well-beings and growth, become more truthful and harmonious with the people and the environment around you. Your teacher becomes your friend, your colleague, your best advisor.
Level 6: you become a master.
This is the Path and you do not have ony one choice. Life has many choices and you make the choice because you feel you can grow. Sometimes, you will have to sacrifice spiritual growth for social growth, other time you will need emotion growth. You learn to balance them and become more mature. Do not criticize others, be joyful and happy to see how people around you grow. Be very intuitive about what we do instead of criticize what happen around you.

Khi mình có phước thì nên nghĩ đến lúc nghiệp đến đòi.


Lương Hòang Sám lúc nào cũng lạy 4 vị: Di Lặc Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Vô Biên Thân Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ý nghĩa:
Khi tu lúc nào cũng bắt đầu bằng tu lòng Từ biểu hiện bằng Ngài Di Lặc (Từ Thị)
Từ có nghĩa là dễ thương biểu hiện qua lời nói, nụ cười. Cũng có nghĩa là nhìn. Nhìn một cách quan hoài, hiền từ.
Đức Phật Thích Ca đại biểu cho sự tinh tấn và kham nhẫn (chịu cực, khổ, chịu hy sinh, nhưng không chất chứa emotions trong lòng).
1. Nhẫn nại: có thể là sự đè nén, sự tức giận không bộc phát ra.
2. Khi bắt đầu nhận biết được những cảm xúc, cảm tình trong mình và nhận biết nó không phải là mình. Mất sự sợ hãi.
Vô Biên Thân Bồ Tát: Nhiều thân để cứu giúp nhiều chúng sanh. Đại biểu cho Phương tiện ba la mật. Dùng đủ mọi phương tiện để gieo duyên, giúp đỡ và để giáo hóa chúng sanh. Tạo phương tiện giúp người ta tu hành. Lúc nào cũng có mặt bất cứ nơi nào lúc chúng sinh cần. Biết rồi nên đi dạy lại cho người, giúp người khác giỏi hơn mình.
Quán Thế Âm bồ tát đại biểu cho : Nguyện phục vụ và Đại Bi.

Tu hành làm sao càng ngày càng trở nên dễ thương, dùng tất cả phương thức để mở lòng của mình và của người, có nguyện lực để phục vụ, nhận biết chính mình và những cảm xúc của mình. Sự trưởng thành là sự nhận biết được cảm xúc, càng ngày càng tinh tế, không có xung đột với người và hành động hợp với nhân quả.


In this ceremony, we always bow to Matreiya Buddha, Shakyamuni Buddha, Limitless transformation Body Bodhisattva, Kwan Yin Bodhisattva.
The meaning of it is:
Cultivation should start with Kindness through your speech, your
facial expression, your lovable attitude, amicable and friendly, approachable.
Matreiya Bodhisattva represents Great Kindness.
Kindness commands immediate trust and creates opening for people to step in.

Shakyamuni Buddha is the image of
o Patience with self and others
o Vigor
Patience
1. At first, patience can be done with suppression and bypassing your emotions.
2. But gradually, you realize that you have shadows and what they are. You can recognize emotions in you and know that you have this emotion and you are not the emotion.
3. Be much more open, can accept who we were, who we are and move on. Become more embracing, more open.
Vigor
Shakyamuni Buddha practiced very vigorously.

Limitless Transformation Body Bodhisattva: Teaching and transforming living beings. Ability to be there when people need you.
Why bodhisattva needs to have many transformation bodies? What does it represents or what is its meaning?
Because the bodhisattva needs to have many means, be expedient, able to provide support to others. They need to be able to provide people with what they need for their evolution at that particular time. Each and every person will grow at their pace. Each person has his/her own needs.
As for you, you need to ask yourself questions such as: where I am right now, what can I do, what dharma will help me at this moment (for my personal growth).

Kwan Yin: Commitment to service and Great Compassion. She is unbiased, impartial when she help living beings.

Cultivation starts with kindness and ends with compassion, have many means (create dharma, place, environment for people to cultivate the path, gather people, support people) and commit to service. Cultivation means constant self-renewal. And maturity in cultivation means: clear about our emotions, our shadows, less likely to hurt others. Take into account all aspects of life (social, spiritual, intellectual, emotional, etc…) and stay in balance while growing. Understand and clear about causes and effects and act appropriately.
Follow the dharma, the teachings while deepening your consciousness.

Lương Hoàng Sám cuốn 2 có nói khi tu mình cần phát triển tâm phật của mình, thực hiện được qua 3 việc sau đây.
1. Phát bồ đề tâm: tư tưởng, suy nghĩ hướng thượng, vị tha, không ngừng tự cải thiện và thay đổi lối sống, không ngừng muốn giúp người khác.
2. Lập Bồ đề nguyện: Nguyện lợi ích chúng sanh. Phát những nguyện nào thực hiện được trong đời nầy và sẽ thực hiện trong đời này. Nguyện là commitment - một lời cam kết không phải là promise (lời hứa).
3. Tu Bồ đề hạnh: lối sống hướng thượng, càng ngày càng thăng hóa. Sống càng ngày càng dễ thương. Làm đúng theo lời nói.

Hàng ngày và hàng tuần cần có suy nghĩ mới, có niềm vui mới và cái nhìn mới để cho cuộc sống của mình có sự mới mẻ, trẻ trung, đầy sức sống. Nếu mình không có cái gì mới thì mình sẽ già và mình sẽ dể đi vào dấu bánh xe cũ của sự luân hồi trong lục đạo.
Đạo Phật có sức mạnh vì nó là nguồn sống và sự trẻ trung vì mình không ngừng tái tạo vận mạng của mình.

Dấu hiệu sự phát triển bồ đề tâm là mình không ngừng trẻ mãi, không ngừng tiến hóa.

Vì sao tụng kinh cho vong linh: Tụng kinh thì hình ảnh dễ hiện ra trong đầu của mình (qua đó những vong linh có thể cảm nhận được, vong linh không nghe được tiếng nói của mình). Thí dụ chúng ta tụng kinh Di Đà, v.v… Còn những cuốn kinh trừu tượng như Kinh Bát Nhã thì thường do các vị Thầy tụng vì khi tụng họ có thể nhập cảnh giới Bát Nhã và từ đó vong linh có thể cảm nhận được.
Chuyện quan trọng là phải có lòng tin.

Câu hỏi:
Có phải tất cả Phật chỉ là hóa thân của Phật Thích Ca?
Is there one Buddha (Shakyamuni Buddha) or many Buddha?
Trả lời:
Có rất nhiều vị Phật không phải chỉ có một vị.
Everyone will eventually become Buddha, henceforth there are many Buddhas, not just one. This is from our viewpoint (the viewpoint of a normal person).
Words can not describe the point of view of the Buddhas because it is a non-dual view.

Cái gì làm mình càng ngày càng mở tâm và càng ngày càng trưởng thành đều là Phật Pháp. Lạy Phật, trì chú, ngồi thiền, v.v… đều là phương tiện.

Sát sanh nhiều quá nhiều khi đến kiếp sau khi mình muốn sanh ra đời cũng gặp khó khăn, thai hư hoài hoặc chết rất sớm.

Câu hỏi: Lương Hoàng Sám rất khó. Pháp nào thích hợp cho người ta tụng tại nhà, một mình? Thí dụ: Thủy Sám, v.v… Lương Hoàng Sám có cần phải có đại chúng cùng tụng chung hay không và thể thức tụng như thế nào?
Trả lời: LHS có tính cách tập thể và có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người, nhiều chúng sanh và nhiều khi ảnh hưởng cả một vùng luôn (nhưng cần nhiều người tham dự). Nếu ít giờ thì tụng Thủy sám (giải nghiệp cho chính mình), có nhiều giờ hơn thì tụng bộ kinh lớn hơn thí dụ kinh Hoa Nghiêm.
Nên tụng Lương Hoàng Sám tại nhà dù đây là một pháp tập thể. Mình lái xe van một mình cũng được, sẽ có người muốn cùng lên xe van với mình.
Sức mạnh của tình thương và lòng thành sẽ giúp người thân thoát qua hoạn nạn hay bệnh hoạn. Người bệnh có rất nhiều phiền não vì không có khả năng đối phó với phiền não, cấn tập Càn Khôn Thập Linh hay khí công để người nhẹ nhàng, dễ chịu.
Bộ sám dầy, khó tụng là một thử thách để mình bài tỏ lòng thành. Thử thách cũng giúp mình tiến hóa.
Mỗi chapter của Lương Hoàng Sám cúng dường 1 món vật. Ở nhà mình cũng có thể cúng nước, trái cây, nhang, v.v… y như trong đạo tràng. Tay trái nâng vật cúng (dung 3 ngón – cái, trỏ và út), tay phải bắt ấn cúng dường (ngón cái và áp út cong lại) đụng vào vật cúng.

Không nên cúng thí thực tại nhà vì ‘họ’ sẽ chờ đợi mình cúng hoài. Nếu đã lỡ cúng cô hồn rồi thì nên làm thêm một lần nữa rồi khuyên cô hồn năm sau đến chùa lúc lễ cô hồn.

Khi tu dù mình đang ở level nào cũng sẽ có nhiều bậc kế tiếp để mình leo lên. Mỗi người đều ở một bậc thang, không nên so cao thấp, hay, giỏi.

On the cultivation path, wherever you are, there will always has higher levels for you to climb up. Everyone has his/her own level at any moment in time, nothing bad or good and no need to compare with anyone.

Câu hỏi: Em bé có khuyết tật trong bào thai và không thể sống lâu được - nếu khuyên người mẹ bỏ thai, có bị liên quan hay không?

Trả lời: Nếu được thì nên làm việc tâm linh i.e. mời một vị Thầy (đạo Phật, đạo Chúa, v.v…) để tụng niệm cho các em bé giải oán hận và được giải thoát đồng thời hướng dẫn và giúp đỡ cho người mẹ không bị mặc cảm tội lỗi.

câu hỏi:Vãng sanh là đi đâu. Vãng sanh và siêu thoát có khác nhau không?
Tu làm sao để được siêu thoát trong một đời thôi.

Trả lời: Mình không chết chỉ thay đổi dạng sống mà thôi - đầu thai.
Đầu thai là đi xuống cõi dưới.
Vãng sanh là đi đến cõi Phật.
Tâm thanh tịnh thì chắc chắn được vãng sanh.
Mỗi ngày nửa giờ thiền và tâm vắng lặng là có cơ hội vãng sanh.

Thiền có 6 levels – meditation has 6 levels :
-Bùn đặc (thick mud)
-Tu rị (great effort)
-Nước đục (murky water)
-Nước lắng (settled water) - vọng tưởng rớt xuống, có dòng pháp. Bóng đen (emotions, intellectual – tà kiến, schemas) vẩn còn và mình sẽ từ từ nhận ra và vất đi.
-Nước trong (clear water)
-Vô công dụng (effortless)
There are actually more levels but for us these levels are within our reach.
Còn 3 tầng nữa.

Có 2 phần mình phải tu:
Tâm Linh
Thân Thể

Thân không có nhiệt lên và vận chuyển trong người thì tâm linh không thể phát triển.

Tu Lễ: tập lễ nghi. Trở thành người tốt.
Tu Hành: khai mở con tim, trở nên vị tha hơn, có đạo đức. Tu lễ và tu hành thì trở thành người toàn diện.
Tu Luyện: thay đổi não, tim, nội lực. Tu lễ, tu hành và tu luyện thì trở thành siêu nhân.
Tu Hú: rũ rê người khác đến tu.
Hú sơ cấp: rũ rê, giúp và hướng dẫn người ta tu nhưng mình không có tu.
Hú thượng thừa: tạo hoàn cảnh cho người ta tu và mình tu hay hơn người ta.

Tu lễ, tu hành, tu luyện và tu hú thì thành bồ tát.

Tu Trụi:
Tu làm sao để địa ngục không còn, chúng sanh không còn phiền não, thời gian ngừng lại mình vẩn tiếp tục tu.
Tu trụi mới trở thành Phật.

Có 4 tầng tâm thức:
vị kỷ
vị tha
vô ngã
bất nhị

Tu luyện thân thể: Khi tập Càn Khôn Thập Linh đủ thì những trung tâm năng lượng của mình không còn nằm phía dưới nữa (nghĩ chuyện thấp hèn) mà bắt đầu chuyển lên trên làm người mình trở nên dễ chịu hơn, không dễ giận dữ, gắt gỏng do bị ảnh hưỡng bởi chuyện và người chung quanh.
Chử vạn trên ngực đức Phật đánh dấu tầm quan trọng của tâm luân, của sự khai mở tâm trong quá trình tu hành. Một trung tâm năng lượng quan trọng thứ hai là điểm giữa chưng mày giúp mình nhìn xuyên suốt.

Khi thiền, hít vô chú ý vào tâm luân và tự nghĩ “ I am open, I am the boundless sky” “tôi là Phật Tánh, tôi là sự khai mở”, thở ra nghĩ là “tôi là quang minh vô lượng” “I am the boundless light”. “Tôi” ở đây là Phật Tánh chứ không phải là cái “tôi” của bản ngã. Cách thiền này giúp mình thay đổi kiến giải từ từ. Khi làm đủ thì những điểm kẹt trồi lên cho mình thấy lúc thiền hay lúc ngủ. Mình sẽ bớt sợ và có thể nói ra cho người khác biết, không còn đè nén hay dấu diếm nữa.


Theo quan điểm Phật giáo thì chỉ nên cúng Phật và cúng cha mẹ của mình đủ rồi. Quỷ thần thì nên mời đến chùa. Ông Địa là phong tục ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa. Có rất nhiều vị thần khác, ngoài ông Địa, tại sao không cúng. Cho nên mình cúng Phật xong rồi hồi hướng cho ông Địa được rồi. Nếu từ đó đến giờ không cúng ông Địa thì cũng không cần phải cúng.

Câu hỏi: Quy y có cần phải trường chay không?
Trả lời: Quy y là để trở về với chân, thiện, mỹ chứ không phải để giữ giới.
Quy y theo kinh Hoa Nghiêm để từ từ trở nên hoàn thiện, từ từ đạt tới mục đích. Không phải là không giữ được giới là có tội.
Quy y là một sự trưởng thành, tiến đến chân thiện mỹ. Quy y là càng ngày càng hướng thượng và càng mở rộng ra (khai mở).

Ăn chay có 4 giai đoạn:

Ăn chay một tháng vài ngày sẽ rất dễ đói vì cơ thể không quen.
1. Chay đui: người ta nấu gì mình cứ nhắm mắt ăn. Mù đối với lương tâm của mình.
2. Chay đơn: ăn chay 1 buổi trong 3 buổi (hoặc sang hoặc trưa hoặc tối).
3. Chay đôi: ăn chay 2 buổi trong 1 ngày. Chọn bất cứ buổi nào trong 3 buổi ăn trong ngày.
4. Chay đẹp: ăn chay trường.

Mình phải không ngừng thay đổi thói quen và con người mình càng ngày càng tiến hóa thì mới mong có ngày thành Phật. Thay đổi cần thời gian, tập quán rất khó thay đổi. Chuyện quan trọng là dễ thương, chấp nhận người khác.

Sám hối trước đại chúng: sự thành thật với chính mình rất quan trọng và phải đủ sâu để đào ra những chuyện xẩy ra trong lòng chúng ta. Nếu người chung quanh thương mình thì sự thành thật của mình sẽ giúp họ, còn nếu họ ghét mình thì sự thành thật của mình sẽ chuyển hóa họ.

Bản tánh của mình là khoảng không gian trống vắng trước khi chúng ta đem đủ thứ ô nhiễm vào. Bản ngả rất lương lẹo, không thiệt được. Việc căn bản nhất của sám hối là nhận ra bản tánh chân thật của mình và bất cứ chuyện gì tạo ra bởi dục vọng và sự sợ hãi thì mình nhận ngay, mình không che dấu và nói “đây là những chuyện tôi đã làm, đây là những suy nghĩ mà tôi đã có, đây là những lời nói của tôi”. Đó là những cặn bã đóng nghẹt lại làm tôi không nhận thấy được Phật Tánh.

This repentance books have been honored and practiced for thousand of years. We would like to take the essence of the books and promote the philosophy. This bowing repentance is no longer about ourselves. Half of the books reveal the truth about the Buddha nature and the bad karmas or entanglements, enmities that we created. The second half of the books tell us that hells are created from our mind, created by the disrespectful to our fellow beings, created from the wrong view about the people around us and we should bow in repentance on the behalf of other beings. Suddenly we realize how close we are with other beings, we stop doing any harm to them instead want to offer our best to them We should let go of ourselves and recognize the light, not loaded with guilt.
We should see the positive side of us that have the power to generate goodness, that can generate the source of light from which all darkness will be dispelled. We do not chase after light. We create the source of light. This is the part of the sutra that makes it not becoming outdated even after a thousand years.
We hope that by reading, by bowing and pondering on the meaning, that you slowly absorb the spirit, slowly let your mind open up and let all the dusts fall from your heart and mind. We hope that it will take you to the next level, that you can see things incomparable to what you have ever experienced.

Phật: Chánh giác
Dharma: proper view
Chánh kiến
Tăng: Thanh tịnh

Quy y: nhắc nhở mình trở về với chánh kiến, chánh giác và sự thanh tịnh của bản tâm. Và từ đây về sau thì đi theo con đường đó. Nếu có thể giữ được như vậy thì sẽ không bao giờ rơi vào đường ngạ quỹ (quỹ đói), súc sanh và địa ngục. Đây là nền tảng để trở thành người tốt và trở thành bồ tát sau này.

Quy y cho các vong linh:
phải nhớ được mặt, tên hay hoàn cảnh em bé hay vong hồn đó bị xẩy thai, hư thai, v.v... Cầu vong hồn đó có mặt tại đây để nhận lễ quy y. Dùng tình cảm và mối quan hệ của mình với vong linh để xin vong linh đến đây dự lễ quy y và đi theo ánh sáng Phật, quang minh Phật để được giải thoát.
Nếu vong hồn đó đang bị kẹt trong cõi tối tăm thì nhờ lễ quy y sẽ được giải thoát.

Buddha: represents goodness, proper enlightenment.
Dharma: Truth, proper view.
Sangha: assembly of people following the path of truth, goodness and beauty. A community of harmony.
The combination of truth, goodness and beauty is non-duality.
Return to truthfulness, create trust.
Return to goodness: sacrifice our self to benefit others.
Be harmonious to ourself and with others: return and rely to the sangha.

Quy y Phật: Trở về với Phật, những điều thánh thiện. Làm vơi khổ cho người khác. Ai cũng có khả năng làm việc tốt. Đừng nghĩ về mình mà nghĩ đến người khác.

Quy y Pháp: Đừng nói láo, lừa đảo, che dấu sự thật.

Quy y Tăng: dễ chịu, dễ thương, hòa hợp với chính mình và người chung quanh. Đừng nhìn lỗi người. Nhẹ nhàng, uyển chuyển, hài hòa.

Mỗi ngày tự hỏi: Hôm nay mình có dễ thương chưa, có chân thật không, có nghĩ đến người khác không?
Hôm nay mình có khó khăn, khó chịu không?
Có nói dối, lừa gạt không? Có ích kỹ không?

5 chữ T version 2.0

Thương Thương: thương người và dễ thương.

Tha Thứ: tha thứ cho lỗi lầm của mình, nhận lỗi. Tha thứ lỗi người khác.

Thôi: ngừng lại, buông bỏ. Nếu bị push thì let go, drop, dang ra.

Tùy: tùy chân lý, không tùy người nói chuyện xấu, không tùy lòng tham của mình, của người. Nhu hòa, mềm mỏng. Khi làm việc đừng than van.

Thoáng: tự tại, làm hòa, không gắt gỏng, không khó khăn.

Tâm lớn, chuyện sẽ nhỏ.
Hoan hỷ làm, cam tâm chịu.
Cam tâm làm, hoan hỷ chịu.
Hoan hỷ làm, hoan hỷ chịu.

Tu hù: học sách vở nhiều rồi hù người.

First 3-4 books bow for us.
Next few books repent because we created enmity.
Then we bow for officials, teachers, father & mothers, then we bow for heavenly beings, ghosts etc…
Book 9: we share our merits with the rest of the universe. Transference of merits and virtues: the next level. No longer have sense of self.
Whenever meditation and got good states we transfer these states to all beings. We become a vessel for the dharma to flow through to all beings. That act of transference in itself is a form of enjoyment.
We do not get caught by the second chakra.
We are not dealing with pain and sufferings and recognize that all beings and us are one, very connected.
This LHS bring us through several levels:
1. Guilt driven
2. Bow on behalf of others.
3. Possibility of joy right in your hand.
4. Reality that we are connected with everyone. All is simply I.

1. Nhận biết tội, ăn năn, sợ tội.
Biết rằng oán thù dễ buộc.
Sám hối để giải oán, diệt khổ.
Hình ảnh ghê rợn.
2. Thấy được khả năng ở trong ánh sáng quang minh. Sám hối dùm cho súc sanh, ngạ quỷ, cha mẹ, sư trưởng, thần, thánh, etc…
Mình có khả năng tạo ra phước đức.
Lạy/tu dùm cho người khác.
Tu dùm cho người thân, kẻ thù, người ghét mình, v.v...
Mình trở nên càng ngày càng tích cực hơn.
3. Tất cả chúng ta có thể là Pháp khí, như ống nước dẫn nước đến mọi nơi.
Tất cả đau khổ của mọi người là đau khổ của mình.
Mình tức là người ta. Chứng ngộ được gì thì hồi hướng cho người.
4. Mọi người là mình. Càng ngày càng dễ chịu với người, khen thưởng người vì họ chính là mình. Không còn ghen ghét, hận thù.
Trong Đạo Pháp không nắm giữ tất cả những gì ‘đạt’ được mà đem hồi hướng, chia xẻ cho những chúng sinh cần.

Nên hết lòng tu cho kẻ thù. Vì nếu không thì kiếp sau có thể họ sẽ đến gần hơn với mình để báo oán, đòi nợ (gần gủi như cha con, vợ chồng, v.v...)

Trì chú đại bi để các súc sanh trên người mình thấm được thần lực của chú đại bi.
Ăn chay để không còn tạo sát nghiệp nữa.
Khuyên và giúp người ăn chay để có công và đức giúp giải nghiệp sát cũ.


Recite great compassion mantra to help the bad karma on our body.
Inspire people to become vegetarian to reduce and eradicate bad karma on our body.
Become vegetarian to stop creating killing karma.

Each temple in Taiwan has 4 chambers:
1. Matreiya Bodhisattva.
2. 4 heavenly kings represents those who are perfect in the 4 truth: not killing, not steeling, no sexual misconduct and not telling lies.
3. Shakyamuni Buddha.

Tu đức tánh của ngài Di Lặc Phật, đức tánh của tứ đại thiên vương: không sát sanh, không ăn cấp, không tà dâm và không lừa đảo, nói dối. Từ đó mới có thể vào cửa Phật.

When what you “Want” and what you “Should do” do not match, you are creating Tension in your emotions and your life. Usually tension is not from outside but is self-created.
Recognize it and try to keep in balance will help make your life easier.

According to Buddhism, we are reborn many times and our relatives (parents, etc…) in past lives could be anybody or any living beings in this life.

Câu hỏi: Quy y Thầy rồi Thầy không có ở đây thì con đi chùa nào?
Trả lời:
Đi chùa nào cũng được. Chùa nào có Phật, Pháp và Tăng thì đi.
Quy y là theo con đường chân thiện mỹ.
Đi chùa để tu lễ
Học với người Thầy để xin một cái pháp để tu luyện
Sống trong đời: tu hành.
Với bạn bè, người chung quanh: tu hú.
Mục đích cuối cùng là thành tựu “tu trụi”.

Quy y và thọ pháp khác nhau. Quy y là hứa trở về nương tựa chân, thiện, mỹ.
Thọ pháp: học một phương pháp tu và thực hành.

3 việc nên học và làm sau khi quy y.
- Tập Càn Khôn Thập Linh
- Thiền nằm (giả chết)
- Tập ngồi thiền căn bản nhất
Đây là tu luyện.

Thầy chú trọng vào tu hành và tu luyện nhiều hơn. Tu hành: Trở nên con người khai mở.

The names of the Buddha here are the images that you will become in the future, the image that you want to become and the image that you should become. These Buddha names are the projections of Buddha’s nature.
Bow down: baby pose, a body language that actually says that I am returning to the beginning, that I am in the starting stage. A baby does not harm anybody and does not create any bad karma. So here we want to return to the stage where you have not yet created any bad karma. Try to be completely relaxed, let go of everything. It is like you begin a new life. You are your deepest nature – your true nature, very pristine.
Stand up: become the image and quality of the Buddha that you are bowing to and try to manifest this characteristic/quality/virtue.
Chant loud and strong to empty out everything within you. Try to be completely relaxed when you stand up.

Còn nhỏ có nên quy y không?
Should we have youngsters take refuge into the triple jewels (Buddha, Dharma and Sangha)?

The youngster needs to understand what the monk says and explains. If he/she can understand then he/she can take refuge in the triple jewels.
Take refuge is to return and rely on the path of truth, goodness and beauty.
Those are built in your system but you usually deny and ignore the inner voices of your conscience and the light from within you. Some of us are more aware of this inner self. But we naturally want to be good.
Trẻ em nếu có thể hiểu được lời giảng của vị thầy thì có thể quy y. Chân Thiện Mỹ có sẳn trong chúng ta từ lúc sơ sanh.

Return to “TaiChi Integral”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests